Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Âm nhạc W.A.Mozart trong đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.05 MB, 157 trang )

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NGA

ÂM NHẠC W.A.MOZART TRONG ĐÀO TẠO THANH NHẠC
CHUYÊN NGHIỆP VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ÂM NHẠC HỌC

HÀ NỘI, NĂM 2017


BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NGA

ÂM NHẠC W.A.MOZART TRONG ĐÀO TẠO THANH
NHẠC CHUYÊN NGHIỆP VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: ÂM NHẠC HỌC
MÃ SỐ: 62 21 02 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ÂM NHẠC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS. NSND NGUYỄN TRUNG KIÊN

HÀ NỘI, NĂM 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn
gốc.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2017

Tác giả luận án ký tên

Nguyễn Thị Phương Nga


i
MỤC LỤC
Mục lục ................................................................................................................................................. i
Bảng chữ cái viết tắt .............................................................................................................................. ii
Mở đầu .................................................................................................................................................. 1
Chương 1: W.A.MOZART VỚI ẢNH HƯỞNG VĂN HÓA THỜI ĐẠI VÀ KHÁI QUÁT
NHỮNG GIAI ĐOẠN SÁNG TÁC CỦA ÔNG ............................................................................. 9
1.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................................................. 9
1.2. Ảnh hưởng của Chủ nghĩa Khai Sáng và opera Lòng từ bi của Tito ................................ 10
1.2.1 Ảnh hưởng của Chủ nghĩa Khai Sáng ................................................................................ 10
1.2.2 Sự ra đời của opera Lòng từ bi của Tito ........................................................................... 15
1.3.Ảnh hưởng của Hội Tam Điểm và sự ra đời của opera Cây sáo thần ................................... 21
1.3.1 Ảnh hưởng của Hội Tam Điểm ................................................................................................... 21
1.3.2 Sự ra đời opera Cây sáo thần ...................................................................................................... 25
1.4. Khái quát những giai đoạn sáng tác của Mozart ...................................................................... 28

1.4.1 Giai đoạn đầu (1762 – 1773) ...................................................................................................... 28
1.4.2 Giai đoạn giữa ( 1773 – 1777) ............................................................................................... 29
1.4.3 Giai đoạn cuối ( 1777 – 1791) ............................................................................................... 30
Tiểu kết chương 1 ......................................................................................................................... 39
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CHUNG TRONG CÁC TÁC PHẨM THANH NHẠC CỦA MOZART ... 40
2.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................................... 40
2.2. Phương pháp bel canto của một số bậc thầy nổi tiếng ............................................................. 41
2.2.1 Giulio Caccini (1551 – 1618) ..................................................................................................... 42
2.2.2 Pietro Francesco Tosi ( 1647 – 1727) .................................................................................... 43
2.2.3 Antonio Mamiliang Pistocchi (1659 – 1726) ......................................................................... 44
2.2.4 Antonio Bernacchi (1685 – 1756) .......................................................................................... 45
2.2.5 Giambattista Mancini (1716 – 1800) ..................................................................................... 46
2.3. Các ca khúc của W.A.Mozart ............................................................................................... 46
2.3.1 Khái quát về 36 ca khúc của Mozart........................................................................................... 46
2.3.2 Đặc điểm âm nhạc trong các ca khúc ..................................................................................... 56
2.3.3 Phân tích đặc điểm âm nhạc 10 ca khúc tiêu biểu ...................................................................... 58
2.4 Khái quát về 21 concert aria với dàn nhạc cho giọng nữ cao ................................................. 70
2.4.1 Giới thiệu về 21 concert aria ....................................................................................................... 70
2.4.2 Phân tích một số concert aria tiêu biểu .................................................................................. 77
2.5 Đặc điểm âm nhạc các aria trích trong opera của W.A.Mozart ...................................... 80
Tiểu kết chương 2................................................................................................................................ 87
Chương 3: GIẢI PHÁP KỸ THUẬT SỬ DỤNG CÁC TÁC PHẨM CỦA W.A.MOZART
TRONG ĐÀO TẠO THANH NHẠC CHUYÊN NGHIỆP VIỆT NAM ........................................ 89
3.1. Một số nguyên tắc cần quan tâm khi học tập và giảng dạy những ca khúc của W.A.Mozart........ 89
3.1.1 Tiêu chí lựa chọn ca khúc đưa vào giáo trình giảng dạy......................................................... 89
3.1.2 Dự kiến bổ sung một số ca khúc vào giáo trình theo từng năm học ........................................ 91
3.2. Sử dụng các aria của Mozart trong đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp ............................ 93
3.2.1 Các aria của Mozart dành cho giọng nữ cao, nam cao ............................................................... 94
3.2.2 Các aria của Mozart dành cho giọng nữ trung trầm, nam trung trầm......................................... 95
3.3. Phân tích một số aria điển hình cho các loại giọng ................................................................. 97

3.3.1 Một số aria cho giọng nữ cao và nữ cao màu sắc ................................................................ 97
3.3.2 Một số aria cho giọng nam ......................................................................................................... 108
3.3.3 Một số aria cho giọng nữ trung trầm .......................................................................................... 112
3.3.4 Một số aria cho giọng nam trung trầm........................................................................................ 118
3.4. Một số kỹ thuật thanh nhạc đặc trưng nhằm thực hiện có kết quả các yêu cầu trong tác
phẩm của W.A.Mozart .........................................................................................................................................................................................................122
3.4.1 Sự gắn kết giữa kỹ thuật và nghệ thuật trong các tác phẩm của Mozart ................................... 122
3.4.2 Hơi thở, khẩu hình, hàm ếch mềm .............................................................................................. 124
3.4.3 Những kỹ thuật hát cơ bản trong các tác phẩm thanh nhạc: Cantilena, passage, staccato ........ 128
Tiểu kết chương ................................................................................................................................. 138
Kết luận và khuyến nghị ...................................................................................................................... 140
Danh mục những công trình đã công bố ......................................................................................... 144
Tài liệu tham khảo................................................................................................................................................ 145


ii

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

13
14
15

BVHTT&DL
BGD & ĐT
HVÂNQGVN
Khoa TN
GS.
PGS.
TS.
Ths.
H/S. S/V
CH
NCS
NSND
NSƯT
NGND
NGƯT

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Khoa Thanh nhạc
Giáo sư
Phó Giáo sư
Tiến sĩ
Thạc sĩ
Học sinh, Sinh viên
Cao học

