Câu 1
Câu hỏi: Cho xâu bit dữ liệu I = 10000000001011000011 hãy thể hiện dữ liệu này
dưới dạng mã đường dây B8ZS và HDB3.
- Vẽ hình tín hiệu biểu diễn xâu bít dữ liệu bằng mã B8ZS
- Vẽ hình tín hiệu biểu diễn xâu dữ liệu bằng mã HDB3
- Nhận xét chung về hai phương pháp này
3đ
1.0 đ
1.0 đ
1.0 đ
-
Mã B8ZS thực hiện việc thay thế khối 8 bít 0 liên tục thành dãy 000VB0VB.
-
Mã HDB3 thay thế 4 bít 0 liên tiếp thành dãy 000V (lẻ) hoặc B00V (chẵn) phụ thuộc vào
số lượng bít khác 0 kể từ sau lần thay thế gần nhất. Nếu số bit khác 0 trước đó là chẵn thì
thay thế bằng B00V, là lẻ thì bằng 000V.
Với xâu bít I = 10000000001011000011, ta có thể hiệu mã B8ZS và HDB3 như sau:
-
Mã B8ZS: 1 000VB0VB 01011000011
-
Mã HDB3:1 000V B00V 01011 000V 11
Câu 2
Câu hỏi: Trình bày về phương pháp mã hóa NRZ-L. Phân tích ưu nhược điểm
Sử dụng phương pháp mã hõa NRZ-L, hãy vẽ đồ thị chuyển đổi các dữ liệu sau
thành tín hiệu giả sử rằng bit cuối cùng trước đó có mức điện áp dương.
a. 01010101
b. 00110011
- Trình bày mã NRZ-L, ưu nhược điểm
- Vẽ hình a
- Vẽ hình b
3đ
1.0 đ
1.0 đ
1.0 đ
Phương pháp mã NRZ-L (Non Return to Zero Level) quy ước rằng mức điện áp sẽ xác định giá
trị của bít được mã hóa:
-
Sử dụng hai mức điện áp khác nhau (cao và thấp) cho bít 0 và bít 1.
-
Thông thường, điện áp dương dùng cho bít 0, điện áp âm dùng cho bít 1.
-
Điện áp không thay đổi trong thời khoảng bít.
Ưu điểm:
-
Dễ dàng thực hiện.
-
Sử dụng băng thông hiệu quả.
Nhược điểm:
-
Có thành phần một chiều.
-
Thiếu khả năng đồng bộ.
Đồ thị thể hiện chuyển đổi hai tín hiệu đã cho ở trên theo NRZ-L như sau:
Câu 3
Câu hỏi: Trình bày cấu trúc chi tiết frame thông tin của giao thức liên kết số liệu
mức cao HDLC? Cho một frame dạng thông thường (FCS là 16 bit, các thành
phần còn lại 8 bít trừ phần thông tin) 01111110 00101001 01100101 00111110
10011111 01000111 01001011 11 01111110. Đây là loại frame gì? chỉ rõ các
thành phần trong frame, N(S) = ? N(R) = ?
3đ
- Trình bày cấu trúc frame thông tin của HDLC, giải thích rõ các trường địa chỉ,
điều khiển, FCS.
- Fram loại I, chỉ rõ các thành phần
- N(S) = 6, N(R) = 5
1.0 đ
1.0 đ
1.0 đ
Cấu trúc chi tiết frame HDLC:
Control field:
Trong đó:
-
Flag: Cờ 8 bít cho biết điểm đầu và điểm kết thúc của Frame, Flag = 01111110
-
Address: Địa chỉ đích của frame, 8 bít.
-
Control: Giá trị 8/16 bít cho biết kiểu Frame, số thứ tự của Frame, ACK và một số thông
tin khác.
o Bít đầu là 0: I-Frame
o Hai bít đầu là 10: S-Frame
o Hai bít đầu là 11: U-Frame
-
Data: (User Information hoặc Management Information): Dữ liệu người dùng hoặc thông
tin quản lý, không có trong S-Frame, kích cỡ thay đổi.
-
FCS: Giá trị 16/32 bít dùng để kiểm tra lỗi.
