Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Lý thuyết kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.04 KB, 5 trang )

Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM
Khoa Quản Trị
Môn: Quản trị Kinh doanh Quốc tế

Bài luận cá nhân
Phân tích lý thuyết kinh doanh từ phim
Ở khía cạnh kinh tế, cá nhân tôi rất thích các thông tin về đầu tư, thị trường chứng khoán
nên tôi luôn bị chú ý bởi các thể loại thông tin có liên quan đến chứng khoán, đầu tư. Và chính vì
lẽ đó cho tôi có dịp biết đến hai từ “Phố Wall” thông qua tìm hiểu cuốn sách “Nhà đầu tư thông
minh” của Benjamin Braham – người nổi tiếng với triết lý đầu tư giá trị, cũng là người thầy có
ảnh hưởng sâu sắc nhất đến thành công của nhà đầu tư vĩ đại Warren Buffett. Thế nên, các thông
tin liên quan đến “Phố Wall” xuất hiện luôn chiếm sự chú ý đầu tiên của cá nhân tôi. Và lần này
cũng vậy, với ba sự lựa chọn một bộ phim cho bài luận, sự liên quan đến “Phố Wall” đã đưa đến
quyết định chọn cái tên “Money Monster” mặc dù tôi không biết chắc là các bộ phim còn lại có
dễ hơn cho phần phân tích của tôi hay không. Tôi hy vọng là việc mình dành thời gian cho một
điều gây thích thú, lại giúp mình hoàn thành bài tập cá nhân, thế thì quá lợi rồi còn gì. Tất nhiên,
chất lượng hay độ khó cho bài viết phía sau không phải là vấn đề mà tôi nghĩ đến lúc này, sự
quan tâm là có gì mới về Phố Wall mà bọ phim đem đến cho khán giả. Nhưng Có lẽ vì cảm xúc
“quá đã” mà bộ phim “The Wolf of Wall Street” mang lại về Phố Wall nên lần này có hơi chút
thất vọng bở bộ phim không đi sâu vào khai thác thông tin về Phố Wall mà lần này, Phố Wall chỉ
được gợi mở đầy ẩn ý dựa trên một câu chuyện về một chương trình truyền hình và nhà đầu tư
nghiệp dư. Tuy vậy, bộ phim lại đem đến tôi những cái nhìn mới, sự học hỏi nhiều hơn qua câu
chuyện của các nhân vật truyền thông, đứng trước một sự cố đối mặt với cái chết, các nhân vật
thể hiện rất nhiều tính cách mà cá nhân tôi xem là những bài học rất bổ ích.
Trước khi tiết lộ về những cảm xúc mà tôi cảm được từ câu chuyện trên, tôi sẽ đem đến cho
bạn một cái nhìn vắn tắt về nội dung bộ phim: Câu chuyện xoay quanh nhân vật người dẫn
chương trình Lee Gates, với một show truyền hình Mỹ mang tên Money Monster chuyên cung
cấp thông tin về thị trường hứng khoán và những phân tích dự đoán về xu hướng giá cổ phiếu.
Lee Gates được mệnh danh là “phù thủy” bởi những cách pha trò cùng những lời khuyên đầu tư
đối với khan giả truyền hình theo dõi. Cũng chính những lời khuyên của Gates đã dẫn đến rắc rối
cho Lee và cả trường quay khi xuất hiện một nhân vật người thanh niên giao hàng tên Kyle


Bubwell. Kyle – một chàng thanh niên với công việc giao hàng vất vả và khoản thu nhập chỉ ít ỏi
hiện đang sinh sống cùng cô bạn gái đang mang bầu, anh chàng biết đến cổ phiếu công ty IBIS
thông qua lời khuyên đầy hứa hẹn của Lee và anh đã dùng hết khoản tiền tiết kiệm 60.000 USD
đầu tư vào cổ phiếu công ty công nghệ IBIS. Tình hình công ty IBIS đột ngột xảy ra biến cố với
sự rớt giá và bốc hơi khoản tiền đầu tư lên đến 800 triệu USD chỉ sau một đêm và Kyle thua lỗ
toàn bộ số tiền của mình. Diễn biến câu chuyện bắt đầu khi Kyle đột nhập vào trường quay trong
một chương trình Money Monster đang ghi hình do Gates dẫn với một khẩu súng và thuốc nổ.
Kyle uy hiếp và Lee và nhân viên tại trường quay nhằm muốn nhận được lời giải thích thỏa đáng


