Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Nghiên cứu đánh giá viên bao bồi chứa berberin clorid

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 56 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN DƯƠNG
Mã sinh viên:1201094

NGHIÊN CỨU
ĐÁNH GIÁ VIÊN BAO BỒI CHỨA
BERBERIN CLORID

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2017


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN DƯƠNG
Mã sinh viên: 1201094

NGHIÊN CỨU
ĐÁNH GIÁ VIÊN BAO BỒI CHỨA
BERBERIN CLORID
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. TS. Nguyễn Thạch Tùng
2. ThS. Nguyễn Cảnh Hưng
Nơi thực hiện:
Bộ môn bào chế


HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn
Thạch Tùng, ThS. Nguyễn Cảnh Hưngđã luôn tận tâm hướng dẫn, động
viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận
này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Dược
Hà Nội, Phòng Đào tạo đại học, toàn thể các thầy cô, các anh chị kỹ thuật
viên Bộ môn Bào chế đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất
cho tôi hoàn thành được khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã
luôn cổ vũ, động viên và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian học tập
và thực hiện khóa luận này.
.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Văn Dương

i


MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ....................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN........................................................................... 2
1.1.

Berberin clorid ................................................................................... 2

1.1.1.

Công thức hóa học ...................................................................... 2

1.1.2.

Nguồn gốc ................................................................................... 2

1.1.3.

Tính chất...................................................................................... 2

1.1.4.

Tác dụng dược lý......................................................................... 3

1.1.5.

Đặc tính dược động học .............................................................. 3

1.1.6.

Chế phẩm và hàm lượng ............................................................. 4

1.2.


Phương pháp bao bồi từ bột ( bao bột khô có chất hóa dẻo)............. 4

1.2.1.

Khái niệm .................................................................................... 4

1.2.2.

Nguyên tắc .................................................................................. 4

1.2.3.

Cơ chế hình thành vỏ bao............................................................ 5

1.3. Các mô hình thử giải phóng in vitro đã được áp dụng cho viên giải
phóng tại đại tràng ......................................................................................... 6
1.4. Theo dõi và đánh giá giải phóng in vivo thuốc giải phóng tại đại
tràng 10
1.4.1.

Hình ảnh X-quang ..................................................................... 10

1.4.2.

Đo độ tắt gama .......................................................................... 13

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 15
2.1.


Nguyên vật liệu, thiết bị .................................................................. 15

2.1.1.

Nguyên liệu ............................................................................... 15

2.1.2.

Thiết bị ...................................................................................... 16

ii


2.1.3.

Đối tượng nghiên cứu ............................................................... 17

2.2.

Nội dung nghiên cứu ....................................................................... 17

2.3.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 17

2.3.1.

Xây dựng đường chuẩn bằng phương pháp đo quang UV-VIS 17

2.3.2.


Phương pháp bào chế ................................................................ 17

2.3.3.

Phương pháp đánh giá in vivo .................................................. 23

2.3.4.

Phương pháp đánh giá in vitro .................................................. 25

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ, BÀN LUẬN ........................ 27
3.1.

Xây dựng đường chuẩn định lượng ................................................. 27

3.1.1. Xây dựng đường chuẩn định lượng bằng phương pháp đo quang
UV-VIS ................................................................................................... 27
3.1.2. Xây dựng đường chuẩn định lượng bằng phương pháp LC-MS/MS
................................................................................................................. 28
3.2.

Đánh giá in vivo ............................................................................... 29

3.2.1.
clorid

Sơ bộ đánh giá sinh khả dụng của viên bao bồi chứa berberin
29


3.2.2. Xác định vị trí viên bao bồi trong đường tiêu hóa bằng hình ảnh
X-quang31
3.3. Đánh giả ảnh hưởng của điều kiện hòa tan đến mô hình giải phóng
dược chất. .................................................................................................... 37
3.3.1. Ảnh hưởng của loại enzym ........................................................... 37
3.3.2.

Ảnh hưởng của thể tích môi trường mô phỏng dịch dạ dày ..... 38

3.3.3.

Ảnh hưởng của thể tích môi trường mô phỏng dịch ruột ........ 38

3.3.4.

