Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư phát triển của ngân hàng phát triển việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.13 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN NGỌC HẢI

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.01.02

Đà Nẵng - Năm 2017


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn KH: GS.TS. TRƢƠNG BÁ THANH

Phản biện 1: TS. ĐOÀN GIA DŨNG
Phản biện 2: PGS.TS NGUYỄN TÀI PHÚC
.

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinh
tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 20 tháng 8 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng


- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rủi ro là yếu tố gắn liền với mọi hoạt động đầu tư nói chung,
trong đó có hoạt động cho vay của các NH. Trong nỗ lực nhằm thu
được lợi nhuận, các NH không thể chối bỏ rủi ro, nghĩa là không thể
không cho vay, mà chỉ có thể tìm cách làm cho hoạt động này trở
nên an toàn và hạn chế đến mức tối đa những tổn thất có thể có bằng
cách đề ra cho mình một chiến lược QTRR thích hợp. Ngày nay
QTRR đã trở thành vấn đề mang tính sống còn, là thước đo năng lực
quản lý, và là bộ phận trung tâm trong chiến lược hoạt động của bất
kỳ ngân hàng nào. Đối với một tổ chức thực hiện chính sách tín dụng
ĐTPT của nhà nước như NHPT thì QTRR trong cho vay ĐTPT càng
trở nên cần thiết và có ý nghĩa quan trọng xuất phát từ những đặc
điểm của tín dụng ĐTPT nhà nước trong nền kinh tế thị trường, từ
vai trò của cho vay ĐTPT đối với NHPT, từ yêu cầu về bảo toàn và
tăng trưởng nguồn vốn mà nhà nước giao…
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, việc nghiên cứu đề tài
“QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM” là
cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín
dụng trong hoạt động cho vay ĐTPT tại ngân hàng phát triển Việt
Nam, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công
tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ĐTPT tại ngân hàng phát
triển Việt Nam.



2
3. Câu hỏi nghiên cứu
RRTD và hoạt động QTRR tín dụng là gì, có những đặc trưng
nào? Nội dung hoạt động QTRR tín dụng của NHPT bao gồm những
gì, sử dụng những tiêu chí đánh giá nào?
Thực trạng QTRR tín dụng tại NHPT Việt Nam như thế nào
trong giai đoạn 2014-2016? Đã đạt được những kết quả gì và còn tồn
tại những hạn chế nào? Để hoàn thiện hoạt động QTRR tín dụng tại
NHPT Việt Nam cần phải có những giải pháp gì?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu vấn đề RRTD và Quản trị
RRTD trong hoạt động cho vay ĐTPT; các giải pháp, kiến nghị hoàn
thiện công tác quản trị RRTD trong cho vay ĐTPT.
Khách thể nghiên cứu: Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng quản trị RRTD
trong cho vay ĐTPT tại VDB trong thời gian từ năm 2014 – 2016;
giải pháp, kiến nghị hoàn thiện quản trị RRTD trong cho vay ĐTPT
giai đoạn 2017 - 2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp thống kê kinh
tế, phân tích, tổng hợp, so sánh số liệu trên quan điểm của ngân hàng
về quản trị RRTD trong cho vay ĐTPT, căn cứ trên cơ sở hoạt động
thực tiễn của ngân hàng để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác quản trị RRTD trong cho vay ĐTPT trước những khó khăn,
thách thức mà ngân hàng phải đối mặt.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm mục đích đánh giá toàn diện tình
hình QTRR tín dụng tại NHPT Việt Nam, xem xét trong bối cảnh

nền kinh tế hiện tại và mục tiêu của ngân hàng. Trên cơ sở đó, đề ra


3
những giải pháp giúp cho công tác này được hoàn thiện hơn, đồng
thời cũng giúp nhà quản trị có sơ sở để xây dựng chiến lược, chiến
thuật kinh doanh mới phù hợp với đơn vị, hướng đến đạt được mục
tiêu chung của toàn hệ thống và mục tiêu riêng đối với hoạt động
QTRR tín dụng của NHPT Việt Nam.
7. Kết cấu đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay
đầu tư phát triển tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Chương 3: Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay
đầu tư phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
8. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài


4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
1.1. RỦI RO TÍN DỤNG
1.1.1. Khái niệm
RRTD là những thiệt hại kinh tế mà ngân hàng phải gánh chịu
do khách hàng vay vốn sai hẹn trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ vốn
gốc và nợ lãi hoặc không hoàn trả được nợ vay của ngân hàng do các
nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Rủi ro tín dụng gây tổn thât
về tài chính cho ngân hàng, đó là làm thu nhập ròng và giảm giá thị
trường của vốn, trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến thua
lỗ, hoặc ở mức độ cao hơn có thể dẫn đến phá sản.