Nghiên cứu sinh
Nghệ sĩ Nhân dân
Nghệ sĩ Ưu tú
Nhà giáo Nhân dân
Nhà giáo Ưu tú


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự nghiệp đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp của Việt Nam đã có một
lịch sử gần 60 năm, từ khi thành lập Trường Âm nhạc Việt Nam. Quãng thời
gian tuy chưa thật dài, nhưng những thành tựu đạt được đã trở thành niềm tự
hào to lớn góp phần tích cực xây dựng nền âm nhạc Cách mạng nói chung và
sự nghiệp thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam nói riêng. Đội ngũ những nghệ
sỹ, ca sỹ, cán bộ giảng dạy thanh nhạc - thành quả của công tác đào tạo gần
60 năm qua, đã gắn kết cả cuộc đời hoạt động âm nhạc của cá nhân mình với
nền âm nhạc Cách mạng. Trong những năm thực hiện sự nghiệp đổi mới,
Khoa Thanh nhạc của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam cũng đã chuyển
mình vươn lên để thực hiện kế hoạch đào tạo ngày càng mở rộng, ngày càng
đòi hỏi nâng cao chất lượng để đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới.
Sự đổi mới được thể hiện trong nhiều mặt, nhưng trước hết là chất
lượng, hiệu quả của công tác đào tạo. Khoa Thanh nhạc đã tự hoàn thiện mình
ở khâu quan trọng hàng đầu đó là phát triển đội ngũ giảng viên. Trước đây
phần lớn giảng viên chỉ tốt nghiệp đại học, thì nay hầu hết giảng viên trong
biên chế của khoa đều có trình độ cao học. Khâu thứ hai cũng chiếm một vai
trò rất quan trọng, đó là việc biên soạn các chương trình, giáo trình cho thanh
nhạc các cấp học (trung cấp và đại học).
Việc thực hiện từng bước tiếp cận với những phương pháp, những mô

hình đào tạo thanh nhạc hiện đại thế giới, nhằm đưa vào giảng dạy cũng được
tiến hành từng bước chắc chắn. Trong quá trình thực hiện này, việc đầu tiên là
phải tập huấn cho lực lượng giảng viên thanh nhạc của Học viện. Sau đó là
mở các lớp tập huấn cho giảng viên thanh nhạc trên phạm vi toàn quốc về
phương pháp giảng dạy theo các giáo trình đã được xuất bản.


2

Do những yêu cầu ngày càng cao, ngày càng đa dạng của đời sống âm
nhạc, đã thúc đẩy các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ của Học viện phấn đấu vươn lên
không ngừng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy. Sự cố gắng vươn lên
như vậy là một thành quả không nhỏ, nhưng cũng mới chỉ là bước đầu so với
yêu cầu và khi nhìn ra những thành tích của các nước trong khu vực lại thấy
mình còn nhiều bất cập.
Với niềm khát khao học tập, nghiên cứu để vươn lên. Tôi đã bày tỏ sự
mong muốn của mình và đã được GS.NSND Nguyễn Trung Kiên nhiệt tình
giúp đỡ. Chúng tôi đã chọn những tác phẩm thanh nhạc của W.A.Mozart để
nghiên cứu, với tiêu đề: “Âm nhạc W.A.Mozart trong đào tạo thanh nhạc
chuyên nghiệp Việt Nam” để làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
Đề tài nghiên cứu này được hình thành với những lý do như sau:
- Khi nghiên cứu lịch sử âm nhạc thế giới, chúng tôi nhận thấy rằng,
những sáng tác cho thanh nhạc của Mozart có sự gắn bó chặt chẽ với sự phát
triển của phương pháp bel canto. Nói một cách khác, chính những tác phẩm
thanh nhạc của Mozart đóng vai trò tích cực, thúc đẩy phương pháp bel canto
thời kỳ này phát triển đạt tới đỉnh cao.
Có thể nêu ra đây mấy hiện tượng gắn kết đặc biệt:
- Hầu hết toàn bộ các tác phẩm thanh nhạc của Mozart gắn kết với sân
khấu biểu diễn của thời đại ông. Trong số các tác phẩm thanh nhạc của
Mozart chúng ta phải kể tới 36 ca khúc (chưa sưu tầm đầy đủ), 23 tác phẩm

âm nhạc dành cho sân khấu, các tác phẩm âm nhạc nhà thờ, 21 concert aria
với dàn nhạc...
Tất cả những tác phẩm này chứa đựng nhiều giá trị quý báu mà các nhà
sư phạm thanh nhạc của thế giới đã tận dụng để đưa vào giáo trình giảng dạy
thanh nhạc các cấp học, đặc biệt là ở trình độ đại học và cao học. Những giá
trị đó là những bài học về kỹ thuật bel canto cho các giọng hát, là những


3

chuẩn mực nghệ thuật phải noi theo. Những phẩm chất này chúng tôi sẽ trình
bày kỹ trong các chương của luận án.
Đặc biệt, chúng tôi nhận thấy rằng những tiêu chí của phương pháp bel
canto thời kỳ Mozart, được thể hiện trong những sáng tác thanh nhạc của ông
rất phù hợp đối với đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp của nước ta. Trong
đó, những vấn đề về kỹ thuật thanh nhạc (phương pháp bel canto) đã là
kim chỉ nam mà chúng ta đã thực hiện trong những năm qua và cũng là
những vấn đề phải đặt ra một cách nghiêm túc, để chúng ta phấn đấu vươn
tới trong tương lai.
Đối với sự nghiệp đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam, việc
nghiên cứu về các tác phẩm của Mozart nói chung cũng như những ứng dụng
của bel canto trong những tác phẩm của ông chắc chắn sẽ là những tiêu chí để
nâng cao chất lượng nghề nghiệp cho các nghệ sĩ, giảng viên thanh nhạc. Tiêu
chí đó là: một tiếng hát nhẹ nhàng bay bổng, sinh động và đầy chất trữ tình.
Chúng ta thường nói, trong đào tạo ca hát chuyên nghiệp thường lấy chỗ dựa
là phương pháp bel canto, chỗ dựa này không phải những gì khác, không phải
là những lời nói suông, mà đó chính là những phẩm chất đã nêu trên.
2. Lịch sử đề tài
Trong những nghiên cứu về đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp ở Việt
Nam có thể kể đến một số công trình nghiên cứu rất có giá trị như:

- PGS. NSND Mai Khanh đã viết cuốn Sách học thanh nhạc vào cuối
thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Cuốn sách được viết dựa trên cơ sở củng cố âm
khu tự nhiên của các loại giọng qua đó mở rộng và phát triển âm khu cũng
như âm vực giọng hát với những thành công của các ca sĩ và các nhà sư phạm
Italia. Cuốn sách cũng trình bày về kỹ thuật thanh nhạc của trường phái bel
canto thế kỷ XVII – XVIII. Đây là giáo trình phục vụ đào tạo thanh nhạc
chuyên nghiệp.