Ảnh hưởng của tốc độ cánh khuấy............................................ 39

3.3.5.

Ảnh hưởng của lượng enzym .................................................... 40

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 44

iii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BBR
BP

CT
DBP
DĐVN
HPLC
HPMC
LC-MS/MS
MRI
PET
SPECT
Tlag
USP
UV-VIS

Berberin clorid
British Pharmacopoeia (Dược điển Anh)
Computed Tomography (Chụp cắt lớp vi tính)
Dibutylphtalat
Dược điển Việt Nam
High performance liquid chromatography (Sắc ký lỏng hiệu
năng cao)
Hydroxy propyl methyl cellulose
Liquid chromatography tandem mass spectrometry (Sắc ký
lỏng khối phổ hai lần)
Magnetic Resonance Imaging (Chụp cộng hưởng từ)
Positron Emission Tomography (Chụp cắt lớp positron)
Single Photon Emission Computed Tomography (Chụp cắt
lớp đơn photon)
Thời gian tiềm tàng
United States Pharmacopoeia (Dược điển Mỹ)
Ultraviolet-Visible (Tử ngoại-Khả kiến)


iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các mô hình thử hòa tan ................................................................... 6
Bảng 2.1. Các nguyên liệu sử dụng trong nghiên cứu .................................... 15
Bảng 2.2. Các thao tác bào chế thuốc tiêm berberin clorid 0,5% ................... 22
Bảng 2.3. Thành phần dịch bao bảo vệ ........................................................... 23
Bảng 3.1. Mật độ quang của dung dịch BBR với các nồng độ khác nhau ..... 27

v


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Công thức cấu tạo của berberin clorid .............................................. 2
Hình 1.2. Quá trình hình thành vỏ bao .............................................................. 5
Hình 1.3. Cơ chế hình thành lớp vỏ bao trong bột bao ..................................... 6
Hình 1.4. Hình ảnh X-quang trên chó: (A) viên nén, (B) 0 giờ ở dạ dày, (C)
0,5 giờ ở dạ dày, (D) 2,5 giờ ở ruột non, (E) 4 giờ ở ruột non, (F) 5 giờ ở đại
tràng, (G) 6 giờ ở ruột già, (H) 7 giờ ở ruột già, (I) 8 giờ ở ruột già, (J) 9 giờ ở
ruột già, (K) 10 giờ ở ruột già. ........................................................................ 11
Hình 1.5. Hình ảnh X-quang viên bao bồi chứa metronidazole trong đường
tiêu hóa tại các thời điểm khác nhau ............................................................... 12
Hình 1.6. Vị trí viên trong đường tiêu hóa: (a) 30 phút viên ở dạ dày, (b) 3 giờ
viên ở ruột, (c) 6 giờ viên ở đại tràng, (d) 8 giờ viên ở đại tràng, (f) 24 giờ
không quan sát thấy hình ảnh của viên. .......................................................... 13
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình bào chế viên nhân berberin clorid ......................... 19
Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thiết bị bao viên ........................................................... 20
Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa nồng độ BBR trong các môi

trường và mật độ quang tại bước sóng 345 nm............................................... 27
Hình 3. 2. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa nồng độ và tỉ lệ diện tích pic
của dung dịch berberin clorid.......................................................................... 28
Hình 3.3. Đồ thị nồng độ berberin clorid trong huyết tương chó sau khi sử
dụng thuốc tiêm berberin clorid 0,5% và viên bao bồi giải phóng tại đại tràng
chứa 100 mg berberin clorid. .......................................................................... 30
Hình 3.4. Ảnh hưởng của loại và lượng chất cản quang................................. 32
Hình 3.5. Ảnh hưởng của chất cản quang đến mô hình giải phóng dược chất33
Hình 3.6. Ảnh hưởng của đối tượng và thiết bị chụp X-quang ...................... 35
Hình 3.7. Hình ảnh chụp X-quang trên người: (A) thời điểm 2 giờ viên ở dạ
dày, (B) thời điểm 4 giờ viên ở ruột non, (C) thời điểm 6 giờ viên ở manh
vi


