BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-------------------------------------
LÊ MINH CƯỜNG
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOÀI
CÂY LÁ RỘNG BẢN ĐỊA TRỒNG DƯỚI TÁN RỪNG THÔNG
MÃ VĨ Ở ĐẠI LẢI – VĨNH PHÚC LÀM CƠ SỞ ĐỂ CHUYỂN
HÓA RỪNG THÔNG THUẦN LOÀI THÀNH RỪNG HỖN LOÀI
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
HÀ TÂY - 2007
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-------------------------------------
LÊ MINH CƯỜNG
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOÀI
CÂY LÁ RỘNG BẢN ĐỊA TRỒNG DƯỚI TÁN RỪNG THÔNG
MÃ VĨ Ở ĐẠI LẢI – VĨNH PHÚC LÀM CƠ SỞ ĐỂ CHUYỂN
HÓA RỪNG THÔNG THUẦN LOÀI THÀNH RỪNG HỖN LOÀI
Chuyên ngành: LÂM HỌC
Mã số: 60.62.60
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HUY SƠN
HÀ TÂY - 2007
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-------------------------------------
LÊ MINH CƯỜNG
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOÀI
CÂY LÁ RỘNG BẢN ĐỊA TRỒNG DƯỚI TÁN RỪNG THÔNG
MÃ VĨ Ở ĐẠI LẢI – VĨNH PHÚC LÀM CƠ SỞ ĐỂ CHUYỂN
HÓA RỪNG THÔNG THUẦN LOÀI THÀNH RỪNG HỖN LOÀI
Chuyên ngành: LÂM HỌC
Mã số: 60.62.60
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
HÀ TÂY - 2007
Luận văn được hoàn thành tại:
KHOA SAU ĐẠI HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN HUY SƠN
Người phản biện 1:
Người phản biện 2:
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn theo Quyết
định số.... ngày ..... tháng...... năm 2007 họp tại:
Vào hồi ...... giờ ngày ... tháng ...... năm 2007
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin tư liệu và Thư viện trường đại học lâm nghiệp
- Khoa sau đại học trường Đại học Lâm nghiệp
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hầu hết các chương trình trồng rừng trước đây và hiện nay như: Pam,
327, 661... đều trồng thuần loài. Rừng trồng thuần loài có nhiều ưu điểm như
cho sản phẩm nhanh và đồng nhất về quy cách... song cũng có không ít nhược
điểm như không bền vững, nhiều sâu bệnh hại, khả năng phòng hộ môi
trường kém... Đặc biệt, các loài cây trồng rừng chủ yếu là Thông, Keo, Bạch
đàn, các loài này gần đây đã phát hiện sâu bệnh hại hàng loạt (sâu róm ở
Thông, đốm lá và cháy lá ở Bạch đàn, phấn hồng ở Keo...).
Đến năm 1999, tổng diện tích rừng trồng cả nước là 1.471.394ha, trong
đó diện tích rừng trồng Thông thuần loài là 218.056ha chiếm 14,8% [27].
Hiện nay cây Thông được xem như là một trong những loài cây trồng chính
được lựa chọn cho chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng của cả nước, do
vậy diện tích rừng Thông ngày càng được tăng mạnh. Bên cạnh giá trị kinh tế
không thể phủ nhận đối với cây Thông thì việc trồng rừng thuần loài đã chứng
tỏ không bền vững, thường xuyên bị sâu bệnh hại mà điển hình là bệnh sâu
róm thông đã xảy ra ở nhiều nơi trong 2 – 3 năm gần đây. Nhằm phát triển
rừng theo hướng bền vững, đa dạng nguồn sản phẩm từ việc trồng nhiều loài
cây gỗ có giá trị khác nhau, hạn chế được sự bùng phát dịch bệnh, cải thiện
môi trường sinh thái do đó việc gây trồng một số loài cây lá rộng bản địa dưới
tán rừng Thông là việc làm cần thiết.
Trung tâm KHSX Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ có tổng diện tích đất tự
nhiên là 908,8ha, trong đó có 677,5ha rừng trồng, 70ha rừng tự nhiên và các
diện tích khác. Từ khi thành lập, Trung tâm đã tiến hành khảo nghiệm và
trồng rất nhiều các mô hình với mục tiêu phủ xanh đất trống đồi núi trọc, các
loài cây trồng chủ yếu là: Thông mã vĩ, Thông nhựa, Thông caribê, Keo tai
tượng, Keo lai, Keo lá tràm, bạch đàn...Các mô hình này đã đáp ứng được
mục tiêu ban đầu là phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nhưng đa số là rừng
2
thuần loài. Trong số các loài cây trồng tại Trung tâm thì diện tích rừng Thông
mã vĩ chiếm tỷ lệ đáng kể. Các mô hình Thông mã vĩ này được trồng trong
nhiều năm, trong đó có 50ha được trồng từ năm 1976. Diện tích rừng Thông
mã vĩ này hiện nay đã có dấu hiệu sinh trưởng chậm lại, sức sống kém.
Chính vì thế từ năm 2000, với mục tiêu xây dựng các mô hình trồng
rừng hỗn loài các cây lá rộng bản địa có chất lượng cao và phát huy tốt vai trò
phòng hộ của rừng, Trung tâm KHSX Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ đã tiến hành
trồng một số loài cây lá rộng bản địa như Lim xanh (Erythrophloeum fordii
Oliv), Lim xẹt (Peltophorum tonkinense A.Chev), Re hương (Cinnamomum
iners Reinw), Sao đen (Hopea odorata Roxb), Ràng ràng xanh (Ormosia
pinnata) trong đó tác giả của bản luận văn là cộng tác viên chính thực hiện
xây dựng mô hình này. Kết quả bước đầu cho thấy các loài cây này đã tỏ ra
sinh trưởng tốt dưới tán rừng Thông mã vĩ.
Xuất phát từ các yêu cầu thực tiễn đặt ra, việc “Đánh giá khả năng
sinh trưởng của một số loài cây lá rộng bản địa trồng dưới tán rừng Thông
mã vĩ ở Đại Lải – Vĩnh Phúc làm cơ sở để chuyển hóa rừng thông thuần
loài thành rừng hỗn loài” là cần thiết và cấp bách.
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới.
Trong những năm gần đây, rất nhiều nơi trên thế giới đã và đang
nghiên cứu, thử nghiệm và trồng rừng thành công bằng những loài cây bản
địa. Trong nhiều loại cây trồng, các cây thuộc chi Paulownia đang được sự
quan tâm của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Theo Trần Quang
Việt (2001) [32], từ những năm 1960, cùng với phong trào lục hóa và xây
dựng các đai rừng phòng hộ bảo vệ đồng ruộng, chi Paulownia được tiếp tục
nghiên cứu và phát triển ở Trung Quốc. Viện hàn lâm Lâm nghiệp Trung
Quốc (CAF) đã tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống từ phân loại, đặc
tính sinh thái, phân bố đến kỹ thuật gây trồng và sử dụng các loài cây trong
chi Paulownia.