cho sự cố khiến anh thua lỗ khoản đầu tư. Câu chuyện được đẩy lên cao trào với sự điên cuồng
của kẻ khủng bố nghiệp dư Kyle, hắn luôn lăm le khẩu súng trong tay và ép Lee Gates mặc chiếc
áo chứa thuốc nổ. Trước tình hình phải khống chế tên Kyle với tâm lý thay đổi khó lường, các
nhân Lee Gates và đội ngũ đã thể hiện sự ứng biến thông minh, nhanh nhạy của các nhà truyền
thông. Trong đó, nổi bật là sự xuất hiện của nữ giám đốc đài FNN Patty Fenn cũng có mặt tại
trường quay với vai trò là người điều phối, chỉ đạo mọi hoạt động nhằm khống chế sự điên cuồng
của tên Kyle. Trong tình huống gấp gáp và phải đợi sự ứng cứu chậm chạp từ cảnh sát, Patty
Fenn đã chỉ đạo Lee Gates cùng đội ngũ ứng biến hết sức linh hoạt, tinh tế nhằm làm dịu các cơn
điên cuồng của Kyle. Các tình tiết diễn ra liên tục với nhịp độ nhanh và hàng loạt các giải pháp
và cách xoay sở vô cùng thông minh của cá nhân Lee, Patty, cùng đội ngũ đã đưa khán giả đến
rất nhiều bất ngờ thú vị. Và rồi, câu chuyện về bí mật của công ty công nghệ IBIS dần tiết lộ
thông qua sự hỗ trợ điều tra của đội ngũ nhân viên dưới sự chỉ đạo của Fenn, và đặc biệt là thông
qua giám đốc truyền thông của công ty IBIS đã mang CEO Walt Camby của IBIS đến để tất sự
thật được hé lộ. Câu chuyện về số tiền 800 triệu USD được CEO của IBIS sử dụng cho việc hối
lộ công nhân ở công ty khai thác mỏ ở Nam Phi. Tuy nhiên, Walt vẫn luôn không thừa nhận và
khăn khăn đó là tính chất của hoạt động kinh doanh. Kết thúc câu chuyện là cái chết của Kyle
dưới súng của cảnh sát sau khi ép Walt phải thừa nhận là hắn sai.
Như đã nhắc đến ở trên, hành trình diễn biến câu chuyện là hàng loạt những cảm xúc bất
ngờ mà người xem cảm nhận được. Giai đoạn mở đầu của bộ phim là các tình tiết diễn biến khá
nhanh, khá rời rạc và nếu không tập trung, người xem có lẽ khó nắm được ý nghĩa của chúng. Và