tràng, (D) thời điểm 8 giờ viên ở vị trí giao giữa đại tràng lên và đại tràng
ngang, (E) thời điểm 12 giờ viên ở đại tràng sigma, (F) thời điểm 16 giờ mất
tín hiệu hình ảnh của viên. .............................................................................. 36
Hình 3.8. Ảnh hưởng của loại enzym ............................................................. 37
Hình 3.9. Ảnh hưởng của thể tích môi trường mô phỏng dịch dạ dày ........... 38
Hình 3.10. Ảnh hưởng của thể tích môi trường mô phỏng dịch ruột ............. 39
Hình 3.11. Ảnh hưởng của tốc độ cánh khuấy................................................ 40
Hình 3.12. Ảnh hưởng của lượng enzym ........................................................ 41

vii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời gian gần đây, thuốc giải phóng tại đại tràng đang được các
nhà bào chế quan tâm nghiên cứu với mục đích tăng nồng độ dược chất giải
phóng tại đích, từ đó tăng hiệu quả điều trị và giảm tác dụng không mong

muốn.
Berberin cloridlà một hoạt chất thường được sử dụng trong điều trị
bệnh viêm đại tràng, cần nồng độ dược chất cao tại đại tràng nên cần dạng
bào chế giải phóng tại đại tràng. Trong các phương pháp bào chế viên giải
phóng tại đại tràng, phương pháp bào bồi từ bột pectin cho thấy khả năng
kiểm soát giải phóng tốt.
Trong các nghiên cứutrước đây, việc đánh giá viên bao bồi giải phóng
tại đại tràng còn gặp nhiều khó khăn do phương pháp thường được sử dụng là
thử hòa tan in vitro, nhưng chưa đi đến thống nhất điều kiện thử hòa tan tối
ưu. Một phần lý do là vì chưa có phương pháp đánh giá in vivo phù hợp để từ
đó tìm ra điều kiện thử hòa tan phù hợp nhất.
Xuất phát từ thực tế đó, nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài “Nghiên
cứuđánh giá viên bao bồi chứa berberin clorid” với mục tiêu:
- Xác định vị trí viên bao bồi trong đường tiêu hóa bằng hình ảnh X-quang.
- Xây dựng điều kiện thử hòa tan phù hợp để đánh giá viên bao bồi chứa
berberin clorid.

1


CHƯƠNG1: TỔNG QUAN
1.1.

Berberin clorid

1.1.1. Công thức hóa học
O
O

Cl- . 2 H 2O

N+

CH 3 O
O CH 3

Hình 1.1.Công thức cấu tạo của berberin clorid
 Tên khoa học: 5,6-dihydro-8,9-dimethoxy-3-dioxa-6a-azoniaindenom(5,6a) anthracen clorid dihydrat.
1.1.2. Nguồn gốc
Berberin là một alkaloid thực vật thuộc nhóm isoquinolin. Berberin
thường có trong rễ, thân rễ, vỏ cây những cây thuộc chi Berberis, Hydrastis
candensis, Coptis với hàm lượng 1,5 – 3% và chiếm ít nhất 82% so với
alkaloid toàn phần [1],[3],[13].
Dạng dược dụng: berberin clorid, berberin sulfat.
1.1.3. Tính chất
Tinh thể hay bột kết tinh màu vàng, không mùi, vị rất đắng. Tan trong
nước nóng, khó tan trong ethanol, khó tan trong cloroform, không tan trong
ether [1],[13].

2


1.1.4. Tác dụng dược lý
Berberin clorid có tác dụng kháng vi sinh vật đường ruột như: vi khuẩn
(tụ cầu, liên cầu khuẩn), thể protozoal, vi nấm, nấm candida, nấm men, kí sinh
trùng gây bệnh đường ruột [1],[3].
Khi dùng berberin clorid không ảnh hưởng tới sự phát triển bình
thường của hệ vi sinh vật đường ruột, có thể phối hợp với một số kháng sinh
để hạn chế tác dụng phụ đối với vi sinh vật đường tiêu hóa [13].Berberin
được chỉ định điều trị với bệnh lỵ trực khuẩn, hội chứng lỵ, viêm ruột, tiêu
chảy, viêm ống mật. Tuy nhiên, thuốc chống chỉ định với phụ nữ có thai vì dễ