Theo Nguyễn Ngọc Lung (1993) [14], cây Tếch (Tectona grandis) là
loài phân bố tự nhiên ở các nước: Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan và Lào. Tại
Châu Á, Thái Bình Dương, nhiều nước đã trồng thành công và biến vùng này
thành thị trường truyền thống gỗ Tếch trên thế giới với sản lượng 4 triệu
m3/năm lấy từ gỗ có đường kính 6 cm trở lên.
Riêng Thái Lan [34], ở Huay Sompoi đã khảo nghiệm 8 xuất xứ của
Tếch và lựa chọn được 2 xuất xứ sinh trưởng tốt nhất là:
- Xuất xứ Huay Sompoi (tọa độ địa lý 180 vĩ độ Bắc, 99055’ kinh độ
Đông)
- Xuất xứ Phayao (tọa độ địa lý 19003’ vĩ độ Bắc, 99055’ kinh độ
Đông).
Liễu sam (Crytomeria japonica) là một trong những loài cây bản địa
của Nhật Bản, nó được trồng bằng cây hom từ thế kỷ XV. Vào năm 1987
[33], Nhật Bản đã sản xuất được 49 triệu cây hom loài này phục vụ trồng
rừng. Bằng các vòng chọn lọc liên tục lặp lại từ khâu khảo nghiệm, chọn lọc,
4
kết quả gây trồng và tiếp tục chọn lọc, cho đến nay Nhật Bản đã chọn được 32
dòng vô tính khác nhau phù hợp với yêu cầu cơ bản là: khả năng ra rễ cao của
hom, phạm vi gây trồng rộng, khả năng thích nghi cao...
Tại Malaysia, năm 1999 [36], trong dự án xây dựng rừng nhiều tầng đã
giới thiệu cách thiết lập mô hình rừng hỗn loài trên 3 đối tượng: Rừng tự
nhiên, rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) 10 - 15 tuổi và 2 - 3 tuổi.
Dự án đã sử dụng 23 loài cây bản địa có giá trị, trồng theo băng 30m trong
rừng tự nhiên. Trên băng trồng 6 hàng cây bản địa. Trồng 14 loài cây bản địa
dưới tán rừng Keo tai tượng theo 2 khối thí nghiệm:
Khối A:
Mở băng 10m trồng 3 hàng cây bản địa;
Mở băng 20m trồng 7 hàng cây bản địa;
Mở băng 40m trồng 15 hàng cây bản địa.
Khối B:
Chặt 1 hàng keo trồng 1 hàng cây bản địa;
Chặt 2 hàng keo trồng 2 hàng cây bản địa;
Chặt 4 hàng keo trồng 4 hàng cây bản địa...
Kết quả cho thấy, trong 14 loài cây trồng trong khối A, có 3 loài:
Shorea roxburrghii; S. ovalis; S. leprosula sinh trưởng chiều cao và đường
kính tốt nhất. Tỷ lệ sống không khác biệt, sinh trưởng chiều cao cây trồng tốt
ở băng 10m và băng 40m. Băng 20m không thỏa mãn điều kiện sinh trưởng
chiều cao. Khối B có tỷ lệ sống, sinh trưởng chiều cao tốt khi trồng 1 hàng;
sinh trưởng đường kính tốt cho công thức trồng 6 hàng và 16 hàng.
Trồng rừng dưới tán theo đám hoặc theo băng với cự ly cách đều đã tạo
ra các lâm phần hỗn loài khác nhau trong tự nhiên sau khai thác. Theo Hoàng
Văn Thắng (2002) [23], tại Cote d’lvoire phương thức trồng rừng dưới tán
này được thiết lập với các loài cây gỗ như Hertiera utilis, Khaya invorensis,
Terminalia invorensis, Aucoumea klaineana, Entandrophagma spp, Lovoa
trichilioides, Lophira alata, Guarea cedrata, Entandrophlogma angolense.
5
Sau đó vào những năm 1960 việc trồng rừng đã được phát triển và mở rộng,
nhiều loài cây khác đã được sử dụng vào trồng rừng hỗn loài như:
Entandrophragma
cylindricum,
Terminalia
superba,
Triplochiton
scleroxylon, Thieghenmella heckelli, Afzelia spp, Nauclea diderrichii,
Mitragyna ciliata, Pycnanthus angolensis, Cedrela odorata, Tectona grandis,
Gmelina arborea, Acacia mangium, Acacia auriculiformis, Cassia siamea var
Eucalyptus. Trong phần lớn các trường hợp, sự kết hợp các loài cây này gồm
các loài cây cho gỗ lớn và loài cây cung cấp gỗ nhỏ làm nguyên liệu. Khoảng
14.000ha rừng hỗn loài đã được trồng ở Cute d’voire từ năm 1930.
Một số nước trên thế giới đã có những nghiên cứu trồng cây bản địa
dưới tán rừng cây lá kim hoặc cây lá rộng thuần loài và có những kết luận về
khả năng sinh trưởng cũng như giá trị kinh tế của những loại rừng này.
Tại Kasma Forest Technology Center (Nhật Bản) [35] đã thiết lập hàng
loạt các mô hình rừng nhiều tầng tán bao gồm nhiều loài cây và ở nhiều cấp
tuổi, trồng ở nhiều độ cao khác nhau, đặc biệt ở vùng Tsucuba có độ cao dưới
876m so với mực nước biển đã trồng loài cây Tuyết tùng (Japanese ceder) để
tạo ra những lâm phần bền vững có giá trị và họ đã nhận thấy có sự ảnh
hưởng lẫn nhau giữa các loài cây khi trồng hỗn giao với nhau và ảnh hưởng
của môi trường đến từng cây.
Tại Đài Loan và một số nước Châu Á sau khi đã trồng phủ xanh đất
trống đồi núi trọc bằng cây lá kim đã tiến hành gây trồng cây bản địa dưới tán
rừng này. Kết quả đã tạo ra những mô hình rừng hỗn giao bền vững, đạt năng
suất cao, có tác dụng tốt trong việc bảo vệ chống xói mòn đất.