1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng
- Rủi ro giao dịch : là một hình thức của RRTD mà nguyên
nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét
duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận
chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.
- Rủi ro danh mục : là một hình thức của RRTD mà nguyên
nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của
ngân hàng, được phân chia thành hai loại: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
1.1.3. Đặc điểm của rủi ro tín dụng
- Rủi ro tín dụng mang tính tất yếu
- Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp
- Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp
1.1.4. Những chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng
 Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn:
Tỷ lệ nợ quá hạn

=

Dư nợ quá hạn
Tổng dư nợ

x

100%


5
 Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi:
Tỷ lệ nợ khó đòi


=

Dư nợ khó đòi
Tổng dư nợ

x

100%

x

100%

x

100%

 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng:
Tỷ lệ dự phòng
rủi ro tín dụng

Dự phòng rủi ro tín
dụng

=

Tổng dư nợ

 Tỷ lệ nợ xoá trong năm:
Tỷ lệ nợ xóa

trong năm

=

Nợ xóa trong năm
Tổng dư nợ

 Điểm của khách hàng:
Thông qua phân tích tình hình tài chính, năng lực sản xuất
kinh doanh, hiệu quả dự án, mối quan hệ và uy tín của khách hàng….
ngân hàng lập hồ sơ về khách hàng, xếp loại và cho điểm.
 Các khoản cho vay có vấn đề:
Mặc dù chưa đến hạn và chưa được coi là nợ quá hạn, song trong
quá trình theo dõi, nhân viên ngân hàng nhận thấy nhiều khoản tài trợ
đang có dấu hiệu kém lành mạnh, có nguy cơ trở thành nợ quá hạn.
Khoản cho vay có vấn đề được xây dựng trên quy định của ngân hàng.
 Tính kém đa dạng của tín dụng:
Đa dạng hoá là biện pháp hạn chế rủi ro. Những thay đổi trong
chu kỳ của người vay là khó tránh khỏi. Nếu ngân hàng tập trung tài
trợ cho một nhóm khách hàng, của một ngành, hoặc một vùng hẹp thì
rủi ro sẽ cao hơn so với đa dạng hoá.
1.1.5. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng
a. Nguyên nhân khách quan
b. Nguyên nhân chủ quan


6
1.1.6. Hậu quả của rủi ro tín dụng
a. Đối với ngân hàng
b. Đối với nền kinh tế xã hội

1.2. NỘI DUNG CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng
“Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các
chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt
được các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Tăng
cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn,
nợ xâu trong kinh doanh tín dụng, từ đó tăng doanh thu, giảm chi phí
và nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh trong cả
ngắn hạn và dài hạn của ngân hàng”.
1.2.2. Nhận diện rủi ro tín dụng
Nhận diện rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục và có
hệ thống các hoạt động kinh doanh của ngân hàng có thể gây ra rủi
ro tín dụng. Những dấu hiện nhận diện rủi ro tín dụng:
* Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng:
- Phát hành séc quá bảo chứng hoặc bị từ chối; khó khăn trong
thanh toán lương; sự dao động của các tài khoản mà đặc biệt là giảm
sút số dư tài khoản tiền gửi…
- Các hoạt động vay: Mức độ vay thường xuyên gia tăng; thanh
toán chậm các khoản nợ gốc và lãi; thường xuyên yêu cầu ngân hàng
cho đáo hạn; yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến.
- Phương thức tài chính: Sử dụng nhiều các khoản tài trợ
thương mại cho các hoạt động phát triển dài hạn; chấp nhận sử dụng
các nguồn tài trợ đắt nhất.
* Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý của
khách hàng:


7
- Thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị hoặc
ban điều hành.

- Hệ thống quản trị hoặc ban điều hành luôn bất đồng về mục
đích, quản trị, điều hành độc đoán hoặc ngược lại quá phân tán.
- Cách thức hoạch định của khách hàng có biểu hiện: Được
hoạch định bởi HĐQT hoặc Giám đốc điều hành ít hay không có
kinh nghiệm...
- Quản lý có tính gia đình.
- Có tranh chấp trong quá trình quản lý.
- Có các chi phí quản lý bất hợp lý.
* Nhóm các dấu hiệu liên quan tới các ưu tiên trong kinh doanh:
- Dấu hiệu hội chứng hợp đồng lớn.
- Dấu hiệu hội chứng sản phẩm đẹp.
- Sự cấp bách không thích hợp như: tung ra sản phẩm dịch vụ quá
sớm, các hạn mức thời gian kinh doanh đưa ra không thực tế,…
* Nhóm các dấu hiệu thuộc vấn đề kỹ thuật thương mại:
- Thay đổi trên thị trường: tỷ giá, lãi suất;...
- Sản phẩm của khách hàng mang tính thời vụ cao.
- Có biểu hiện cắt giảm các chi phí sửa chữa, thay thế.
* Nhóm các dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính, kế toán:
- Chuẩn bị không đầy đủ số liệu tài chính hoặc chậm trễ, trì
hoãn nộp các báo cáo tài chính.
- Sự gia tăng không cân đối về tỷ lệ nợ thường xuyên; khả năng
tiền mặt giảm; tăng doanh số bán nhưng lãi giảm hoặc không có…
- Những dấu hiệu phi tài chính khác.
1.2.3. Đo lƣờng rủi ro tín dụng
Đo lường rủi ro tín dụng là xác định mức rủi ro trên cơ sở các
chỉ tiêu định tính và định lượng, làm căn cứ để xác định giới hạn tín