cá nhân tôi cũng đã phải trải qua hết toàn bộ câu chuyện mới hình dung những sự kiện ban đầu là
sự giới thiệu về nhân vật Lee Gates cùng với các hoạt động tài chính, đặc biệt là sự xuất hiện của
công ty IBIS thông qua hoạt động IPO cùng với mức tăng giá cổ phiếu và rồi sau đó rơi vào
khủng hoảng. Quả thật, dù có tập trung thì ít người quan tâm lắm bởi các chi tiết diễn ra khá
nhanh và cũng không ai biết được sự cố của công ty IBIS là nguồn gốc của cốt truyện. Diễn biến
sự cố bắt đầu với sự xâm nhập của Kyle vào trường quay và uy hiếp Lee Gates, là một sự khởi
đầu bất ngờ bởi với vẻ mặt của của một chàng thanh niên giao hàng ngây ngô, việc Kyle trở
thành “tên khủng bố” gây nên ngạc nhiên, tôi tự hỏi liệu với diện mạo như vậy có đủ để Kyle
làm nên hình ảnh một kẻ uy hiếp đủ khiếp sợ không. Và rồi, tất cả đã được chứng minh nhờ sự
sắp xếp diễn biến tài tình của nhân vật, lần lượt là các hành động nổ súng, đe dọa, bắt Lee mặc
áo chứa chất nổ, khiến người xem cảm nhận sự khó lường trong tâm lý thay đổi liên tục của tên
Kyle. Trong lúc cuộc đột nhập xảy ra, có chi tiết đáng chú ý là sự thay đổi tâm lý của Lee Gates,
từ vẻ lịch lãm, đầy tự tin pha chút hài hước ngay lập tức chuyển sang trạng thái sợ hãi, yếu đuối.
Dường như, trước tình thế bị uy hiếp tính mạng, Lee Gates đánh mất hoàn toàn mọi sự kiểm soát,
bình tĩnh và tự tin vốn có. Và cũng chính vì vậy, người xem càng thỏa mãn hơn khi thấy Lee
Gates trở nên làm chủ tình hình với một phong thái hoàn toàn khác biệt trong diễn biến tiếp theo
sau đó. Một Lee Gates mà mọi người mong đợi đã được thể hiện qua cách ứng biến rất nhanh
nhạy, tinh tế. Một Lee Gates vô cùng thông minh khi cố gắng cứu vớt cho hành sự sai lầm của
mình bằng nỗ lực tăng giá cổ phiếu IBIS. Nhưng rồi thất bại, ta lại thấy một Lee Gates bình tĩnh
hơn khi cố kiềm chế sự tức giận của Kyle thông qua cách trò chuyện, phân tích nhằm cố gắng
thấu hiểu Kyle, và điểm đánh giá cao nhất là khi có cơ hội lấy được khẩu súng và bắn Kyle
nhưng Lee đã không làm. Đây có lẽ là nút thắt cho việc chuyển từ việc đối kháng sang đồng
minh, Gates đặt niềm tin vào Kyle và muốn cùng anh tìm ra sự thật.


Rõ ràng, sự chuyển biến tâm lý của Lee mang dấu ấn rất lớn của nhân vật giám đốc Patty
Fenn, chính cô là người đem lại sự cân bằng trong bối cảnh hỗn loạn, và rồi sau đó biến cuộc
xung đột thành một show diễn thành công của các nhân vật. Điều tôi ấn tượng nhất là đạo diễn
đã tạo nên một nhân vật Patty quá xuất sắc, một người phụ nữ duy nhất trong trường quay lãnh
đạo một đội ngũ toàn nam giới trong một tình thế vô cùng nguy hiểm đến tính mạng. Tôi ấn

