Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình ở thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỒNG THỊ VÂN ANH

VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỒNG THỊ VÂN ANH

VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN ĐÌNH TUẤN

THÁI NGUYÊN - 2017




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản luận văn thạc sĩ “Vai trò của phụ nữ trong phát
triển kinh tế gia đình ở Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên” là công
trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên
cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS.TS. Trần Đình Tuấn. Các số liệu, kết quả nêu trong luận
văn đều là trung thực.
Thái Nguyên, năm 2017
Tác giả

Đồng Thị Vân Anh


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị
kinh doanh Thái Nguyên theo chương trình đào tạo Cao học kinh tế, chuyên
ngành Quản lý kinh tế.
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, cùng các thầy giáo, cô
giáo. Nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Tác giả xin chân thành cảm ơn tới PGS.TS. Trần Đình Tuấn - người
hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức
quý báu, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ, công chức, viên chức UBND

thành phố Sông Công, các bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã tạo mọi điều
kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và triển khai thu thập số liệu
phục vụ luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, năm 2017
Tác giả

Đồng Thị Vân Anh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................ vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ....................................................................... ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu ....................................................... 4
5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA
PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIA ĐÌNH ................... 5
1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò của phụ nữ trong phát triển
kinh tế gia đình .......................................................................................... 5
1.1.1. Giới và giới tính ...................................................................................... 5

1.1.2. Hộ gia đình và kinh tế gia đình ............................................................... 8
1.1.3. Vị trí của phụ nữ trong gia đình và xã hội ............................................ 10
1.1.4. Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình ............................. 12
1.1.5. Vai trò của Hội Phụ nữ trong thúc đẩy phụ nữ phát triển kinh
tế gia đình ............................................................................................... 16
1.1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong phát triển
kinh tế gia đình ........................................................................................ 18
1.2. Kinh nghiệm về nâng cao vai trò phụ nữ trong phát kinh tế gia đình
của một số nước trên thế giới và ở Việt Nam ......................................... 21


iv
1.2.1. Kinh nghiệm về nâng cao vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế
gia đình của một số nước trên thế giới .................................................... 21
1.2.2. Kinh nghiệm về nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh
tế gia đình ở Việt Nam ............................................................................ 23
1.2.3. Bài học kinh nghiệm về nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát
triển kinh tế gia đình ở Thành phố Sông Công ....................................... 24
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 26
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 26
2.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ............................................................ 26
2.3. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể ........................................................ 27
2.3.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ...................................................... 27
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 29
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 30
2.3.4. Phương pháp phân tích đánh giá ........................................................... 30
2.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích ................................................................ 30
2.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất của hộ .................................. 30
2.4.2. Các chỉ tiêu biểu hiện sự đóng góp của phụ nữ trong kinh tế hộ .......... 31
Chương 3. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT

TRIỂN KINH TẾ GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG .......... 32
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thành phố Sông Công....... 32
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 32
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 38
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ........................ 45
3.2. Thực trạng vai trò lao động nữ trong phát triển kinh tế gia đình ............. 48
3.2.1. Khái quát thực trạng về vai trò của phụ nữ ở Thành phố Sông Công........ 48
3.2.2. Thực trạng vai trò của phụ nữ trong các hộ điều tra ............................. 53
3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong phát
triển kinh tế hộ gia đình ở Thành phố Sông Công .................................. 64


v
3.3.1. Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài .................................................. 64
3.3.2. Ảnh hưởng của các nhân tố bên trong .................................................. 68
3.4. Vai trò của Hội phụ nữ Thành phố Sông Công trong thúc đẩy phụ
nữ phát triển kinh tế gia đình .................................................................. 69
3.5. Đánh giá chung về vai trò của phụ nữ Thành phố Sông Công trong
phát triển kinh tế hộ gia đình .................................................................. 73
Chương 4. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO VAI TRÒ PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN ........ 76

4.1. Quan điểm và định hướng nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát
triển kinh tế hộ gia đình Thành phố Sông Công ..................................... 76
4.1.1. Quan điểm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế
hộ gia đình Thành phố Sông Công ......................................................... 76
4.1.2. Định hướng nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế
hộ gia đình Thành phố Sông Công ......................................................... 77
4.2. Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát

triển kinh tế hộ gia đình Thành phố Sông Công ..................................... 79
4.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về vai trò của phụ nữ .................. 79
4.2.2. Nâng cao trình độ mọi mặt cho phụ nữ kết hợp với giáo dục
truyền thống, phẩm chất đạo đức trong đông đảo phụ nữ ...................... 81
4.2.3. Nhóm giải pháp đối với Hội phụ nữ Thành phố Sông Công trong
việc thúc đẩy phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ...................... 81
4.3. Kiến nghị .................................................................................................. 82
KẾT LUẬN .................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 86
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 88


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

CNVC

Công nhân viên chức

CTQG

Chính trị quốc gia

LHPN

Liên hiệp Phụ nữ


NXB

Nhà xuất bản

PTNT

Phát triển nông thôn

TP

Thành phố

TSCĐ

Tài sản cố định

UBND

Ủy ban nhân dân


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1:

Số mẫu điều tra phân theo nhóm hộ gia đình ............................. 28

Bảng 2.2:


Chọn mẫu điều tra hộ tại các điểm điều tra ................................ 29

Bảng 3.1:

Dân số thành phố Sông Công phân theo giới tính giai đoạn
2011- 2015 .................................................................................. 42

Bảng 3.2:

Dân số nữ Thành phố Sông Công phân theo đơn vị hành
chính cấp xã giai đoạn 2011- 2015 ............................................. 43

Bảng 3.3:

Phân loại phụ nữ từ 18 tuổi của Thành phố Sông Công năm 2015 .... 48

Bảng 3.4:

Trình độ học vấn của lao động nữ Thành phố Sông Công
năm 2015 ..................................................................................... 50

Bảng 3.5:

Thống kê kết quả đào tạo cho lao động nữ thành phố Sông
Công năm 2016 ........................................................................... 52

Bảng 3.6:

Thống kê ngành kinh tế của các hộ gia đình Thành phố

Sông Công năm 2015 .................................................................. 53

Bảng 3.7:

Mức sống của các hộ sản xuất nông nghiệp điều tra .................. 54

Bảng 3.8:

Tỷ lệ nữ làm chủ hộ và tham gia quản lý, điều hành sản xuất
trong các hộ sản xuất nông nghiệp Thành phố Sông Công,
năm 2016 ..................................................................................... 55

Bảng 3.9:

Phân công lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp
Thành phố Sông Công, năm 2016 .............................................. 56

Bảng 3.10: Vai trò kiểm soát các nguồn lực và tài chính gia đình của phụ
nữ trong các hộ sản xuất nông nghiệp Thành phố Sông Công,
năm 2016 ..................................................................................... 57
Bảng 3.11: Vai trò tạo ra thu nhập của phụ nữ trong các hộ sản xuất
nông nghiệp Thành phố Sông Công, năm 2016 ......................... 59
Bảng 3.12: Vai trò trong sinh hoạt hàng ngày của phụ nữ trong các hộ
sản xuất nông nghiệp Thành phố Sông Công, năm 2016 ........... 60


viii
Bảng 3.13: Vai trò kiểm soát các nguồn lực và tài chính gia đình của
phụ nữ trong các hộ kinh doanh và hộ công nhân viên được
điều tra ........................................................................................ 62

Bảng 3.14: Mức độ đóng góp của phụ nữ trong thu nhập của gia đình
trong trong các hộ kinh doanh và hộ công nhân viên được
điều tra ........................................................................................ 63
Bảng 3.15: Vai trò trong sinh hoạt hàng ngày của phụ nữ trong các hộ
kinh doanh và hộ công nhân viên Thành phố Sông Công,
năm 2016 ..................................................................................... 63
Bảng 3.16: Kết quả thực hiện phong trào thi đua của phụ nữ Thành phố
Sông Công, năm 2016 ................................................................. 66
Bảng 3.17: Kết quả thực hiện phong trào thi đua của phụ nữ thành phố
Sông Công, năm 2016 ................................................................. 67


ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1. Phân loại phụ nữ từ 18 tuổi của Thành phố Sông Công
năm 2015................................................................................... 49
Biểu đồ 3.2. Vai trò kiểm soát các nguồn lực và tài chính gia đình của
phụ nữ trong các hộ sản xuất nông nghiệp Thành phố Sông
Công, năm 2016 ......................................................................... 58
Biểu đồ 3.3. Mức độ đóng góp của phụ nữ trong thu nhập của gia đình
trong các hộ sản xuất nông nghiệp Thành phố Sông Công,
năm 2016 ................................................................................... 59
Hình:
Hình 3.1.

Vị trí địa lý Thành phố Sông Công ................................................32


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phụ nữ có vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi gia đình và trong
mọi hoạt động xã hội. Bằng lao động sáng tạo của mình, họ đã góp phần làm
giàu cho xã hội, làm phong phú cuộc sống con người. Phụ nữ luôn thể hiện
vai trò của mình trong các lĩnh vực đời sống xã hội, cụ thể là trong lĩnh vực
hoạt động vật chất, phụ nữ là một lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải để
nuôi sống con người. Không chỉ sản xuất ra của cải vật chất, phụ nữ còn tái
sản xuất ra con người để duy trì và phát triển xã hội. Trong lĩnh vực hoạt động
tinh thần, phụ nữ có vai trò sáng tạo nền văn hoá nhân loại. Nền văn hoá dân
gian của Việt Nam, ở bất cứ nơi nào, dân tộc nào cũng có sự tham gia bằng
nhiều hình thức của người phụ nữ. Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm
phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ
tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc
phòng… Ngày nay ở các địa phương, cùng với việc tích cực tham gia vào quá
trình phát triển kinh tế gia đình, mỗi phụ nữ còn tham gia nhiều hoạt động
quản lý và hoạt động xã hội, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã
hội, ổn định an ninh quốc phòng địa phương làm thay đổi diện mạo địa
phương nói riêng và cả nước nói chung.
Sông Công là thành phố trực thuộc tỉnh Thái Nguyên. Thành phố Sông
Công tiền thân là Thị xã Sông Công được thành lập trên cơ sở thị trấn Mỏ
Chè, các xã Cải Đan, Tân Quang và Bá Xuyên của huyện Phổ Yên theo quyết
định số 113/HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng Việt
Nam, ban đầu gồm 3 phường: Lương Châu, Mỏ Chè, Thắng Lợi và 3 xã: Bá
Xuyên, Cải Đan, Tân Quang. Ngày 15 tháng 5 năm 2015, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội ban hành nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành
phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công; thành lập phường thuộc thị xã Sông
Công và thành lập thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên; Theo số liệu