8
dụng tối đa cho một khách hàng. Nói cách khác, đo lường RRTD là

việc xây dựng mô hình thích hợp để đo lường mức độ rủi ro mang lại
từ phía khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng
an toàn tối đa đối với một khách hàng, cũng như để trích lập dự phòng
rủi ro. Sau đây là các mô hình được áp dụng tương đối phổ biến:
* Mô hình định tính
- Mô hình 5C: Character (Tư cách của người vay), Capacity
(Năng lực của người vay), Cash (Thu nhập của người vay),
Collateral (Tài sản đảm bảo), Conditions (Các điều kiện).
* Mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng
- Mô hình 1: Mô hình điểm Z (Z - Credit scoring model)
Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5
- Mô hình 2: Mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp (Credit
Rating)
Xếp hạng tín dụng là kỹ thuật đánh giá rủi ro tín dụng do các
tổ chức xếp hạng thực hiện và công bố dựa trên các tiêu chí phản ánh
uy tín tín dụng của người vay nợ. Trên thế giới có các tổ chức
chuyên xếp hạng tín dụng như Standard & Poor (S&P) và Moodys
Investor Service and Fitch.
Tóm lại: Mỗi mô hình đều có những ưu điểm và nhược điểm
cũng như các điều kiện để áp dụng khác nhau. Tùy theo điều kiện
của mình mà các ngân hàng có thể áp dụng mô hình thích hợp.
1.2.4. Kiểm soát rủi ro tín dụng
Kiểm soát rủi ro là trọng tâm của quản trị rủi ro. Đó là việc sử
dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược và các chương
trình hoạt động để ngăn ngừa, phòng tránh hoặc giảm thiểu những
tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể xảy ra đối với
ngân hàng. Các biện pháp cơ bản để kiểm soát RRTD như: Phòng


9

tránh rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, chuyển giao rủi ro, đa dạng rủi ro,
quản trị thông tin…
1.2.5. Tài trợ rủi ro tín dụng
Tài trợ rủi ro tín dụng là việc chuẩn bị các nguồn tài chính để
bù đắp cho những tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra nhằm tránh cho
ngân hàng rơi vào tình trạng khó khăn và khủng hoảng. Các biện
pháp tài trợ rủi ro gồm: Tự khắc phục rủi ro tín dụng và chuyển
nhượng tài sản.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong kinh doanh ngân hàng, việc đương đầu với rủi ro tín
dụng là điều không thể tránh khỏi được. Thừa nhận một tỷ lệ rủi ro
tự nhiên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là yêu cầu khách
quan hợp lý. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ
thấp nhất có thể chấp nhận được. Chương 1 của luận văn đã khái
quát các vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng cũng như nội dung của
công tác quản trị rủi ro tín dụng, làm cơ sở cho các chương tiếp theo
của luận văn.


10
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO
VAY ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN
TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
2.1.3. Quản lý Nhà nƣớc đối với VDB
2.1.4. Kết quả hoạt động của VDB giai đoạn 2014-2016
a. Huy động vốn

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn trong nước tại VDB
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu

2014

2015

2016

Doanh số huy động mới

30.929

36.369

40.382

Trả gốc vốn huy động

21.904

21.364

10.966

Phát hành TPCP

10.050


24.095

26.647

33%

66,3%

66%

Tỷ lệ TPCP/vốn huy động

(Nguồn: Phòng Tổng hợp VDB)
b. Vốn ODA cho vay lại
Bảng 2.2. Tình hình cho vay lại vốn ODA tại VDB
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu

2014

2015

2016

3th 2017

Cho vay

4.850


8.729

7.802

946

Thu nợ

2.090

2.330

3.413

887

Dư nợ

44.761

50.607

54.622

54.782

233

276


292

338

Nợ gốc quá hạn

(Nguồn: Phòng Tổng hợp VDB)


