Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và một số giải pháp góp phần hoàn thiện kế toán NVL tại Tổng công ty cổ phần xây dựng đầu tư phát triển đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.15 KB, 53 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn chuyên đề
Ngày nay trước sự hội nhập kinh tế thế giới và khu vực để tồn tại và phát triển các
doanh nghiệp phải tìm ra cho mình một lối đi riêng, linh hoạt cho việc khai thác các nguồn
lực, khả năng sẵn có, đồng thời biết tận dụng cơ hội để đạt hiệu quả cao.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tất cả các doanh nghiệp sản xuất cũng như xây
dựng đều phải quan tâm đến vấn đề giá thành bởi vì nền kinh tế chỉ cho các doanh nghiệp
làm ăn thực sự có lãi mới có thể tồn tại và phát triển. Muốn hoạt động sản xuất kinh doanh
có hiệu quả nhằm hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp cần nâng cao
chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Đặc biệt trong doanh nghiệp xây lắp, NVL là một bộ
phận của hàng tồn kho thuộc tài sản lưu động và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng giá thành
sản xuất. Để đạt được mục đích đó cần phải quả lý tốt các loại chi phí sản xuất, trong đó có
chi phí nguyên vật liệu. Các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ các nguyên vật liệu ở tất cả
các khâu, từ khâu thu mua, bảo quản dự trữ đến khâu sử dụng, sản xuất sản phẩm, đảm bảo
tiết kiệm mà vẫn hiệu quả cao. Phải xác định rõ các yếu tố đầu vào sao cho kết quả đầu ra
đạt được kết quả cao nhất, chi phí thấp nhất, giá thành giảm, chất lượng sản phẩm vẫn đảm
bảo.
Do vậy việc tổ chức kế toán NVL một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ là nhiệm vụ quan
trọng của công ty, bên cạnh đó tăng cường công tác quản lý tổ chức kế toán NVL nhằm đảm bảo
sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm NVL hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có ý nghĩa to
lớn trong mỗi doanh nghiệp. Tổng Công ty cổ phần xây dựng đầu tư phát triển đô thị là một doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp. NVL sử dụng đa dạng, nhiều chủng loại khác nhau với
khối lượng lớn, nên công tác kế toán NVL chiếm vị trí quan trọng trong quá trình SXKD của
doanh nghiệp.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của tổ chức kế toán NVL em đã có cơ hội
học hỏi và tìm hiểu sâu hơn về tổ chức kế toán NVL tai Tổng công ty cổ phần xây dựng đầu
tư phát triển đô thị, dưới sự giúp đỡ chỉ bảo nhiệt tình của cô Đặng Thị Thuý Anh, cùng các
cô chú phòng kế toán công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “ Kế
toán NVL tại Tổng công ty cổ phần xây dựng đầu tư phát triển đô thị.
Ngô Thế Anh Đặng Thị Thúy Anh



1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh
Do kiến thức còn hạn chế nên đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót em
mong nhận được sự góp ý, nhận xét của các thầy cô và các cô chú trong công ty để đề tài
được hoàn thiện hơn nữa.
* Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thông qua đó đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn
thiện kế toán NVL tại Tổng công ty cổ phần xây dựng đầu tư phát triển đô thị.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Công tác quản lý và kế toán nguyên liệu, vật liệu tại Tổng công ty cổ phần xây dựng
đầu tư phát triển.
* Các phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp kế toán.
+ Phương pháp chứng từ kế toán: dùng để thu thập thông tin.
+ Phương pháp tài khoản kế toán: dung để hệ thống hoá thông tin.
+ Phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán: sử dụng để tổng hợp số liệu từ các sổ kế
toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết.
Phương pháp thống kê: dùng để thu thập và tổng hợp các thông tin, phản ánh tình
hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Phương pháp phân tích – đánh giá: tìm hiểu thực trạng của công ty để phân tích và
đưa ra những nhận xét đánh giá về công ty.
* Kết cấu: nội dung của chuyên đề gồm 3 phần.
Phần I: Tổng quan công tác kế toán tại tổng công ty cổ phần xây dựng đầu tư phát
triển đô thị.
Phần II: Thực trạng kế toán nguyên liệu, vật liệu tại Tổng công ty cổ phần xây dựng
đầu tư phát triển đô thị.
Phần III: Một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán nguyên liệu, vật
liệu tại Tổng công ty cổ phần xây dựng đầu tư phát triển đô thị.
Ngô Thế Anh Đặng Thị Thúy Anh


2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh
PHẦN THỨ NHẤT
TỔNG QUAN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TỔNG CÔNG TY
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ - CÔNG TY CỔ PHẦN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tổng công ty đầu tư phát triển đô thị - công ty cổ phần tiền thân là công ty san nền
được thành lập trên cơ sở xí nghiệp san nền Thanh Hóa từ năm 1975, đến năm 1984 đổi tên
thành công ty xây dựng công trình đô thị. Theo nghị định 388 ngày 20/11/1991 về việc
thành lập DNNN, công ty xây dựng công trình kỹ thuật đô thị Thanh Hóa được thành lập
theo quyết định số 1433/TC-UBTH ngày 21/11/1992 của UBND tỉnh Thanh Hóa: giấy phép
hành nghề số 98 TC-XD ngày 10/4/1997 của Giám đốc sở xây dựng Thanh Hóa, phạm vi
hoạt động trong toàn quốc.
Năm 2003 Công ty xây dựng công trình kỹ thuật đô thị Thanh Hóa đổi tên thành công
ty xây dựng và phát triển hạ tầng theo quyết định thành lập doanh nghiệp số 910/QĐ-CT
ngày 21/3/2003 của UBND tỉnh Thanh Hóa.
Năm 2005 công ty xây dựng và phát triển hạ tầng Thanh Hóa chuyển đổi thành công ty
cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển Thanh Hóa theo quyết định thành lập doanh nghiệp
mới số 1638/ QĐ-CT ngày 20/6/2005 của UBND tỉnh Thanh Hóa.
Đến năm 2007 công ty cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển Thanh Hóa chuyển đổi
thành tổng công ty Cổ phần xây dựng đầu tư phát triển đô thị theo quyết định thành lập
doanh nghiệp mới số 901/QĐ-UBND ngày 28/3/2007 của UBND tỉnh Thanh Hóa.
* Tên giao dịch bằng tiếng anh:
Urban construction and development investment joint stock general company
* Trụ sở địa bàn hoạt động:
- Trụ sở chính: Số 25 đường Phan Chu Trinh- Phường Điện Biên- Thành phố Thanh
Hóa.
- Số điện thoại: 0373.853.818
- Số fax: 0373.750.441

- Giấy phép đăng ký kinh doanh mới số: 2800220625 của Giám đốc sở KH và Đầu tư
tỉnh Thanh Hóa. chuyển tên thành Tổng công ty đầu tư phát triển đô thị - công ty cổ phần.
- Vốn điều lệ: 110.868.520.000 VNĐ làm 11.086.852 cổ phần, trị giá mỗi cổ phần là:
10.000 đồng/cổ phần. Loại cổ phần là cổ phần phổ thông.
- Vốn pháp định: 6.000.000.000 VNĐ
* Người đại diện trước pháp luật của công ty:
- Ông: Đỗ Đức Ty
- Chức vụ: Chủ tịch hội đồng quản trị - Tổng giám đốc.
Ngô Thế Anh Đặng Thị Thúy Anh

3
Bỏo cỏo thc tp tt nghip Trng i hc Vinh
1.2. c im hot ng v c cu t chc b mỏy.
1.2.1. Chc nng, nhim v, ngnh ngh kinh doanh.
Tng cụng ty u t phỏt trin ụ th - cụng ty c phn l mt doanh nghip c phn
hot ng trong lnh vc xõy dng c bn. Trong nhng nm qua vi kinh nghim lau nm
trong lnh vc xõy lp, cụng ty ó thi cụng nhiu cụng trỡnh cú quy mụ ln vi cht lng
cao, tc nhanh c cỏc ch u t tớn nhim nh: ng Nga Sn , Tỏi nh c trỳc
lõm, Cu qua sụng Lý, ng Tộn G7 Tu b ờ kố sụng Yờn i l Lờ li thanh Húa vv
Cho n nay cụng ty ó m rng hot ng trờn nhiu lnh vc khỏc. C th cỏc ngnh
ngh kinh doanh ca cụng ty hin nay:
- Xõy dng cỏc cụng trỡnh k thut ụ th, cụng cng, cụng nghip, giao thụng, thy
li, dõn dng, nh , in, nc, san lp mt bng.
- Khai thỏc, sn xut, ch bin, kinh doanh vt liu xõy dng, n phỏ cụng nghip.
- Kinh doanh xut nhp khu gch men, nguyờn liu sn xut gch men, nguyờn liu,
thit b mỏy múc cho nh mỏy gch CERAMIC.
- Sn xut ,kinh doanh bờ tụng cu kin v bờ tụng thng phm.
- Quy hoch ụ th, quy hoch cụng nghip, quy hoach sn xut nụng lõm nghip.
- Thit k kt cu cụng trỡnh quy mụ va v nh, t vn giỏm sỏt xõy dng cụng trỡnh
cụng nghip, giao thụng, thy li.