4

- Cuốn sách Phương pháp sư phạm thanh nhạc (2001) của GS. NSND
Nguyễn Trung Kiên đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực đào tạo thanh
nhạc chuyên nghiệp tại Việt Nam. Nội dung cuốn sách nghiên cứu sâu về quy
trình đào tạo đại học thanh nhạc chuyên nghiệp với những tham khảo về quy
trình và giải pháp đào tạo ở các nhạc viện nổi tiếng trên thế giới. Công trình
này giúp ích cho chúng tôi trong việc hoàn thành luận án này.
- Cuốn Lịch sử nghệ thuật thanh nhạc phương Tây (2005) của NGƯT
Hồ Mộ La đi sâu phân tích quá trình hình thành và phát triển nghệ thuật thanh
nhạc châu Âu ở các thời kỳ.
- Cuốn Phương pháp dạy thanh nhạc (2008) của NGƯT Hồ Mộ La lại
đề cập tới các phương pháp sư phạm thanh nhạc cụ thể trên thế giới đã được
áp dụng vào Việt Nam. Cuốn sách còn trình bày về các kỹ xảo thanh nhạc và
tổng kết những kinh nghiệm của cá nhân tác giả trong quá trình giảng dạy
thanh nhạc chuyên nghiệp.
- Cuốn Nâng cao chất lượng hát tiếng Việt trong nghệ thuật hát mới
(2010) của PGS.TS.NSƯT Trần Ngọc Lan nghiên cứu về phương pháp sư
phạm thanh nhạc dựa trên cơ sở phát âm tiếng Việt, để xây dựng nghệ thuật
ca hát. Công trình này có giá trị thực tiễn trên cơ sở nghiên cứu sâu về ngữ âm
tiếng Việt đáp ứng với xu thế phát triển của phương pháp sư phạm thanh nhạc

Việt Nam trong giai đoạn mới.
- Cuốn Lược sử opera (2011) được GS. NSND Nguyễn Trung Kiên
dịch và biên soạn với việc giới thiệu nội dung của 50 vở opera tiêu biểu của
thế giới, giúp cho chúng tôi có những thuận lợi nhất định trong quá trình
nghiên cứu về các aria của W.A. Mozart.
Ngoài những cuốn sách trên, chúng tôi còn tham khảo ở một số giáo
trình đang được sử dụng trong Học viện Âm nhạc Quốc gia như:


5

- Giáo trình đại học thanh nhạc do GS.NSND Nguyễn Trung Kiên
biên soạn gồm các trích đoạn opera cho các giọng nữ cao (122 tác phẩm),
nam cao (112 tác phẩm), nam trung trầm (116 tác phẩm) đã được Bộ
VHTTDL nghiệm thu năm 2007. Bộ giáo trình này ra đời có một ý nghĩa vô
cùng to lớn, và là thành tựu nổi bật trong đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp ở
Việt Nam và giúp ích cho chúng tôi rất nhiều trong quá trình viết luận án.
- Năm 2012, GS.NSND Nguyễn Trung Kiên đã nghiên cứu biên soạn
thành công bộ giáo trình thanh nhạc ứng dụng công nghệ thông tin với tựa đề:
Bộ giáo trình thanh nhạc gồm phần đệm và nhạc mẫu tác phẩm nước ngoài.
Đây là những giải pháp hữu hiệu nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả đào tạo
thanh nhạc chuyên nghiệp trong giai đoạn mới.
Ngoài ra, chúng tôi cũng tham khảo thêm Tuyển tập thanh nhạc của
PGS.NSND Mai Khanh (1976) và Giáo trình đại học thanh nhạc do PGS.
NGND Lô Thanh biên soạn (1996).
Khi nghiên cứu giáo trình đào tạo thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc
Quốc gia Việt Nam thời gian trước đây, chúng tôi thấy trong đó sử dụng tác
phẩm của Mozart rất ít. Thời gian gần đây, các tác phẩm của Mozart đã được
sử dụng nhiều hơn trong giáo trình thanh nhạc ở bậc đại học. Tuy nhiên về tỷ
lệ so với các tác giả khác, theo chúng tôi là còn khá khiêm tốn. Chúng tôi cho

rằng, là một giáo trình, cần phải đáp ứng với yêu cầu đa dạng, không thể tập
trung quá nhiều vào các tác phẩm của một nhạc sỹ. Tuy nhiên, một số giảng
viên vẫn còn ham thích những tác phẩm ở thời kỳ cuối thế kỷ XIX, chẳng hạn
như những tác phẩm đầy kịch tính của Puccini… Những tác phẩm này chủ
yếu dành cho các giọng hát đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành biểu diễn
thanh nhạc. Trong các giáo trình đào tạo ở các nước kể cả ở Italia, người ta
cũng không sử dụng nhiều các tác phẩm này. Trong ngành thanh nhạc ở Việt
Nam, chúng ta còn chưa nghiên cứu, tìm hiểu kỹ về Mozart, chưa thấy hết


6

được những giá trị mà các tác phẩm đó mang lại trong quy trình đào tạo, cho
nên vẫn còn có những hiện tượng đáng tiếc như vậy.
Sau khi Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam dàn dựng và biểu diễn
vở opera Cây sáo thần của Mozart, vở diễn đã được khán giả tiếp nhận một
cách hồ hởi không ngờ. Đối với học sinh, sinh viên của khoa Thanh nhạc, vở
opera này cũng đã trở thành một bài học thật đáng quý. Họ hiểu về Mozart
hơn, ham thích học những tác phẩm của Mozart hơn.
Trong lĩnh vực đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp của Việt Nam, chúng
ta có thể thấy những tiêu chí của phương pháp bel canto thời kỳ Mozart vô
cùng phù hợp với định hướng nghệ thuật thanh nhạc, những chuẩn mực thanh
nhạc mà chúng ta cần phấn đấu đạt được ngày nay. Trong công tác đào tạo
của khoa Thanh nhạc - HVANQGVN những năm gần đây, việc sử dụng các
tác phẩm của Mozart trong chương trình học và thi học kỳ đã trở nên thường
xuyên hơn. Tuy nhiên, do chưa có công trình nghiên cứu nào tìm hiểu một
cách có hệ thống, chi tiết từng thể loại tác phẩm của Mozart nên chúng ta
chưa thấy hết được ý nghĩa xã hội, tính khoa học cũng như những giá trị to
lớn mà các tác phẩm đó mang lại trong quy trình đào tạo thanh nhạc. Vì
vậy, chúng tôi chọn đề tài này với mong muốn luận án hoàn thành tốt sẽ có

thể đóng góp thêm cho quá trình hoàn thiện giáo trình thanh nhạc của khoa
Thanh nhạc HVANQGVN. Luận án sẽ là tài liệu để các bạn đồng nghiệp
có thể tham khảo.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu một số vấn đề quan trọng trong cuộc đời
và sự nghiệp sáng tác các tác phẩm thanh nhạc của Mozart. Các tác phẩm này
đã và sẽ được áp dụng trong đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp tại Việt Nam.
- Nghiên cứu về những ảnh hưởng của Hội Tam Điểm và Chủ nghĩa
Khai sáng đối với cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Mozart.