11
c. Tín dụng xuất khẩu
Bảng 2.3. Kết quả cho vay TDXK tại VDB
Chỉ tiêu

2014

2015

2016

Doanh số cho vay (tỷ đồng)

8.200

9.500

27.275

Thu nợ (tỷ đồng)


8.400

6.900

19.539

Thu lãi (tỷ đồng)

8.400

6.900

19.539

Dư nợ đến 31/12 (tỷ đồng)

3.000

5.600

13.336

Vòng quay tín dụng bình quân

2,78

3,33

2,76


(Nguồn: Phòng Tổng hợp VDB)
d. Bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn các NHTM theo
quyết định 14
2.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN TẠI
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.2.1. Quy định chung về cho vay ĐTPT tại VDB
2.2.2. Kết quả đạt đƣợc trong hoạt động cho vay ĐTPT tại VDB
Bảng 2.4. Tình hình cho vay đầu tư tại VDB
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu

2013

2014

2015

2016

Cho vay

9.870

21.877

18.600

21.686

Thu nợ


5667

7.104

8.592

10.425

Dư nợ

46.351

60.166

63.171

72.686

Nợ gốc quá hạn

3.220

3.084

3.254

2.312

Tỷ lệ nợ gốc quá hạn


6,95 %

5,13 %

5,15 %

3,18 %

(Nguồn: Phòng Tổng hợp VDB)
Trong giai đoạn 2013 – 2016, TDĐT (vốn trong nước) của
VDB đã có bước tăng trưởng vượt bậc với mức tăng trưởng dư nợ
bình quân 20%/năm, cao hơn mức tăng trưởng dư nợ vốn ODA (bình


12
quân 9,14%/năm).
2.2.3. Rủi ro trong cho vay ĐTPT tại VDB
Dư nợ TDĐT tại thời điểm cuối quý I/2017 là hơn 74.500 tỷ
đồng. Tình hình các nhóm nợ như sau:
- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Nợ đủ tiêu chuẩn của toàn hệ
thống đến hết quý I/2017 hơn 60.000 tỷ đồng, chiếm hơn 81% tổng dư
nợ TDĐT. Nợ nhóm 1 chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nhóm và có xu
hướng tăng qua từng quý năm 2016 nhưng lại giảm trong quý I/2017.
Nhóm 2, 3, 4 và 5 chiếm tỷ trọng thấp nhưng đang diễn biến
không tích cực. Trong đó:
- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Dư nợ nhóm này đến hết quý I/2017
là 6.786 tỷ đồng, chiếm hơn 9% tổng dư nợ TDĐT (tăng hơn 2000 tỷ
đồng so với quý IV/2016). Diễn biến nợ nhóm 2 tăng lên và Nợ
nhóm 1 giảm đi mặc dù VDB vẫn giải ngân hơn 3.600 tỷ đồng trong

quý I/2017 phản ánh rằng một lượng rất lớn nợ Nhóm 1 đã suy giảm
chất lượng. Điều đáng lo ngại là trong tổng nợ Nhóm 2, nợ do các
nguyên nhân khách quan thuộc đối tượng xử lý rủi ro (được Nhà
nước hỗ trợ xử lý rủi ro) chỉ chiếm 0,8% dư nợ nhóm 2, toàn bộ phần
còn lại (chiếm 99,2% dư nợ nhóm 2) không thuộc đối tượng được
nhà nước hỗ trợ xử lý rủi ro, chính nó sẽ tạo ra áp lực rất lớn đối với
VDB trong xử lý nợ.
- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Dư nợ nhóm này đến hết quý
I/2017 là 1.325 tỷ đồng, chỉ chiếm 1,8% trong tổng dư nợ TDĐT,
tăng nhẹ so với quý IV/2016 (1,6%) nhưng vẫn cao hơn quý III/2016
(1,7%).
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Dư nợ nhóm này đến hết quý I/2017
là 3.053 tỷ đồng, chiếm 4,1% tổng dư nợ TDĐT, tăng đáng kể so với
các quý trước đó.


13
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Dư nợ nhóm này cuối
quý I/2017 là 2.694 tỷ đồng, chiếm 3,6% trong tổng dư nợ TDĐT, có
giảm so với quý III/2016 nhưng vẫn tăng hơn so với quý IV/2016.
Tổng hợp lại, nợ xấu trong TDĐT hiện tại ở mức trên 9.000 tỷ
đồng, chiếm 9,5% tổng dư nợ TDĐT, bằng 41,85% tổng nợ xấu của
toàn ngành.
Trong số các dự án có nợ quá hạn vốn vay TDĐT có hơn 600
dự án có số vốn vay theo HĐTD đã ký dưới 5 tỷ đồng với tỷ lệ NQH
chiếm khoảng 70% dư nợ, phần lớn các dự án này có dư nợ thuộc
Nhóm 5. Có 112 dự án có số vốn vay từ 5 – 10 tỷ đồng với tỷ lệ nợ
quá hạn chiếm 51% dư nợ, tập trung vào các nhóm nợ 3, 4, 5. Thực
trạng này phản ánh rằng rủi ro tín dụng tập trung chủ yếu vào các dự
án có quy mô nhỏ, các dự án thuộc diện phân cấp cho Chi nhánh.