- o to lỏi xe mụ tụ v ụ tụ cỏc loi, kinh doanh nh .
- Thớ nghim vt liu xõy dng.
- Kinh doanh xut nhp khu gch Granit
Trong ú xõy dng cỏc cụng trỡnh kin trỳc, cụng trỡnh giao thụng ng b v sn
xut kinh doanh vt liu xõy dng l hot ng ch yu ca Tng cụng ty.
1.2.2. c im t chc sn xut, quy trỡnh cụng ngh
* S dõy chuyn sn xut:
S 1.1. Quỏ trỡnh sn xut sn phm xõy lp ca Tng cụng ty


T nhu cu xõy dng ca cỏc a phng, n v, Tng cụng ty xem xột tham gia u
thu. Khi trỳng thu Tng cụng ty s ký kt hp ng nhn thu thi cụng vi bờn giao thu
(ch du t). Sau khi quỏ trỡnh kho sỏt a cht, a hỡnh ca cụng trỡnh c tin hnh,
phớa Tng cụng ty s lp d ỏn thi cụng v giao khoỏn cho cỏc i xõy dng hoc cỏc xớ
nghip tin hnh thi cụng. Cỏc i tin hnh thi cụng cỏc cụng trỡnh, hng mc cụng trỡnh
Ngụ Th Anh ng Th Thỳy Anh

4
Đấu
thầu và
ký kết
hợp
đồng
Khảo
sát địa
hình
địa
chất
Lập dự
án thi

công
Tiến hành
thi công
(giao cho
các đội, xí
nghiệp
thực hiện)
- Nghiệm thu
bàn giao công
trình hoàn
thành
- Thanh quyết
toán với bên
chủ đầu t
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh
phỉa đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng như đã ký kết với chủ đầu tư. Đội trưởng của các đội
xí nghiệp là người đại diện của đội phải chịu trách nhiêm trước Tổng giám đốc về chất
lượng công trình và an toàn lao động. Khi công trình hoàn thành hai bên tiến hành nghiệm
thu, bàn giao công trình và bên giao thầu thanh quyết toán cho bên nhận thầu.
* Đặc điểm về phương pháp sản xuất:
Xuất phát từ đắc điểm riêng của ngành xây dựng cơ bản là sản phẩm mang tính chất
đơn chiếc, mỗi công trình có một thiết kế kỹ thuật riêng nên việc xây dựng ko theo khuôn
mấu nào, định mức chi phí cho từng công trình cũng khác nhau. Mỗi công trình từ khi khởi
công đến khi hoàn thành mang tính chất đơn chiếc, độc lập ít lien quan đến nhau, các chi phí
chi ra cho từng công trình cũng mang tính chất độc lập. Tổng công ty thường sử dụng
phương pháp hạch toán trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Chi phí phát
sinh thường được tập hợp trực tiếp cho từng hạng mục công trình.
* Về trang thiết bị:
Hiện nay máy móc thiết bị của Tổng công ty đầu tư phát triển đô thị - công ty cổ phần
có rất nhiều loại và mỗi loại có một đặc tính khác nhau nhưng có một đặc điểm chung của

các thiết bị này là chúng đều rất hiện đại, hầu hết đều được sản xuất bởi các nước Tây Âu và
các công ty hàng đầu về chất lượng trong nước.
* Đặc điểm về bố trí mặt bằng và tổ chức thi công:
Căn cứ vào Chuẩn bị mặt bằng thi công, hàng rào bảo vệ.
- Tiến hành đặt biển báo, bảng chỉ dẫn, nội quy công trường, khẩu hiệu an toàn tại các vị trí
dễ nhìn, tại cổng ra vào công trường.
- Bố trí các thiết bị phòng,chữa cháy cho công trường tại nơi dễ thấy, dễ sử dụng.
- Hàng rào được làm bằng luồng 5m và lưới B40, hàng rào bằng hệ thống cọc thép bịt tôn.
- Cạnh mép hàng rào xung quanh công trường sẽ đào rãnh thoát nước mặt và nước bơm hố
móng khi thi công móng. Rãnh được tạo độ dốc và thoát tập trung về hố ga thu nước, để thu
nước, để bơm thoát nước tập trung.
* Bố trí mặt bằng thi công:
Căn cứ vào diện tích mặt bằng công trường, vị trí công trình và các yêu cầu thi công để
công ty bố trí mặt bằng trên cơ sở thi công hợp lý, khoa học và hiệu quả.
- Vị trí tập kết vật liệu được thể hiện trong bản vẽ tổng mặt bằng tổ chức thi công đảm bảo
thuận tiện cho thi công và dễ dàng trong vận chuyển tập kết, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
bố trí mặt bằng thi công.
- Trên mặt bằng thi công của công trình được bố trí máy móc và một số thiết bị thi công
khác đảm bảo thuận tiện cho thi công.
* Đặc điểm về an toàn lao động.
Tất cả những cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý công nhân trên công trường đều phải
được huấn luyện kiểm tra và được cấp thẻ an toàn lao động, đồng thời trong quá trình giao
việc cán bộ kỹ thuật phải giao kèm theo biện pháp và nội quy đảm bảo an toàn lao động.
Trên công trường phải có nhiều khẩu hiệu về an toàn lao động.
Ngô Thế Anh Đặng Thị Thúy Anh

5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh
* Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của tổng công công ty:

Sơ đồ 1.2. Bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty
* Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.
- Ban giám đốc: Gồm Tổng giám đốc là ông Đỗ Đức Ty đồng thời là chủ tịch hội đồng quản
trị và các phó giám đốc đồng thời là thành viên hội đồng quản trị là các ông (bà): Trịnh Duy
Hưng, Vũ Thị Nhung. Lại Quang Minh…
Trong đó:
+ Tổng giám đốc: là người quản lý điều hành hoạt động của công ty theo sự ủy quyền
của HĐQT, chịu trách nhiệm trước HĐQT và pháp luật về quyền hạn và trách nhiệm được
giao.
+ Phó tổng giám đốc:Giúp Tổng giám đốc điều hành công ty theo sự phân công và ủy
quyền của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và HĐQT về trách nhiệm
được phân công và được ủy quyền.
- Phòng tổ chức hành chính: Cùng với Tổng giám đốc bổ nhiệm lại bộ máy của công ty, xây
dựng quy chế công ty, xây dựng đội ngũ nhân sự, nguồn nhân lực. Tổ chức thực hiện công
tác văn phòng, quản lý công văn, giấy tờ lien quan đến tổ chức hành chính. Chịu trách nhiệm
giám sát các chế độ tiền lương, tiền thưởng.
- Phòng kế hoạch kỹ thuật: tham mưu cho Tổng giám đốc về mặt kế hoạch và kỹ thuật. tiến
hành làm hồ sơ đấu thầu các công trình trực tiếp kết hợp với các đội, xí nghiệp tham gia
công tác tìm kiếm việc làm cho Tổng công công ty. Lập dự toán để quản lý, theo dõi, bổ
sung chỉnh lý dự toán trong quá trình thi công, đảm bảo các nguyên tắc thể chế mà Nhà
nước quy định. Lập các hạn mức tiêu hao nguyên vạt liệu chi phí nhân công. Tính toán xác
định giá trị thực hiện và xác định khối lượng các hợp đồng kinh tế trình giám đốc công ty
phê duyệt để nghiệm thu thanh quyết toán cho các đơn vị. Đồng thời phối hợp với các phòng
ban chức năng và các đơn vị thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, quyết toán công trình.
Ngô Thế Anh Đặng Thị Thúy Anh