2
thống kê năm 2015, Thành phố có diện tích tự nhiên là 9.671,41 ha, dân số là
66.054 người, trong đó dân số thành thị là 47.179 người, nông thôn là 18.875
người, nam là 33.357 người và nữ là 32.697 người. Là thành phố trẻ vẫn đang
trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, thu
nhập của người lao động còn thấp và không ổn định. Thành phố Sông Công là
một trong những địa phương trong tỉnh đang thu hút được đầu tư từ trong
nước và nước ngoài để phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 là 3.959,5 tỷ đồng và giá
trị sản xuất nông lâm nghiệp là 762,002 tỷ đồng.
Theo số liệu thống kê của Hội Phụ nữ thành phố Sông Công, năm 2015
Hội có 15.008 hộ gia đình hội viên, trong đó có 179 hộ là cán bộ quản lý,
5.138 hộ là gia đình nông nghiệp, 5.762 hộ là gia đình công nhân viên, 2.026
hộ kinh doanh thương mại dịch vụ và 1.133 hộ là các đối tượng khác. Thực tế
cho thấy, trong những năm qua, phụ nữ ở Thành phố Sông Công đã có rất
nhiều cống hiến cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên,
vẫn có nhiều khó khăn, cản trở để người phụ nữ có thể đóng vai trò quan
trọng trong phát triển kinh tế gia đình. Qua quá trình công tác và nghiên cứu
trong lĩnh vực liên quan đến phụ nữ, nhiều câu hỏi được đặt ra cho các cấp,
hội phụ nữ là vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình hiện nay như
thế nào? Những thuận lợi và khó khăn để người phụ nữ có thể thực hiện được
vai trò của mình? Những yếu tố tác động đến việc nâng cao vai trò của người
phụ nữ như thế nào? Để nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế
gia đình ở Thành phố Sông Công cần thực hiện các giải pháp gì?
Để có thể trả lời các câu hỏi đặt ra ở trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu
đề tài: Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình ở Thành phố
Sông Công, tỉnh Thái Nguyên nhằm góp phần nâng cao vai trò và vị thế của
người phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình nói riêng và phát triển kinh tế xã hội của địa phương nói chung.



3
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Từ đánh giá thực trạng tìm ra các giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ
trong phát triển kinh tế gia đình nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống, góp
phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của phụ nữ trong
phát triển kinh tế gia đình.
- Đánh giá thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia
đình ở Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016.
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong phát triển
kinh tế gia đình ở Thành phố Sông Công.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong
phát triển kinh tế gia đình, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội trên địa
bàn Thành phố Sông Công trong giai đoạn tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia
đình trên địa bàn Thành phố Sông Công trong các điều kiện kinh tế khác nhau
như hộ sản xuất nông lâm nghiệp, hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ và hộ
công nhân viên chức.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Sông
Công - Tỉnh Thái Nguyên.
- Về thời gian: Số liệu nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 20142016. Số liệu điều tra hộ gia đình được thực hiện trong năm 2016.
- Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát
triển kinh tế hộ gia đình Thành phố Sông Công. Chỉ ra những thành tựu, hạn
chế và nguyên nhân của hạn chế. Đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò của

phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình.


4
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
- Luâ ̣n văn hệ thống hoá mô ̣t số vấ n đề lý luâ ̣n về phụ nữ và vai trò của
phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển kinh tế gia
điǹ h, kinh tế địa phương nói riêng. Những kinh nghiê ̣m về vai trò của phụ nữ
tham gia phát triể n kinh tế hộ gia đình của mô ̣t số quố c gia trên thế giới và ở
mô ̣t số điạ phương trong nước.
- Thông qua việc nghiên cứu thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát
triển kinh tế gia đình tại Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên để đề xuất
những giải pháp chung nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển
kinh tế gia đình và trong phát triển kinh tế địa phương.
- Kế t quả nghiên cứu luâ ̣n văn là tài liệu cho các cơ quan chức năng của
điạ phương, đặc biệt là Hội Phụ nữ Thành phố Sông Công tham khảo trong
việc xây dựng chính sách về phụ nữ và đô ̣ng viên phụ nữ tham gia xây dựng
kinh tế gia đình và phát triển kinh tế địa phương trong tiế n trình thực hiêṇ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hô ̣i nhâ ̣p kinh tế quố c tế . Luận văn là công
trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu giúp cho
Hội Phụ nữ Thành phố Sông Công xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao vai
trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn Thành phố.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn được kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của Phụ nữ trong phát
triển kinh tế gia đình
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia
đình ở Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
Chương 4: Quan điểm, định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao

vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình ở Thành phố Sông Công,
tỉnh Thái Nguyên.