Cho frame: 01111110 00101001 01100101 00111110 10011111 01000111 01001011 11
01111110, theo cấu trúc frame ta có:
- Flag: 01111110
-
Address: 00101001
Control: 01100101 => đây là frame loại I, N(S): 1102 = 6, N(R): 1012 = 5
Câu 4
Câu hỏi: Trình bày cấu trúc chi tiết frame thông tin của giao thức liên kết số liệu
mức cao HDLC ? Cho một frame dạng thông thường (FCS là 16 bit, các thành
phần còn lại 8 bít trừ phần thông tin) 01111110 00101001 01110110 001111101
001111101 00101101 00011101 00101111 01111110. Đây là loại frame gì ? chỉ
rõ các thành phần trong frame, N(S) = ? N(R) = ?
- Trình bày cấu trúc frame thông tin của HDLC, giải thích rõ các trường địa chỉ,
điều khiển, FCS.
- Fram loại I, chỉ rõ các thành phần
- N(S) = 7, N(R) = 6
3đ
1.0 đ
1.0 đ
1.0 đ
Cấu trúc chi tiết frame HDLC:
Control field:
Trong đó:
-
Flag: Cờ 8 bít cho biết điểm đầu và điểm kết thúc của Frame, Flag = 01111110
-
Address: Địa chỉ đích của frame, 8 bít.
-
Control: Giá trị 8/16 bít cho biết kiểu Frame, số thứ tự của Frame, ACK và một số thông
tin khác.
o Bít đầu là 0: I-Frame
o Hai bít đầu là 10: S-Frame
o Hai bít đầu là 11: U-Frame
-
Data: (User Information hoặc Management Information): Dữ liệu người dùng hoặc thông
tin quản lý, không có trong S-Frame, kích cỡ thay đổi.
-
FCS: Giá trị 16/32 bít dùng để kiểm tra lỗi.
Cho frame: 01111110 00101001 01110110 001111101 001111101 00101101 00011101
00101111 01111110, theo cấu trúc frame ta có:
- Flag: 01111110
- Address: 00101001
- Control: 01110110 => đây là frame loại I, N(S): 1112 = 7, N(R): 1102 = 6
Câu 5
Câu hỏi: Một ISP được cấp một địa chỉ sau: 120.60.4.0/22. ISP muốn cấp địa chỉ
đó cho 100 nhóm khách hàng như sau:
a. Nhóm 1 có 20 khách hàng, mỗi khách hàng cần 64 địa chỉ
b. Nhóm 2 có 40 khách hàng, mỗi khách hàng cần 16 địa chỉ
c. Nhóm 3 có 40 khách hàng, mỗi khách hàng cần 4 địa chỉ
Hãy thực hiện việc cấp phát trên và xác định xem ISP còn bao nhiêu địa chỉ
- Đúng a
- Đúng b
- Đúng c
- Đúng tính địa chỉ còn lại
4đ
1.0 đ
1.0 đ
1.0 đ
1.0 đ
ISP có địa chỉ 120.60.4.0/22 → ISP có 10bit network → 210 địa chỉ để cấp phát.
Nhóm 1: 20 khách hàng, mỗi khách hàng cần 64 địa chỉ → cần 20x64 = 1280 IP → không đủ IP
để cấp.
Câu 6
Câu hỏi Mã sửa lỗi vòng (CRC) là gì? Nguyên tắc xây dựng mã sữa lỗi vòng
(CRC) là gì? Tiêu chuẩn của đa thức sinh để phát hiện được lỗi bit đơn là gì? Cho
đa thức sinh sau: x8+x2+x+1. Hay trả lời các câu hỏi sau.
4đ
a. Đa thức trên có phát hiện được lỗi đơn bit không? Tại sao?
b. Đa thức trên có phát hiện được lỗi chùm 6 bit không? Tại sao?