tượng hơn là gương mặt của Patty, không một khoảnh khắc nào thể hiện sự yếu đuối, đôi mắt
luôn mở to, quan sát, điều phối từng người trong trường quay. Chi tiết khá quan trọng là sự phối
hợp giữa Lee Gates và Patty Genn, từ một Lee hoảng sợ, luôn muốn thực hiện các quyết định
nông nổi thông qua sự hướng dẫn của Patty đã dần bĩnh tĩnh và trở thành một người hoàn toàn
khác. Lee làm chủ tình hình và qua đó góp phần tạm thời xoa dịu được tên Kyle.
Đối với nhân vật Kyle, dù vai là một tên khủng bố nhưng hình ảnh hiện lên thật đáng
thương, và với tôi Kyle xuyên suốt câu chuyện luôn tội nghiệp, đáng được đồng cảm. Nổi bật
nhất là diễn biến tâm trạng khi Kyle có cuộc trò chuyện trực tiếp với người vợ đang mang bầu,
anh tỏ ra vô cùng xúc động, giận dữ rồi đến tuyệt vọng vào bản thân, mọi thứ dường như vượt
quá tầm kiểm soát và Kyle không hề muốn làm như vậy. Điểm ấn tượng thứ hai là việc anh tiết
lộ cho Lee Gates về chiếc áo chứa đựng thuốc nổ là hoàn toàn giả, khoảnh khắc theo tôi khiến
người xem vui nhất, vui vì có vẻ như mọi thứ không còn nguy hiểm nữa, vì Lee Gates đã đúng
khi đặt niềm tin vào Kyle và quan trọng nhất là sự đáng thương, đồng cảm mà khán giả dành cho
anh là đúng đắn. Cái chết của Kyle cuối chuyện có vẻ đáng tiếc, khi lẽ ra người chết là tên giám
đốc Walt Comby.
Tuy vậy, vẫn có sự không thỏa mãn lắm về cách mà giám đốc Patty có được thông tin và sự
truyền đạt các thông tin đến Lee Gates. Dù nhịp độ câu chuyện diễn biến khá nhanh nhưng việc
có được thông tin một cách dễ dàng, đưa lên màn hình và Lee phân tích rất logic khiến cá nhân
tôi cảm thấy hơi siêu thực. Tất nhiên là phim thì không thể tránh khỏi nhưng tôi vẫn đòi hỏi ở
một mức độ tốt hơn. Kết thúc câu chuyện mà cảm giác tiếc nuối pha chút giận dữ là đội quân
cảnh sát hỗ trợ. Rõ ràng là trong việc giải quyết tình hình họ tỏ ra quá chậm chạp, và đáng ghét
nhất vẫn là phát súng lấy mạng Kyle Bubwell.
Tóm lại, mặc dù cảm xúc đan xem nhưng về tổng thể vẫn là sự thỏa mãn nhiều hơn. Được
trải qua nhiểu cung bật cảm xúc khác nhau trong hơn 90 phút và có được những bài học mới về
kinh doanh và hành vi ứng xử. Hẳn là một bộ phim hữu ích.
Tiếp theo, là một vài các lý thuyết kinh tế được rút ra từ bộ phim, cùng những phân tích theo
quan điểm cá nhân.
Đầu tiên, đối với lĩnh vực đầu tư, rõ ràng chàng thanh niên Kyle đã mắc phải một sai lầm rất
lớn. Cậu đã đặt niềm tin vào một lời khuyên của người tư vấn truyền hình cho quyết định đầu tư
mà theo Warren Buffett là hết sức sai lầm. Ông có nói: “Nếu bạn muốn nhà quản lý đầu tư của

mình nghĩ tới việc hành xử vì lợi ích tốt nhất của bạn, bạn phải đảm bảo lợi ích của mình thống
nhất với động cơ của họ” (Miller, 2017). Rõ ràng, mong muốn lợi ích của Kyle và động cơ tư
vấn của Lee Gates hoàn toàn khác biệt nhau. Một người tư vấn vì muốn kiếm lợi ích từ truyền
hình, trong khi Kyle lại biến lời tư vấn đó thành niềm tin để ra quyết định đầu tư. Theo quan
điểm của Warren, chỉ khi động cơ lợi ích cá nhân thống nhất với lợi ích của nhà tư vấn thì khi đó,
các quyết định đầu tư mới thực sự đúng đắn. Ví dụ nhà tư vấn nhận được lợi ích từ phần trăm số