gây kích thích co bóp tử cung. Ngoài ra, berberin còn được bào chế thành
thuốc nhỏ mắt điều trị viêm kết mạc, đau mắt đỏ do kích thích bên ngoài (gió,
nắng, lạnh, bụi, khói...).
Gần đây trong một số nghiên cứu, berberin clorid có tác dụng điều trị
các bệnh mạn tính như tiểu đường, giảm cholesterol và triglycerid, viêm
khớp, đặc biệt là bệnh viêm đại tràng [30], [32].
Trong các thử nghiệm lâm sàng ở Trung Quốc và một số nước châu Á,
berberin đã được dùng và chứng minh là có tác dụng tốt với nhiều bệnh tim
mạch.
Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy, berberin còn có tác dụng hạ huyết
áp, cường tim và chống loạn nhịp.
1.1.5. Đặc tính dược động học
Một số nghiên cứu cho thấy sinh khả dụng của berberin khi dùng
đường uống ở người tình nguyện là tương đối thấp với Cmax= 0,44±0,42
ng/ml, Tmax= 9,8±6,6h. Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc có
thể bị bài tiết qua mật sau khi được chuyển hóa qua gan. Một số nghiên cứu
khác cho thấy thuốc có thể bị bài tiết ở thận [15].

3


1.1.6. Chế phẩm và hàm lượng
 Chế phẩm
- Viên nén, viên nang, viên bao phim, viên bao đường chứa berberin
clorid.
-

Thuốc nhỏ mắt điều trị viêm kết mạc, đau mắt đỏ do kích thích bên
ngoài (nắng, gió, bụi, khói).


 Hàm lượng: 10mg, 25mg, 50mg, 100mg [1],[6].
1.2.

Phương pháp bao bồi từ bột ( bao bột khô có chất hóa dẻo)

1.2.1. Khái niệm
Bao bột khô là công nghệ bao trong đó bột nguyên liệu được bao trực
tiếp lên dạng bào chế rắn, sử dụng nhiệt trong quá trình ủ để tạo thành một
lớp vỏ bao, không hoặc sử dụng rất ít dung môi [19],[28].
Dựa vào thành phần công thức lớp vỏ bao và quy trình bao, phương
pháp bao bột khô chia các loại như sau: bao bồi từ bột hay bao bột khô có
chất hóa dẻo, bao bột khô dựa trên kết dính nhiệt, bao bột khô tĩnh điện, bao
bột khô chất hóa dẻo - tĩnh điện - kết dính nhiệt[19],[28].
Với nhiều ưu điểm: thiết bị, quy trình đơn giản, dễ thực hiện nên
phương pháp bao bồi từ bột có chất hóa dẻo được ứng dụng rộng rãi trong bào
chế nhiều dạng thuốc. Phương pháp bao khô này trong thành phần vỏ bao sử
dụng bột polyme và chất hóa dẻo, phun trực tiếp lên bề mặt viên nhân, tác
động của nhiệt trong quá trình ủ để tạo thành vỏ bao; có thể dùng một lượng
nhỏ nước hoặc dung dịch HPMC để tăng khả năng kết dính và chất lượng của
vỏ bao.
1.2.2. Nguyên tắc
Phun đồng thời chất hóa dẻo và bột polyme lên bề mặt viên nhân (viên
nén hoặc pellet). Chất hóa dẻo sẽ làm ướt bột polyme và bề mặt viên, tạo điều
4


kiện thuận lợi cho bột polyme bám dính trên bề mặt viên nhân. Quá trình bao
có thể tiến hành trong nồi bao truyền thống hoặc thiết bị bao tầng sôi.
Lượng chất hóa dẻo thường dùng là 10 - 40% so với khối lượng
polyme. Viên bao sau đó được ủ ở nhiệt độ trên nhiệt độ chuyển kính của

polyme trong khoảng thời gian thích hợp, chất hóa dẻo được khuếch tán vào
trong cấu trúc của polyme, xảy ra quá trình chảy lỏng và tái cấu trúc; vỏ bao
polyme hình thành. Một số nghiên cứu cho rằng, phun một lượng nhỏ nước
hoặc dung dịch HPMC hay phối hợp thêmHPMC vào thành phần bột bao có
thể làm tăng khả năng kết dính và hình thành vỏ bao, đồng thời đảm bảo lớp
vỏ bao toàn vẹn trong quá trình ủ. Để vỏ bao đẹp, nhẵn bề mặt, yêu cầu thành
phần bột bao có kích thước nhỏ, mịn; nồng độ chất hóa dẻo sử dụng tương đối
cao và nhiệt độ chuyển kính của polyme thấp. Quá trình hình thành vỏ bao
được mô tả trong hình 1.3[19],[17],[26].