7

- Nghiên cứu để làm rõ những giá trị trong các sáng tác cho thanh nhạc
của Mozart bao gồm : các ca khúc, các concert aria và các aria trích trong các
opera của ông.
- Nghiên cứu các chương trình, giáo trình thanh nhạc cho các loại giọng
hát. Phân tích và đánh giá vị trí quan trọng của các tác phẩm thanh nhạc của
Mozart trong giáo trình thanh nhạc bậc đại học và cao học.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật cũng như ảnh
hưởng của Chủ nghĩa Khai sáng và Hội Tam Điểm đến các sáng tác cho thanh
nhạc của Mozart .
- Những tiêu chí thẩm mỹ, nghệ thuật và các nguyên tắc về kỹ thuật
trong phương pháp bel canto mà Mozart đã ứng dụng trong các tác phẩm
thanh nhạc của ông.
- Tìm hiểu và phân tích các tác phẩm của Mozart để đưa vào chương
trình giảng dạy thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu.

Đề tài được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu các tác phẩm thanh
nhạc của Mozart . Đặc trưng phương pháp bel canto ở thế kỷ XVIII và giáo
trình giảng dạy thanh nhạc của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Luận án được thực hiện dựa trên quan điểm và phương pháp luận khoa
học của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Trong luận án này, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết
bao gồm:
+ Nghiên cứu tư liệu
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh.


8

+ Tổng kết những kinh nghiệm thực tế của thế giới và Việt Nam qua
các giáo trình thanh nhạc.
+ Đúc kết kinh nghiệm của bản thân thông qua hoạt động biểu diễn và
giảng dạy.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận án này là công trình nghiên cứu chuyên sâu về các tác phẩm thanh
nhạc của Mozart, vị trí quan trọng của nó trong giáo trình thanh nhạc bậc đại
học và một phần của bậc cao học.
Phân tích những tiêu chí về nghệ thuật và kĩ thuật trong các tác phẩm
thanh nhạc của Mozart, qua đó thấy được tác dụng quan trọng tạo nên phẩm
chất cho các ca sĩ được đào tạo chính quy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia
Việt Nam.
Với luận án này, lần đầu tiên việc nghiên cứu về các tác phẩm thanh nhạc
của Mozart được phân tích dưới góc độ sư phạm âm nhạc. Qua đó để tìm ra
những hướng phát triển trong đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp, phù hợp với
con người Việt Nam. Đây là một đóng góp mới mà chưa có công trình nào

được thực hiện trước đây.
7. Bố cục luận án
Ngoài phẩn Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị, Tài tiệu tham khảo và Phụ
lục, luận án được trình bày trong ba chương :
Chương 1: W.A.Mozart với ảnh hưởng văn hóa thời đại và khái quát những
giai đoạn sáng tác của ông.
Chương 2: Đặc điểm chung trong các tác phẩm thanh nhạc của W.A. Mozart.
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật sử dụng các tác phẩm W.A. Mozart trong đào tạo
thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam.


9

CHƯƠNG 1
W.A.MOZART VỚI ẢNH HƯỞNG VĂN HÓA THỜI ĐẠI VÀ KHÁI
QUÁT NHỮNG GIAI ĐOẠN SÁNG TÁC CỦA ÔNG
1.1. Cơ sở lý luận
Khi nghiên cứu về Mozart, một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta không
thể bỏ qua đó là nghiên cứu về thời đại mà ông sống, nghiên cứu những ảnh
hưởng sâu sắc của thời đại đó đối với tác phẩm của ông, đó là thời gian cuối
thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII. Thời đại này còn được gọi là Thời đại Khai
sáng ( có người còn gọi là Thời đại Ánh sáng ) theo cách gọi của các nhà tư
tưởng và văn hóa châu Âu.
Cũng như cuộc đời nghệ thuật của nhiều nhạc sĩ khác, Mozart chịu ảnh
hưởng sâu sắc của các trào lưu tư tưởng và văn hóa của thời đại. Những trào
lưu tư tưởng này đồng thời cũng đã có một ảnh hưởng sâu sắc và rộng lớn tới
triết học, văn học, văn hóa và nghệ thuật đương thời trong đó có âm nhạc.
Những nội dung tư tưởng này phản ánh một cách đầy đủ trong toàn bộ sự
nghiệp sáng tác các tác phẩm của ông dù là thanh nhạc hay khí nhạc. Mozart
trở nên vĩ đại bởi hàm chứa trong các tác phẩm của mình những tư tưởng triết

học của Chủ nghĩa Khai Sáng và Hội Tam Điểm - những tư tưởng đương thời.
Công cuộc nghiên cứu về ảnh hưởng của Chủ nghĩa Khai Sáng và Hội
Tam Điểm đối với nhạc sĩ Mozart còn được các nhà nghiên cứu tiếp tục cho
đến thời đại ngày nay. Việc tìm hiểu và làm sáng tỏ những ảnh hưởng xã hội
đến sự nghiệp sáng tác của ông luôn là một đề tài mới mẻ và hấp dẫn đối với
mỗi chúng ta. Do đó việc lựa chọn và mong làm sáng tỏ những ảnh hưởng đó
đến từng tác phẩm cụ thể của ông luôn làm cho những người làm công tác
giảng dạy và nghiên cứu âm nhạc luôn say mê trong suốt cuộc đời.


10

Tại sao Mozart lại chịu ảnh hưởng của Chủ nghĩa Khai Sáng và Hội
Tam Điểm trong sáng tạo nghệ thuật? Những tác phẩm nào trong sự nghiệp
sáng tác của ông mang nặng tư tưởng Hiến thân cho tiến bộ của nhân loại
hay Đề cao Nhân quyền, đấu tranh cho Tự do, Bình đẳng và Bác Ái? Những
ảnh hưởng của tư tưởng nhân văn đó đã chắp cánh cho sự nghiệp sáng tạo vĩ
đại của ông. Ngày nay chúng ta thường nói là hệ tư tưởng và nhân văn này đã
là nền tảng và là bệ phóng cho sự nghiệp sáng tạo của Mozart.
Có thể nói, thiên tài âm nhạc của Mozart chịu ảnh hưởng tư tưởng của
trào lưu Khai sáng, tư tưởng chống chủ nghĩa hữu thần và chủ nghĩa kinh
viện. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Mozart luôn mang nặng tư tưởng
hiến thân cho tiến bộ của nhân loại, dùng hình tượng âm nhạc để thể hiện
những triết lý cuộc sống xã hội, những tư duy mang tính nhân văn của con
người.
Cho đến ngày nay, những tư tưởng tiến bộ đã hấp dẫn Mozart ở thế kỷ
XVIII vẫn đang là một trong những mục tiêu phấn đấu của chúng ta, những
người muốn hiến thân cho sự nghiệp phát triển đích thực của nền âm nhạc
nước nhà. Chúng tôi cho rằng, là những giảng viên và sinh viên thanh nhạc,
muốn thể hiện tốt các tác phẩm của Mozart thì rất cần phải đi sâu nghiên cứu

về những xuất xứ của các trào lưu tư tưởng đương thời của ông.
1.2. Ảnh hưởng của Chủ nghĩa Khai sáng và opera Lòng từ bi của Tito
1.2.1. Ảnh hưởng của Chủ nghĩa Khai sáng
Thế kỷ XVII được gọi là thế kỷ Ánh sáng hay thế kỷ Khai sáng, thời kỳ này các nhà
triết học, các nhà văn hóa không ngừng truyền bá tư tưởng Tự do - Bình đẳng - Bác ái của
xã hội, của nhân loại. Những tư tưởng này đã có tác động rất mạnh đến các nghệ sĩ, các
nhạc sĩ giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX.
Chủ nghĩa Khai sáng lúc đầu chỉ phát triển tại: Đức, Pháp, Anh và Tây
Ban Nha, nhưng tầm ảnh hưởng của nó thì lại lan xa hơn. Nước Áo, nơi nhạc
sĩ thiên tài Mozart đã sống và làm việc không phải là một ngoại lệ, đặc biệt
đối với những nhà hoạt động kiệt xuất trong lĩnh vực nghệ thuật. Thậm chí


