Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

bai tham khao thuyet minh dua bo -an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.1 KB, 24 trang )

CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN

Trường THCS Phan Bội Châu


Đề 1: Giới thiệu về cây lúa Việt Nam.

I. Mở bài: Từ bao đời nay, cây lúa đã gắn bó và là một
phần không thể thiếu của con người Việt Nam. Cây
lúa đồng thời cũng trở thành tên gọi của một nền
văn minh – nền văn minh lúa nước.


II. Thân bài: 
1. Khái quát: Cây lúa là cây trồng quan trọng nhất thuộc
nhóm ngũ cốc. Là cây lương thực chính của người dân
Việt Nam nói chung và của Châu Á nói riêng.
2. Chi tiết: a.  Đặc điểm, hình dạng, kích thước:
- Lúa là cây có một lá mầm, rễ chùm.
- Lá bao quanh thân, có phiến dài và mỏng.
- Có 2 vụ lúa: chiêm, mùa.
b. Cách trồng lúa: phải trải qua nhiều giai đoạn:
- Từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ.
- Rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng.
- Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân.
- Ruộng phải sâm sấp nước.
- Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi phải làm cỏ, bón phân,
diệt sâu bọ.
- Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát
thành hạt gạo…



c. Vai trò của cây lúa và hạt gạo:
- Vấn đề chính của trồng cây lúa là cho hạt lúa, hạt
gạo.
- Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp (dùng làm bánh
chưng, bánh dày)…
* Gạo nếp dùng làm bánh chưng hay đổ các loại
xôi.
* Lúa nếp non dùng để làm cốm.
- Lúa gạo làm được rất nhiều các loại bành như:
bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh phở,
cháo,…
- Nếu không có cây lúa thì rất khó khăn trong việc
tạo nên nền văn hóa ẩm thực độc đáo của Việt Nam.


d. Tác dụng:
- Ngày nay, nước ta đã lai tạo được hơn 30 giống lúa
được công nhận là giống lúa quốc gia.
- Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một
nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về sản
xuất gạo.
- Cây lúa đã đi vào thơ ca nhạc họa và đời sống tâm
hồn của người Việt Nam.
III. Kết bài:
- Cây lúa vô cùng quan trọng đối với đời sống người
Việt.
- Cây lúa không chỉ mang lại đời sống no đủ mà còn
trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh
thần của người Việt.



Đề 2: Thuyết minh về con gà.

I. Mở bài: Có một loài vật nuôi gắn bó với đời sống của
người Việt Nam, đem lại nhiều lợi ích cho con người,
không chỉ về vật chất mà cả về mặt tinh thần. Đó là loài
gà. (Có thể từ những câu thơ của Xuân Quỳnh trong
bài "Tiếng gà trưa" để dẫn đến việc giới thiệu loài gà)


II. Thân bài:
- Gà có nguồn gốc từ gà rừng, được con người đem về nuôi
nên có tên là gà nhà.
- Khác với gà rừng, do được chăm sóc, nên gà nhà có thói
quen trở về chuồng mỗi khi trời tối.
- Gà thuộc họ chim, nhóm lông vũ. Có nhiều loại gà như gà
gô, gà ri, gà tam hoàng, gà ta,...
- Xét về giới tính, có gà mái và gà trống:
+ Gà trống có thân hình vạm vỡ, trên đầu có mào đỏ chót,
bộ lông rực rỡ, lông đuôi dài, chân có cựa - lực lưỡng và oai
vệ.
+ Gà mái yểu điệu, đoan trang, lông mượt mà, lông đuôi
ngắn, mắt tròn xoe, trên đầu không có mào, chân không
cựa.
+ Thức ăn của gà là thóc, các loài côn trùng, giun đất, chuối
cây thái nhỏ băm nhuyễn trộn cám, các loại bột dạng
viên, ...              