Hình 1.2. Quá trình hình thành vỏ bao
 Thiết bị sử dụng: Máy sấy tầng sôi, nồi bao truyền thống, nồi bao đục
lỗ,....[19].
1.2.3. Cơ chế hình thành vỏ bao
Quá trình hình thành lớp vỏ bao bằng phương pháp bao bột khô trải qua
các bước sau đây: (1) nóng chảy và liên kết của các hạt polyme, (2) nén để
làm mịn bề mặt bao, (3) giảm nhiệt để làm cứng vỏ bao [26].

5


Nóng chảy

Nén

Giảm nhiệt

Hình 1.3. Cơ chế hình thành lớp vỏ bao trong bột bao
1.3.


Các mô hình thử giải phóng in vitro đã được áp dụng cho viên giải
phóng tại đại tràng
Để đánh giá viên giải phóng tại đại tràng, các nghiên cứu thường sử

dụng phương pháp thử hòa tan in vitro. Sau đây là một số mô hình thử hòa tan
đã được sử dụng:
Bảng 1.1. Các mô hình thử hòa tan
Tác giả

Môi trường thử

Tốc độ
(vòng/phút)

He Wei và
cộng sự
(2007)[14]

- 150ml dung dịch HCl 0,1M (pH 1,2)

100

trong 2 giờ đầu
- Bổ sung 50ml Na3PO4 0,2M (pH 6,8)
trong 3 giờ tiếp theo.
- Thêm dịch đại tràng chuột cống 4% có
sục CO2 liên tục thử trong 19 giờ.

Vũ Bình


- HCl pH 1 trong 2 giờ

100

Dương và

- Đệm phosphat pH 7,4 trong 3 giờ

6


cộng sự
(2010)[2]

- Đệm phosphat pH 7,4 có bổ sung 25%
dịch đại tràng lợn, sục CO2 liên tục thử
trong 15 giờ

Nguyễn Thị - 900 ml HCl pH 1,2 trong 2 giờ

100

Hồng Thúy - 900 ml đệm phosphat pH 7,4 trong 3 giờ
(2016)[7]

- 900 ml đệm phosphat pH 6,8 có bổ sung
3ml pectinase thử trong 5 giờ

Sama A


- 900 ml HCl 0,1N pH 1,2 trong 2 giờ

Affi

- 900ml đệm phosphat pH 6,8 trong 10 giờ

50

(2015)[25]
Vivek

- 750 ml HCl 0,1N pH 1,2 trong 2 giờ

Ranjan

- 900 ml đệm phosphat pH 6,8 trong 22 giờ

75

Sinha
(2003)[34]
S. K.

- 25 ml đệm citrat pH 2,0

Bajpai

- 25 ml đệm citrat pH 4,0

(2013)[12]


- 25 ml đệm phosphat 7,4

Anil

- 900 ml HCl pH 1,2 trong 2 giờ

Chaudhary

- 900 ml đệm phosphat 7,4 trong 3 giờ

(2010)[10]

- 900 ml đệm phosphat pH 6,8 trong 19 giờ

I.Tomuta

- 900 ml HCl pH 1,2 trong 2 giờ

(2010)[29]

- 900 ml đệm phosphat pH 6,8 trong 22 giờ

Yassin và

- 750ml HCl pH 1,2 trong 2 giờ

cộng sự

- Đệm phosphat pH 7,2 trong 4 giờ


(2010)[8]

- 100ml đệm phosphat 7,0 có dịch đại tràng

50

50

50

50 – 80

chuột cống 3% trong môi trường khí NO2
Jenita và

- 900 ml HCl 0,1M trong 2 giờ
7

100


cộng sự

- 900 ml pH 7,4 trong 3 giờ

(2010) [16] - 100 ml pH 6,8 (4% dịch đại tràng chuột)
trong 21 giờ
Siew và


- HCl pH 1,2 trong 3 giờ

100

cộng sự

- Đệm phosphat pH 7,2 trong 3 giờ

(2000) [27] - 100 ml dịch đại tràng người 10% trong
đệm pH 7,2, sục CO2
Y. S. R.

