ên ưu tiên biện pháp nào để giảm thiểu ô nhiễm môi trường? Tăng cường nâng cao nhận
thức cho người dân Hạn chế cấp phép cho các doanh nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm
cao Mở rộng các tội danh hủy hoại môi trường trong Bộ Luật hình sự Nâng mức
xử phạt hành chính lên cao hơn nữa Đánh thuế môi trường lên các nghành sản xuất
gây ô nhiễm Áp dụng cơ chế sản xuất sạch hơn
i cũng biết, môi trường bị ô nhiễm đến mức độ nào đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm
trọng đến sự phát triển kinh tế, làm cho xã hội không yên và chất lượng cuộc sống giảm sút.
Hiện nay ở Bến Tre, mặc dù các cấp, các ngành trong tỉnh đã có nhiều cố gắng trong việc
bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm trước hết là nguồn nước ở tỉnh này thật đáng
lo ngại.
Theo báo cáo của đoàn kiểm tra, rác thải trên địa bàn dân cư thị xã, thị trấn và chợ thu gom đạt
trên 90%. Thị xã đã mở rộng bãi rác Phú Hưng thêm 2 ha, thành lập bãi rác mới tại ấp 2 xã Hữu
Định (huyện Châu Thành) với diện tích 4 ha. Các huyện Mỏ Cày, Thạnh Phú, Bình Đại, Chợ Lách
đều có quy hoạch bãi rác trên dưới 2 ha mỗi huyện; huyện Giồng Trôm và Ba Tri xây dựng bãi rác
chung trên 3 ha. Nhưng đó chỉ là khu vực thị xã, thị trấn, còn rác thải ở thị tứ, chợ xã chưa được
quan tâm đúng mức. Hầu hết các địa phương giao khoán cho tư nhân thu gom, tự liên hệ tìm chỗ
đổ và đa phần là đổ xuống sông, rạch hoặc ven đường, làm ảnh hưởng môi trường sống chung
quanh và ô nhiễm nguồn nước. Rác thải y tế tuy có lò đốt và tự xử lý, nhưng chưa được đầu tư
công nghệ xử lý bảo đảm vệ sinh môi trường. Nước thải y tế hầu hết các bệnh viện trong tỉnh xử lý
chưa đạt yêu cầu, có nơi như bệnh viện Cù Lao Minh còn xả thải trực tiếp xuống sông. Nước thải
sinh hoạt ở các đô thị, chợ và khu vực dân cư tập trung chưa có hệ thống xử lý, một số nơi gây ô
nhiễm nghiêm trọng như kênh Chín Tế (Thị xã). Các khu tái định cư đều có lập báo cáo đánh giá
tác động môi trường, cam kết đầu tư hệ thống xử lý nước thải, nhưng trong quá trình thi công xây
dựng không thực hiện theo đúng cam kết.
Nuôi vịt thả đồng gây ô nhiễm nguồn nước.
Tỉnh cũng đã ban hành nhiều văn bản bảo vệ môi trường đối với các loại hình sản xuất kinh doanh,
nuôi cá da trơn, thu gom xử lý rác thải, chăn nuôi, sản xuất than thiêu kết, vệ sinh thú y, … Các
ngành chuyên môn như tài nguyên môi trường, nông nghiệp, giao thông vận tải, khoa học công
nghệ đều có kế hoạch triển khai thực hiện. Cấp xã, phường, thị trấn đưa công tác bảo vệ môi
trường vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, vào cuộc vận động toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa. Nhưng đi vào thực hiện, còn nhiều nơi chưa quan tâm lắm, còn nhiều
mặt hạn chế, thiếu chặt chẽ, né tránh trách nhiệm, chưa chịu đầu tư hệ thống xử lý các chất gây ô
nhiễm. Một mặt là do nhận thức, còn cho rằng công tác bảo vệ môi trường là của ngành chuyên
môn. Đâu đó vẫn còn hiện tượng chạy theo thành tích, che dấu sự thật, đổ lỗi cho khách quan,
chưa thấy hết trách nhiệm của mình. Mặt khác, cũng phải thừa nhận rằng công tác quan trắc môi
trường chỉ có ở cấp tỉnh; cấp huyện và cơ sở chưa có nhiệm vụ này. Việc phân cấp còn nhiều bất
cập, trình độ nghiệp vụ của cán bộ và cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác thanh tra,
kiểm tra, xử lý chỉ tập trung ở cấp tỉnh, việc xác định các hành vi vi phạm đối với cấp huyện, thị và
xã, phường còn nhiều khó khăn do chưa có đủ các trang thiết bị, máy móc để phân tích các chỉ số
về ô nhiễm.