- Gà mái đẻ trứng, mỗi lứa có thể đẻ từ 15 đến hơn 20
quả. Trứng được ấp trong khoảng 3 tuần thì nở ra
những chú gà con xinh xắn. Những chú gà con này vừa
mở mắt có thể tự kiếm ăn, nhưng đối với gà nhà, chúng
thường được mẹ dẫn đi kiếm mồi. Mỗi khi gà mẹ tìm
được mồi liền cục cục,...gọi đàn con đến ăn. Những lúc
gà mẹ dẫn con đi ăn, nếu có loài vật nào dám đụng đến
đàn gà con thì lập tức bị gà mẹ chống trả quyết liệt.
- Vai trò của gà trong đời sống con người: gà là một
động vật có ích, đem lại nhiều lợi ích về kinh tế cho con
người.
 
 
 
 
 
 
 
 
 


+ Trứng gà là nguồn thực phẩm lớn trong đời sống con
người. Từ trứng gà có thể chế biến nhiều món ăn ngon
như món trứng gà luộc, trứng gà chiên, trứng gà ốp
la,...Trứng gà đánh với bột mì có thể làm bánh thuẩn,
bánh ga tô, bánh kem,...Trứng gà còn là một dược
phẩm dùng để dưỡng da. Ông bà ta thường luộc trứng
để cạo gió mỗi khi bị cảm sốt.
+ Thịt gà là món ăn ngon. Có nhiều món được chế biến

từ gà như gà luộc chấm muối tiêu, gà xé trộn rau răm,
gà hấp, gà chiên, gà quay,...                    


+ Lông gà qua xử lí hoá học có thể trở thành một loại bột giặt
hữu hiệu. Ngoài ra còn dùng làm cây cọ để viết, vẽ; làm chổi,
làm quạt, làm áo lông gà, làm cầu cho môn thể thao đá cầu,...
+ Ngay cả chất thải của gà cũng có thể dùng làm phân bón cho
cây cối. Loại phân này rất thích hợp cho cây ớt và cây thuốc lá.
+ Không chỉ có lợi ích về vật chất, mà còn có vai trò quan trọng
trong đời sống tinh thần của con người.
+ Tiếng gà gáy là chiếc đồng hồ báo thức cho người dân quê.
Tiếng gà gáy mỗi sớm, mỗi chiều trở nên quen thuộc gợi cuộc
sống thanh bình, yên ả. Vì thế mà nó đi vào thơ văn một cách tự
nhiên. Ngay từ thời xa xưa, trong truyện cổ tích "Sọ Dừa", tiếng
gà gáy xuất hiện đã đem lại sự đoàn tụ cho Sọ Dừa và cô Út. Và
"Tiếng gà trưa " của Xuân Quỳnh là một bài thơ rất hay về âm
thanh "tiếng gà":"Trên đường hành quân xa- Dừng chân bên
xóm nhỏ - Tiếng gà ai nhảy ổ - Cục cục tác cục ta - Nghe xao
động nắng trưa – Nghe bàn chân đỡ mỏi"                  


+ Trên mâm cỗ cúng ông bà tổ tiên, đất đai, thần thánh
thường có gà luộc nguyên con, để tỏ lòng trân trọng
biết ơn ông bà, tổ tiên.
+ Gà còn xuất hiện trong các lễ hội truyền thống với trò
chơi chọi gà độc đáo. Ở nước Pháp chú gà trống Gô-la
tượng trưng cho sự phồn thịnh của nước nhà.                
- Hình ảnh gà mẹ dẫn đàn gà con đi kiếm mồi điểm
thêm cho bức tranh làng cảnh Việt Nam.

- Tuy nhiên hiện nay do bị ảnh hưởng của môi trường
sống, nhiều loại dịch bệnh xuất hiện trong những năm
gần đây, nhất là bệnh dịch cúm gia cầm H5N1. Vì thế
mà con người cần chăm sóc cẩn thận để nguồn bệnh đỡ
lây lan, không nên ăn gà bệnh. Cần phải có mạng lưới
kiểm duyệt chặt chẽ nguồn thực phẩm này.        


III. Kết bài:
- Khẳng định vị trí của loài gà.
-Tình cảm của em với loài vật nuôi này.
 


Mở bài:
- Giới thiệu cây tre gắn bó với người Việt Nam. 
- Sơ lược công dụng của tre.
Thân bài:
- Tre xuất hiện hầu như gần khắp làng quê VN Việt
Nam.
 