Phạm vi nợ quá hạn ngày càng rộng hơn: Không tính đánh cá
xa bờ và hạ tầng giao thông: Số dự án có nợ quá hạn tại thời điểm
31/03/2017 là 1068 dự án, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2016 (tại
thời điểm 31/3/2016, có 1020 dự án có nợ quá hạn).
Nợ quá hạn theo nhóm ngành: Do điều kiện số liệu thống kê
quá hạn chế, trong phần này chỉ xem xét cơ cấu nợ quá hạn theo
nhóm ngành đối với các dự án được triển khai trong 3 năm qua
(1.300 dự án); nợ quá hạn của 1.300 dự án này hiện tại chiếm khoảng
30% nợ quá hạn TDĐT.
2.3. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐẦU
TƢ PHÁT TRIỂN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.3.1. Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tại VDB
2.3.2. Nhận diện rủi ro tại VDB
* Dấu hiệu rủi ro được cập nhật hàng quý theo trình tự :
(1) Từng cán bộ liên quan (gồm cán bộ quan hệ khách hàng,


14
cán bộ quản lý rủi ro, cán bộ quản trị tín dụng) thực hiện thống kê
các dấu hiệu rủi ro trong quá trình tác nghiệp;
(2) Trưởng phòng thực hiện tổng hợp đánh giá kết quả thống
kê cán bộ phòng gửi về Phòng quản lý rủi ro;
(3) Phòng quản lý rủi ro tập hợp đánh giá cho toàn Chi nhánh
và trình ban giám đốc phê duyệt;
(4) Sau khi được phê duyệt báo cáo dấu hiệu rủi ro sẽ được
gửi về Ban quản lý rủi ro tác nghiệp và thị trường để tổng hợp cho
toàn hệ thống. Dấu hiệu rủi ro được thống kê theo số lượng phát sinh
và có đưa ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
* Các dấu hiệu nhận diện rủi ro được VDB chia thành 02 nhóm sau:
- Dấu hiệu từ KH:

+ DN không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, bao gồm vốn vay và
lãi theo đúng kỳ hạn quy định trong hợp đồng tín dụng.
+ Chậm trễ trong việc cung cấp báo cáo tài chính định kỳ, báo
cáo tài chính thiếu minh bạch.
+ Gây khó khăn cho NH trong việc kiểm tra đột xuất cơ sở
kinh doanh.
+ Có biểu hiện không lành mạnh trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh.
+ Có sự thay đổi đột ngột trong cơ cấu tổ chức quản lý của DN.
+ Giảm bất thường giá bán, DN chấp nhận đi vay với mức lãi
suất cao.
+ Thay đổi bất ngờ về số dư tiền gửi tại NH theo chiều hướng sụt giảm.
+ Giá cổ phiếu của DN liên tục sụt giảm.
- Dấu hiệu từ NH:
+ Hồ sơ tín dụng không đầy đủ.


15
+ Không thực hiện theo đúng quy trình tín dụng, quá trình
kiểm soát, thu nợ và xử lý nợ thiếu chặt chẽ.
+ Cung cấp khối lượng cho vay lớn đối với các DN lần đầu hợp tác.
+ Rủi ro liên quan đến tư cách đạo đức của một số cán bộ tín dụng.
Bảng 2.7. Thống kê kết quả nhận diện RRTD trong cho
vay ĐTPT tại VDB năm 2016
Số lượng

Tỷ trọng

DN


(%)

Nợ trong hạn

3166

96,82%

Nợ quá hạn

104

3,18%

3270

100%

360

11%

95

2,9%

- Hồ sơ tín dụng không đầy đủ

196


5,99%

- Xử lý nợ thiếu chặt chẽ

114

3,49%

Dấu hiệu nhận diện rủi ro

Tổng
- Chậm trễ trong việc cung cấp báo cáo
tài chính định kỳ
- Hàng tồn kho gia tăng một cách đột
ngột

(Nguồn: Phòng Tổng hợp VDB)
2.3.3. Đo lƣờng rủi ro
* Đối với cấp tín dụng cho DN có TSBĐ: VDB sử dụng hệ thống
chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng nội bộ để đo lường RRTD
Trước khi cấp tín dụng, VDB sử dụng phần mềm Scoring Xét
duyệt để chấm điểm.
Quy trình chấm điểm tín dụng được thực hiện như sau:
- Bước 1: Thu thập thông tin
- Bước 2: Xác định nhóm KH để xác định bộ tiêu chuẩn chấm điểm
- Bước 3: Xác định lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của DN
- Bước 4: Xác định quy mô của DN