- 900 ml HCl 0,1M trong 2 giờ

Krishnaiah

- 900 ml đệm phosphat pH 7,4 trong 3 giờ

và cộng sự

- 100ml đệm phosphat pH 6,8 có dịch đại

(2002) [18]

100

tràng chuột 4%, sục CO2

Patel và


- 900 ml HCl pH 1,2 trong 2 giờ

cộng sự

- 900ml đệm pH 7,4 trong 3 giờ

100

(2009) [22] - 100ml dịch đại tràng chuột 19 giờ
Min Han và - 900ml HCl pH 1,2 trong 2 giờ
cộng sự

100

- 900 ml đệm phosphat 6,8 trong 1 giờ

(2008) [20] - 900ml đệm phosphat 7,4 trong 2 giờ
- 900 ml đệm phosphat pH 6,8 chứa
galactomannase

(từ

nấm

Aspergillus

Niger) 40UI/l trong 13 giờ
Vikas

- HCl pH 1,2 trong 2 giờ


50

Kumar(201 - Đệm phosphat pH 7,4 trong 3 giờ
0) [33]

- Đệm phosphat pH 6,8 chứa 0,05 UI
chitosanase trong 19 giờ

Từ bảng ta thấy chưa có sự thống nhất điều kiện thử hòa tan giữa các
nghiên cứu. Vì thế việc tìm ra điều kiện hòa tan phù hợp là rất cần thiết, để
8


phản ánh chính xác sự vận chuyển của thuốc giải phóng tại đại tràng trong
đường tiêu hóa.
Thời gian tiềm tàng (Tlag) giải phóng là tiêu chí đặc trưng nhất của
thuốc giải phóng tại đại tràng. Trong khoảng thời gian đó, dạng thuốc giải
phóng không quá 10% dược chất vào môi trường hòa tan. Tlag giải phóng có
thể được đánh giá bằng cách:
Quan sát hình ảnh nứt vỡ của màng bao, hình ảnh rã của viên: Áp dụng
trong những trường hợp có thể quan sát được bằng mắt thường và chụp ảnh
một cách rõ ràng. Đây là thời điểm đánh dấu cho việc kết thúc thời gian tiềm
tàng và bắt đầu giải phóng dược chất của hệ. Cách đánh giá đơn giản này có
thể áp dụng trong khảo sát sơ bộ xây dựng công thức khi so sánh lựa chọn tá
dược cho viên giải phóng tại đại tràng.
Thử nghiệm hòa tan in vitro: Thuốc giải phóng tại đại tràng là thuốc
kiểm soát giải phóng, do đó nếu không có quy định cụ thể thì ít nhất phải thử
hòa tan trong 2 môi trường: 2 giờ đầu trong môi trường HCl 0,1N pH 1,2; sau
đó chuyển sang hệ đệm phosphat pH 6,8 và thử cho đến lúc giải phóng trên

90% dược chất [4].
Điều kiện đánh giá giải phóng in vitro phải mô phỏng được quá trình
vận chuyển dạng thuốc trong đường tiêu hóa; trong đó bao gồm thời gian tháo
rỗng dạ dày (không quá 2 giờ), thời gian thuốc đi qua ruột non (tương đối
hằng định từ 3-4 giờ) và sau đó là tới đại tràng. Vì vậy, thuốc giải phóng tại
đại tràng thường đánh giá giải phóng in vitro trong 3 môi trường: 2 giờ đầu
thử trong môi trường HCl pH 1,2 (hoặc dịch vị mô phỏng SGF - Simulate
Gastric Fluid); 3 giờ tiếp theo thử trong đệm phosphat pH 6,8/ pH 7,4 (hoặc
dịch ruột mô phỏng SIF – Simulated Colonic Fluid); sau đó thử trong đệm pH
6,8 có enzym phân hủy polyme đặc trưng (như pectinase, dextrannase…)