11

người ta cho rằng nhiều người trong số những người khai sinh ra Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ cũng đã chịu ảnh hưởng lớn bởi các tư tưởng của Chủ nghĩa
Khai sáng châu Âu.
Để hiểu về những ảnh hưởng của Chủ nghĩa Khai sáng tới sự nghiệp
âm nhạc của Mozart, chúng ta cũng cần ôn lại tiểu sử nghệ thuật của người
nhạc sĩ "thần đồng" này. Qua đó, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về hoàn cảnh
xuất thân và trưởng thành của Mozart cũng như sự nghiệp sáng tác của ông.
Mozart sinh ngày 27 tháng 1 năm 1756 tại Salzbourg. Cha ôn, Leopold
Mozart là một nhạc sỹ violin xuất sắc, cũng là một giáo viên và là người thầy
dạy âm nhạc đầu tiên của con trai mình. Leopold Mozart cho rằng trong việc
dạy chị gái Mozart và Mozart, âm nhạc luôn là môn học chính. Nhờ điều kiện
gia đình mà Mozart đã được sống và làm việc ở nhiều nước châu Âu như:
Italia, Đức, Pháp, Anh, Tiệp Khắc... nhờ đó những ảnh hưởng xã hội cũng
được dung nạp vào ông như một lẽ tự nhiên.
Mozart có một trí nhớ âm nhạc phi thường. Ông có tài hợp nhất những

tinh hoa của nhiều trường phái âm nhạc khác nhau, chuyển hóa tinh hoa văn
hóa của quốc gia này với quốc gia khác vào trong tác phẩm của mình. Khi tới
London, Mozart đã có cuộc gặp gỡ với Johann Christian Bach (1735-1782),
con trai của nhạc sỹ vĩ đại Johann Sebastian Bach. J. C Bach đã bị Mozart gây
ấn tượng mạnh và sau này đã trở thành người dẫn dắt nhạc sỹ Mozart lúc còn
trẻ. Ông luôn quan tâm, theo dõi tới sự nghiệp âm nhạc của người nhạc sĩ trẻ
tài ba này. Ngay khi trở về nước, Mozart đã nghiên cứu tổng phổ âm nhạc của
J.C.Bach và ảnh hưởng của Bach đã được thể hiện trong các tác phẩm của
Mozart thời gian đó.
Với một tâm hồn nhạy cảm như vậy, lại được thâm nhập cuộc sống châu
Âu ngay trong thời kỳ hưng thịnh của Chủ nghĩa Khai Sáng, đương nhiên
việc tiếp nhận và ảnh hưởng của Chủ nghĩa Khai Sáng trong các sáng tác của
ông trong thời kỳ này là điều hiển nhiên, không cần phải bàn cãi.


12

Những ảnh hưởng này được thể hiện trong các vở opera sau cùng của
Mozart, ở đó ý tưởng giáo dục thịnh hành vào thế kỷ XVIII ở châu Âu đã
được thể hiện. Trước tiên là hình tượng Sarastro - hình mẫu người cầm quyền
có tư tưởng triết học. Chính vì sự trung thực, tính anh minh của ông, sự hiểu
biết về mọi bí ẩn cuộc sống: Cuộc sống sung sướng như một nhà thông thái
mà nhân dân đã ca tụng ông và mối liên hệ với vương quốc có học vấn ở đây
đã được thể hiện rất rõ ràng.
Trong sáng tác của mình, Mozart còn sử dụng các nguồn kịch bản có
chủ đề và quan hệ trực tiếp với phong cách lý tưởng trong giáo dục, mô tả
hình ảnh của một quốc vương có học vấn. Bằng sự ghi nhận sức sống của tiểu
thuyết “Sethor” đã lần lượt đưa các nhà chính trị và triết học thảo luận, tất cả
đều mơ ước về một chế độ Nhà nước hoàn chỉnh, về sự cần thiết của các cơ
quan văn hoá trong Nhà nước này.

Cần phải xác nhận rằng: Mozart cũng đã đề cập đến hình ảnh của nhà
cầm quyền lý tưởng “Sethor” vào năm 1773, khi ông viết nhạc cho vở kịch
của Gebler “Tamos” - Ông vua của Ai Cập. Trên cơ sở của mạch viết đó
(Như A.Kirkhengay đã viết: “Vở kịch này đã lôi cuốn được đông đảo khán
thính giả của nhà hát, và nó thành công cho tới tận lúc Mozart viết Cây sáo
thần của mình). Và cụ thể hơn dưới ánh sáng của lịch sử đã xác định, mảng đề
tài về quốc vương Ánh sáng cũng đã được đưa vào một vở opera khác, được
sáng tác vào năm cuối cùng trước khi Mozart qua đời, đó là vở opera Lòng từ
bi của Tito. Vở opera này là minh chứng cho sự quan tâm, mối liên hệ của
Mozart với Chủ nghĩa Khai sáng đang thịnh hành ở châu Âu lúc bấy giờ.
Chủ nghĩa Khai sáng vì sao đã có ảnh hưởng tới văn hóa của thời kỳ này
và tới quan điểm cũng như tư duy của Mozart ? Sau đây, chúng ta có thể phân
tích sâu hơn ý nghĩa của nó để tìm ra những nguyên nhân nói trên.
Chủ nghĩa Khai sáng xây dựng trên cơ sở khoa học của thế kỷ XVII,
với chủ nghĩa hoài nghi về các vấn đề tôn giáo và sự đánh giá cao văn hoá cổ
đại, các tri thức thế kỷ XVIII đã tiếp cận vai trò của họ trong một tinh thần


