Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Bài tập chuyên đề Clo và HCl

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.7 KB, 2 trang )

Nguyễn Văn Huân

BÀI TẬP HÓA HỌC 9: Chuyên đề Clo và axit HCl
Bài 1:
a) Tìm 5 chất X và 5 chất Y tương ứng để hoàn thành phương trình:
BaCl2 + X → Y + NaCl
b) Tìm 5 phản ứng để điều chế HCl từ Cl2.
c) Hoàn thành các phương trình sau:
NaCl → HCl → Cl2 → NaClO → NaCl → Cl2
Bài 2: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp khí HCl và HBr vào trong nước thu được dung dịch chứa
2 axit có nồng độ % bằng nhau. Tính phần trăm thể tích của 2 khí trong hỗn hợp.
Bài 3: Hòa tan a gam một kim loại M trong 200 gam dung dịch HCl 7,3 %, phản ứng vừa
đủ thu được dung dịch X có nồng độ muối là 11,96%. Tính a và xác định kim loại M.
Bài 4: Cho a gam dung dịch HCl nồng độ C% tác dụng hết với một lượng hỗn hợp kim
loại K và Mg (kim loại dư), thu được khí H2 có khối lượng là 0,05a gam. Tính C% của
dung dịch HCl.
Bài 5: Dung dịch A chứa 2 axit là HCl có nồng độ x M và HNO3 có nồng độ y M. Làm 2
thí nghiệm sau:
-

Thí nghiệm 1: Thêm từ từ dung dịch NaOH 0,1 M vào 20ml dung dịch A đến khi
phản ứng vừa đủ thì thấy hết 300 ml dung dịch NaOH.
Thí nghiệm 2: Lấy 20 ml dung dịch A cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu
đượ 2,87 gam kết tủa.
Tính x và y.

Bài 6: Cho 15,3 gam hỗn hợp Mg, Fe, Zn vào dung dịch HCl dư thu được 4,48 l khí (đktc).
Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Tìm m.
Bài 7: Thêm 6,2 gam oxit của kim loại M hóa trị I tác dụng với nước, dư thu được dung
dịch X. Dung dịch X làm xanh quỳ tím. Chia X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác
dụng với 95ml dung dịch HCl 1M thấy sau phản ứng dung dịch vẫn làm xanh quỳ tím.


Phần 2 cho tác dụng với 55ml HCl 2M thấy dung dịch sau phản ứng làm đỏ quỳ tím. Tìm
công thức oxit kim loại M.
Bài 8: Hòa tan hoàn toàn 23,8g hỗn hợp gồm muối cacbonat của kim loại hóa trị I và muối
cacbonat của kim loại hóa trị II trong dung dịch HCl thu được 4,48 lít khí (đktc). Cô cạn
dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Tính m.
Bài 9: Cho 13,6 gam hỗn hợp Fe và Fe2O3 vào dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí
Hydro (đktc). Dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH dư tạo kết tủa. Nung

Chăm chỉ, nỗ lực, gặp khó khăn không nản là bí quyết học giỏi và thành công em nhé. Chúc em học tốt^^

1


Nguyễn Văn Huân

nóng kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi (phản ứng hoàn toàn) thu được m
gam chất rắn. Tính m.
Bài 10: Cho hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 có số mol bằng nhau. Tiến hành 2 thí
nghiệm sau:
-

TN1: Khử hoàn toàn 23,2 gam hỗn hợp X bằng khí CO dư ở nhiệt độ cao, thu được
a gam Fe.
TN2: Cho 23,2 gam hỗn hợp X tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được dung
dịch Y. Thêm NaOH dư vào Y thu được kết tủa. Nung kết tủa trong không khí tới
khối lượng không đổi (phản ứng hoàn toàn) thu được b gam chất rắn.
Tính a và b.

Bài 11: Hòa tan hoàn toàn 23,8g hỗn hợp gồm muối cacbonat của kim loại hóa trị I và
muối cacbonat của kim loại hóa trị II trong dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí (đktc).

Tính khối lượng muối thu được sau khi cô cạn dung dịch sau phản ứng.
Bài 12: Hòa tan hoàn toàn 4,68g hỗn hợp muối cacbonat của 2 kim loại M và R kế tiếp
nhau trong nhóm IIA của bảng tuần hoàn bằng dung dịch HCl dư thu được 1,12 lít khí
(đktc). Tìm M và R.
Bài 13*: Hỗn hợp X gồm KClO3, Ca(ClO3)2, Ca(ClO2)2, CaCl2 và KCl nặng 83,68 gam.
Nhiệt phân hoàn toàn X thu được chất rắn Y gồm CaCl2 và KCl, cùng với khí O2 có thể
tích vừa đủ để điều chế 191,1 gam dung dịch H2SO4 80%. Cho chất rắn Y tác dụng với
360ml dung dịch K2CO3 0,5 M, phản ứng vừa đủ thu được kết tủa Z và dung dịch F. Lượng
KCl trong dung dịch F nhiều gấp 22/3 lần lượng KCl trong X.
a) Tính khối lượng kết tủa Z.
b) Tính % khối lượng KClO3 trong X.

Chăm chỉ, nỗ lực, gặp khó khăn không nản là bí quyết học giỏi và thành công em nhé. Chúc em học tốt^^

2



×