Qua những nghiên cứu trên cho thấy, cây bản địa đã được rất nhiều tác
giả quan tâm. Rất nhiều loài có giá trị như: Tếch, Liễu sam... đã được chọn để
phục vụ trồng rừng, về phương thức trồng cây bản địa được áp dụng là trồng
theo băng hoặc theo đám, các nghiên cứu về sự ảnh hưởng lẫn nhau khi trồng
6
hỗn giao. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chưa đề cập đến độ tàn che tầng cây
cao ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây bản địa trồng dưới tán, chưa nghiên
cứu được biện pháp kỹ thuật gây trồng nhiều loài cây bản địa. Chính vì thế,
việc nghiên cứu độ tàn che tầng cây cao đến sinh trưởng của cây bản địa trồng
dưới tán, biện pháp kỹ thuật gây trồng một số loài cây bản địa là cần thiết, đặc
biệt đối với các loài cây bản địa ở Việt nam.
1.2. Ở trong nước.
1.2.1. Các nghiên cứu cơ sở khoa học chọn loài cây bản địa phục vụ cho
trồng rừng phòng hộ.
Trong những năm qua đã có nhiều những công trình nghiên cứu về các
loài cây bản địa nhằm phục vụ công tác trồng rừng ở nước ta điển hình là các
nghiên cứu sau:
Nghiên cứu về cơ sở khoa học chọn loài cây bản địa trồng rừng phòng
hộ đầu nguồn điển hình là công trình của Trần Xuân Thiệp (1997) [24]. Theo
tác giả có 2 phương pháp để chọn loài cây bản địa phục vụ cho công tác trồng
rừng đó là thứ nhất: Bố trí thực nghiệm và thử nghiệm (bán sản xuất) rồi đưa
ra trồng rừng; thứ hai: Tổng kết kinh nghiệm gây trồng trong nhân dân để
trồng thử nghiệm hoặc đưa ra thành quy trình kỹ thuật. Tuy nhiên, Nguyễn
Hoàng Nghĩa (1997) [16], lại đưa ra nghịch lý của cây bản địa đó là: Thiếu sự
hiểu biết về đặc điểm của từng loài cây bản địa cụ thể: Nhu cầu về khí hậu,
đất đai, ánh sáng ở các giai đoạn khác nhau, mối liên hệ giữa các loài trong
quần thể đa loài, khả năng tái sinh tự nhiên, khả năng gây trồng, vật hậu... Do
đó khó có thể phát triển cây bản địa trên diện rộng. Một nghịch lý nữa là cây
bản địa quen sống trong một môi trường sống hoàn chỉnh, ít biến động nên có
nhu cầu cao về đất và các yếu tố khác. Không thể đưa trồng ngay cây bản địa
trên đất trống, đồi núi trọc khô cằn, trồng thuần loài tràn lan trên diện rộng.
7
Do đó muốn gây trồng thành công cây bản địa cần phải tạo được những hoàn
cảnh tương đối thích hợp với từng loài cây bản địa.
Trong nghiên cứu phục hồi rừng tự nhiên, Trần Xuân Thiệp (1997) [24]
cho rằng trồng cây bản địa là một quá trình rút ngắn chu trình phát triển rừng
mà theo nhà sinh thái người Đức Lalle (1980) nếu để tự nhiên có khi đến hàng
trăm năm. Nếu rừng bị phá nhưng còn một độ tàn che nào đó, đem trồng các
cây gỗ bản địa dưới tán rừng và làm như vậy đã vượt qua được rất nhiều giai
đoạn diễn thế đi lên mà để tự nhiên phải mất 50 – 70 thậm chí tới 100 năm.
Năm 1994 [19], trong Hội thảo về: “Tăng cường các chương trình trồng
rừng ở Việt Nam với sự phối hợp giữa Bộ Lâm nghiệp, Dự án tăng cường
chương trình trồng rừng ở Việt Nam (STRAP) và cơ quan hợp tác quốc tế
Nhật Bản (JICA)” đã đưa ra khuyến nghị quan trọng là cần có nhiều thông tin
hơn về loài cây bản địa để giúp cho các địa phương tham khảo và chọn loài
cây phục vụ cho trồng rừng. Nhằm đáp ứng được phần nào yêu cầu trên, dự
án STRAP đã cùng với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện dự án
“Xác định các loài cây bản địa chất lượng cao để trồng rừng ở Việt nam”. Kết
quả đã đưa ra những thông tin có hệ thống và tổng hợp về 210 loài cây cho gỗ
chất lượng cao dùng để làm nhà ở và đồ mộc cao cấp. Qua đó cũng cho thấy
tiềm năng của cây bản địa ở từng vùng cũng như trong cả nước rất phong phú
nhưng số loài cây bản địa đã có kỹ thuật, có mô hình, có khả năng trồng rừng
còn quá ít. Do vậy cần phải đẩy mạnh nghiên cứu thử nghiệm những loài cây
còn lại mới có thể biến tiềm năng thành hiện thực. Ngoài ra cần tập trung
nghiên cứu và phát triển những cây có giá trị cao để tạo nguồn cây chủ lực
cho từng vùng và cho cả nước.
Trần Quang Việt, Nguyễn Bá Chất khi nghiên cứu đề tài: “Xác định cơ
cấu cây trồng và xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng cho một số loài cây chủ
yếu phục vụ chương trình 327”, trong 2 năm 1997 – 1998 [15] đã chọn được
8
tập đoàn cây trồng gồm 70 loài và xây dựng được quy trình, hướng dẫn kỹ
thuật cho 20 loài như: Lát hoa (Chukrasia tabularis), Muồng đen (Cassia
siamea), Trám trắng (Canarium album), Tếch (Tecktona grandis), Dầu rái
(Dipterocarpus alatus)...
Nguyễn Bá Chất (1995) [2] khi nghiên cứu phục hồi rừng Sông Hiếu
(1981 – 1985) đã thí nghiệm gây trồng hỗn loài Lát hoa (C. tabularis) với các
loài cây lá rộng bản địa khác: Lim xẹt (P. tonkinensis), Giổi (Michelia sp),
Thôi chanh (Evodia bodinieri), Lõi thọ (Gmelina arborea)... nhằm tạo cấu
trúc hợp lý. Theo dõi mô hình rừng hỗn loài đến năm thứ 10 thấy rõ sinh
trưởng rừng Lát hoa hỗn loài tốt hơn rừng Lát hoa thuần loài...Kiểu cấu trúc
rừng Lát hoa hỗn loài có sử dụng lớp thực bì phục hồi tự nhiên đã được tạo
lập có nhiều ưu điểm về sinh trưởng và phục hồi đất.
Trong báo cáo chuyên đề về cây Huỷnh (Tarrietia javannica Kost), Bùi
Đoàn [31] đã có nhận xét: “Huỷnh được coi là một trong những cây bản địa
chủ yếu trong công tác trồng rừng ở Trung Trung bộ, đặc biệt là ở Quảng
Bình.