16

- Bước 5: Xác định loại hình sở hữu của DN
- Bước 6: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính
- Bước 7: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính
- Bước 8: Chấm điểm TSBĐ
- Bước 9: Tổng hợp điểm và xếp hạng
Kết quả từ hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VDB có 10
mức xếp hạng từ AAA đến D.
Bảng 2.8. Điểm và mức xếp hạng DN tại VDB theo Scoring Xét duyệt
Điểm theo Scoring xét duyệt
Mức xếp hạng
Từ 99-100
AAA
Từ 95-<99
AA
Từ 85-<95
A
Từ 72-<85
BBB
Từ 68-<72
BB
Từ 62-<68
B
Từ 59-<62
CCC
Từ 56-<59
CC
Từ 48-<56
C
Từ 23-<48
D

(Nguồn: Phòng Tổng hợp VDB)
* Đối với cấp tín dụng cho DN không có TSBĐ: VDB xây
dựng mô hình định tính về RRTD để quyết định phê duyệt như sau
- Tính chất đặc điểm (Character)
- Năng lực (Capability to Manage the Business)
- Tài chính (Capacity)
- Tài sản bảo đảm (Collateral and Guarantees)
- Vị thế của doanh nghiệp
2.3.4. Kiểm soát rủi ro
VDB xây dựng một chính sách cấp tín dụng hết sức thận


17
trọng. Bên cạnh yếu tố tăng trưởng cho vay ĐTPT thì VDB cũng rất
quan tâm đến việc nâng cao chất lượng các khoản vay, hạn chế thấp
nhất RRTD cho NH.
- Né tránh rủi ro :
Căn cứ vào kết quả đo lường rủi ro cho từng khách hàng từ hệ
thống xếp hạng tín dụng nội bộ, khách hàng sẽ được VDB xếp thành
10 mức xếp hạng và phân thành 4 nhóm khách hàng để áp dụng
chính sách cụ thể theo nhóm: Nhóm cấp tín dụng bình thường, nhóm
hạn chế cấp tín dụng, nhóm kiểm soát cấp tín dụng và nhóm không
cấp tín dụng. Các khách hàng với các mức xếp hạng khác nhau sẽ
được áp dụng chính sách cho vay và mức tài sản đảm bảo khác nhau.
Thực hiện cấp khoản vay đối với những KH có vị trí địa lý
thuộc địa bàn Chi nhánh cấp tín dụng đang đóng.
Về uy tín trong quan hệ tín dụng : thực hiện theo quy định của NHNN,
KH không có nợ xấu trong 3 năm gần nhất với thời điểm cấp tín dụng.
VDB chủ động phân nhóm KH hiện hữu, nhóm KH mới để xây
dựng chính sách KH sao cho phù hợp với từng đối tượng KH. Có thể

nhận thấy, chính sách KH phụ thuộc lớn vào kết quả xếp hạng tín dụng.
- Ngăn ngừa rủi ro
Kỹ thuật này được VDB triển khai áp dụng thông qua quy
trình cấp tín dụng chặt chẽ qua nhiều công đoạn xử lý và có sự tách
biệt giữa bộ phận quan hệ KH và bộ phận kiểm soát góp phần hạn
chế RRTD cho NH.
+ Điều kiện trước khi giải ngân: Nhân viên thẩm định xem xét độc
lập các vấn đề về khoản vay, TSBĐ, việc tuân thủ chính sách tín dụng.
Công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm cho TSBĐ theo quy định.
+ Điều kiện trong khi cho vay: Các cán bộ quan hệ khách hàng
xác định mục đích vay vốn của KH, yêu cầu về các chứng từ giải


18
ngân phải đầy đủ và hợp lệ theo quy định.
+ Điều kiện sau khi giải ngân
 Bổ sung chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn.
 Cung cấp báo cáo thuế và tờ khai thuế VAT hằng tháng.
 Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay và kiểm tra tình hình
thực tế theo quy định.
+ Điều kiện khác: Mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại VDB
và chuyển giao dịch tiền gửi, tín dụng và thanh toán về VDB.
- Xây dựng hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế,
chính sách, quy trình, quy định nội bộ và cơ cấu tổ chức được thiết
lập trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và được
tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp
thời các rủi ro xảy ra.
- Quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng
VDB sử dụng phần mềm Scoring để chấm điểm nhằm mục