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA
PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIA ĐÌNH
1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò của phụ nữ trong phát triển
kinh tế gia đình
1.1.1. Giới và giới tính
1.1.1.1. Khái niệm
* Giới (Sexual): Là khái niệm dùng để chỉ các đặc trưng sinh học của
nữ giới và nam giới trong tự nhiên. Là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam
giới và phụ nữ. [1]
Khái niệm về “Giới” xuất hiện ban đầu tại các nước nói tiếng Anh vào
khoảng những năm 60 của thế kỷ XX. Đến thập kỷ 80 thì nó xuất hiện tại
Việt Nam.
Giới là yếu tố luôn biến đổi cũng như tương quan về địa vị trong xã hội
của nữ giới và nam giới, không phải là hiện tượng bất biến mà liên tục thay
đổi. Nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể.
Giới là sản phẩm của xã hội, có tính xã hội, dùng để phân biệt sự khác
nhau trong quan hệ nam và nữ. Đây là cơ sở để nghiên cứu sự cân bằng về
giới và đảm bảo công bằng trong xã hội.
* Giới tính (Gender): Là khái niệm dùng để chỉ sự khác biệt giữa phụ nữ
và nam giới trên cả khía cạnh sinh học và xã hội. Là phạm trù chỉ quan niệm,
vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam giới và phụ nữ. Xã hội tạo ra và đã gán
cho trẻ em gái và trẻ em trai, cho phụ nữ và nam giới các đặc điểm khác nhau.
Bởi vậy, các đặc điểm giới rất đa dạng và có thể thay đổi được.[1]

Các đặc trưng của giới tính bị quy định và hoạt động theo các cơ chế tự
nhiên, di truyền (Ví dụ: trong sự di truyền giống nòi, người nào có cặp nhiễm
sắc thể giới tính XX thì thuộc về nữ giới, người nào có nhiễm sắc thể giới
tính XY thì thuộc về nam giới). Nữ giới vốn có chức năng sinh lý học như tạo


6
ra trứng, mang thai, sinh con và cho con bú bằng sữa mẹ. Nam giới có chức
năng tạo ra tinh trùng. Về mặt sinh lý học, nữ giới khác với nam giới.
Các đặc trưng giới tính là kết quả của một quá trình tiến hoá rất lâu dài
của loài người trong lịch sử. Do vậy, các biến đổi giới tính cũng đòi hỏi phải
tốn rất nhiều thời gian với những điều kiện và sự can thiệp rất đặc biệt. Sự
khác nhau về giới tính không hàm chứa sự bất bình đẳng, tức là vị thế sinh
học của nam và nữ là ngang nhau.
1.1.1.2. Đặc điểm của giới
Giới có những đặc điểm cơ bản như sau: [4]
- Không tự nhiên mà có
- Học được từ gia đình và xã hội
- Đa dạng (khác nhau giữa các vùng miền)
- Có thể thay đổi được. (Ví Dụ: Phụ nữ có thể làm được những việc mà
tưởng trừng chỉ có nam giới mới làm được và ngược lại: phụ nữ có thể làm
Tổng thống, làm chủ tịch nước… còn nam giới có thể làm đầu bếp, thuê thùa
may vá….)
1.1.1.3. Nguồn gốc và sự khác biệt về giới
Nam giới và nữ giới là hai nửa hoàn chỉnh của loài người, bảo đảm cho
việc tái sản xuất con người và xã hội. Sự khác biệt về giới đã quy định thiên
chức của họ trong gia đình và trong xã hội.
Bắt đầu từ khi sinh ra là đứa trẻ được đối xử tuỳ theo nó là bé trai hay bé
gái. Đó là sự khác nhau về đồ chơi, quần áo, tình cảm của bố mẹ. Đứa trẻ
được dạy dỗ và điều chỉnh hành vi của chúng theo giới tính của mình như bé

trai thích đá bóng còn bé gái thích nhảy dây…
Những tri thức xã hội cũng hướng theo sự khác biệt về giới khi trẻ lớn
lên bắt đầu đi học. Chẳng hạn như nam giới được hướng theo những ngành kỹ
thuật, phải có thể lực tốt và tư duy cao. Còn nữ giới có thể lực yếu hơn
thường được hướng theo các ngành nữ công và những ngành cần có sự khéo