tiền lãi đầu tư của khoản vốn thì khi đó, cả hai mới cùng hướng đến mục tiêu là chọn phương án
đầu tư sinh lợi nhiều nhất.
Thứ hai, về hành động của Kyle khi bị thua lỗ toàn bộ số tiền tích góp 60.000 USD, hẳn ai
cũng nghe đến câu nói nổi tiếng của Warren Buffett “Đừng đặt tất cả trứng vào một rổ”, rõ ràng
Kyle đã không tính đến mức rủi ro có thể xảy ra từ hành động đầu tư của mình. Có một lý thuyết
tâm lý đầu tư mà Benjamin Braham đã chia sẻ cách đây rất lâu: “Chúng tôi sẽ nói khá nhiều về
tâm lý nhà đầu tư. Thật vậy, vấn đề chính của nhà đầu tư - và kẻ thù lớn nhất của anh ta - có lẽ
chính là anh ta. ("Nhà đầu tư thân mến, lỗi lầm không phải do số phận của chúng ta - và cũng
không phải do cổ phiếu của chúng ta - mà là do chính chúng ta...")” (Braham, 2011) . Khi hậu
quả xảy ra, Kyle đỗ lỗi cho Lee, cho công ty IBIS, nhưng đúng như Benjamin Braham nói, người
có lỗi lớn nhất chính là Kyle. Chàng thanh niên vốn không hiểu biết gì về đàu tư, và chứng
khoán cũng không lại ra quyết định với toàn bộ số tiền tiết kiệm được. Chính tâm lý mong muốn
kiếm lợi nhanh chóng, chỉ đi theo xu hướng mà không có cơ sở phân tích đã dẫn đến thất bại mà
theo Bejamin Braham là tất yếu.
Thứ ba, Có thể viện dẫn lý thuyết về sự thấu hiểu khi đặt mình vào vị trí người khác được
trình bày trong cuốn Đắc Nhân Tâm của Dale Carnegie: “Luôn có lý do khiến người ta hành
động và suy nghĩ như cách mà họ sống. Nếu chịu khó tìm hiểu, bạn sẽ nắm được chiếc chìa khóa
chi phối suy nghĩ, hành động và tính cách của người ấy” (Carnegie, 2015). Lý thuyết được thể
hiện rất rõ qua việc giám đốc muốn Lee Gates giữ bình tĩnh, im lặng để Kyle được nói những gì
anh ta muốn, Patty đặt mình trong hoàn cảnh của Kyle và hiểu được tâm trạng của anh ta lúc này
đang muốn kiểm soát mọi thứ, muốn nói lên sự bực tức trong mình chứ không phải là sự giải
thích, khống chế rằng anh ta đang sai lầm. Rõ hơn nữa cho lý thuyết này là việc cảnh sát lập tức

tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của Kyle, họ cũng mong muốn hiểu rõ về Kyle nhiều hơn để phán
đoán động cơ và việc làm của anh ta.
Thứ tư, cũng từ lý thuyết Đắc Nhân Tâm, “Thật ra kết quả cuối cùng của bất cứ cuộc tranh
cãi nào là không có ai thắng cả. Bởi vì nếu bạn thua, thì rõ ràng là bạn đã thua. Còn nếu như bạn
thắng, thì bạn vẫn cứ thua. Tại sao thế? Đơn giản là vì khi bạn thắng một người khác, khi bạn
chứng tỏ rằng kiến thức của đối phương kém, lập luận của anh ta đầy những lỗ hổng và đầu óc
anh ta có vấn đề… nghĩa là bạn đã làm cho lòng tin, lòng tự hào của người đó bị tổn thương”
(Carnegie, 2015). Nhân vật giám đốc Patty Fenn chứng tỏ sự thấu hiểu tâm lý một cách xuất sắc
bằng chi tiết khuyên Lee Gates không được tranh cãi với Kyle, hãy lắng nghe và đừng nói gì. Và
điều đó đã thành công khi Lee kìm chế được bản thân để tránh một cuộc xung đột có thể xảy ra.
Như vậy, những chia sẻ về cảm xúc cùng những bài học về các lý thuyết kinh tế rút ra từ bộ
phim đã phần nào được lột tả qua phần trình bày trên. Tất nhiên là cảm xúc cá nhân thì sẽ không
thể nào bày tỏ những quan điểm đồng nhất với tất cả mọi người được, cho nên việc trình bày
dưới góc độ chia sẻ quan điểm rất mong nhận được sự đóng góp, trao đổi từ bạn đọc.
Tài liệu tham khảo:
Braham, B. (2011). Nhà đầu tư thông minh. Hà Nội: NXB Dân Trí.


Carnegie, D. (2015). Đắc Nhân Tâm. Hồ Chí Minh: NXB Tổng hợp TP. HCM.
Miller, J. C. (2017). Luật của Warren Buffett. (2, Ed.) Hà Nội: NXB Lao Động.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×