Phùng Ngọc Lan (1994) [11], nghiên cứu một số đặc tính sinh thái loài
Lim xanh (E. fordii) đã xác nhận: Vùng phân bố của loài Lim xanh rất rộng
và có mặt ở hầu hết các tỉnh phía bắc nước ta (từ đèo Hải Vân trở ra) với độ
cao phân bố từ 900m trở xuống ở phía nam và 500m trở xuống ở phía bắc.
Sinh trưởng thích hợp ở đồi bát úp, độ dốc nhỏ hơn 200 hoặc ở chân đồi, chân
núi nơi dốc tụ.
Tóm lại, việc gây trồng các loài cây bản địa là việc làm đúng đắn và có
cơ sở khoa học, tuy nhiên mỗi loài cây bản địa lại đòi hỏi một môi trường
sống khác nhau và một biện pháp kỹ thuật gây trồng, chăm sóc và nuôi dưỡng
khác nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật phù hợp đối với
từng loài là việc làm thiết thực trong giai đoạn hiện nay.
9
1.2.2. Các nghiên cứu về cây bản địa để trồng rừng và làm giàu rừng.
Lưu Phạm Hoành, Lê Cảnh Nhuệ, Trần Nguyên Giảng... (1960) [25] đã
tiến hành nghiên cứu thử nghiệm và làm giàu rừng bằng những loài cây bản
địa như Lim xanh (Erythrophloeum fordii), Chò nâu (Dipterocarpus retusus),
Ràng ràng mít (Ormosia balansae), Vạng trứng (Endospermum chinense)...
theo phương thức cải tạo chặt trắng, cải tạo theo băng, trồng dưới tán.
Lâm Phúc Cố (1995) [5] khi nghiên cứu một số loài cây bản địa được
chọn trồng rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Đà ở Púng Luông, Mù Căng Chải
đã chọn được 4 loài cây bản địa là: Pơ mu (Fokienia hodginsic Henry et
thomas), Tô Hạp Hương (Altingia takhtadjanii), Giổi (Tahauma Gioi A.
Chev) và cây Song Mật (Calamus ealusetris) có thể trồng làm giàu rừng theo
phương thức trồng xen dưới tán rừng hay làm giàu rừng theo băng.
Chương trình 327 [20] với định hướng trồng rừng phòng hộ theo hướng
hỗn loài 500 cây bản địa + 1100 cây phụ trợ. Khi thực thi, có hơn 60 tỉnh,
thành phố có dự án đã trồng rất nhiều mô hình rừng trồng hỗn loài khác nhau
với hơn 70 loài cây.
Triệu Văn Hùng (1993) [8] đã nghiên cứu về “Đặc tính sinh vật học
của một số loài cây làm giầu rừng như: Trám trắng (Canarium album), Lim
xẹt (Peltophorum tonkinense A.Chev)” có nhận xét: Trong tổ thành rừng tự
nhiên, Trám trắng chỉ đạt trung bình 3,87% về số cây và 6,84% về trữ lượng ô
tiêu chuẩn. Xét ở trạng thái rừng IIIA1, Trám trắng chiếm tỷ lệ cao hơn so với
IIIA2. Trong rừng rất hay gặp Trám trắng với một số loài cây bạn như Kháo
vàng (Machilus bosii), Dẻ (Castanopsis sp), Lim xẹt (P. tonkinense), Hu đay
(Trema orientalis), Sau sau (Liquidambar formosana), Xoan ta (Melia
azedarach Linn), Xoan nhừ (Choerospondias axillaris), Vối thuốc (Schima
wallichii)...
Công trình nghiên cứu làm giầu rừng bằng cây Lim xẹt (P. tonkinense)
10
theo băng trên trạng thái rừng nghèo kiệt sau khi đã khai thác hết các loài cây
gỗ có giá trị ở Nghĩa Đàn (Nghệ An) của Lê Văn Thịnh (2002) [31] đã cho
thấy sau 1 năm trồng, tỷ lệ sống đạt 90%. Cây sinh trưởng khá, phân hóa
đường kính khá rõ, có 60% số cây có đường kính bằng hoặc lớn hơn đường
kính cây trung bình, 30% cây có chiều cao dưới cành bằng 50% chiều cao vút
ngọn trở lên, hình thân thẳng, sau 20 năm thì cành nhánh phát triển mạnh khả
năng sinh trưởng chậm lại.
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (2000) [31] khi nghiên cứu cải
tạo rừng nghèo kiệt tại Vũ Mễ (Bắc Sơn) và Đồng Hỷ (Thái Nguyên) bằng
cách trồng bổ sung 2 loài cây bản địa là Dẻ đỏ (Castanopsis hystrix) và Kháo
vàng (Machilus bosii) theo phương thức trồng theo băng hoặc theo đám. Từ
những năm 1972 đến những năm sau 1975 một số lâm trường như Bắc Sơn,
Võ Nhai, Đồng Hỷ đã nhân rộng mô hình trên. Tuy nhiên, cho đến nay việc
đánh giá các mô hình này gặp rất nhiều khó khăn vì đã bị tàn phá.
Một công trình nghiên cứu khác tại Cầu Hai – Phú Thọ (Viện Khoa học
Lâm nghiệp Việt Nam) [31] cũng đã đưa cây Lim xẹt (P. tonkinense) trồng
theo băng trên thảm cây bụi có chiều cao khoảng 3m. Mở rạch 2m, trồng bằng
cây con có bầu được tạo từ hạt nuôi trong vườn ươm 6 tháng tuổi. Sau 3 năm
tỷ lệ sống đạt sấp xỉ 90%, khả năng sinh trưởng khá, tăng trưởng bình quân
đạt 2,3cm/năm về đường kính và 2,0m/năm về chiều cao. Nhưng đến năm thứ
4 trở đi thì khả năng sinh trưởng chậm lại. Các loài cây tái sinh trong rạch
chừa sinh trưởng khá nhanh, vượt chiều cao cây Lim xẹt trồng trong rạch. Tán
cây trong rạch chừa đã lấn át nên ở giai đoạn từ 6 – 7 năm tuổi khả năng sinh
trưởng của Lim xẹt kém hẳn. Điều này rất phù hợp với đặc điểm sinh thái cây
Lim xẹt đã được xác định trong nhiều công trình nghiên cứu trước đây. Vì cây
Lim xẹt là cây ưa sáng do đó không nên trồng làm giàu bằng Lim xẹt trong
rạch, khi thảm thực bì phát triển quá nhanh.
