Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Mẫu Phân tích tài chính doanh nghiệp: PHÂN TÍCH CÔNG TY CP MASAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.94 KB, 5 trang )

MẪU BÁO CÁO PHÂN TÍCH CÔNG TY

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MASAN (Mã CK:MSN – HSX )


MẪU BÁO CÁO PHÂN TÍCH CÔNG TY

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CÔNG TY

Công ty cổ phần tập đoàn Masan là (Masan Group) là công ty quản lý vốn đầu tư và tài
sản, chủ yếu là các cổ phần của các công ty khác, hiện nay bao gồm cổ phần của công ty
Cổ phần thực phẩm Masan (Masan Food) và ngân hàng thương mại Kỹ thương Việt Nam.
Tiền thân Masan Group là công ty cổ phần Hàng hải Masan (MSC) được thành lập tháng
11/2004 với vốn điều lệ ban đầu là 3,2 tỷ đồng. Tháng 8/2009 MSC đổi tên thành Công ty
cổ phần tập đoàn Masan và thực hiện tái cấu trúc thông qua các đợt phát hành riêng lẻ.
Đến tháng 10/2009 Masan Group hoàn tất tăng vốn lên 4.763.998.200.000 đồng.
Các thành viên của tập đoàn Masan chú trọng phát triển các lĩnh vực sau:
-

Công ty cổ phần thực phẩm Masan: sản xuất nước chấm , gia vị , mì ăn liền, hạt
nêm, và các thực phẩm đóng gói khác.

-

Ngân hàng thương mai kỹ thương Việt Nam: Cung cấp các dịch vụ tài chính ngân
hàng.

-

Công ty cổ phần cà phê Biên Hòa (VinaCafe) sản xuất và kinh doanh các sản phẩm
từ cà phê, bột ngũ cốc.



-

Công ty cổ phần tài nguyên Masan tư vấn và tham gia khai thác kinh doanh các loại
tài nguyên khoáng sản.

Chiến lược kinh doanh của công ty:
-

Chiến lược thực thi của Masan là tập trung vào một vài dự án nhưng chú ý vận
hành thật tốt và hiệu quả để đạt được vị trí dẫn đầu trên thị trường.

-

Chiến lược chọn ngành hoạt động của Masan nhắm đến việc tham gia vào các
ngành, lĩnh vực mà công ty trong nước thuộc khu vực tư nhân có thể cạnh tranh với
các doanh nghiệp nhà nước và các công ty đa quốc gia.

Một số thôngg tin về giao dịch:
Ngày giao dịch đầu tiên: 05/11/2009
Giá đóng cửa phiên GD đầu tiên(nghìn đồng): 43.2


MẪU BÁO CÁO PHÂN TÍCH CÔNG TY

Khối lượng cổ phiếu niêm yết lần đầu: 476,399,820
Giá hiện tại (20/12/2011): 93.000 vnđ/cp
PHÂN TÍCH SWOT

Điểm mạnh:

-

Hội đồng quản trị có năng lực,có tầm nhìn và chiến lược nhằm phát triển công ty.

-

Masan Group là một trong những tập đoàn kinh doanh hàng đầu tại Việt Nam, sở
hữu những danh mục đầu tư và những ngành nghề kinh doanh thuộc loại đứng đầu
về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Hiện tại, Công ty nắm giữ quyền
kiểm soát 54,80% Công ty Cổ phần Thực phẩm Ma San và 19,99% cổ phần trong
Ngân hàng KỹThương Việt Nam. Để đầu tư và xây dựng kinh doanh như Masan
Food và Techcombank, công ty đã tận dụng những hiểu biết về thị trường nội địa
của mình, kinh nghiệm quốc tế của ban quản trị công ty và đối tác chiến lược nước
ngoài, các chuyên gia quản lý rủi ro và khả năng của Công ty, nhằm xây dựng
thương hiệu, đồng thời là làm tăng giá trị của những công ty mà Masan Group đầu
tư và xây dựng quan hệ hợp tác. Công ty tin rằng với chiến lược kinh doanh và kỹ
năng quản lý, điều hành của mình, Công ty sẽ nắm bắt và tận dụng các cơ hội để
đạt được sự cộng hưởng thành công nhất với các công ty trong danh mục đầu tư.

Điểm yếu:
-

Những khoản chi đầu tư tài sản cố định như chi phí vốn và những khoản chi phí
phát triển có thể không thu hồi được từ lợi nhuận của hoạt động

-

Khả năng mất khách hàng chính, nhân viên và đội ngũ quản lý chủ chốt của công ty
và công ty được thâu tóm mua lại;


-

Khả năng đạt được các yếu tố cộng hưởng về tài chính và hoạt động sẽ mang lại từ
việc thâu tóm mua lại;

-

Những vấn đề nảy sinh trong quá trình kết hợp và triển khai những mảng kinh
doanh được thâu tóm mua lại;


MẪU BÁO CÁO PHÂN TÍCH CÔNG TY

-

Những thay đổi không lường trước trong hoạt động kinh doanh, về ngành và điều
kiện kinh tế gây ảnh hưởng đến những giả định làm cơ sở cho việc phân tích , đánh
giá việc thâu tóm mua lại.