- Khái niệm CRC
- Nguyên tắc xây dựng CRC, tiêu chuẩn chọn đa thức sinh
- Đúng a, b
1.0 đ
2.0 đ
1.0 đ
CRC (Cyclic Redundancy Check) là một phương pháp để phát hiện lỗi bằng cách gắn thêm một
khối bit dư thừa ở phía sau khối bit dữ liệu. Bên gửi và bên nhận dùng một số chia (divisor) để
tạo mã CRC và kiểm tra lỗi. Nếu ở bên nhận kết quả chia cho số chia dư 0 thì dữ liệu không bị
lỗi. Trường hợp số dư khác 0 thì dữ liệu bị lỗi.
Mã CRC được xây dựng bằng cách chia đơn vị dữ liệu với một số divisor cho trước và số dư là
CRC. Yêu cầu đối với CRC gồm 2 yếu tố: số bit nhỏ hơn 1 so với số divisor được gắn vào cuối
chuỗi dữ liệu thì phải làm cho chuỗi dữ liệu mới phải chia được cho divisor.
Các bước để tạo CRC:
Đầu tiên, gắn thêm n bit 0 vào đơn vị dữ liệu, số n này nhỏ hơn một so với (n + 1) bit của
bộ chia (divisor).
Bước hai, dữ liệu mới này được chia cho bộ chia dùng phép chia nhị phân. Kết quả có
được chính là CRC.
Bước ba, CRC với n bit của bước hai thay thế các bit 0 găn ở cuối đơn vị dữ liệu. Chú ý
là CRC có thể chứa toàn bit 0.
Đơn vị dữ liệu đến bên nhận với phần đầu là dữ liệu, tiếp đến là CRC. Bên nhận xem toàn
chuỗi này là một đơn vị và đem chia chuỗi cho cùng bộ chia đã được dùng tạo CRC.
Khi chuỗi đến bên nhận là không lỗi, thì bộ kiểm tra CRC có số dư là 0 và chấp nhận dữ liệu
này. Khi chuỗi bị thay đổi trong quá trình truyền, thì số dư sẽ khác không và bên nhận không
chấp nhận dữ liệu này (discard).
Tiêu chuẩn để xây dựng đa thức sinh của bộ chia:
- Có ít nhất 2 số hạng
- Hệ số của x0 nên là 1
- Có x+1
- Không nên chia xt + 1, với 2
Đa thức sinh x8+x2+x+1:
- Phát hiện được lỗi đơn bit vì hệ số của x0 là 1 và có trên 2 số hạng
- Phát hiện được lỗi chùm 6 bit vì bậc của đa thức là 8 → phát hiện được lỗi chùm (burst
error) ≤ 8
Câu 7
Câu hỏi: Cho đa thức sinh G(x) = x3 + x2 + 1 và xâu bít cần truyền đi M =
1101110101.
- Hãy tính xâu bít truyền đi theo phương pháp mã CRC.
- Hãy cho biết khả năng phát hiện lỗi của CRC
- Trình bày phương pháp tính xâu bít
- Xâu bít cần truyền đi là 1101110101 101
- Phát hiện được các lỗi có số lẻ bít bị lỗi
- Phát hiện được các lỗi đa bít có độ dài nhỏ hơn hoặc bằng bậc của đa
thức sinh
- Khả năng phát hiện với sác xuất cao các lỗi có độ dài lớn hơn bậc đa thức sinh
Đa thức sinh chuyển sang dạng nhị phân: 1 1 0 1 (n=4)
Thêm n-1 bit 0 vào cuối của chuỗi bit cần truyền đi: 1 1 0 1 1 1 0 1 0 1 0 0 0
4đ
1.5 đ
1.5 đ
1.0 đ
Tính các bit CRC:
1101|1101110101000
XOR 1 1 0 1
---------1101
XOR 1 1 0 1
---------0100
XOR 1 1 0 1
---------1001
XOR 1 1 0 1
---------1000
XOR 1 1 0 1
---------101
Các bit CRC là 1 0 1 => Chuỗi bit cần truyền đi là 1 1 0 1 1 1 0 1 0 1 1 0 1
Khả năng phát hiện lỗi của mã CRC:
- Phát hiện được các lỗi có số lẻ bít bị lỗi
- Phát hiện được các lỗi đa bít có độ dài nhỏ hơn hoặc bằng bậc của đa thức sinh
- Khả năng phát hiện với sác xuất cao các lỗi có độ dài lớn hơn bậc đa thức sinh