11
Cũng tại Cầu Hai – Phú Thọ đã nghiên cứu thử nghiệm trồng cây Lim
xanh trên 3 trạng thái thực bì khác nhau:
1. Trạng thái rừng tự nhiên nghèo kiệt có chiều cao lớp thảm tự nhiên
3m. Trồng lim xanh trên băng chặt rộng 20, 30, 40m; băng chừa
20m. Trên băng chặt lại tiến hành gieo cốt khí để che phủ đất.
2. Trạng thái rừng tự nhiên nghèo kiệt được chặt trắng, đốt dọn sạch,
giữ lại cây cỏ phục hồi trong quá trình chăm sóc.
3. Trạng thái đất trống đã có lớp cây tiên phong phục hồi với chiều cao
từ 3 – 4m, mở rạch rộng 1,5m, hàng cách nhau 4m, cây cách cây
2m.
Trần Nguyên Giảng (1985) [31] nhận xét rừng Lim xanh được trồng
theo băng hoặc theo rạch (công thức 1 và công thức 3) có khả năng sinh
trưởng tốt và hình thân đẹp. Cây Lim xanh là loài cây không có trục chính,
thường ra cành sớm được sự hỗ trợ của băng chừa thu hẹp ánh sáng của băng
trồng, đã hạn chế được cành ngang, làm cho đoạn thân dưới cành có chiều dài
5 – 7m, có cây trên 10m, không bị sâu nấm. Cây Lim xanh trồng trên đất
trống (công thức 2), thiếu cây phù trợ nên đã trở thành rừng thuần loài và lộ
rõ nhược điểm: Thân ngắn, cong queo, sâu nấm nhiều.
Năm 1988 [31], tại lâm trường Trạm Lập – huyện Kbang – Gia Lai đã
trồng Re gừng (Cinnamomum zeylanicum) trong rạch. Rừng nghèo có chiều
cao trung bình 15m, mở rạch rộng 5m, băng chừa 10m. Trên rạch trồng phát
sạch dây leo, cây bụi. Trồng bằng cây con có bầu 15 tháng tuổi, có chiều cao
30 – 50cm, cự ly cây cách cây 2m. Năm 1993 đo đếm sinh trưởng của Re
gừng cho thấy: Tỷ lệ sống 85%, đường kính trung bình là 3,86cm, chiều cao
bình quân bằng 4,38m. Cây trong băng chừa có hiện tượng che cớm Re gừng.
Sự phân hóa đường kính và chiều cao chưa rõ. Đến năm 2000 điều tra lại thì
tỷ lệ sống chỉ còn 65%, cây phân hóa mạnh, 30% cây có đường kính bình
12
quân 12cm, cao 9m. Cây lớn nhất có D1.3 = 17cm, chiều cao 14,3m. Số cây
còn lại bị băng chừa lấn át. Như vậy, vấn đề tồn tại đặt ra là tác động các biện
pháp kỹ thuật lâm sinh như thế nào để điều chỉnh độ tàn che hợp lý cho cây
Re gừng sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Vi Hồng Khánh (2003) [10] khi đánh giá sinh trưởng của một số loài
cây bản địa phục vụ công tác bảo tồn và phát triển rừng ở Cầu Hai – Phú Thọ
đã kết luận: Phần lớn các xuất xứ Lim xanh (E. fordii) đều có tỷ lệ sống cao
và sinh trưởng tốt, đồng thời trong 34 loài cây bản địa nơi nghiên cứu đã chọn
được các loài: Lim xanh (E. fordii), Re gừng (C. zeylanicum), Xoan đào
(Pygeum arboreum), Sồi phảng (Castanopsis cerebrina), Chiêu liêu
(Terminalia chebula), Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy) là những loài
cây mọc nhanh, phát triển tốt, ít bị sâu bệnh có khả năng nhân rộng và phát
triển cho các điều kiện lập địa tương tự.
Qua nhiều năm nghiên cứu, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
(2000) [31] đã đề xuất trên 100 loài cây bản địa cho các chương trình trồng
rừng phục vụ cho cả 3 loại rừng là rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc
dụng. Qua khảo sát, dựa vào các tài liệu đã có và số liệu mới thu thập, 31 loài
cây bản địa đã được chọn và có báo cáo chuyên đề cho từng loài. Các loài cây
bản địa đó được đánh giá theo 3 mức độ:
- Các loài cây đã được đưa vào sản xuất lớn, diện tích lên tới hàng
nghìn ha, tối thiểu cũng vài trăm ha, có đủ quy trình, quy phạm, hưỡng dẫn kỹ
thuật như: Mỡ (Manglietia conifera), Quế (Cinnamomun cassia Bl), Sa mu
(Cunninghamia lanceolata), Trẩu (Vernicia fordii) , Sở (Camellia oleifera),
Thông mã vĩ (Pinus massoniana), Muồng đen (Senna siamea), Dầu nước
(Diptercarpus dyeri Pierre)...
- Các loài cây đã đưa vào sản xuất mặc dù quy mô còn nhỏ song các
mô hình rừng trồng đủ lớn để đánh giá như: Lát hoa (Chukrasia tabularis),
13
Lim xẹt (P. tonkinense), Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy), Dó giấy
(Rhamnoneuron balansae)...
- Các loài đã và đang được nghiên cứu, mô hình thực nghiệm nhỏ như:
Lim xanh (E. fordii), Kháo vàng (M. bosii), Re gừng (C. zeylanicum), Trám
(Canarium sp), Vên vên (Anisoptera costata), Dẻ đỏ (C. hystrix)...
1.2.3. Các nghiên cứu về cây bản địa dưới tán rừng trồng.
Ngoài các nghiên cứu về cơ sở chọn loài và các nghiên cứu làm giàu
rừng bằng cây bản địa thì tại Việt Nam còn có nhiều nghiên cứu về việc trồng
cây bản địa dưới tán rừng trồng thuần loại và đã có những kết quả đáng quan
tâm như:
Trần Nguyên Giảng (1996) [12] đã nghiên cứu trồng 10 loài cây bản
địa dưới tán rừng Keo lá tràm (A. auriculiformis) và Keo tai tượng (A.
mangium) tại Vườn Quốc gia Cát Bà - Hải Phòng. Sau 1 năm trồng, kết quả
bước đầu cho thấy cây bản địa có vẻ thích hợp và sinh trưởng tốt. Nhưng đến
năm 1998 thì mô hình này lại có những kết quả khác nhau: Cây bản địa trồng
dưới tán rừng Keo lá tràm có tỷ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển tốt,
trong khi đó cây bản địa trồng dưới tán rừng Keo tai tượng có tỷ lệ sống thấp,
sinh trưởng, phát triển kém và không có triển vọng. Tác giả cho rằng có thể là
do nhu cầu nước của Keo tai tượng giai đoạn này lớn làm cho đất luôn luôn
khô cứng nên cây bản địa dưới tán sinh trưởng rất kém.