9


hoặc phân động vật (chuột, thỏ, lợn…) (hoặc dịch đại tràng mô phỏng SCF –
Simulated Colonic Fluid) cho đến lúc giải phóng trên 90% dược chất.
Thông số hòa tan thuốc giải phóng tại đại tràng thường tính theo T10,
T50, T90 (tương ứng thời điểm thuốc giải phóng 10, 50 và 90% dược chất).
Trong đó T10 được xem là quan trọng nhất, vì đây chính là Tlag của hệ, đặc
trưng cho thuốc giải phóng tại đại tràng. T10 được xác định dựa trên đồ thị
hòa tan hoặc tính toán theo động học giải phóng [4].
1.4.

Theo dõi và đánh giá giải phóng in vivo thuốc giải phóng tại đại
tràng
Quá trình vận chuyển, giải phóng dược chất của thuốc giải phóng tại

đại tràng có thể theo dõi, kiểm soát bằng một số phương pháp sau đây:
1.4.1. Hình ảnh X-quang
Thử trên người tình nguyện khỏe mạnhhoặc động vật thí nghiệm

(thường là chó). Cho người thử hoặc chó uống mẫu thử có thêm chất cản
quang ( BaSO4), chụp X-quang để theo dõi vị trí và thời điểm giải phóng
dược chất của thuốc sau khi uống (hình ảnh thường được quan sát tại các thời
điểm 0, 2, 5, 8, 24 giờ sau khi uống, tương ứng với vị trí của thuốc tại dạ dày,
ruột non và đại tràng) [4].
Năm 2010, Alaa Eldeen Bakry Yassin và cộng sự tiến hành xác định vị
trí và thời gian tiềm tàng của viên bao dập chứa dược chất 5-fluorouracil bằng
phương pháp chụp X-quang sử dụng chất cản quang là BaSO4 (10% khối
lượng viên nhân). Tiến hành chụp X-quang trên chó beage. Kết quả cho thấy
<10% dược chất giải phóng trong 6 giờ. Hình ảnh X-quang cho thấy viên bao
đến đại tràng sau 5 giờ, viên bao phân rã hoàn toàn sau 10 giờ tại đại tràng
[8].

10


-

Hình 1.4.

, (C)

.

-

4

4


[21].

:

11

-


Hình 1.5. Hình ảnh X-quang viên bao bồi chứa metronidazole trong đường
tiêu hóa tại các thời điểm khác nhau
Năm 2011, Apparao Potu và cộng sự tiến hành nghiên cứu xác định vị
trí của viên nén fenoprofen calcium bao giải phóng tại đại tràng bằng phương
pháp X-quang sử dụng chất cản quang là BaSO4. Tiến hành chụp X-quang
trên người tình nguyện khỏe mạnh tại các thời điểm 30 phút, 3 giờ, 6 giờ, 8
giờ và 24 giờ [11].Kết quả thu được như hình 1.6.

12


Hình 1.6.

.
-

in vivo

-

.


1.4.2. Đ

[4].