6
Ban giám đốc
Tổng giám đốc: Đỗ Đức Ty
Các xí nghiệp đội xây dựng, nhà máy trực thuộc

Phòng kế
toán tài vụ
Phòng tổ chức
hành chính
Phòng kế
hoạch kỹ
thuật
Phòng kinh
doanh nhà
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh
- Phòng kế toán tài vụ: Phòng kế toán tổ chức thực hiện công tác kế toán theo đúng quy định
tại các văn bản hiện hành của Nhà nước. Ghi chép tập hợp đầy đủ các chứng từ ban đầu và
cập nhật các số liệu vào phần mềm kế toán, thường xuyên, liên tục, cung cấp các báo cáo tài
chính kịp thời đúng thời hạn quy định. Chịu trách nhiệm trước giám đốc và HĐQT toàn bộ
số liệu mà phòng kế toán cung cấp chịu sự thanh tra, kiểm tra của HĐQT và các cơ quan
chức năng có thẩm quyền.
- Phòng kinh doanh nhà: thực hiện các giao dịch liên quan đến nhà ở như: mua bán chuyển
nhượng nhà ở.
- Các đội, xí nghiệp, nhà máy: thực hiện công đoạn thi công các công trình hạng mục công
trình do Tổng công ty giao hoặc tự tìm kiếm công việc. Các đội chủ đọng xây dựng và lập
biện pháp thi công, tổ chức sản xuất đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm của đơn vị.
1.3.Đánh giá khái quát tình hình tài chính.
1.3.1. Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn.
Bảng 1.1. Bảng so sánh tình hình tài sản và nguồn vốn năm 2010 - 2011
ĐVT: đồng
TT Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch
Số tiền
Tỉ trọng
(%)

Số tiền
Tỉ trọng
(%)
Tuyệt đối
Tương
đối (%)
1 TSNH 387.282.735.051 81,73 461.961.779.747 81,57 74.679.044.696 19,28
2 TSDH 86.584.190.052 18,27 104.380.220.418 18,43 17.796.030.366 20,55
3 Tổng TS 473.866.925.103 100 566.342.000.165 100 92.476.075.062 19,51
4 Nợ phải trả 453.575.961.661 95,72 499.340.153.736 88,17 45.764.192.065 10,09
5 Vốn CSH 20.288.780.104 4,28 67.001.846.429 11,83 46.713.066.325 230,24
6 Tổng NV 473.866.925.103 100 566.342.000.165 100 92.476.075.062 19,51
(Nguồn: Bảng cân đói kế toán năm 2010 và năm 2011)
Qua số liệu bảng 1 ta thấy tổng tài sản (tổng nguồn vốn) năm 2011 so với năm 2010
tăng 92.476.075.062 tương ứng với tỷ lệ 19,51% chứng tỏ quy mô hoạt động của công ty đã
được mở rộng hơn nhiều và khả năng huy động vốn của công ty là rất tốt.
* Cụ thể:
- Tổng tài sản tăng do sự tăng lên của tài sản ngắn hạn với mức tăng tương ứng là
74.679.044.696 tỷ lệ là 19,28%.Tài sản dài hạn tăng với mức tăng tương ứng là
17.796.030.366 tỷ lệ 20,55%. Về cơ cấu, tỷ trọng tài sản ngắn hạn lớn hơn tài sản dài hạn và
có xu hướng giảm tỷ trọng tài sản ngắn hạn, tăng tỷ trọng tài sản dài hạn. Điều này cho thấy
công ty đã chú trọng đến đầu tư vào các TSDH nhiều hơn để phục vụ thi công công trình
nhằm nâng cao tiến độ, hiệu quả và uy tín của công ty trong việc thi công các công trình là
tiền đề cho công ty phát triển lâu dài và tạo lập niềm tin trên thị trường. Tuy nhiên tỷ trọng
thay đổi nhỏ. Doanh nghiệp cần có chính sách cân bằng lại cơ cấu tài sản để phù hợp với
nhu cầu sản xuất, kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất hơn nữa.
- Vốn chủ sở hữu năm 2011 so với năm 2010 tăng 46.713.066.325 tương ứng với
230,24% cho thấy doanh nghiệp đang tăng cường mở rộng sản xuất, đầu tư. Nợ phải trả
trong năm 2011 tăng 45.764.192.065 với mức tăng 10,09% cho thấy nguồn vốn huy động
của doanh nghiệp trong năm chủ yếu từ bên ngoài. Về cơ cấu nguồn vốn,tỷ trọng nợ phải trả

chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn và có xu hướng giảm trong năm 2011, điều này
Ngô Thế Anh Đặng Thị Thúy Anh

7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh
giúp giảm áp lực trả nợ và giảm chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp. Như vậy, doanh
nghiệp đã có sự điều chỉnh trong cơ cấu nguồn vốn đảm bảo khả năng tự chủ của doanh
nghiệp,nâng cao uy tín và niềm tin cho các đối tác đầu tư mang lại lợi thế cho công ty trong
hiện tại và tương lại lâu dài.
1.3.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính.
Bảng 1.2. Bảng phân tích các chỉ tiêu tài chính
ĐVT: đồng
TT Chỉ tiêu ĐVT Công thức tính
Năm
2010
Năm
2011
Chênh
lệch
1 Tỷ suất tài trợ % Vốn CSH/Tổng NV 4,28 11,83 7,55
2 Tỷ suất đầu tư % TSDH/ Tổng TS 18.27 18,43 0,16
3
Khả năng thanh toán
hiện hành
Lần Tổng TS/Tổng nợ phải trả 1,044 1,134 0,09
4
Khả năng thanh toán
nhanh
Lần
Tiền và các khoản tương

đương tiền/ Nợ ngắn hạn
0,021 0,083 0,062
5
Khả năng thanh toán
ngắn hạn
Lần TSNH/ Nợ NH 1,005 1,083 0,078
(Nguồn: Phòng kế toán - tài vụ)
Từ số liệu bảng 2 cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp trong năm 2011 so với
năm 2010 như sau:
- Tỷ suất tài trợ Chỉ tiêu này đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng nguồn
vốn hiện có. Hệ số này ở 2 năm 2011 và 2010 lần lượt là 11,83 % và 4,28 % cho thấy đã có
sự tăng lên (7,55 %)của vốn CSH trên tổng NV. Tỷ suất này là nhỏ thể hiện doanh nghiệp
không có khả năng tự tài trợ cho nguồn vốn của mình bằng nguồn vốn chủ đồng nghĩa với
việc khả năng tự chủ về mặt tài chính còn thấp. Hệ số này có tăng lên trong năm 2011 nhưng
không đáng kể, doanh nghiệp vẫn cần tăng hệ số này để đảm bảo sự độc lập về tài chính của
đơn vị mình.
- Tỷ suất đầu tư: Chỉ tiêu này thể hiện quy mô đầu tư của công ty. Năm 2011 so với
năm 2010 tăng 0,16% cho thấy có sự tăng đầu tư vào tài sản cố định. Tuy nhiên mức tăng
nhỏ, tăng không đáng kể. Công ty cần đẩy mạnh mua sắm các trang thiết bị máy móc kỹ
thuật để nâng cao năng suất lao động, phát triển năng lực của công ty.
- Khả năng thanh toán hiện hành: Phản ánh mối quan hệ giữa tổng TS mà công ty
đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả. Trong năm 2010 và 2011 chỉ tiêu này đều > 1
và năm 2011 tăng 0.09 lần so với năm 2010 cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán
các khoản nợ phải trả bằng tài sản của doanh nghiệp.
- Khả năng thanh toán nhanh: Là thước đo khả năng trả nợ ngay đối với các khoản
nợ ngắn hạn. Trong 2 năm 2010 và 2011 hệ số này đều < 1 cho thấy doanh nghiệp không có
khả năng đáp ưng nhu cầu thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn bằng tiền và các khoản
tương đương tiền. Tuy nhiên không phải khoản nợ ngắn hạn nào cũng cần thanh toán ngay
do đó hệ số này < 1 không có nghĩa là doanh nghiệp không đảm bảo an toàn trong thanh
toán.