Hoàng Vũ Thơ (1998) [26] khi nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân
tố sinh thái đến sinh trưởng của Lim xanh trồng 5 tuổi dưới tán rừng đã cho
thấy sinh trưởng của Lim xanh tốt nhất ở độ tàn che tầng cây cao từ 10 –
40%.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố đến sinh trưởng và hình
thái của cây bản địa trồng dưới tán rừng Keo lá tràm ở Bắc Hải Vân, Phạm
Thanh Tùng (2006) [30] đã chỉ ra rằng các loài cây bản địa có khả năng sinh
14
trưởng tốt dưới tán rừng Keo lá tràm là Huỷnh (Tarrietia javannica Kost),
Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb), Chò chỉ (Parashorea chinensis), Sao
đen (Hopea odorata). 6 cây xung quanh và tầng cây trên ảnh hưởng trực tiếp
đến sinh trưởng của các loài cây bản địa trồng dưới tán.
Theo kết quả nghiên cứu của Lại Hữu Hoàn (2004) [6], thì khu vực
Trung Trung Bộ có diện tích rừng trồng cây lá rộng bản địa đến năm 2003 là
34.940ha chiếm 16% diện tích rừng trồng trong vùng. Trong đó, diện tích các
mô hình trồng thử nghiệm dưới tán rừng là 5.621ha. Qua 1 năm điều tra, tác
giả cũng đã đưa ra đề xuất lựa chọn 18 loài cây cho trồng rừng phòng hộ và
đặc dụng, trong đó 7 loài có thể đáp ứng được cho nhu cầu trồng rừng kinh
tế.
1.2.4. Các nghiên cứu về cây bản địa mã vĩ. Xếp thứ 2 là Re hương, đây là loài
được xếp vào nhóm loài có triển vọng khi trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ.
Và cuối cùng, sinh trưởng chậm nhất là Lim xẹt, loài cây này được xếp vào
nhóm loài ít có triển vọng khi trồng dưới tán rừng. Điều này cũng phù hợp với
đặc tính sinh trưởng của các loài cây trên. Lim xanh là loài ưa bóng lúc nhỏ
nên sinh trưởng tốt dưới tán rừng Thông mã vĩ, còn Lim xẹt là loài cây ưa
sáng nên khi đem trồng dưới tán rừng thì tốc độ sinh trưởng của chúng chậm
hơn.
4.3.3. Sinh trưởng của cây bản địa tại khu thí nghiệm 2.
Khu thí nghiệm 2: Rừng Thông mã vĩ 25 tuổi, trồng xen cây bản địa
dưới tán năm 2001.
Cũng tương tự như tại khu thí nghiệm 1, cây bản địa được trồng dưới 2
công thức độ tàn che khác nhau là 0,41 và 0,52.
Tại khu thí nghiệm 2 thử nghiệm trồng 5 loài cây bản địa là: Lim xanh,
Lim xẹt, Re hương, Sao đen và Ràng ràng xanh. Các loài cây bản địa được bố
trí thí nghiệm như sơ đồ 2. Sau 6 năm trồng (2001 – 2007), kết quả thu thập
được cho thấy khả năng sinh trưởng của các cây bản địa khá rõ ràng (bảng
4.11)
Bảng 4.11: Sinh trưởng của các loài cây bản địa tại khu thí nghiệm 2
Công
thức
Loài cây
Lim xanh
CT 1 Lim xẹt
Re hương
n
Tỷ lệ
sống
D00
DT
D 00
H VN HVN D T
(cm/năm)
(m/năm)
(m/năm)
(cm)
(m)
(m)
Chất lượng
T
TB
X
30
85,7
5,6
0,94
4,1
0,68 2,1
0,35 43,3 40,0 16,7
30
85,7
3,1
0,51
2,4
0,40 1,1
0,19 16,7 46,7 36,7
30
88,6
5,1
0,84
4,2
0,70 2,2
0,37 33,3 46,7 20,0
49
CT 2
Sao đen
30
85,7
3,3
0,54
2,8
0,46 1,7
0,28 36,7 40,0 23,3
Ràng ràng
xanh
30
45,7
2,5
0,42
2,0
0,33 1,0
0,16
Lim xanh
30
86,6
5,7
0,95
3,8
0,64 2,2
0,37 33,3 43,3 23,3
Lim xẹt
30
85,7
3,2
0,53
2,5
0,41 1,2
0,20 26,7 33,3 40,0
Re hương
30
89,4
5,5
0,91
4,1
0,68 2,3
0,39 30,0 43,3 26,7
Sao đen
30
88,6
3,3
0,55
2,8
0,46 1,7
0,29 26,7 46,7 26,7
Ràng ràng
xanh
30
42,9
2,6
0,43
2,1
0,35 1,0
0,17
Không đánh
giá
Không đánh
giá
Từ bảng 4.11 cho thấy tỷ lệ sống của các loài cây bản địa: Lim xanh,
Lim xẹt, Re hương, Sao đen ở cả 2 công thức là khá cao và xấp xỉ nhau (85,7
– 89,4%). Riêng Ràng ràng xanh tỷ lệ sống ở cả 2 công thức đều rất thấp chỉ
còn 42,9 – 45,7% nên không đưa vào phân tích kết quả.
Về khả năng sinh trưởng, Lim xanh là loài sinh trưởng nhanh nhất tỷ lệ
cây tốt cao nhất và chiếm từ 33,3 - 43,3% và tỷ lệ cây xấu thấp nhất chỉ có từ
16,7% - 23,3%. Loài Re hương ở vị trí thứ 2 có tỷ lệ cây tốt là 30,0 - 33,3%,
cây trung bình chiếm đa số với tỷ lệ 43,3- 46,7% và cây xấu chiếm 20,0 26,7%. Xếp ở vị trí thứ 3 là Sao đen có tỷ lệ cây tốt là 26,7 - 36,7%, tỷ lệ cây
trung bình chiếm 40,0 - 46,7%, tỷ lệ cây xấu tương đối thấp chiếm từ 23,3 26,7%. Cuối cùng vẫn là Lim xẹt có tỷ lệ cây xấu cao nhất chiếm tới 36,7 40,0%, tỷ lệ cây tốt chỉ chiếm 16,7 - 26,7% và tỷ lệ cây trung bình là 33,3 46,7%.