13

mới. Họ tin rằng hành vi và các thể chế của con người có thể được nghiên cứu
bằng lý trí giống như định luật vạn vật của Newton, nhưng sai lầm của họ có
thể được sửa chữa. Họ tự xem mình là những người tham gia vào hoạt động
mà họ gọi là Chủ nghĩa Khai sáng. Công thức ngắn gọn nhất của tinh thần
Chủ nghĩa Khai sáng được truyền đạt trong bài tiểu luận do triết gia Đức
Immanuel Kant viết trong thập niên 1780. Như Kant giải thích rõ, tự do trí
thức và vai trò công luận không quy vào một người trung bình trên đường phố
mà vào giai tầng có học – được ông gọi là học giả và công chúng của họ.
Thời đại Khai sáng này không đòi hỏi gì ngoài tự do công khai sử dụng lí trí
của con người trong mọi vấn đề … Do đó , Hãy can đảm sử dụng sự hiểu biết

của mình là khẩu hiệu của Thời đại Khai sáng.
Thời đại Khai sáng đã sản sinh ra hàng loạt các tên tuổi nổi tiếng trong
mọi lĩnh vực. Một người truyền bá tinh thần khoa học nhiều tham vọng và có
tính toán hơn cả, đó là một người Pháp có tên là Francois Marie Arouet, bút
hiệu là Voltaire. Năm 1734, Voltaire xuất bản cuốn sách nhỏ tại Pháp với tựa
đề: Những lá thư triết học liên quan đến Anh quốc. Trong đó, Voltaire nêu bật
sự vượt trội của Anh quốc. Người Anh áp dụng chính sách khoan dung đối
với tôn giáo. Nước Anh xem trọng cá nhân con người qua những công lao
của họ chứ không qua tước vị được hưởng ngay từ khi chào đời. Người Anh
tôn vinh các nhà khoa học, nhà thơ và triết gia của họ như những anh hùng
dân tộc. Voltaire đối chiếu những ưu điểm của nước Anh với sự tồi tệ ở nước
Pháp. Voltaire đã viết : “ Anh quốc là nơi người ta có thể tư duy tự do và có
những ý tưởng cao quý”.
Tác phẩm của Voltaire đã bị cấm và tịch thu, đốt bỏ, đồng thời có lệnh
bắt giữ Voltaire. Voltaire mất vào thời gian kề cận với cuộc Cách mạng tư sản
Pháp (1789). Thi hài của ông được đưa từ nơi an nghỉ ở Champagne về chôn
cất tại điện Pathéon, nơi dành cho những người anh hùng dân tộc, giữa tiếng
reo hò của đám đông dân chúng Paris: Voltaire là người dạy chúng ta biết


14

sống tự do. Năm 1815, sau khi nền quân chủ được quay lại ở Pháp, hài cốt
của Voltaire được âm thầm đưa ra khỏi điện Pathéon để vùi vào một hố vôi.
Có thể nói Chủ nghĩa Khai sáng là một tập hợp những thái độ hơn là
một tập hợp của những ý tưởng. Cốt lõi của nó là sự phê bình, một sự tra vấn
các định chế, phong tục và luân lý cổ truyền. Năm 1762, Triết gia Pháp Jean
Jacques Rousseau (1712-1787) xuất bản cuốn Khế ước xã hội, một trong
những tác phẩm quan trọng nhất về lý thuyết xã hội, mở đầu với câu: Con
người vốn tự do khi sinh ra vậy mà đâu đâu nó cũng bị xiềng xích [29, T42]

Bộ Bách khoa toàn thư (với 35 pho, 1751-1780) do Denis Diderot (17131784) biên soạn được xuất bản, đó là một trong những thành tựu vĩ đại nhất
của thời đại.
Văn học, âm nhạc thời đại Khai sáng không giống với phong cách nghệ
thuật ở thế kỷ XVII, đó là phong cách baroque cầu kỳ hoa mỹ, phong cách
nghệ thuật ở thế kỷ XVIII không có nhãn hiệu phong cách riêng nào. Sự phát
triển của văn hóa nghệ thuật châu Âu rất đa dạng, bao gồm các tiểu thuyết
Anh quốc, sự ra đời của thơ lãng mạn, sự phát triển nhạc giao hưởng Áo và sự
đổi thay của hội họa Pháp...
Ở thời đại Khai sáng, trong các loại hình văn học- nghệ thuật thì văn
học vẫn là xuất sắc nhất. Vào cuối thế kỷ XVIII, trong hàng ngũ thi sĩ Anh và
Đức, những người như Fridrich Von Schiller và Words Worth tán dương cảm
xúc cá nhân và đam mê nội tâm đến mức như một tín ngưỡng, điều này đã
dẫn đến sự ra đời của Chủ nghĩa lãng mạn. Một tác giả hiện thân cho những
tham vọng mới của các thi sĩ, tiểu thuyết gia đó là Johann Von Goethe (17491832).Cuộc đời ông trải dài từ thời khởi đầu đến thời cao trào của phong trào
Lãng mạn. Là bạn của Shiller, ông nhanh chóng vượt xa bạn bè, lúc đầu
Goethe tạo ra xu hướng văn học được gọi là: Vũ bão và Căng thẳng, nhấn
mạnh đến những tình cảm nghệ thuật mạnh mẽ và đưa ra sự gợi ý, ban đầu về


15

tính lãng mạn. Kiệt tác của Goethe là tác phẩm Faust đã lấy mất của ông gần
năm mươi năm cuộc đời. Phần thứ nhất của tác phẩm này (xuất bản năm
1808) thấm đậm niềm khao khát lãng mạn, đó là câu chuyện của một người
đàn ông mong mỏi làm chủ kiến thức và ký một hiệp ước với quỷ sứ để đạt
được mục đích của mình. Phần hai (1831) nhấn mạnh đến sự hi sinh và sự
quyết định đi đến mục tiêu của Goethe. Những dòng cuối của tác phẩm là:
Người ta chỉ kiếm được sự tự do và sự hiện hữu nếu mỗi ngày họ mỗi chinh
phục lại chúng.
Sự ảnh hưởng của các tư tưởng tiến bộ của Chủ nghĩa Khai sáng với

những gương mặt vĩ đại như: Voltaire, Jean Jacques Rousseau, Denis Diderot,
Fridrich Von Schiller, Johann Von Goethe... đã có tác động mang tính quyết
định tới tư tưởng sáng tạo nghệ thuật của Mozart. Ngày nay, những người
hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc nói chung và thanh nhạc nói riêng ở Việt
Nam, qua những dẫn chứng trên, càng hiểu hơn những tư tưởng của thời đại
Khai sáng. Từ đó, họ có thể hiểu rõ hơn con đường tiếp cận với nền tảng tư
tưởng của các tác phẩm âm nhạc vĩ đại của Mozart.
1.2.2 . Sự ra đời của opera Lòng từ bi của Tito
Vở opera Lòng từ bi của Tito được Mozart sáng tác theo đơn đặt hàng
dành cho Lễ đăng quang của vị vua nổi tiếng Léopold II ở Prague (Tiệp
Khắc). Cũng vì vậy mà trong kịch bản văn học, vở kịch được mang tên là vở
Opera Hoàng đế. Vào thời gian này Mozart đang ốm nặng, cùng với đó ông
cũng rất bận vì đang sáng tác dở tác phẩm Cây sáo thần và Khúc cầu hồn
(Requiem). Tuy nhiên ông đã không từ chối lời đề nghị này. Phải chăng ông
đang cố gắng vượt qua những khó khăn về vật chất (Những năm tháng cuối
đời của Mozart, ông thường sống trong nợ nần và nghèo túng), hay vì một ý
tưởng nhân văn nào đó trong cốt truyện đã cuốn hút ông? Ông yêu Prague và
luôn giữ trong mình những ký ức tốt đẹp khi vở Don Giovani lần đầu tiên