Ngô Thế Anh Đặng Thị Thúy Anh

8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh
- Khả năng thanh toán ngắn hạn: trong cả hai năm 2010 và 2011 đều > 1 và năm
2011 tăng 0.078 lần so với năm 2010 cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán ngắn
hạn, cho thấy chính sách tài chính an toàn và ổn định.
Qua các chỉ tiêu tài chính đã phân tích cho thấy tình hình tài chính tại doanh nghiệp được
xem là an toàn và ổn định. Tuy nhiên về dài hạn doanh nghiệp cần xem xét lại cơ cấu nguồn
vốn và tài sản để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh và an toàn tài chính tại đơn vị.
1.4. Nội dung tổ chức công tác kế toán tại đơn vị thực tập.
1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán.
1.4.1.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
Tổng công ty đã lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán.
Sơ đồ 1.3. Bộ máy kế toán của Tổng công ty

1.4.1.2. Giới thiệu sơ lược các bộ phận kế toán trong bộ máy kế toán
- Kế toán trưởng: Là người phụ trách phòng tài chính kế toán và kiểm tra việc hạch
toán, việc chấp hành thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận kế toán, là trợ thủ đắc lực cho tổng
giám đốc, có trách nhiệm kiểm tra, ký duyệt các loại chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán
trước khi trình tổng giám đốc, là người chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước giám đốc về
các hoạt động kế toán tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Kế toán tổng hợp: Nhận các chứng từ gốc của kế toán chi tiết, kiểm tra tính hợp pháp
của chứng từ về các nghiệp vụ phát sinh để lập chứng từ hạch toán và nhập liệu vào máy.
Giúp kế toán trưởng làm công việc quyết toán nội bộ các công trình, dự án, chịu trách nhiệm
trước kế toán trưởng về các phần hành kế toán trong phòng kế toán.
- Kế toán ngân hàng và thanh toán: Giao dịch với ngân hàng để giải quyết công tác mở
tài khoản, vay tiền phục vụ cho sản xuất, ghi sổ phản ánh tình hình tăng giảm biến động các
khoản tiền gửi ngân hàng, theo dõi công nợ của khách hàng. Tiến hành nghiệp vụ thanh toán
qua ngân hàng, thu- chi tiền trên tài khoản tiền gửi. Chịu trách nhiệm tính và thanh toán

lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trong công ty, lập bảng tổng hợp tiền lương. Viết
phiếu thu chi căn cứ vào chứng từ gốc mà kế toán trưởng và ban giám đốc đã duyệt.
- Kế toán thuế GTGT: Có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép, tập hợp hóa đơn thuế GTGT
đầu vào, đầu ra được khấu trừ. Hàng tháng, hàng quý, hàng năm phải báo cáo quyết toán hóa
đơn với cơ quan thuế chủ quản.
Ngô Thế Anh Đặng Thị Thúy Anh

9
Kế toán tổnghợp
Kế toán
tổng hợp
Kế toán
ngân hàng
và thanh
toán
Kế toán vật
tư, TSC Đ,chi
phí, giá
thành, doanh
thu
vàXĐKQKD
Kế toán
thuế
GTGT
Kế toán đơn vị
trực thuộc
Kế toán trưởng
Kế toán
tiền mặt
nguồn

vốn tạm
ứng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh
- Kế toán vật tư, TSCĐ, chi phí, giá thành, doanh thu và XĐKQKD: Có nhiệm vụ theo
dõi tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ của công ty. Ghi chép tập hợp chi phí giá thành
từng công trình, hạng mục công trình. Lập các báo cáo nội bộ phục vụ yêu cầu quản lý chi
phí và giá thành sản phẩm.
- Kế toán ở các đơn vị phụ thuộc: Thực hiện toàn bộ công việc kế toán phát sinh ở đơn
vị mình, công tác thống kê tái chính trong phạm vi đơn vị mình và định kỳ chuyển các
chứng từ lên phòng kế toán của công ty làm căn cứ ghi sổ.
1.4.2. Tổ chức thực hiện các phần hành kế toán
1.4.2.1. Một số đặc điểm chung cần giới thiệu
* Đặc điểm chế độ kế toán áp dụng tại công ty.
Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của
Bộ tài chính.
+ Niên độ kế toán áp dụng từ 01/01/N đến 31/12/N
+ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong sổ kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ)
+ Phương pháp hạch toán tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên.
+ Phương pháp hạch toán chi tiết: Phương pháp thẻ song song.
+ Hình thức sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ (kết hợp với việc vận hành phần mềm kế toán
Cyber Accounting)
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp bình quân gia quyền.
+ Doanh nghiệp kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
+ Phương pháp khấu hao TSCĐ: theo phương pháp đường thẳng, thời gian khấu hao
được ước tính phù hợp với quyết định 206/2003/ QĐ – BTC.
* Hình thức kế toán áp dụng:
Tổng công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Hình thức kế toán này phù
hợp với quy mô của Tổng công ty. Theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ thì mẫu sổ đơn
giản nên dễ ghi chép, kiểm tra, đối chiếu, thuận tiện cho việc phân công công tác kế toán và
cơ giới hóa công tác kế toán.

Việc hạch toán theo hình thức này được mô tả theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.4. Quy trình hạch toán kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày
Ngô Thế Anh Đặng Thị Thúy Anh

10
Sổ chi tiết
Bảng cân đối số phát
sinh, Báo cáo tài chính
Sổ cái
Phần mềm kế
toán
Chứng từ
và bảng
tổng hợp
chứng từ
kế toán
cùng loại
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh
In báo cáo cuối tháng, cuối năm.
Đối chiếu, kiểm tra.
1.4.2.2. Giới thiệu phần hành kế toán tại đơn vị thực tập.
a) Kế toán vốn bằng tiền.
* Tài khoản sử dụng:
- TK 111- Tiền mặt: phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động về tiền mặt tại quỹ
của công ty.
- TK 112- Tiền gửi ngân hàng: theo dõi giá trị hiện có và tình hình biến động các
khoản tiền gửi của công ty tại ngân hàng, kho bạc Nhà nước. tài khoản này được mở chi tiết
cho từng ngân hàng mà công công ty giao dịch.
- Chứng từ sử dụng:Phiếu thu (Mẫu số 01- TT) Phiếu chi (mẫu số 02- TT)

- Biên lai thu tiền (Mẫu số 06- TT)
- Giấy báo nợ, báo có, giấy nộp tiền vào tài khoản tiền gửi
- Giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán
- Lệnh chi, bảng kê chi tiền, bảng kiểm kê quỹ
- Bảng sao kê của ngân hàng…
* Sổ kế toán sử dụng:
- Sổ quỹ tiền mặt, sổ theo dõi tiền gửi ngân hàng.
- Sổ cái tài khoản 111,tài khoản 112
- Sổ chi tiết tài khoản 111, tài khoản 112
Quy trình ghi sổ:
Sơ đồ 1.5. Quy trình thực hiện kế toán vốn bằng tiền
Ngô Thế Anh Đặng Thị Thúy Anh

11
Phân hệ kế toán vốn
bằng tiền
Sổ chi tiết
TK 111, TK 112
Chứng từ ghi sổ
Sổ ĐK chứng từ
ghi sổ
Sổ cái
TK 111,TK 112
Báo cáo tài chính
Báo cáo quản trị

Chứng từ gốc
(phiếu thu, chi)
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh
b) Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa

* Tài khoản sử dụng:
- TK 152 - “ Nguyên liệu, vật liệu”: tài khoản này được công ty mở chi tiết theo từng
nhóm nguyên vật liệu. Cụ thể: TK 1521 – nguyên liệu, vật liệu chính
TK 1522 – nguyên liệu, vật liệu phụ
-TK 153- Công cụ, dụng cụ: TK này công ty mở các tài khoản cấp 2 theo quy định,
không chi tiết cụ thể cho từng loại CCDC.
- TK 155 – Thành phẩm: công ty mở tài khoản chi tiết cho từng đối tượng sản phẩm.
- TK 156 – Hàng hóa: công ty mở tài khoản cấp 2 theo quy định. Cụ thể:
TK 1561: Giá mua hàng hóa
TK 1562: chi phí thu mua hàng hóa
TK 1567: Hàng hóa bất động sản
* Chứng từ sử dụng:
- Phiếu nhập kho (mẫu số 01 – VT)
- Phiếu xuất kho (mẫu số 02 – VT)
- Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho (mẫu số 02 – BH)
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu số 03 PXK- 3LL)
- Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý (mẫu số 04 HDL- 3LL)
- Bảng kê mua hàng (mẫu số 06- VT)
- Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm,hàng hóa (Mẫu số 05-VT)
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư,công cụ, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu số 03-VT)
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu số 04-VT)
- Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, CCDC (Mẫu số 07-VT)
- Hóa đơn GTGT,hóa đơn bán hàng.
* Sổ kế toán sử dụng:
- Thẻ kho và bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn vật tư
- Bảng kê nhập xuất vật tư
- Sổ Cái TK 152, 153,156
- Sổ chi tiết TK 152,153,156
* Quy trình ghi sổ
Sơ đồ 1.6. Quy trình kế toán hàng tồn kho

Ngô Thế Anh Đặng Thị Thúy Anh

12
Sổ cái TK 152,
TK 153,TK 156
Sổ chi tiết
TK 152, TK 153, TK
156
Báo cáo tài chính Báo
cáo quản trị
Chứng từ ghi sổ sổ
đăng ký CTGS
Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, bảng
phân bổ vật tư
Phân hệ kế toán
hàng tồn kho
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh
c) Kế toán tài sản cố định
* Tài khoản sử dụng:
- TK 211- Tài sản cố định hữu hình
- TK 213 - Tài sản cố định vô hình
- TK 214 - Hao mòn tài sản cố định
Các TK này được công ty mở chi tiết thành các TK cấp 2 theo quy định.
* Chứng từ sử dụng:
- Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu số 01- TSCĐ)
- Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số 02-TSCĐ)
- Biên bản bàn giaoTSCĐ sửa chữa lớn đã hoàn thành (mẫu số 03- TSCĐ)
- Biên bản kiểm kê TSCĐ (mẫu số 05- TSCĐ)
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (mẫu số 06- TSCĐ)
- Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng.

* Sổ kế toán sử dụng:
- Sổ TSCĐ, sổ (thẻ) chi tiết TSCĐ. Sổ chi tiết TK 214.
- Sổ cái TK 211, Sổ cái TK 213, Sổ cái TK 214.
- Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng…
* Quy trình ghi sổ:
Sơ đồ 1.7. Quy trình kế toán tài sản cố định
d) Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
* Tài khoản sử dụng:
- TK 334: Phải trả công nhân viên; TK 335: chi phí phải trả
Các tài khoản này tại công ty không mở chi tiết cho từng đối tượng cụ thể mà mở chung cho
tất cả các đối tượng trong công ty.
- TK 338: Phải trả, phải nộp khác – TK này được mở chi tiết thành các TK cấp 2 theo quy
định, tại các TK cấp 2 công ty mở chi tiết cụ thể theo từng đối tượng, thep từng nơi sử dụng.
Ngô Thế Anh Đặng Thị Thúy Anh

13
Phân hệ kế toán TSCĐ
Sổ chi tiết
TK 211, TK 213, TK
214
Báo cáo tài chính
Báo cáo quản trị
Chứng từ ghi sổ. Sổ
ĐK chứng từ ghi sổ
- Chứng từ tăng, giảm TSCĐ
- Bảng tính khấu hao TSCĐ
Sổ cái TK 211,TK 213,
TK 214
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh
* Chứng từ sử dụng:

- chứng từ hạch toán cơ cấu lao động: các quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, khen thưởng, sa
thải…
- Chứng từ hạch toán thời gian lao động, chứng từ hạch toán kết quả lao động: phiếu giao
khoán, phiếu bán làm thêm giờ, bảng chấm công.
- Phiếu xác nhận công việc hoàn thành.
- Hợp đồng giao khoán…
- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
- Biên bản điều tra tai nạn lao động
- Bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng.
- Bảng kê trích nộp cá khoản theo lương.
* Sổ kế toán sử dụng:
- Sổ cái TK 334, TK335, TK 338
- Sổ chi tiết TK 334, TK335, TK 338.
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
* Quy trình ghi sổ:
Sơ đồ 1.8. Quy trình kế toán lương và các khoản trích theo lương
e) Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
* Tài khoản sử dụng:
- TK 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – dùng để tập hợp chi phí về nguyên liệu, vật liệu,
nhiên liệu phục vụ thi công công trình.
- TK 622: chi phí nhân công trực tiếp- dung để tập hợp các chi phí liên quan đến nhân công
như tiền lương chính, phụ cấp lương của công nhân trực tiếp tham gia xây lắp công trình.
- TK 627: chi phí sản xuất chung – dùng để tập hợp chi phí sản xuất của đội, Hạt thi công như
lương của nhân viên quản lý việc thi công công trình, các khoản trích theo lương của nhân viên toàn
doanh nghiệp.
- TK 623: chi phí sử dụng máy thi công – dùng để tập hợp những chi phí liên quan đến sử
dụng máy thi công phục vụ cho thi công.
Ngô Thế Anh Đặng Thị Thúy Anh

14

Phân hệ kế toán lương và
các khoản trích theo lương
Sổ chi tiết TK 334, TK
335, TK 338 (2,3,4…)
Báo cáo tài chính
Báo cáo quản trị
Chứng từ ghi sổ .
Sổ ĐK chứng từ ghi sổ.
Chứng từ lao động và
chứng từ tính lương
Sổ cái TK 334, TK 335,
TK 338
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh
- TK 154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – dùng để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh
để tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Các Tk này được công ty mở chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình.
* Chứng từ sử dụng:
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ.
- Hóa đơn, chứng từ về dịch vụ mua ngoài, vật tư, công cụ không qua kho…
* Sổ kế toán sử dụng:
- Sổ chi tiết TK 621, 622, 623, 627, 154.
- Sổ cái TK 621, 622, 623, 627, 154.
- Thẻ tính giá thành công trình.
* Quy trình ghi sổ:
Sơ đồ 1.9. Quy trình kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
f) Kế toán công nợ phải thu, phải trả.
* Tài khoản sử dụng:
- TK 331: phải trả người bán; TK 131: Phải thu khách hàng
- TK 136: Phải thu nội bộ - dùng phản ánh các khoản liên quan đến công nợ với Đội, Hạt.
- Các TK khác: TK 336, 138, 311, 338, 141.

Các TK này được công ty mở chi tiết theo từng đối tượng thanh toán cụ thể.
* Chứng từ sử dụng:
- Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng.
- Các chứng từ thanh toán công nợ.
- Chứng từ chi phí mua vật tư hàng hóa.
- Các chứng từ khác.
* Sổ kế toán sử dụng:
- Sổ chi tiết TK 331, TK 131, TK 136, TK336
- Sổ cái TK 131, TK 331, TK 136
- Bảng tổng hợp thanh toán với người mua, người bán.
* Quy trình ghi sổ:
Ngô Thế Anh Đặng Thị Thúy Anh

15
Sổ chi tiết TK621, 622,
623, 627, 154
Thẻ tính giá thành
Báo cáo tài chính
Báo cáo quản trị
Chứng từ ghi sổ.
Sổ ĐK chứng từ ghi sổ.
Phân hệ kế toán chi phí và
giá thành
Sổ cái TK 621, TK 622, TK
623, TK 627, TK 154
-Bảng tổng hợp chứng từ gốc
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH…
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh
Sơ đồ 1.10. Quy trình kế toán công nợ phải thu, phải trả
g) Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.