- Về chỉ tiêu đường kính gốc (D00): So sánh sinh trưởng đường kính
gốc giữa các loài cây bản địa dưới 2 độ tàn che khác nhau ta thấy: Lim xanh
sinh trưởng nhanh nhất, sau 6 năm đường kính gốc trung bình ( D 00 ) đạt từ 5,6
- 5,7cm, tăng trưởng bình quân năm (D00) đạt 0,94 - 0,95cm/năm. Tốc độ
50
sinh trưởng đường kính gốc của Re hương xếp thứ 2, sau 6 năm đường kính
gốc trung bình ( D 00 ) đạt từ 5,1 - 5,5cm, tăng trưởng bình quân (D00) đạt 0,84
- 0,91 cm/năm. Xếp thứ 3 là Sao đen, đường kính gốc trung bình ( D 00 ) sau 6
năm tuổi đạt từ 3,3 - 3,3cm, tăng trưởng bình quân (D00) đạt 0,54 0,55cm/năm. Cuối cùng sinh trưởng kém nhất là loài Lim xẹt sau 6 năm
đường kính gốc trung bình ( D 00 ) chỉ đạt từ 3,1 - 3,2cm, tăng trưởng bình quân
(D00) đạt 0,51 - 0,53 cm/năm.
- Về chỉ tiêu chiều cao vút ngọn (HVN): Đánh giá tốc độ sinh trưởng
chiều cao vút (HVN) giữa các loài cây bản địa ta thấy: Khả năng sinh trưởng
chiều cao vút ngọn của các loài cây bản địa dưới 2 công thức độ tàn che khác
nhau là tương đối đồng nhất. Re hương có tốc độ sinh trưởng chiều cao vút
ngọn nhanh nhất, sau 6 năm chiều cao vút ngọn trung bình ( H VN ) đạt 4,1 4,2m, tăng trưởng bình quân (HVN) đạt từ 0,68 - 0,70m/năm. Xếp thứ 2 là
Lim xanh, chiều cao vút ngọn trung bình ( H VN ) sau 6 năm đạt từ 3,8 - 4,1m,
tăng trưởng chiều cao vút ngọn bình quân (HVN) đạt từ 0,64 - 0,68m/năm.
Xếp thứ 3 là tốc độ sinh trưởng chiều cao vút ngọn của Sao đen, sau 6 năm
tuổi chiều cao vút ngọn trung bình ( H VN ) đạt từ 2,8 - 2,8m, tăng trưởng chiều
cao vút ngọn bình quân ( H VN ) đạt 0,46m. Tốc độ sinh trưởng chiều cao vút
ngọn của Lim xẹt là chậm nhất, sau 6 năm trồng, chiều cao vút ngọn trung
bình ( H VN ) đạt từ 2,4 - 2,5m, tăng trưởng bình quân (HVN) đạt từ 0,40 0,41m/năm.
- Về chỉ tiêu đường kính tán (DT): Đánh giá tốc độ sinh trưởng đường
kính tán của các loài cây bản địa trên, ta thấy: Re hương có tốc độ sinh trưởng
đường kính tán nhanh nhất, sau 6 năm tuổi đường kính tán trung bình ( D T )
đạt từ 2,3 - 2,3m, tăng trưởng đường kính tán bình quân (DT) đạt từ 0,37 0,39m/năm. Xếp ở vị trí thứ 2 là tốc độ sinh trưởng đường kính tán của Lim
51
xanh, sau 6 năm đường kính tán trung bình ( D T ) đạt từ 2,1 - 2,2m, tăng
trưởng đường kính tán bình quân (DT) đạt từ 0,35 - 0,37m/năm. Xếp thứ 3
là tốc độ sinh trưởng đường kính tán của Sao đen, sau 6 năm đường kính tán
trung bình ( D T ) đạt 1,7m, tăng trưởng bình quân (DT) đạt 0,28 - 0,29m/năm.
Tốc độ sinh trưởng đường kính tán của Lim xẹt là chậm nhất, sau 6 năm
đường kính tán trung bình ( D T ) đạt từ 1,1 - 1,2m, tăng trưởng bình quân
(DT) đạt 0,19 - 0,20m/năm.
Như vậy: Tại khu thí nghiệm 2, sau 6 năm trồng sinh trưởng của các
loài cây bản địa trồng dưới tán là khác nhau khá rõ ràng. Nhóm cây sinh
trưởng nhanh nhất là: Lim xanh, loài này được xếp vào nhóm cây rất có triển
vọng gây trồng dưới tán. Nhóm loài cây sinh trưởng tương đối nhanh là Re
hương và Sao đen, 2 loài này được xếp vào nhóm cây có triển vọng khi trồng
dưới tán rừng Thông mã vĩ. Sinh trưởng chậm hơn các loài đã kể trên là Lim
xẹt, loài này được xếp vào nhóm ít có triển vọng gây trồng dưới tán rừng.
Loài cây không thành công khi gây trồng dưới tán là Ràng ràng xanh, loài này
được xếp vào nhóm không có triển vọng gây trồng dưới tán rừng.
Các đặc trưng mẫu về đường kính gốc, chiều cao vút ngọn và đường
kính tán của các loài cây bản địa tại khu thí nghiệm 2 được tổng hợp ở bảng
4.12.
Từ bảng 4.12, ta thấy: Hệ số biến động của cả đường kính gốc, chiều
cao vút ngọn và đường kính tán của các loài là khá lớn, nhất là hệ số biến
động đường kính tán của Re hương, Sao đen và Lim xẹt. Lim xanh có hệ số
biến động lại nhỏ nhất (22,20 - 27,15%) mặc dù đường kính tán trung bình
( D T ) của Lim xanh xếp thứ 2 chỉ nhỏ hơn đường kính tán trung bình của Re
hương. Đường kính tán trung bình ( D T ) của Re hương là lớn nhất (2,23 2,34m) nhưng hệ số biến động cũng rất lớn (32,12 - 33,63%). Đường kính tán
trung bình của Lim xẹt và Sao đen nhỏ hơn (1,14 - 1,19m và 1,66 - 1,73m)
52
nhưng hệ số biến động lại rất lớn (từ 45,38 - 47,29% và 38,21 - 42,19%).
Điều này chứng tỏ Lim xanh là cây chịu bóng, còn Lim xẹt, Sao đen và Re
hương là cây ưa sáng ít chịu bóng hơn nên nó phụ thuộc vào độ che sáng của
tán rừng thông, nơi nào độ che sáng ít thì tán phát triển mạnh, nơi nào bị che
bóng nhiều thì khả năng sinh trưởng nói chung là kém hơn. Vì vậy, hệ số biến
động đường kính tán lá của Re hương, Sao đen và Lim xẹt là khá lớn.