7
léo, tỉ mỉ…Tất cả các tác động vô tình hay hữu ý của xã hội đều làm tăng sự
khác biệt về giới trong xã hội. Tuy nhiên, người ta lại thường lấy sự khác biệt
về giới tính để giải thích sự khác biệt về giới.
Phụ nữ thường được xem là phái yếu, vì họ sống thiên hơn về tình cảm,
họ là thành phần quan trọng tạo nên sự yên ấm trong gia đình. Thiên chức của
phụ nữ là làm vợ, làm mẹ, nên họ gắn bó với con cái, gia đình hơn nam giới
và cũng từ đấy mối quan tâm của họ cũng có phần khác hơn nam giới.
Nam giới được coi là phái mạnh, là trụ cột gia đình. Họ cứng rắn hơn về
tình cảm, mạnh bạo và năng động hơn trong công việc. Đặc trưng về giới này
cho phép họ dồn hết tâm trí vào lao động sản xuất, vào công việc xã hội và ít
bị ràng buộc hơn bởi con cái, gia đình. Chính điều này đã làm tăng thêm
khoảng cách khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trong xã hội. Để thay đổi
quan hệ giới các đặc trưng của giới cần phải vượt qua những quan niệm cũ,
tức là cần phải bắt đầu từ việc thay đổi nhận thức, hành vi của mọi người
trong xã hội về giới và quan hệ giới. Hơn nữa, nam - nữ lại có xuất phát điểm
không giống nhau để tiếp cận với cái mới, họ có những thuận lợi, khó khăn,
tính chất và mức độ khác nhau để tham gia vào các chương trình kinh tế, từ
góc độ nhận thức, nắm bắt các thông tin xã hội.
Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, từ điều kiện và cơ hội đi học tập,
bồi dưỡng trình độ chuyên môn, tiếp cận và làm việc, từ vị trí trong gia đình,
ngoài xã hội khác nhau, từ tác động của định kiến xã hội, các hệ tư tưởng,
phong tục tập quán đối với giới cũng có sự khác nhau.

Sự khác biệt về giới và giới tính là nguyên nhân cơ bản gây nên bất bình
đẳng trong xã hội. Trong nhiều năm gần đây, hầu hết các nước đã dần đánh
giá đúng mức vai trò của phụ nữ, kết quả là thực hiện các mục tiêu “Bình
đẳng nam nữ” để giải phóng sức lao động và xây dựng củng cố thêm nền văn
minh nhân loại. Tuy nhiên mức độ bình đẳng đó tuỳ thuộc vào từng quốc gia
và giảm dần theo chiều tăng của sự phát triển đối với mỗi nước trên thế giới.


8
1.1.1.3. Vai trò của giới
Vai trò giới thể hiện ở ba loại hình:
- Vai trò sản xuất: Được thể hiện trong lao động sản xuất dưới mọi hình
thức để tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho gia đình và xã hội.
Là những công việc do phụ nữ và nam giới thực hiện nhằm tạo ra thu
nhập hoặc để tự tiêu dùng. Chúng bao gồm các hoạt động tạo ra sản phẩm vật
chất, tinh thần hoặc tạo ra những dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
gia đình.
Ví dụ: Vai trò sản xuất của phụ nữ ở nông thôn bao gồm công việc
trồng trọt, chăn nuôi, làm vườn, làm hàng thủ công… Vai trò sản xuất của
phụ nữ ở thành thị bao gồm việc làm công ăn lương trong các cơ quan, xí
nghiệp, làm thuê cho chủ tư nhân hoặc kinh doanh, buôn bán…
- Vai trò tái sản xuất sức lao động: Bao gồm các hoạt động nhằm duy
trì nòi giống, tái tạo sức lao động. Vai trò này không chỉ đơn thuần là tái sản
xuất sinh học, mà còn cả việc chăm lo, duy trì và phát triển lực lượng lao
động cho hiện tại và tương lai như: các công việc nội trợ, chăm sóc nuôi dạy
con cái,… vai trò này hầu như là thuộc về phụ nữ.
- Vai trò cộng đồng: Thể hiện ở những hoạt động tham gia thực hiện ở
mức cộng đồng nhằm duy trì và phát triển các nguồn lực cộng đồng, thực hiện
các nhu cầu, mục tiêu chung của cộng đồng như: tham gia các hoạt động phụ
nữ tại địa phương, các hoạt động y tế thôn bản, các dự án tại địa phương…[4]

1.1.2. Hộ gia đình và kinh tế gia đình
1.1.2.1. Khái niệm hộ gia đình
Có yếu tố chính thường được nói đến khi đưa ra khái niệm Hộ gia đình:
- Có quan hệ huyết thống và hôn nhân
- Cư trú chung
- Có cơ sở kinh tế chung
Gia đình là khái niệm dựa trên tiêu thức thứ nhất. Hai tiêu thức sau
không nhất thiết phải có trong khái niệm gia đình. Bởi vì một số thành viên
trong gia đình khi trưởng thành có thể tách ra cư trú và làm ăn ở nhiều nơi khác