* Tài khoản sử dụng:
- TK 632: Giá vốn hàng bán, được công ty mở chi tiết theo từng công trình, hạng mục công
trình.
- TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - công ty mở chi tiết theo các TK cấp 2
quy định nhưng không mở cụ thể cho từng loại hàng hóa, công trình, hạng mục công trình.
- TK 911: Xác định kết quả kinh doanh – dùng để tổng hợp các doanh thu và chi phí để xác
định kết quả kinh doanh.
- Các TK liên quan khác: TK 641, TK642, TK 421.
* Chứng từ sử dụng:
- Hợp đồng trúng thầu.
- Biên bản nghiệm thu khối lượng, chất lượng công trình hoàn thành.
- Các chứng từ thanh toán.
* Sổ kế toán sử dụng:
- Sổ chi tiết TK 632, TK 511
1.4.3. Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính.
+ Thời điểm lập báo cáo: Đơn vị lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm, tức 31/12/N.
+ Các báo cáo tài chính theo quy định:
- Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01 – DN)
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số B02- DN)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu số B03- DN)
- Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu số B09 – DN)
1.4.4. Tổ chức kiểm tra công tác kế toán.
+ Bộ phận thực hiện: Ban lãnh đạo công ty.
+ Phương pháp kiểm tra: Ký hợp đồng với công ty kiểm toán.
+ Cơ sở kiểm tra: Là các chứng từ và báo cáo quyết toán tài chính.
Ngô Thế Anh Đặng Thị Thúy Anh

16
Sổ cái TK 131, TK
331,TK136…

Sổ chi tiết TK 131,
TK 331, TK 136…
Báo cáo tài chính
Báo cáo quản trị
Chứng từ ghi sổ.
Sổ ĐK chứng từ ghi sổ
-Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng
- Các chứng từ thanh toán công nợ…
Phân hệ kế toán công
nợ phải thu, phải trả.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh
Các báo cáo quyết toán phải được thông qua ban lãnh đạo của công ty phải được kiểm toán
độc lập duyệt.
1.5. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác kế toán của công ty.
1.5.1. Thuận lợi
Tổng công ty cổ phần xây dựng đầu tư phát triển đô thị có bộ máy quản lý hoạt động hiệu quả,
các phòng ban được bố trí hợp lý, đồng bộ, luôn làm việc bổ sung, hỗ trợ nhau. Trong đó phòng kế
toán cũng là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Trong công tác kế toán,
tổng công ty đang áp dụng đúng theo chuẩn mực, chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp do
BTC ban hành năm 2006. QĐ 15 – 2006/ QĐ – BTC ngày 20- 3- 2006 của Bộ Tài Chính. Công ty
luôn tìm hiểu để có những thay đổi phù hợp, vận dụng các chuẩn mực kế toán trên tinh thần sáng
tạo, hiệu quả, Nhờ đó sổ sách công ty luôn cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác số liệu để phục vụ
yêu cầu quản lý. Bên cạnh đó công ty luôn quan tâm đến việc đào tạo, tuyển dụng cán bộ,công nhân
có tay nghề cao để hướng tới mục tiêu về chất lượng và tính thẩm mỹ của các công trình.
Bộ máy kế toán của công ty gồm 6 nhân viên kế toán được bố trí, phân công nhiệm vụ
rõ ràng phù hợ với trình độ, khả năng của mỗi người. Bộ máy kế toán được tổ chức chặt chẽ,
kết hợp với việc ứng dụng của phần mềm Cyber Accounting nên phòng kế toán luôn hoàn
thành nhiệm vụ được giao và luôn cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ công tác quản lý.
Hình thức kế toán công ty áp dụng là hình thức nhật ký chứng từ thuận tiện cho công tấc kế
toán máy. Hình thức này có mẫu sổ tương đối đơn giản, thuận tiện cho việc phân công lao động phù

hợp với bộ máy kế toán của công ty. Đồng thời sử dụng phần mềm kế toán giúp giảm bớt công việc
ghi chép, tính toán, có khả năng tổng hợp, hệ thống hóa thông tin nhanh chóng và độ chính xác cao
phục vụ cho yêu cầu quản trị.
Việc tổ chức mô hình bộ máy kế toán nửa tập trung nửa phân tán phù hợp với mô hình tổ chức
nhiều Đội, xí nghiệp trực thuộc giúp công ty kiểm tra chỉ đạo kịp thời và cũng rất phù hợp với mô
hình quản lý và hình thức tổ chức sản xuất theo phương thức kế toán của công ty.
1.5.2. Khó khăn.
Tổng công ty cổ phần xây dựng đầu tư phát triển đô thị là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực xây lắp nên sản phẩm sản xuất của công ty là những công trình lớn, có giá trị đầu tư cao, thời
gian thi công cũng như thanh toán kéo dài khiến cho công tác kế toán của đơn vị trở nên phức tạp và
cần sự theo dõi, kiểm tra chặt chẽ, thường xuyên.
Mặt khác là công ty xây dựng các công trình có địa bàn khác nhau cho nên việc hoàn
chứng từ của đội lên công ty đôi khi bị chậm trễ là điều không thể tránh khỏi. Việc hoàn
chứng từ chậm trễ dẫn đến khối lượng công việc dồn vào cuối tháng nên đôi khi hạch toán
không được chính xác làm ảnh hưởng đến công việc cung cấp thông tin cho ban giám đốc,
ảnh hưởng phần nào đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các chỉ huy công trình, các đội, xí nghiệp trực thuộc hoàn chứng từ phát sinh chậm dẫn
tới phòng kế toán cập nhật chứng từ không kịp thời để kê khai thuế GTGT và phục vụ công
tác báo cáo tài chính của công ty.
Ngô Thế Anh Đặng Thị Thúy Anh

17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh
Do bước đầu áp dụng phần mềm kế toán trong công tác kế toán của đơn vị nên việc tiến hành
mã hóa, xây dựng danh mục từ điển theo từng nhóm, chủng loại, việc theo dõi chi tiết cụ thể các đối
tượng kế toán chưa thật sự hiệu quả.
1.5.3. Hướng phát triển.
Nhận thức được sự thay đổi trong cơ chế thị trường ngày càng gay gắt, Tổng công ty cổ phần
xây dựng đầu tư phát triển đô thị đang từng bước hoàn thiện về mặt số lượng cũng như chất lượng
công nhân viên đáp ứng nhu cầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động kế

toán nói riêng. Mặt khác, thắt chặt quản lý trong công tác kế toán, đảm bảo công tác kế toán kịp
thời, phản ánh trung thực, hợp lý và thực hành tiết kiệm trong công tác kế toán tại công ty.
Về công tác tổ chức tập hợp và luân chuyển chứng từ: Để giảm bớt khối lượng công
việc vào cuối tháng, công ty có thể yêu cầu các đội, xí nghiệp trực thuộc định kỳ 1 tuần hoặc
nửa tháng tập hợp các chứng từ để kế toán công trình gửi lên phòng kế toán để vào sổ kế
toán. Như vậy vừa hạn chế những sai sót không đáng có trong quá trình nhập liệu vào máy
do phải làm một khối lượng lớn công việc, vừa cung cấp thông tin kịp thời về tình hình sản
xuất thi công cho các nhà quản trị doanh nghiệp.
Về phần mềm kế toán của công ty: Tuy việc áp dụng phần mềm Cyber Accounting đã
mang lại nhiều hữu ích trong công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí
và tính giá thành nói riêng, song để đáp ứng được nhu cầu ngày càng phát triển của công
nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật và đặc biệt là để nâng cao hơn nữa tính hiệu quả của việc
áp dụng phần mềm kế toán máy vào công việc kế toán, công ty nên không ngừng cải thiện
và nâng cấp cải tạo phần mềm hiện nay. Phải xem xét để cải tiến phần tập hợp chi phí và
tính toán tiền lương; các thao tác phân bổ chi phí và việc tính giá thành phải được thực hiện
một cách liên hoàn trên máy. Bên cạnh đó công ty cần đào tạo đội ngũ kế toán viên thành
thạo máy vi tính cũng như am hiểu rõ về phần mềm kế toán mà công ty đang sử dụng để
mang hiệu quả cao hơn nữa trong công tác kế toán nói riêng và hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty nói chung.
Ngô Thế Anh Đặng Thị Thúy Anh