đích phân loại nợ: chấm điểm định kỳ 3 tháng/lần và chấm điểm đột
xuất với những trường hợp KH có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức,
ngành nghề kinh doanh, tăng hoặc giảm vốn điều lệ, hình thức sở hữu
DN hoặc trong tháng KH có phát sinh nợ quá hạn từ 10 ngày trở lên.
Bảng 2.10. Điểm và mức xếp hạng doanh nghiệp tại VDB
theo Scoring Phân loại nợ
Điểm theo Scoring
Mức xếp
Phân loại nợ
Xét duyệt
hạng
Từ 95-100
AAA
Đủ tiêu chuẩn
Từ 85-<95
AA
Đủ tiêu chuẩn
Từ 72-<85
A
Đủ tiêu chuẩn
Từ 70-<72
BBB
Cần chú ý


19
Điểm theo Scoring
Xét duyệt
Từ 65-<70
Từ 59-<65

Từ 56-<59
Từ 53-<56
Từ 45-<53
Từ 20-<45

Mức xếp
hạng
BB
B
CCC
CC
C
D

Phân loại nợ
Cần chú ý
Cần chú ý
Dưới tiêu chuẩn
Dưới tiêu chuẩn
Nợ nghi ngờ
Nợ có khả năng mất vốn
(Nguồn: Phòng Tổng hợp VDB)

Mức trích quỹ dự phòng rủi ro hàng năm được quy định tại cơ
chế tài chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Theo QĐ số 44/QĐTTg này 30/03/2007 của Thủ tướng chính phủ về ban hành quy chế
quản lý tài chính đối với VDB, mức trích lập tối đa bằng 0,5% trên dư
nợ bình quân cho vay đầu tư.
Quỹ DPRR được sử dụng để bù đắp những tổn thất, thiệt hại
do nguyên nhân khách quan trong quá trình cho vay ĐTPT. Trường
hợp quỹ DPRR không đủ bù đắp các khoản tổn thất, VDB báo cáo

Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xử lý.
2.3.5. Tài trợ rủi ro
- Các giải pháp tín dụng: bao gồm lùi thời điểm bắt đầu trả nợ; điều
chỉnh mức trả nợ trong từng kỳ hạn; điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ...
- Xử lý rủi ro:
Theo quy định của VDB, chỉ có chủ đầu tư các dự án gặp khó
khăn do nguyên nhất bất khả kháng (thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất
ngờ gây thiệt hại về tài sản…) và khó khăn về tài chính của DN nhất
thiết phải được xử lý khi chuyển đổi sở hữu, không có khả năng
thanh toán đầy đủ các khoản nợ đến hạn cho VDB mới được xem xét
XLRR. Các biện pháp XLRR bao gồm: gia hạn nợ; khoanh nợ; xoá
nợ, bán nợ. Các nội dung, trình tự, thẩm quyền XLRR được quy định


20
tại Thông tư số 89/2004/TT-BTC ngày 03/9/2004, Thông tư số
105/2007/TT-BTC ngày 30/8/2007 của Bộ Tài chính.
Bảng 2.11. Tình hình xử lý nợ tại VDB giai đoạn 2013-2016
Chỉ tiêu

Số đã được chấp thuận xử lý
2013

2014

2015

2016

Số dự án


86

127

4

29

Khoanh nợ

325

666

56,7

112

Xoá nợ gốc

40

57

66,7

-

Xoá nợ lãi


99

178

27,5

6,8

-

-

109,5

-

Bán nợ

(Nguồn: Phòng Tổng hợp VDB)
2.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN TẠI NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN VN
2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc
2.4.2. Hạn chế
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế
a. Từ phía Ngân hàng
b. Từ cơ chế, chính sách cho vay ĐTPT của Nhà nước
c. Từ phía khách hàng và nguyên nhân khách quan khác
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trên cơ sở những lý luận đã được đề cập đến ở Chương 1,
trong Chương 2 tập trung phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro
tín dụng trong cho vay ĐTPT tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam,
những kết quả đạt được cũng như tồn tại và nguyên nhân. Đây chính
là cơ sở để có thể đưa ra một số giải pháp cũng như một số kiến nghị
nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng ở chương tiếp theo.


21
CHƢƠNG 3
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN TẠI
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1. Định hƣớng phát triển KT-XH của đất nƣớc đến
năm 2020
3.1.2. Định hƣớng và mục tiêu hoạt động của VDB đến năm 2020
3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG
CHO VAY ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN TẠI VDB
3.2.1. Tổ chức lại bộ máy tín dụng
- Tổ chức hoạt động thường xuyên hơn Hội đồng tín dụng trên
cơ sở hoàn thiện lại quy chế hoạt động của Hội đồng này.
- Thành lập Ủy ban ALCO (Ủy ban Quản lý Tài sản nợ);
- Thành lập Ủy ban quản trị rủi ro tín dụng.
- Chuyển toàn bộ chức năng về thẩm định dự án và khách
hàng về Ban thẩm định.
- Các ban tín dụng chuyển đổi thành Ban quản lý tín dụng; có
thể thành lập thêm Ban quản lý nợ xấu.
- Trung tâm khách hàng và Trung tâm xử lý nợ cần được cơ cấu lại.
- Sửa đổi toàn diện quy định về phân cấp trong thẩm định,