Ngành khoa học và công nghệ đã triển khai 21 đề tài về đánh giá tài nguyên và môi trường, giải
quyết sự cố về ô nhiễm môi trường, ứng dụng các công nghệ trong quản lý… Nhìn chung đã giúp
cho lãnh đạo định hướng trong quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội được tốt hơn, nhưng vẫn
chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Một số đề tài nghiên cứu chưa được ứng dụng do chi phí quá cao,
một số kết quả nghiên cứu chưa phù hợp với thực tiễn.
Đi vào các khu vực trồng cây lương thực, thực phẩm, cây ăn trái như Chợ Lách, Châu Thành,
Giồng Trôm, Ba Tri, Mỏ Cày thường xuyên được kiểm tra, kiểm soát, tổ chức nhiều lớp tập huấn về
phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, khuyến cáo nông dân hạn chế sử dụng phân hóa học và thuốc
trừ sâu độc hại, góp phần giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất và cải tạo đáng kể về môi
trường. Nhưng việc đầu tư cho xử lý nước thải và bùn đáy ao trong nuôi thủy sản chưa được quan
tâm đúng mức, nhiều nơi còn trực tiếp thải ra sông, rạch gây ô nhiễm nguồn nước, nhất là trên
sông Ba Lai. Theo điều tra của ngành chuyên môn, trên lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy
cầm những năm gần đây phát triển mạnh. Hiện có khoảng 40% số hộ chăn nuôi heo, bò có đầu tư
xây dựng hệ thống xử lý chất thải bằng hầm, túi biogas, nhưng trong đó chỉ có khoảng 20% đạt tiêu
chuẩn môi trường, số còn lại xả trực tiếp ra sông, rạch làm ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân
trong khu vực, nhất là ô nhiễm do nuôi heo trên địa bàn huyện Mỏ Cày, nuôi bò và thủy cầm trên
địa bàn huyện Ba Tri.
Toàn tỉnh hiện có 22 làng nghề truyền thống, nhưng đa số là không đầu tư công trình xử lý nước
thải hoặc có xây dựng nhưng không đồng bộ, nước thải sau xử lý không đạt tiêu chuẩn quy định.
Nhiều cơ sở xuất chỉ sơ dừa trên địa bàn huyện Mỏ Cày còn xả chất thải trực tiếp xuống sông, rạch
làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng. Ô nhiễm nước thải trong quá trình sản xuất kẹo dừa, thạch
dừa trên địa bàn Phường 7, thị xã Bến Tre. Ô nhiễm không khí ở các lò than thiêu kết từ gáo dừa
trên địa bàn huyện Giồng Trôm.
Trong sản xuất là vậy, nhìn vào việc cấp nước phục vụ dân cư còn đáng lo ngại. Chỉ mới lo được
các vùng tập trung đông dân. Toàn tỉnh có 47 nhà máy có hệ thống xử lý nước, chủ yếu vừa và nhỏ
từ 2 đến 15 m
3
/giờ, nguồn nước chủ yếu là xử lý từ kênh, mương, sông, rạch, chỉ có nhà máy Sơn
Đông (Thị xã) là tương đối hoàn chỉnh. Số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 77%, 20% sử dụng
nước mưa, số còn lại sử dụng nước giếng và nước sông rạch.