9
nhau và có cơ sở kinh tế riêng. Tuy vậy, họ vẫn được coi là người trong một
gia đình. Đối với khái niệm hộ gia đình có những quan niệm khác nhau. Theo
một số từ điển chuyên ngành kinh tế cũng như từ điển ngôn ngữ thì hộ được
hiểu là: Tất cả những người cùng sống trong một mái nhà, bao gồm những
người có cùng huyết tộc và những người làm công - tức là lấy yếu tố thứ 2 làm
chính. Khi nghiên cứu về phát triển kinh tế hộ gia đình ở một số nước Châu
Âu, Megree (1989) cho rằng: "Ở các nước Châu Á hầu hết người ta quan niệm
hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc hay không cùng chung huyết tộc ở
chung cùng một ngôi nhà, ăn chung một mâm cơm và có chung một ngân quỹ".
Về phương diện thống kê các nhà nghiên cứu Liên hiệp quốc cho rằng:
"Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có
chung một ngân quỹ”. Tuy vậy, một số quan điểm khác lại chú trọng đến tính
huyết thống trong khái niệm hộ. Đại diện cho quan điểm này là các giáo sư
trường Đại học Lisbon khi nghiên cứu cộng đồng nông dân trong quá trình
quá độ tại một số nước Châu Á cho rằng: "Hộ là tập hợp những người có
chung huyết tộc, có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra sản
phẩm để bảo tồn chính bản thân họ và cộng đồng". Đại đa số các hộ ở Việt
Nam đều gồm những người có quan hệ hôn nhân hoặc thân tộc. Vì vậy, khái

niệm hộ thường được hiểu đồng nghĩa với gia đình, nhiều khi được gộp thành
một khái niệm chung là hộ gia đình. [9]
1.1.2.2. Khái niệm, đặc điểm kinh tế gia đình
Kinh tế gia đình là loại hình kinh tế tương đối phổ biến và được phát
triển ở nhiều nước trên thế giới. Sự trường tồn của hình thức sản xuất này
đang tự chuyển mình để trở thành một thành phần kinh tế của xã hội phát
triển - xã hội, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi
nước. Ở Việt Nam, kinh tế hộ gia đình cũng có vai trò và ý nghĩa to lớn, bởi
vì nước ta bước vào nền kinh tế thị trường với gần 80% dân số đang sinh sống
ở nông thôn với xuất phát điểm thấp, kinh tế hộ gia đình đang là một đơn vị


10
sản xuất phổ biến. Đây là mô hình kinh tế có vị trí quan trọng trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế vĩ mô, nhằm huy động mọi nguồn lực tiến
hành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Hiện nay, kinh tế hộ gia đình không phải là một thành phần kinh tế,
nhưng là một loại hình để phân biệt với các hình thức tổ chức kinh tế khác.
Một trong các thành viên của kinh tế hộ gia đình đồng thời là chủ hộ. Trong
hoạt động kinh tế, gia đình có thể tiến hành tất cả các khâu của quá trình sản
xuất và tái sản xuất. Chủ hộ điều hành toàn bộ mọi quá trình sản xuất kinh
doanh và chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động của mình. ở nước ta, kinh
tế hộ gia đình phát triển chủ yếu ở nông thôn, thường gọi là kinh tế hộ gia
đình nông dân, ở thành thị thì gọi là các hộ tiểu thủ công nghiệp. Kinh tế hộ
gia đình hiện đang phát triển và hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau
như lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, vận tải, xây dựng, thương mại dịch vụ và
các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh…[9]
1.1.3. Vị trí của phụ nữ trong gia đình và xã hội
Trước hết, phụ nữ có vai trò quan trọng không thể thiếu được trong
mỗi gia đình. Ảnh hưởng của phụ nữ tác động đến mọi lĩnh vực trong đời

sống gia đình và ngày càng trở nên quyết định hơn.
Trên toàn thế giới lao động nữ đóng vai trò then chốt trong gia đình về
khả năng sản xuất và tái sản xuất. Họ chiếm hơn 50% trong tổng số lao động;
Số giờ lao động của họ chiếm 2/3 tổng giờ lao động của xã hội và sản xuất ra
1/2 trong tổng sản lượng nông nghiệp. Cùng với việc đảm nhiệm nhiều công
việc khác, lao động nữ chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong các ngành công
nghiệp, dịch vụ với trình độ không ngừng được nâng cao.
Theo kết quả của những công trình nghiên cứu trước cho biết: lao động
nữ là người sáng tạo ra phần lớn lương thực tiêu dùng cho gia đình. Một phần
tử số hộ gia đình trên thế giới do nữ làm chủ hộ và nhiều hộ gia đình khác phải
phụ thuộc vào thu nhập của lao động nữ. Tuy vậy sự bất bình đẳng vẫn còn tồn