- Tre không kén đất, thời tiết mà sống thành lũy.
- Công dụng của tre.
- Đặc điểm: tre non, tre già.
- Giá trị cây tre trong tiềm thức người Việt Nam.  
Kết bài:
- Tre là biểu tượng dân tộc Việt Nam.
-Ngày nay cuộc sống hiện đại hơn nhưng tre vẫn không
xa rời người dân Việt Nam.



I. Mở bài:
Giới thiệu lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục
truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại.
 


II. Thân bài:
- Giới thiệu những đặc điểm của lễ hội theo kết cấu thời
gian kết hợp với kết cấu lôgic.
- Trình bày thời gian tổ chức lễ hội, địa điểm, nguồn
gốc lễ hội:
+ Thời gian cụ thể (thời gian ấy gắn với ý nghĩa lịch sử
như thế nào).
+ Địa điểm tổ chức lễ hội.
+ Nguồn gốc,lí do tổ chức lễ hội (tôn vinh nét đẹp
phong tục truyền thống hay thể hiện khí thế sôi nổi của
thời đại).


II. Thân bài:
- Giới thiệu các công việc chuẩn bị cho lễ hội:
+ Chuẩn bị các tiết mục biểu diễn.
+ Chuẩn bị trang trí, tiến trình lễ hội (nếu là lễ hội truyền
thống thì chuẩn bị cho việc rước kiệu, trang trí kiệu, chọn
người,...).
+ Chuẩn bị về địa điểm...


II. Thân bài:

- Giới thiệu diễn biến của lễ hội theo trình tự thời gian.
Thường lễ hội có hai phần: phần lễ và phần hội.
+ Nếu là lễ hội tôn vinh nét đẹp phong tục truyền thống thì
bao gồm: rước kiệu lễ Phật, dâng hương lễ vật, các hình
thức diễn xướng dân gian, các đoàn khách thập phương.
+ Nếu là lễ hội thể hiện khí thế của thời đại: tuyên bố lí do;
các đại biểu nêu ý nghĩa, cảm tượng vè lễ hội, các hoạt
động biểu diễn (như đồng diễn, diễu hành, ca nhạc, các trò
vui chơi,...)
- Đánh giá về ý nghĩa lễ hội.


III. Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa lễ hội.


III. Kết bài:
- Khẳng định vị trí của loài gà.
-Tình cảm của em với loài vật nuôi này.
 


I. Mở bài:
- Không khí tưng bừng của ngày 20 – 11 ở trường, ở lớp, ở
ngoài xã hội.
- Nghĩ về thầy cô và nhớ kỉ niệm về người thầy.


II. Thân bài:
- Giới thiệu câu chuyện (dùng kết hợp yếu tố miêu tả):
- Không gian, thời gian, địa điểm.

- Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
- Kể chuyện.
* Giới thiệu về người thầy hay người cô (dùng kết hợp yếu
tố miêu tả).
- Tả diện mạo, tính tình, những nét cơ bản về khả năng,
công việc, trách nhiệm… của thầy, cô.
-Tình cảm và sự đánh giá của học sinh đối với thầy cô.


II. Thân bài:
* Diến biến câu chuyện (trọng tâm - (dùng kết hợp yếu tố
miêu tả nội tâm, độc thoại nội tâm, biểu cảm):
- Sự phát triển của các tình tiết.
- Vai trò chủ đạo của nhân vật trong chuyện.
- Tình huống đặc biệt, chú ý kể bằng giọng kể chuyện về
hồi ức xưa.
* Kết thúc và suy nghĩ của người kể: (dùng kết hợp yếu tố
biểu cảm, nghị luận).
- Những nhận thức sâu sắc trong tâm hồn, tình cảm (hay
trong ý chí viên lên, trong rèn luyện đạo đức…).
- Suy nghĩ: yêu thương, kính trọng, biết ơn (độc thoại, lời
nhắn gửi tới thầy – cô và bạn. dùng kết hợp yếu tố biểu
cảm, nghị luận.


III. Kết bài: Câu chuyện là những kỉ niệm đẹp, đáng nhớ
của tuổi học trò.


Thân ái chào các em

Chúc thành đạt



×