Việc đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường được quan tâm hơn, tuy chưa bảo đảm 1% tổng chi
ngân sách theo quy định, nhưng thống kê lại hàng năm đều tăng. 3 năm qua tỉnh đã đầu tư 3,7 tỷ
đồng, cấp huyện và xã chỉ mới được cấp 2 năm nay, mỗi huyện từ 200 đến 500 triệu đồng/năm.
Nhưng so với yêu cầu, nguồn vốn đầu tư vẫn còn thấp, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, dự
báo, cảnh báo về môi trường còn ít, tỉnh chưa có phòng kiểm nghiệm về môi trường, muốn phân
tích các chỉ tiêu ô nhiễm phải lên thành phố Hồ Chí Minh, vừa mất thời gian, vừa gây tốn kém, lại
không kịp thời.
Việc bảo vệ môi trường không của riêng ai. Còn nhớ, về việc bảo vệ môi trường, đồng chí Huỳnh
Văn Be, Bí thư Tỉnh ủy, đã nói: Phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, vai trò
quản lý của chính quyền các cấp, sự phối hợp của các ngành, các cấp để thực hiện tốt các nội
dung, nhiệm vụ giải pháp chủ yếu bảo vệ môi trường đã được đề ra trong chương trình hành động
của Tỉnh ủy. Trước hết là quản lý chặt việc xử lý chất thải trong công nghiệp, y tế; kiểm soát môi
trường trồng trọt và chăn nuôi, nhất là gia súc, gia cầm, thủy sản,…; tăng cường công tác tuyên
truyền nâng cao ý thức, vận động nhân dân tham gia giữ gìn và bảo vệ môi trường, khắc phục một
bước việc xả nước thải, rác thải sinh hoạt ra sông, rạch; sản xuất kinh doanh phải được quản lý
chặt chẽ, đảm bảo các yêu cầu về môi trường từ khâu đăng ký, phê duyệt, đến khi thực hiện; kiên
quyết không đưa vào xây dựng, vận hành, khai thác các cơ sở chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu
về bảo vệ môi trường; khắc phục đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi đã đi vào hoạt
động nhưng chưa có đầu tư công trình xử lý nước thải, chất thải theo quy định, nhất là những cơ
sở có quy mô lớn; kiên quyết đình chỉ hoạt động hoặc buộc di dời đối với những cơ sở gây ô nhiễm
nghiêm trọng trong khu dân cư nhưng không có giải pháp khắc phục hiệu quả. Về lâu dài, tổ chức,
sắp xếp lại sản xuất trong dân cho phù hợp; khắc phục tập quán chăn nuôi xen lẫn trong dân cư
gây mất vệ sinh; các cơ sở sản xuất quy mô lớn phải buộc đầu tư hệ thống xử lý bảo đảm các tiêu
chuẩn về vệ sinh môi trường; có kế hoạch thu gom và xử lý khối lượng rác thải đang ngày càng gia
tăng; tập trung thu gom hết số rác thải ở các thị trấn, thị tứ; khắc phục tình trạng mất vệ sinh ở nơi
công cộng bằng cách bảo đảm các điều kiện, phương tiện đựng rác ở những nơi có đông người
qua lại, tiến tới chấm dứt nạn đổ rác thải, chất thải chưa qua xử lý xuống sông, rạch gây ô nhiễm
nguồn nước. Ở nông thôn, cần phát động mỗi nhà có hố rác với mảnh vườn xanh-sạch-đẹp gắn
với phong trào xây dựng đời sống văn hóa. Cân đối ngân sách hợp lý và đẩy mạnh các biện pháp
huy động các nguồn lực đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra, giám sát, tạo dư luận lên án nghiêm khắc đối với các hành vi gây ra ô nhiễm, đi đôi với
thực hiện các chế tài xử phạt nghiêm và đúng mức. Tiếp tục kiện toàn và tăng cường năng lực tổ
chức bộ máy, thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, bảo đảm thực hiện hiệu quả công
tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường từ tỉnh đến cơ sở.