11
tại ở rất nhiều các nước trên thế giới. Đặc biệt là ở các vùng nông thôn, phụ nữ
bị hạn chế về mọi mặt: đời sống, điều kiện sống và làm việc tồi tàn, địa vị trong
xã hội thấp kém. Trong 1,3 tỷ người trên thế giới ở trong tình trạng nghèo khổ thì
có đến 70% là lao động nữ. Có ít nhất 1/2 triệu lao động nữ tử vong do các biến
chứng về mang thai, sinh đẻ.
Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc: "Lao động nữ chiếm 13% trong
Quốc hội, 14% trong cương vị lãnh đạo, quản lý hay cán bộ cao cấp của
doanh nghiệp". Theo điều tra của Văn phòng quốc tế về việc làm thì lao động
nữ nhận tiền ít hơn nam giới 25%. Ngân hàng thế giới nghiên cứu về "bạo lực
trên cơ sở giới" tại Việt Nam cho thấy: 80% các gia đình điều tra có ba vợ bị
chồng mắng chửi và 15% các bà vợ bị chồng đánh.
Ở Việt Nam, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá phẩm chất của người
phụ nữ Việt Nam và được thể hiện qua Tám chứ vàng mà người đã tặng cho
những người phụ nữ Việt Nam: "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang".
Những phẩm chất ấy được thể hiện qua sự anh hùng chống giặc ngoại xâm,
đảm việc nước giỏi việc nhà, cần cù chịu khó, hết lòng vì chồng con vì gia

đình và vì xã hội. Trong những thời kỳ khác phẩm chất của người phụ nữ
Việt Nam cũng được phát huy mạnh mẽ dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào. Ngày
nay, so với các nước khác trong khu vực thì người phụ nữ Việt Nam có điều
kiện hơn để tiếp cận với giáo dục, học tập, việc làm và tham gia vào lĩnh vực
quản lý. Hiện nay họ đã giữ một số vị trí quan trọng trong xã hội như: Phó Chủ
tịch nước, Bộ trưởng, Thứ tưởng, Vụ trưởng, Tổng giám đốc, giám đốc, Tuy
nhiên so với quốc tế thì tỷ lệ phụ nữ là đại biểu quốc hội của Việt Nam còn thấp và
có xu hướng giảm dần. Phụ nữ luôn là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển
của gia đình và xã hội.
Nghĩa vụ công dân và chức năng làm vợ, làm mẹ của phụ nữ được thực hiện
tốt là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự ổn định và phát triển
lâu dài của đất nước. Ngày càng có nhiều phụ nữ thành đạt trong các lĩnh vực


12
kinh tế, khoa học, chính trị và xã hội. Trình độ học vấn của phụ nữ cũng ngày
được nâng cao hơn 90% phụ nữ biết đọc, biết viết.
1.1.4. Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình
Trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng lao động nữ luôn
đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế- xã hội của đất nước, Hiến
pháp đầu tiền của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (1946) đã công nhận
quyền bình đẳng của phụ nữ với nam giới trên mọi phương diện. Sự nghiệp
giải phóng phụ nữ đã đem lại cho xã hội nguồn nhân lực, trí lực dồi dào và
ngày càng được phát triển. Lao động nữ là người đóng góp chính cho nền kinh
tế và đấu tranh chống đói nghèo bằng cả những công việc được trả công và
không được trả công ở gia đình, ngoài cộng đồng và nơi làm việc; Tỷ lệ lao
động nữ tham gia các ngành nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng cao. Nhiều
khâu trong sản xuất nông nghiệp do lao động nữ đảm nhiệm. Việc trao quyền
sử dụng ruộng đất lâu dài cho các hộ nông dân đã cho phép kinh tế gia đình
phát triển thuận lợi và đa dạng. Ngoài sản xuất nông nghiệp nhiều gia đình đã

làm thêm các ngành nghề khác và theo đó thu nhập của các hộ cũng được
tăng thêm. Người lao động nữ được chủ động hơn trong sắp xếp công việc
đồng áng, chăm lo con cái và thu vén nhà cửa.
Lao động nữ luôn là người đóng vai trò then chốt trong gia đình về khả
năng sản xuất và tái sản xuất. Sự nghiệp giải phóng phụ nữ đã đem lại cho xã
hội nguồn nhân lực với trí lực và thể lực dồi dào phát triển ngày càng cao.
Trong phát triển kinh tế gia đình, vai trò của phụ nữ được thể hiện trong nhiều
phương diện như trong lao động sản xuất, trong phân công lao động, trong
công việc sinh hoạt hàng ngày của gia đình…
1.1.4.1. Vai trò của phụ nữ trong lao động sản xuất
Trong lao động sản xuất, lao động nữ là người làm ra phần lớn lương
thực, thực phẩm tiêu dùng cho gia đình. Đặc biệt các hộ nghèo sinh sống chủ
yếu dựa vào kết quả làm việc của lao động nữ. Thế nhưng họ lại có rất ít hoặc