16

được trình diễn tại đây, vào năm 1787. Tháng 8 năm 1791, Mozart chuyển tới
Prague chỉ để soạn những khúc nhạc ngắn, tập luyện với các ca sĩ và dàn
nhạc, trong thời gian này ông còn tham gia vào các buổi hoà nhạc và thực
hiện dàn dựng vở Don Juan.
Vở opera Lòng từ bi của Tito được hoàn thành ngày 5 tháng 9 năm
1791 và nó được giao hàng ngay trong ngày 6/9 - ngày của Lễ đăng quang
của nhà vua. Nhưng thật trớ trêu là những người đặt hàng cho Lễ nhậm chức:
Hoàng đế, Hoàng hậu và Hoàng tử lại thờ ơ với phần âm nhạc, bởi dưới con

mắt của họ: Âm nhạc không đạt hiệu quả, rất buồn và tẻ nhạt. Họ đã quá quen
thưởng thức các vở opera truyền thống của Ý. Trong khi đó công chúng lại
tiếp nhận nó một cách đầy thích thú. Nhà văn Phranxa Alexandra Phon Clay
đã viết: Âm nhạc của Mozart đẹp đến nỗi dường như có thể quyến rũ được
các thiên thần xuống chơi dưới hạ giới.[21, tr35]
Tuy nhiên cũng phải thấy: Số phận của vở opera Lòng từ bi của Tito
hoàn toàn không êm ả. Thật khó để tìm thấy được một tác phẩm âm nhạc nào
khác của Mozart, mà sự đánh giá về nó lại có nhiều mâu thuẫn đến vậy. Ngay
sau buổi trình diễn đầu tiên, nhiều ý kiến của những người đương thời đã
được đưa ra. Một trong những người viết tiểu sử đầu tiên về Mozart,
Ph.K.Nhementrec đã coi Lòng từ bi của Tito là một trong những tác phẩm
hoàn hảo nhất của Mozart. Và trong những ý kiến phê bình của thời đó, còn
có cả sự so sánh vở opera này với tác phẩm “Taxo” của Goethe.
Cũng có một số người lại đi tìm những dấu vết sơ xuất của vở opera. Thậm
chí có cả sự buông lỏng thị hiếu của đông đảo công chúng và cho rằng: Tác phẩm
khiếm khuyết này sẽ phải nhường chỗ cho những tuyệt tác khác trong tương lai.
Ngày nay, từ cách nhìn của thời đại mới , chúng ta nhận ra được nhiều
điều trong nghệ thuật âm nhạc của Mozart. Chúng ta đã nhìn thấy đây là một
“Vở opera đích thực”, đã tìm thấy sự súc tích của ngôn ngữ âm nhạc, trí sáng


17

tạo và là bức phù điêu hoàn hảo bằng âm thanh mà nhà soạn nhạc thiên tài
Mozart đã sáng tạo ra.
Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra một câu hỏi khác, mà
để trả lời được nó thì không dễ gì đối với chúng ta rằng: tại sao Mozart lại
quan tâm đến kịch bản của Metastasio, một kịch bản hầu như được ra đời từ
60 năm trước đó. Đây là một kịch bản mà những nhà phê bình đương thời đã
cho là nó đã rơi vào chủ nghĩa công thức và thiếu vắng tính kịch đích thực?

Tại sao Mozart lại quan tâm đến những đề tài như vậy, đề tài ca ngợi quốc
vương đức hạnh, từ bi ? Hay chỉ bởi vì vở opera này là sự đặt hàng dành cho
ông? Hoặc là ở trong đó ông đã được tự do thể hiện quan điểm của mình?
Ở đây cần ghi nhận rằng, Mozart cũng đã suy nghĩ và hành động trong
khuôn khổ của truyền thống đang tồn tại, của một thực tế đã tạo nên cho cuộc
sống của ông. Ý muốn chống lại quốc vương không bao giờ xuất hiện trong ý
nghĩ của người nhạc sĩ.
Nhưng sự cao thượng của Tito - theo phong cách Mozart, không phải là
kết quả của sự tiến hoá bất ngờ, sự hồi âm, hồi tỉnh trong tình huống cực đoan
(Thường thì cái đó sẽ là cao trào và là điểm kết thúc trong phát triển cốt
truyện), mà là bởi bản chất vốn có sẵn ngay từ đầu của nhân vật - và theo ý
nghĩa đó, ông đưa ra cho công chúng như một lý tưởng, một hình mẫu để làm
theo. Tito của Metastasio còn hơn cả Mozart, hoàn toàn không phải là nguyên
mẫu của những nhân vật lịch sử. Nhân vật và sự kiện được viết trong vở opera
chỉ là hư cấu, không dựa trên các chứng cứ lịch sử có thật.
Metastasio đã viết Lòng từ bi của Tito vào năm 1734, đó là giai đoạn
cực điểm, chín muồi của sự nghiệp sáng tác của ông. Trong những năm từ
1734 đến 1829 đã có tới 83 vở opera của nhiều tác giả viết trên nội dung của
câu chuyện này. Nhưng dù sao cũng không thể không xác nhận một điều là:
Vở opera này của Mozart được viết vào năm 1791, hai năm sau khi cuộc Cách
mạng tư sản Pháp nổ ra (1789).


18

Đến nay hầu như đã không có một nhận định nào của nhạc sĩ được giữ
lại về cuộc Cách mạng Tư sản Pháp, nhưng rõ ràng là ông đã không thích
quan điểm của Voltaire. Bất chấp tình yêu của ông có hay không đối với tự
do, độc lập, sự phê phán của ông đối với chính quyền đương thời, thì cũng
khó mà nhận biết được ông có tán thành hay không tư tưởng của cuộc chính