18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh
Phần II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,VẬT LIỆU TẠI TỔNG
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
2.1 - Đặc điểm nguyên liệu, vật liệu tại Tổng công ty.
Là công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, lắp đặt các công trình
nên những vật liệu sử dụng trong sản xuất có những đặc thù riêng. Để xây dựng các công
trình lớn, công ty phải sử dụng một khối lượng NVL phong phú về chủng loại, đa dạng về

chất lượng, các loại vật liệu đó là:
+ Sản phẩm của ngành công nghiệp như: Xi măng, sắt thép, thép ống, thép tấm, thép gai,
thép cạnh, gạch lỗ, gạch đặc…
+ Sản phẩm của ngành khai thác mới qua sơ chế như: Cát, đá, sỏi…
+ Sản phẩm của ngành nông lâm nghiệp như: Gỗ, tre, nứa để làm giàn giáo, cốt pha…
Hầu hết các loại vật liệu sử dụng đều trực tiếp cấu thành nên công trình. Chi phí
NVL chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ chi phí xây dựng công trình. Qua đó thấy được vai trò
to lớn của NVL trong công nghiệp xây dựng.
2.2 – Công tác quản lý nguyên liệu, vật liệu.
Tổng công ty cổ phần xây dựng đầu tư phát triển đô thị bao gồm nhiều đội, xí
nghiệp. Công ty quản lý NVL là thủ kho của từng đội. Việc chịu trách nhiệm bảo quản và
sắp xếp nhập kho của từng đội. Theo định kì thủ kho phải sắp xếp lại NVL để phát hiện các
trường hợp NVL có được bảo quản tốt hay không, thứ tự sắp xếp đã hợp lý chưa. Ngày
31/12 hàng năm Công ty tiến hành kiểm kê số NVL tồn kho của các đơn vị trực thuộc và của
toàn công ty. Công tác kiểm kê do phòng kế hoạch kỹ thuật, kế toán, thủ kho của các đội kết
hợp tiến hành. Kiểm kê mục đích xác định chính xác số lượng và giá trị NVL hiện có, phát
hiện và xử lý kịp thời các trường hợp hao hụt, mất mát, hư hỏng, ứ đọng, kém phẩm chất,
trên cơ sở đó đề cao trách nhiệm của thủ kho và các đội sử dụng, từng bước đưa nề nếp về
công tác quản lý nguyên vật liệu của công ty ngày càng tốt hơn. Đồng thời để có kế hoạch
điều chuyển NVL thừa từ đội này sang đội khác chưa hoàn thành công trình. Kiểm kê dùng
phương pháp thích hợp với từng loại như: cân, đo, đếm…. Trước khi
.lập quyết toán năm thì công tác kiểm kê được tiến hành. Ban kiểm kê lập biên bản kiểm kê
ghi kết quả kiểm kê.
Ngô Thế Anh Đặng Thị Thúy Anh

19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh
2.3 – Phân loại và tính giá nguyên vật liệu.
a – Phân loại nguyên vật liệu của công ty.
Để tiến hành xây dựng các công trình, sửa chữa các sản phẩm xây dựng cơ bản,

công ty phải sử dụng một khối lượng lớn vật liệu gồm nhiều chủng loại khác nhau. Hiện nay
để phù hợp với yêu cầu sản xuất, thi công và quản lý nguyên vật liệu ở công ty thì nguyên
vật liệu được chia thành:
- NVL chính: là những nguyên vật liệu cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm.
Nguyên vật liệu chính cũng bao gồm cả bán thành phẩm mua ngoài, đó là các chi
tiết, bộ phận của sản phẩm mà doanh nghiệp mua của các đơn vị khác với mục đích tiếp tục
quá trình sản xuất chế tạo ra sản phẩm, hàng hoá như: Cát, sỏi, xi măng, sắt, thép…
- NVLphụ: là những vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành
nên thực thể chính của sản phẩm. Nó có thể kết hợp với nguyên vật liệu chính làm thay đổi
hình dáng, màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, làm tăng cường chất lượng hoặc giá trị sử
dụng của sản phẩm như: Sơn tường, vôi, dầu nhờn…
- Nhiên liệu: là những thứ vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt năng lượng quá trình
sản xuất kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường. Nhiên
liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí:Xăng, dầu, khí ga.
- Phụ tùng thay thế: là những chi tiết, phụ tùng máy móc mà doanh nghiệp mua về
phục vụ thay thế cho các bộ phận, các loại phụ tùng, các chi tiết dược sử dụng được thay thế,
sữa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…
- Thiết bị XDCB: Những vật liệu, thiết bị, công cụ, khí cụ, vật kết cấu dùng cho
công tác XDCB.
- Vật liệu khác: Phế liệu thu nhặt, thu hồi trong quá trình thanh lý TSCĐ.
b – Tính giá nguyên vật liệu của công ty.
* Tính giá nguyên vật liệu nhập kho
Khi nhập kho đối với nguyên vật liệu mua ngoài: Do nguyên vật liệu mua ngoài
chủ yếu phục vụ cho mục đích sản xuất và xây lắp. Nên giá nhập kho nguyên vật liệu là giá
mua ghi trên hoá đơn cộng (+) chi phí bốc dỡ ( không bao gồm thuế GTGT).
Trị giá
thực tế =
Trị giá
mua trên +
Các loại

thuế không +
Các chi phí trực
tiếp phát sinh trong
_ Các khoản giảm
trừ phát sinh(chiết
Ngô Thế Anh Đặng Thị Thúy Anh

20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh
của NVL
mua ngoài
nhập kho
trong kỳ
hoá đơn
(không bao
gồm thuế
GTGT)
hoàn lại
(thuế NK,
thuếTTĐB
(nếu có)….)
khâu mua hàng
(chi phí vận
chuyển, bốc dỡ,
bảo quản)
khấu thương
mại,giảm giá
hàng bán,hàng
bán bị trả lại)
*Ví dụ: Ngày 02/12/2011 đội xây dựng số 09 nhập kho 100 tấn xi măng, 6.300kg thép fi 6-8

của bà Nguyễn Thị Phương (mua tại chân công trình xây dựng, chi phí vận chuyển, bốc dỡ
đã tính trong đơn giá ).
Trong đó:
+ xi măng: đơn giá nhập 790.000đ/m
3
.
Trị giá nhập xi măng là: 790.000đ/m
3
x 100 = 79.000.000đ
+ Thép fi 6- 8: Đơn giá nhập 14.500đ/kg
Trị giá nhập của hép fi 6-8 là: 14.500đ/kg x 6.300 = 91.350.000đ
Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên giá trị mua NVL tính theo hoá
đơn không bao gồm thuế GTGT.
*Tính giá nguyên vật liệu xuất kho
Công ty tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo đơn giá bình quân gia quyền. Theo
phương pháp này:
Trị giá thực tế
NVL xuất kho
=
Khối lượng NVL
xuất kho
x
Đơn giá bình quân
cả kỳ dự trữ
Đơn giá bình
quân cả kỳ dự
trữ
=
Trị giá vốn thực tế
NVL tồn đầu kỳ

Số lượng NVL tồn
Đầu kỳ
+
+
Trị giá vốn thực tế
NVL nhập trong kỳ
Số lượng NVL
nhập trong kỳ

* Ví dụ:Xác định đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ và trị giá thực tế của 120m3 đá 4x6 xuất
trong kỳ:
Đơn giá bình
Quân cả kỳ dự trữ
=
4.650.000 + 19.200.000
30 + 120
= 159.000đ/kg
Trị giá thực tế đá 4x6 xuất dùng trong kỳ: 159.000đ/kg x 150 = 23.850.000đ
Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nghĩa là số tiền mà công ty nộp cho
nhà nước thông qua người bán hàng khi mua vật tư, sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ chấp nhận
Ngô Thế Anh Đặng Thị Thúy Anh