Bảng 4.12: Các đặc trưng mẫu về đường kính và chiều cao
của các loài cây bản địa tại thí nghiệm 2
Công thức độ tàn che
Loài cây Đặc trưng
0,46
26,58
30,69
22,20
0,81
0,71
0,54
26,46
29,67
47,29
0,69
0,69
0,75
13,67
16,42
33,63
0,68
0,40
0,70
S%
20,90
14,37
42,19
Ràng ràng S
xanh
S%
*
*
*
*
*
*
1,76
1,43
0,60
30,85
37,42
27,15
0,86
0,72
0,54
27,28
29,12
45,38
1,18
0,74
0,75
21,55
17,95
32,12
0,65
0,38
0,66
Lim xẹt
250 cây/ha tương ứng với
Re hương
Sao đen
CT 2
Lim xanh
(Mật độ Thông mã vĩ là
200 cây/ha tương ứng với
DT
(m)
1,25
CT 1
độ tàn che bằng 0,52)
HVN
(m)
1,49
Lim xanh
(Mật độ Thông mã vĩ là
S
D1.3
(cm)
Lim xẹt
độ tàn che bằng 0,41)
Re hương
Sao đen
S%
S
S%
S
S%
S
S
S%
S
S%
S
S%
S
53
S%
19,59
13,80
38,21
*
*
*
Ràng ràng S
xanh
*
*
*
S%
Kết quả phân tích phương sai (bảng 4.13) các chỉ tiêu D00, HVN, DT
giữa các công thức trồng dưới tán khác nhau cho thấy, đường kính gốc D00,
chiều cao vút ngọn HVN, đường kính tán DT chưa có sự khác nhau rõ rệt. Điều
này cho thấy tầng cây cao có mật độ 200 – 250, tương đướng với độ tàn che
từ 0,41 – 0,52 có ảnh hưởng chưa rõ đến khả năng sinh trưởng đường kính và
chiều cao của các loài cây bản địa trên.
Bảng 4.13: Kết quả phân tích phương sai của các loài cây bản địa
trồng năm 2001 dưới 2 công thức độ tàn che khác nhau
Loài cây
Lim xanh
Re hương
Lim xẹt
Sao đen
Công thức
D 00 (cm)
H VN (m)
D T (m)
1
5,6 Ft = 0,05
4,1 Ft = 0,52
2,1 Ft = 0,37
2
5,7 F05 = 4,01
3,8 F05 = 4,01
2,2 F05 = 4,01
1
4,2 Ft = 0,29
2
5,1 Ft = 0,11
5,5 F05 = 4,01
4,1 F05 = 4,01
2,2 Ft = 0,45
2,3 F05 = 4,01
1
3,1 Ft = 0,19
2,4 Ft = 0,13
1,1 Ft = 0,13
2
3,2 F05 = 4,01
2,5 F05 = 4,01
1,2 F05 = 4,01
1
3,3 Ft = 0,15
2,8 Ft = 0,11
1,7 Ft = 0,18
2
3,3 F05 = 4,01
2,8 F05 = 4,01
1,7 F05 = 4,01
Như vậy: Khi trồng 5 loài cây bản địa trên dưới 2 công thức độ tàn che
khác nhau thì sinh trưởng của Lim xanh là tốt nhất đây là loài cây rất có triển
vọng khi trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ. Xếp thứ 2 là Re hương và xếp thứ
3 là Sao đen, đây là 2 loài được xếp vào nhóm loài có triển vọng khi trồng
dưới tán rừng Thông mã vĩ. Và cuối cùng, sinh trưởng chậm nhất là Lim xẹt,
loài cây này được xếp vào nhóm loài ít có triển vọng khi trồng dưới tán rừng.
54
Loài cây không có triển vọng khi trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ là Ràng
ràng xanh.
Ảnh 4.4: Cây Lim xanh 6 tuổi (trồng
năm 2001, ảnh chụp năm 2007)
Ảnh 4.6: Cây Re hương 6 tuổi (trồng
năm 2001, ảnh chụp năm 2007)
Ảnh 4.5: Cây lim xẹt 6 tuổi (trồng
năm 2001, ảnh chụp năm 2007)
Ảnh 4.7: Cây Sao đen 6 tuổi (trồng
năm 2001, ảnh chụp năm 2007)
55
4.3.4. Sinh trưởng của các loài cây bản địa tại khu thí nghiệm 3.
Khu thí nghiệm 3: Rừng Thông mã 28 tuổi, trồng xen cây bản địa dưới
tán năm 2004.
Cũng tương tự như tại khu thí nghiệm 1, cây bản địa được trồng dưới 2
công thức độ tàn che khác nhau là 0,43 và 0,54.
Tại khu thí nghiệm này thử nghiệm trồng 5 loài cây bản địa là: Lim
xanh, Lim xẹt, Re hương, Sao đen và Ràng ràng xanh. Các loài cây bản địa
được bố trí thí nghiệm như sơ đồ 3. Sau 3 năm trồng (2004 – 2007), kết quả
thu thập được cho thấy khả năng sinh trưởng của các cây bản địa khá rõ ràng
(bảng 4.14).
Bảng 4.14: Sinh trưởng của các loài cây bản địa tại khu thí nghiệm 3
Công
thức
CT 1
CT 2
Loài cây
n
Tỷ lệ D 00
D00
DT
H VN HVN D T
sống (cm) (cm/năm) (m) (m/năm) (m) (m/năm)
Chất lượng
T
TB
X
Lim xanh
30
92,2 2,8
0,92 1,9
0,63 1,4
0,45 32,3 43,2 24,6
Lim xẹt
30
87,1 1,5
0,51 1,0
0,34 0,6
0,21 21,5 38,2 40,3
Re hương
30
90,2 2,7
0,89 2,0
0,68 1,1
0,37 30,2 42,3 27,6
Sao đen
30
86,4 1,6
0,54 1,2
0,39 1,0
0,32 25,8 41,5 32,7
Ràng ràng
xanh
30
50,8 1,0
0,34 0,6
0,19 0,4
0,13
Lim xanh
30
91,4 2,9
0,97 1,9
0,64 1,3
0,44 32,1 41,3 26,6
Lim xẹt
30
86,5 1,6
0,53 1,1
0,36 0,7
0,22 26,2 36,7 37,2
Re hương
30
92,1 2,7
0,90 2,1
0,69 1,1
0,36 34,3 40,7 25,0
Sao đen
30
87,4 1,7
0,55 1,1
0,38 0,9
0,31 28,5 43,3 28,2
Ràng ràng
xanh
30
51,6 1,1
0,35 0,6
0,20 0,4
0,14
Không đánh
giá
Không đánh
giá