13


Năm 2005, Sinha và cộng sự tiến hành nghiên cứu xác định vị trí và
thời gian 5-fluorouracil giải phóng từ viên bao dập giải phóng tại đại tràng
bằng cách sử dụng chất đánh dấu phóng xạ 99mTc-DTPA vào viên nhân, sau
đó bao dập với polyme gôm xanthan và gôm guar. Tiến hành chụp gama trên
6 người tình nguyện, kết quả cho thấy viên được bảo vệ nguyên vẹn khi đi
qua môi trường dạ dày và ruột non, bắt đầu tan rã và giải phóng tại môi
trường đại tràng ở 4-6 giờ [31].
Năm 2015, Razavi và cộng sự tiến hành nghiên cứu xác định vị trí viên
metformin HCl bằng cách sử dụng đồng vị phóng xạ samarium (III) oxide.
Tiếp hành chụp gama, sử dụng máy xạ hình SPECT trên chuột. Kết quả thuốc
giải phóng trong khoảng thời gian từ 10-12 giờ [23].
Ngoài ra, còn một số phương pháp chụp hình ảnh khác như chụp huỳnh
quang, chụp CT, chụp PET, chụp MRI.. Các phương pháp này có thể cho hình
ảnh 3 chiều. Tuy nhiên, chi phí khá cao, không phù hợp với điều kiện nghiên
cứu ở Việt Nam.
Bên cạnh các công cụ hình ảnh, một số nghiên cứu còn đánh giá in vivo
bằng cách xác định nồng độ dược chất trong huyết tương và dịch đại tràng
trên chó thí nghiệm [5]. Trong khuôn khổ đề tài này, nhóm nghiên cứu tiến
hành đánh giá sơ bộ sinh khả dụng bằng phương pháp ngoại suy nồng độ
berberin clorid trong đại tràng từ nồng độ berberin clorid trong huyết tương
chó sau khi sử dụng thuốc tiêm berberin clorid 0,5% và viên bao bồi chứa
100mg berberin clorid.


14


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Nguyên vật liệu, thiết bị

2.1.1. Nguyên liệu
Nguồn gốc và tiêu chuẩn chất lượng của nguyên liệu dùng trong nghiên
cứu được tóm tắt trong bảng 2.1
Bảng 2.1. Các nguyên liệu sử dụng trong nghiên cứu
STT

Nguyên liệu

Nguồn gốc

Tiêu chuẩn

1

Berberin clorid

Trung Quốc

BP 2016

2


Erapac

Trung Quốc

BP 2016

3

Avicel PH 101

Trung Quốc

BP 2016

4

PVP K30

Trung Quốc

BP 2016

5

Talc

Trung Quốc

USP 38


6

Magnesi stearat

Trung Quốc

BP 2016

7

Aerosil-200

Trung Quốc

BP 2016

8

Pectin LM 102

Mỹ

USP 38

9

HPMC K4M

Trung Quốc


BP 2016

10

Enzym Pectinex Ultra SP-L

Mỹ

USP 38

11

Glycerin

Việt Nam

DĐVN IV

12

Propylen glycol

Trung Quốc

BP 2016

13

Ispropanol


Việt Nam

DĐVN IV

14

Ethanol 96%

Việt Nam

DĐVN IV

15

Kali dihydrophosphat

Trung Quốc

Tinh khiết hóa học

16

Natri hydroxyd

Trung Quốc

Tinh khiết hóa học

17


Acid hydrocloride đặc

Trung Quốc

Tinh khiết hóa học

18

Nước cất

Việt Nam

DĐVN IV

15


19

Bari sulfat

Đức

USP 38

20

Xenetix (Iobitridol 300 mg)


Pháp

DĐVN IV

21

Ethanol tuyệt đối

Trung Quốc

DĐVN IV

22

Benzyl alcol

Đức

USP 38

23

HPMC E6

Trung Quốc

BP 2016

24


Dibutyl phtalat

Trung Quốc

BP 2016

25

Dicloromethan

Trung quốc

BP 2016

2.1.2. Thiết bị
Cân kỹ thuật SARTORIUS TE212 (Đức)
Máy dập viên tâm sai KORSCH (Pháp)
Máy đo độ cứng ERWEKA TBH20 (Đức)
Máy đo pH INOLAB (Đức)
Máy thử hoà tan ERWEKA DT60 (Đức)
Máy đo quang HIT U-1800 (Nhật Bản)
Cân phân tích SARTORIUS BP121S (Đức)
Máy siêu âm ULTRASONIC LC60H (Đức)
Nồi bao truyền thống (Trung Quốc)
Máy chụp X-quang dựng 300 mA (Siemens-Đức)
Máy chụp X-quang cố định cao tầnAS 500-RS 500mA-125kV (Hàn
Quốc).
Bộ rây các kích cỡ (Trung Quốc)
Máy cất nước 2 lần Favorit WCS8L (Malaysia)
Tủ sấy Mermert (Đức)

Tủ an toàn sinh học Topsafe 1.2 (Italia)
Các dụng cụ thủy tinh chính xác loại A dùng trong bào chế.

16


×