13
không có quyền sở hữu trong gia đình. Đây là sự bất công lớn đối với lao
động nữ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các nước, các vùng, các miền còn
kém phát triển cả về kinh tế và nhận thức.
“Thân cò lặn lội bờ ao - Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non" đó là
người phụ nữ của ngày xưa, nhưng trong xã hội hiện đại ngày nay, phụ nữ đã
chủ động, tự tin và nhiều người còn giữ kinh tế, là lao động chính tạo nguồn
thu nhập chính cho cuộc sống gia đình “phụ nữ chống nửa trời”. Những hoạt
động tạo thu nhập mà phụ nữ tham gia để cùng chồng chia sẻ gánh nặng kinh
tế gia đình rất đa dạng, phong phú, đó là: làm công ăn lương; trồng trọt, chăn
nuôi, kinh doanh buôn bán, dịch vụ, sản xuất thủ công… Không chỉ lao động
tại chỗ, hàng vạn phụ nữ nông thôn đã phải xa quê hương, xa chồng con, di
cư tới những vùng kinh tế phát triển hơn, cả trong nước và ngoài nước, chịu
đựng những khó khăn, thiếu thốn về vật chất và tinh thần để lao động kiếm
sống nhằm cải thiện đời sống gia đình.

Trước những diễn biến phức tạp nền kinh tế thị trường, của thời tiết,
của dịch bệnh… phụ nữ vẫn tích cực và chủ động trong các hoạt động tạo thu
nhập, đóng góp vào kinh tế gia đình, góp phần xoá đói giảm nghèo; nâng cao
thu nhập cho gia đình, làm giàu chính đáng.
1.1.4.2. Vai trò của phụ nữ trong phân công lao động trong gia đình
Bên cạnh người đàn ông trong gia đình thì người phụ nữ cũng đóng vai
trò là người sắp xếp, tổ chức cuộc sống gia đình. Ngày nay, mặc dù có nhiều
phụ nữ tham gia vào các công việc của xã hội và thành công không kém nam
giới, nhưng nhìn chung công việc nội trợ, quản lý gia đình vẫn còn là mảng
công việc chủ yếu do phụ nữ đảm trách. Phụ nữ là người tay cầm chìa khóa,
quyết định chi tiêu mọi việc trong gia đình, từ đi chợ, nấu ăn, giặt giũ đến
quét dọn, bày trí, sắp xếp, mua sắm.... Đó là mảng công việc lặt vặt, tỉ mỉ,
chiếm nhiều thời gian nhưng không thể không có. Người phụ nữ đã sắp xếp,
tổ chức gia đình theo suy nghĩ, nhận thức và tính năng động của mình. Ngoài


14
ra, phụ nữ có vai trò trọng yếu trong việc điều hòa các mối quan hệ gia đình.
So với phụ nữ, nam giới có nhiều điểm không thể sánh bằng. Bởi lẽ họ không
có những đức tính như người phụ nữ. Hàng ngày, sau một ngày làm việc tất
bật, mệt nhọc, nam giới cần có một không gian ấm cúng, một nơi để nghỉ
ngơi, và gia đình đóng vai trò quan trọng này. Để điều hòa được các mối quan
hệ gia đình và phân công lao động trong gia đình một cách hợp lý đòi hỏi
những đức tính đảm đang, dịu dàng, biết thông cảm, chịu khó và sự tinh tế ở
người phụ nữ.
1.1.4.3. Vai trò của phụ nữ trong kiểm soát các nguồn lực và tài chính của
gia đình
Ngoài việc trực tiếp tham gia lao động sản xuất tạo thu nhập, phụ nữ
còn là người tổ chức, động viên, tạo điều kiện cho các thành viên trong gia
đình tham gia hoạt động kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình và đảm nhiệm vai

trò của người giữ “tay hòm chìa khóa” cho gia đình. Trong bối cảnh giá cả
sinh hoạt leo thang mà thu nhập khiêm tốn của người lao động chưa được cải
thiện, công việc nội trợ trở nên khó khăn hơn bởi nó đòi hỏi người phụ nữ phải
cân đối các khoản thu chi, tính toán một cách khoa học và cũng rất cần nghệ
thuật bếp núc để luôn đảm bảo cơm dẻo canh ngọt, đủ dưỡng chất cho cả nhà,
quầ n áo mới cho con đến trường…
1.1.4.4. Vai trò của phụ nữ trong việc tạo ra thu nhập của gia đình
Trong xã hội hiện đại, phụ nữ được tạo điều kiện học tập, trau dồi kiến
thức, chủ động, tự tin để hướng ngoại tham gia vào các công tác xã hội, phát
triển bản thân, đứng vững vàng hơn trên vị thế phụ nữ hiện đại. Phụ nữ ngoài
thiên chức làm vợ, làm mẹ họ còn tham gia góp phần quan trọng xây dựng
kinh tế gia đình, là người lao động chính, tạo thu nhập để duy trì ổn định cuộc
sống gia đình.
Theo quan niệm truyền thống, người chồng là “trụ cột” trong gia đình,
chịu trách nhiệm chính trong việc tạo thu nhập cho gia đình. Người vợ chủ


×