21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh
thanh toán với giá bán thì công ty được khấu trừ hoặc hoàn lại theo đúng quy định của luật
doanh nghiệp.
2.4 –Thủ tục mua và nhập – xuất kho nguyên liệu, vật liệu
Tổng công ty cổ phần xây dựng đầu tư phát trển đô thị chủ yếu nhận thi công, xây
lắp các công trình xây dựng. Trong tổng công ty lại bao gồm nhiều đội, xí nghiệp xây dựng.
Mỗi đội, xí nghiệp chịu trách nhiệm thi công những công trình khác nhau do vậy việc theo

dõi nguyên vật liệu của các đội, xí nghiệp là theo từng công trình và các nhân viên kinh tế
của các đội, xí nghiệp có nhiệm vụ thu thập ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ban đầu
tại các công trình định kỳ gửi về phòng tài vụ của công ty để theo dõi, phân bổ và tính giá
thành theo từng công trình. (Đề tài này được lấy số liệu ở đội xây dựng số 09 với công trình
xây dựng Trường tiểu học Hà Bắc – huyện Hà Trung – Thanh Hoá .)
a - Thủ tục mua và nhập kho nguyên liệu, vật liệu
Nguồn nguyên liệu phục vụ cho các đội, xí nghiệp chủ yếu được mua ngoài và căn cứ
vào dự toán công trình kỹ thuật vật tư lập kế hoạch thu mua nguyên vật liệu đưa lên cho
Giám đốc, giám đốc xí nghiệp thoả thuận với đơn vị bán hàng về việc mua nguyên vật liệu
theo hợp đồng mua bán. Hợp đồng mua bán là một văn bản có tính ràng buộc giữa bên mua
và bên bán, trong đó có quy định trách nhiệm của mỗi bên và những điều khoản mà các bên
thoả thuận và cam kết thực hiện theo đúng quyền lợi và trách nhiệm của mình.( Do thực tế
công ty vào tháng 1 chưa phát sinh đầy đủ các nghiệp vụ tăng giảm nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ nên đề tài này trích dẫn số liệu tháng 12 năm 2011 ). Do tháng 12
không phát sinh nghiệp vụ công cụ dụng cụ nên đề tài này không đề cập tới.
Trong tháng 12 năm 2011, đội xây dựng số 09 đã thực hiện ký hợp đồng mua bán vật
tư như sau:

TỔNG CÔNG TY CPXDDTPT ĐÔ THỊ
Đội xây dựng số 9
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Ngô Thế Anh Đặng Thị Thúy Anh

22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh
Thanh Hoá, ngày 01 tháng 12 năm2011
HỢP ĐỒNG MUA BÁN VẬT TƯ
Công trình: Trường tiểu học Hà Bắc huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hoá.
I. Đại diện bên A: Đội xây dựng số 9 – Tổng công ty CPXDĐT phát triển đô thị.

Ông: Nguyễn Trung Phúc Chức vụ: Đội trưởng
Địa chỉ: 25 Phan Chu Trinh – phường Điện Biên – thành phố Thanh Hoá
Số tài khoản: .5010000000083 Ngân hàng đầu tư phát triển Thanh Hoá.
Mã số thuế: 2800220625
II. Đại diện bên B:
Bà: Dương Thị Hường Chức vụ: Chủ cơ sở
Đơn vị : Công ty Long Hường
Địa chỉ : Số 537 Bà Triệu, Phường Đông Thọ,Thành Phố Thanh Hoá
Mã số thuế: 2800672452
Hai bên đã bàn bạc và đi đến thống nhất nội dung ký kết hợp đồng như sau:
Điều 1:
Bên A đồng ý giao cho bên B cung cấp vật tư và thi công tại công trình gồm: Xi măng, thép
fi 6 – 8.
Điều 2:
Khối lượng và đơn giá khoán như sau:
TT Tên vật tư
ĐVT
KL tạm tính Đơn giá Thành tiền
1 Xi măng Tấn 100 790.000 79.000.000
2 Thép fi 6 - 8 Kg 6.300 14.500 91.350.000
Đơn giá trên chưa bao gồm thuế VAT
Điều 3: Hình thức thanh toán.
- Bên B sẽ cho bên A tạm ứng theo từng giai đoạn.
– Sau khi cung cấp đầy đủ số lượng bên B sẽ được thanh toán đầy đủ số tiền theo
như thanh lý hợp đồng.
Điều 4: Trách nhiệm các bên:
* Trách nhiệm bên B:
– Giao hàng cho bên A tại công trình.
Ngô Thế Anh Đặng Thị Thúy Anh


23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh
– Sản xuất và nhập hàng đúng thời gian.
– Đảm bảo cung cấp đúng chủng loại đúng tiến độ yêu cầu.
* Trách nhiệm bên A:
– Cung cấp đầy đủ giáo sắt và bản vẽ thiết kế để bên B thi công.
– Đảm bảo đủ số tiền và đúng thời gian thanh toán cho bên B như theo điều 3
trong hợp đồng này.
– Cử cán bộ giám sát nghiệm thu khối lượng bên B nhập.
Điều 5: Cam kết chung.
Hai bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản đã ghi trong hợp đồng này.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có gì khó khăn trở ngại hai bên phải thông báo cho
nhau kịp thời bằng văn bản trước 03 ngày để cùng nhau giải quyết. Nếu bên nào vi phạm
hợp đồng gây thiệt hại về kinh tế, thì bên đó phải bồi thường vật chất theo chính sách pháp
luật của nhà nước quy định.
Hợp đồng có giá trị kể từ ngày ký và được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản có
giá trị pháp lý như nhau./.
ĐẠI DIỆN BÊN A
NGUYỄN TRUNG PHÚC
ĐẠI DIỆN BÊN B
DƯƠNG THỊ HƯỜNG
Khi mua nguyên vật liệu cán bộ thu mua được tạm ứng tiền nhưng không có chứng
từ cụ thể phản ánh nghiệp vụ này, hoá đơn GTGT của nguyên vật liệu được dùng làm cơ sở
để thanh toán tiền cho cán bộ thu mua, cũng như cập nhật số liệu vào sổ kế toán.
HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2: Giao cho khách hàng
Ngày 02 tháng 12 năm 2011
Mẫu số 01 GTKT –
3LL 0062766
Đơn vị bán hàng: Chủ cơ sở bà Dương Thị Hường

Địa chỉ: Số 537 Bà Triệu,Phường Đông Thọ,Thành Phố Thanh Hoá
Số tài khoản:………………………………………….
Ngô Thế Anh Đặng Thị Thúy Anh

24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường đại học Vinh
Điện thoại: ……………… Mã số thuế: 2800672452
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Trung Phúc
Tên đơn vị: Tổng công ty CPXDĐTPT đô thị
Địa chỉ: 25 Phan Chu Trinh – phường Điện Biên – TPTH
Số tài khoản: …………………………………………….
Hình thức thanh toán: Chuyển khoản Mã số thuế: 2800220625
STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3 = 1 x 2
1 Xi măng Tấn 100 790.000 79.000.000
2 Thép fi 6 - 8 Kg 6.300 14.500 91.350.000
Cộng tiền hàng: 170.350.000
Thuế suất GTGT 10% Tiền thuế GTGT: 17.035.000
Tổng cộng tiền thanh toán: 187.385.000
Số tiền viết bằng chữ: Một trăm tám mươi bảy triệu ba trăm tám mươi lăm nghìn đồng
chẵn
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên)
Khi mua nguyên vật liệu về nhập kho, để đảm bảo rằng vật liệu nhập kho đúng quy
cách, chất lượng, đáp ứng yêu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh, đội tiến hành kiểm
nghiệm để đưa vào nhập kho.
Biên bản kiểm nghiệm dùng để xác định số lượng, quy cách và chất lượng vật tư,
sanư phẩm, hàng hoá trước khi nhập kho, làm căn cứ để quy trách nhiệm trong thanh toán và
bảo quản. Nếu nguyên vật liệu được kiểm nghiệm đúng tiêu chuẩn, số lượng mẫu mã thì
được phép nhập kho.

Mẫu số: 05 – VT
BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT TƯ
Số :01
Ngày 02 tháng12 năm 2011
Căn cứ hợp đồng……. Số: ……… ngày 01 tháng 12 năm 2011
Người mua hàng: Nguyễn Trung Phúc
Giao theo hợp đồng kinh tế số …….ngày 01 tháng 12 năm 2011
Ngô Thế Anh Đặng Thị Thúy Anh

25

×