biến cách mạng. Và cũng vì thiếu vắng những bằng chứng xác thực mà nhiều
nhà nghiên cứu đã đưa ra những kiến giải hoàn toàn khác nhau. Sự linh cảm
thấy cái chết, sự sẵn sàng đón nhận nó đã trở nên hết sức rõ ràng trong nội
dung của vở opera, thông qua hình ảnh của nhân vật Tito.
Ban đầu, khi kịch bản của Metastasio đến tay Mozart, nó đã không đáp
ứng được yêu cầu của nhà soạn nhạc để viết một vở opera. Xem xét các tuyến
nhân vật, các mối quan hệ với sự phát triển của nghệ thuật opera lúc bấy giờ,
kịch bản đã trở nên lỗi thời. Vì vậy Mozart đã đề nghị nhà thơ Catarino
Madgiola bổ sung, sửa đổi. Việc sửa đổi đầu tiên là rút ngắn lại: 3 màn của
kịch bản phải được rút gọn lại thành 2 màn. Điều này phù hợp với những quy
tắc tôn giáo của vở opera mà nhà soạn nhạc rất thích.
Các lối hát nói cũng được rút gọn, phần lời ca được làm mới, hàng loạt
các đoạn đơn ca đã được chuyển thành hợp xướng, đồng ca. Những thay đổi
đó rất quan trọng đối với Mozart trong sáng tác vở opera này. Điều đó cũng lý
giải rằng: Không phải ngẫu nhiên mà Mozart đã rất lấy làm hài lòng với công
việc của Madgiola.
Có thể giả thiết rằng việc sửa chữa chỉ liên quan đến cấu trúc của vở
opera, mà không động chạm đến các khía cạnh của nội dung. Tuy nhiên điều
đó là không thể, với một số lượng rút gọn và thay đổi lớn đến như vậy, thậm
chí phải viết cả lời mới thay cho lời cũ, việc đó có tính đến điểm nhấn về mặt
nội dung của cốt truyện. Đó cũng là khía cạnh thể hiện mối quan hệ của
Mozart đối với chính quyền của Hoàng đế đương thời: hình ảnh lý tưởng đã
có phần bị lu mờ và là sự thể hiện tinh tế nỗi buồn, sự phục tùng số phận.


19

Trong vở opera, Mozart đã lý tưởng hóa nhân vật Tito nên nhiều nhà
phê bình đã gọi Tito của ông là: Người có tấm lòng độ lượng, đã từ chối các
cô dâu được lựa chọn cho ông, chỉ vì ông nhận ra họ đã đính hôn với những

người khác, và ông đã xé bản án tử hình cho họ.[21, tr45]
Dù sao đối với Mozart, rõ ràng đây là sự khởi đầu không tưởng, lý
tưởng hoá trong cốt truyện đối với ông là rất quan trọng vì nó đáp ứng thế
giới quan trong giai đoạn cuối cùng của cuộc đời ông, khi trong ông đang có
Chủ nghĩa Khai sáng soi rọi. Tuy nhiên ở vào thời điểm đó, để hiểu rõ ràng
hơn, tìm kiếm phong cách của ông, khát vọng thể hiện lý tưởng, sự đơn giản
mà ông theo đuổi, cũng đã làm nóng lên nhiều diễn đàn. Những hình ảnh
tương phản ở một chừng mực nào đó, đã để lại dấu ấn trong âm nhạc của
Mozart. Nói chung đây là thuộc tính trong những tác phẩm cuối cùng của ông.
Trong các tác phẩm của ông luôn có sự đơn giản kinh điển, sự trong
sáng, sự rõ ràng. Không phải ngẫu nhiên mà trong các diễn đàn văn học về
Mozart thời bấy giờ, đã xuất hiện sự so sánh với chủ nghĩa kinh điển Veima
của Goethe và người ta luôn coi Mozart là người đại diện của Sự đơn giản
thanh nhã và sự cao cả thầm lặng.
Về đề tài vương quốc Ánh sáng ( xuất phát từ cảm tình của nhạc sĩ
thiên tài Mozart với Chủ nghĩa Khai sáng ở châu Âu thế kỷ XVIII) đã được
Mozart thể hiện bằng sự sáng tạo trong vở Lòng từ bi của Tito.
Tuy nhiên, ở Mozart người ta đã không tìm thấy một lý do nào, hay
một nguyên nhân nào để ông ca tụng vua Léopold II (ngoại trừ là đơn đặt
hàng dành cho chính Mozart). Nhưng khi xem xét đến giả thuyết về việc vở
opera này đã được Mozart dự định viết sớm hơn, nhiều nhà nghiên cứu cho
rằng Lòng từ bi của Tito là một đề tài mà Mozart dành cho vị hoàng đế của
nước Áo Josef II, người đã thực hiện tư tưởng vương quốc Ánh sáng. Trong
một thập kỷ cầm quyền của vị hoàng đế này (từ năm 1780 đến năm 1790),


20

ông đã làm được rất nhiều điều tốt đẹp cho nước Áo, đặc biệt là những điều
dành cho lĩnh vực giáo dục.

Tác giả của vở opera - nhạc sĩ thiên tài Mozart, người mang tư tưởng
tốt đẹp của Hội Tam Điểm, mang những ảnh hưởng sâu sắc của Chủ nghĩa
Khai sáng vào âm nhạc. Như R.Phurman đã viết: “Ở đây rõ ràng hơn nhiều
so với Cây sáo thần, tư tưởng Thiên chúa giáo và tư tưởng Hội Tam Điểm
được liên kết với nhau." [29, tr47]
Đặt song song giữa opera Cây sáo thần và Lòng từ bi của Tito luôn là
mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu sau này về Mozart. Trước hết liên
quan đến tính đề tài của các vở opera này. Sự phản ánh về xã hội đương thời,
những khao khát cải cách của Hội Tam Điểm, những mô hình về một xã hội
tốt đẹp mà Chủ nghĩa Khai sáng muốn tạo ra, tất cả đã được ông dùng âm
nhạc để mài dũa, trau chuốt và đánh bóng.
Dù được viết ở các thể loại khác nhau, nhưng hai vở opera cuối cùng
của nhạc sĩ thiên tài Mozart đã bổ sung cho nhau một cách tuyệt vời. Tổng hợp
lại, chính hai vở opera này đã đưa ra cho chúng ta hiểu về: Thế giới nghệ thuật
âm nhạc của Mozart. Trong hai vở đó, vở Lòng từ bi của Tito ít đại chúng hơn,
ít nổi tiếng hơn. Nhưng cũng chính trong vở opera này Mozart đã thể hiện
nhiều điều thầm kín và những suy tư không dễ để chia sẻ của riêng mình.
Chính vì thế mà R.Phruman đã đưa ra kết luận: “Mozart đã để lại di
chúc cho đời sau không phải trong Cây sáo thần như Anphoret Einstein đã
nói, mà là trong Lòng từ bi của Tito. Trong các ca từ của phần hát nói cuối
cùng của nhân vật Tito: Rim , bạn cần phải hiểu rằng: Tôi là người biết tất
cả, tha thứ tất cả và quên đi tất cả”.[21, tr55] Tác giả dĩ nhiên đã nhìn thấy
lập trường của Mozart, hay chính là quan niệm của ông khi phải đối mặt với
sự khắc nghiệt - đó là cái chết trong quãng thời gian cuối cùng của cuộc đời.
Chúng ta khi đứng trước hai tác phẩm bất hủ này của nhạc sĩ thiên tài
Mozart, chúng ta chỉ có thể khẳng định rằng: Những tư tưởng tốt đẹp, về một


×