Cơ hội:
-

Masan đang đa dạng hóa các lĩnh vực đầu tư của mình.Hiện tại MSN đang đầu tư
cho dự án Núi Pháo, công trình dự định được hoàn thành vào năm 2013.

-

Những sản phẩm của Masan đã và đang được nhiều người tiêu dùng tin dùng.
Nhiều sản phẩm như nước măm Chinsu hay mì gói Omachi phù hợp với nhu cầu
tiêu dùng của người dân Việt Nam.


Thách thức:
-

Khi gia nhập WTO thì nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào trong nước là khá lớn, nếu
công ty không có chiến lược phát triển phù hợp cộng thêm sự thu hút vốn thì đây
cũng là một thiệt hại vô hình đối với công ty

-

Tình hình tỷ giá,lãi suất còn chưa ổn định khiến giá nguyên liệu đầu vào cao….

-

Để đưa dự án Núi Pháo đi vào hoạt động, vẫn còn một vài thách thức mà Masan
phải vượt qua. Tập đoàn Masan đã thâu tóm cổ phần chi phối ở dự án Núi pháo từ
Dragon Capital (DC) thông qua các giao dịch không dùng tiền mặt (non-cash
transactions) như phát hành hối phiếu nhận nợ (promissory notes) hay hoán đổi cổ
phần. Tổng đầu tư dự kiến cho dự án Núi Pháo vào khoảng 430 triệu USD, trong đó
130 triệu USD đã được đầu tư, còn khoảng 300 triệu USD nữa sẽ được tài trợ từ
tiền phát hành thêm cổ phiếu mới của MSN và các khoản vay nợ.

PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH
Lợi nhuận và khả năng sinh lời:
Hệ số đo lường khả năng sinh lời đối với tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của MSN tương đối tốt,
tuy nhiên lại có xu hướng giảm trong những năm gần đây.
Nguyên nhân của việc giảm này là MSN đang trong giai đoạn đầu tư lớn máy móc nhà xưởng nên
lợi nhuận thu về chưa tương xứng với quy mô tổng tài sản.



MẪU BÁO CÁO PHÂN TÍCH CÔNG TY

Thêm vào đó vốn chủ sở hữu tăng nhanh và mạnh qua một vài năm gần đây cũng là một trong
những nguyên nhân khiến cho ROE của công ty giảm xuống.
Mặc dù vậy nhưng chúng tôi cho rằng điều này không đáng ngại đối với MSN bởi tỷ suất lợi
nhuận biên gộp vẫn tăng trưởng tương đối tốt.
Một số mảng kinh doanh mới như chế biến cà phê hòa tan, khai thác khoáng sản cũng nhận được
nhiều sự quan tâm từ phía các nhà đầu tư. Mỏ Núi Pháo là mỏ được đánh giá có nhiều giá trị với
nhiều kim loại quí hiếm.
Trong khi đó, thị trường sản xuất cà phê hòa tan của Việt Nam hiện nay đang rất tiềm năng với
tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 10% cao hơn nhiều so với mức bình quân của thế
giới là 5% - 6%, sản lượng tiêu thụ cà phê bình quân đầu người thấp hơn so với các nước xuất
khẩu café khác.
Khả năng hoạt động :
Tỷ trọng các khoản phải thu giảm xuống trong cơ cấu tổng tài sản chứng tỏ khả năng thu được
tiền từ hoạt động bán hàng của MSN đã được cải thiện hơn. Công ty cũng thu hút được một lượng
tiền mặt đáng kể khi bán cổ phần cho các cổ đông nước ngoài trong một vài năm gần đây.
Lượng tiền mặt lớn không những đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư tài sản cố định của công ty mà còn
phục vụ cho hoạt động M&A trong thời gian vừa qua.
Khả năng thanh toán và hệ số nợ :
Các tỷ số về khả năng thanh toán của MSN đều ở mức tương đối an toàn. Lượng tiền mặt lớn
cộng với việc quản lý khoản phải thu, hàng tồn kho một cách có hiệu quả khiến cho sự chênh lệch
giữa tỷ suất thanh toán ngắn hạn, nhanh và bằng tiền mặt không đáng kể. Các chỉ tiêu đo lường
vòng quay các khoản phải thu, hàng tồn kho có xu hướng tăng lên khiến cho thời gian quay vòng
vốn của MSN được rút ngắn lại. Hệ số nợ của công ty có sự gia tăng qua các năm từ 2008 đến nay
nhưng điều này sẽ không đáng ngại bởi khả năng thanh toán của công ty vẫn được đảm bảo.




×