quyết định cho vay theo hướng quyền lực tập trung về Hội sở chính;
hạn chế phân cấp cho Chi nhánh.
3.2.2. Xây dựng hệ thống giới hạn tín dụng
- Hạn mức vốn vay chung (nội bộ):
VDB cần xác định hạn mức vốn vay, làm giới hạn cấp tín
dụng trong từng thời kỳ nhất định và xây dựng hệ thống phần mềm
cảnh báo hạn chế tín dụng. Trong trường hợp vượt mức hạn chế nêu


22
trên, mọi quyết định cho vay đều phải được kiểm soát chặt chẽ theo
quy chế nghiêm ngặt và đều phải được Hội đồng tín dụng hoặc Tổng
Giám đốc quyết định cụ thể.
- Hạn chế vốn vay đối với khách hàng và một nhóm khách hàng
VDB cần xây dựng tiêu chí xác định một nhóm khách hàng cụ
thể cho riêng mình với đặc thù là một tổ chức tài chính chính sách
của Chính phủ theo tiêu chí sở hữu và điều hành. Trên cơ sở tình
hình tài chính và sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư, VDB xây dựng
hệ thống hạn chế vốn vay đối với các khách hàng đang có quan hệ tín
dụng và những khách hàng đặt quan hệ tín dụng với VDB. Hạn chế
này sẽ được điều chỉnh hằng năm (vào thời điểm quý I của năm tiếp
theo) hoặc tại thời điểm khách hàng đặt quan hệ tín dụng với VDB.
- Phân tích ngành và hạn chế vốn vay theo ngành
Phân tích ngành và xác định cơ cấu vốn, hạn chế đầu tư theo
ngành cần được VDB thực hiện nhằm nâng cao chất lượng phòng
ngừa rủi ro tín dụng. Về dài hạn, bảo đảm khả năng thanh toán của
VDB khi chuyển sang tự hạch toán kinh doanh (tăng tính lành mạnh của
dư nợ, giảm trích dự phòng rủi ro, giảm chi phí hoạt động nghiệp vụ).
3.2.3. Thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng
VDB cần sớm triển khai hệ thống thông tin phòng ngừa và xử

lỷ rủi ro để dùng chung trong toàn hệ thống. Hệ thống thông tin này
tương tự như hệ thống thông tin nội bộ của các NHTM cũng như của
các ngân hàng phát triển trên thế giới. Trong trường hợp cần thiết có
thể mua hoặc chia sẻ thông tin với các Trung tâm thông tin khác.
3.2.4. Nâng cao năng lực công tác thẩm định
- Tiếp nhận và thẩm định khách hàng bước đầu
- Thẩm định dự án đầu tư
- Thẩm định năng lực khách hàng


23
- Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay
- Phân cấp thẩm định và quyết định cho vay
3.2.5. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ VDB
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tối thiểu phải bao gồm:
- Các cơ sở pháp lý liên quan đến thành lập và ngành nghề
kinh doanh của KH, cũng như các chỉ tiêu kinh tế, khả năng thực
hiện nghĩa vụ theo cam kết;...
- Uy tín với các TCTD đã giao dịch trước đây;
- Các tiêu chí đánh giá khách hàng chi tiết, cụ thể, có hệ thống
3.2.6. Chú trọng việc thực hiện trích lập dự phòng rủi ro
tín dụng
Việc trích lập DPRR tín dụng phải dựa trên những tính toán
thực tế về khả năng RRTD xảy ra đối với hệ thống VDB, chứ không
nên trích quỹ DPRR trên cơ sở dư nợ bình quân, mà nên căn cứ vào
kết quả phân loại nợ và kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng, để
trích lập và sử dụng DPRR như đối với các NHTM.
3.2.7. Tăng cƣờng quản lý và xử lý RRTD đối với các
khoản nợ có vấn đề
- Phân tích xếp hạng, phân loại nợ vay và theo dõi khách hàng

có vấn đề
- Phân tích tài sản bảo đảm nợ vay
- Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
3.2.8. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
- Tăng cường lực lượng cán bộ cho hệ thống kiểm tra, kiểm
soát nội bộ.
- Chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa kiểm tra, kiểm soát nội bộ
- Đổi mới cách thức kiểm soát và phải có chính sách đãi ngộ
thỏa đáng đối với cán bộ kiểm tra, kiểm soát nội bộ.


×