Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

1328 kieu oanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.34 KB, 4 trang )

TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA TIẾNG MẸ ĐẺ VÀ NGOẠI NGỮ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY
HỌC TIẾNG NƯỚC NGOÀI

1. Đặt vấn đề
Ngày nay, việc nghiên cứu và nắm bắt ngoại ngữ đã thực sự trở thành một nhu cầu
lớn của toàn xã hội thì kiến thức tiếng mẹ đẻ là hết sức quan trọng. Phần lớn các học giả,
các nhà khoa học, giáo học pháp trên thế giới đã chứng minh rằng, tiếng mẹ đẻ sẽ có tác
dụng tích cực, sẽ giúp người học nắm bắt ngoại ngữ tốt hơn nếu việc ứng dụng tiếng mẹ đẻ
trong giảng dạy ngoại ngữ đúng cách. Kiến thức và kinh nghiệm sử dụng tiếng mẹ đẻ trong
việc diễn đạt các mối quan hệ sẽ bổ trợ và làm nền cho người học ngoại ngữ nhanh chóng
nắm bắt ngoại ngữ. Nhưng nếu những kinh nghiệm sử dụng các phạm trù này trong tiếng
mẹ đẻ không được định hướng cụ thể thì nó sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tiếp thu
và thực hành ngoại ngữ của người học. Từ trước đến nay người ta mới chỉ quan tâm, nói
nhiều đến tác động tiêu cực mà chưa khai thác được những ảnh hưởng tích cực giữa các
ngôn ngữ. Trong bài viết này, tôi tập trung vào khía cạch tác động tích cực (giao thoa tích
cực) của tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ trong quá trình dạy học tiếng nước ngoài bằng cách đưa
ra ví dụ và phân tích về những nét tương đồng giữa hai ngôn ngữ để từ đó giúp người học
lĩnh hội kiến thức một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
2. Giao thoa tích cực là gì?
Theo Nguyễn Văn Chiến (1991), giao thoa tích cực là hiện tượng chuyển di những
hiểu biết và kĩ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ vào quá trình học một ngoại ngữ, giúp cho việc
học ngoại ngữ trở nên dễ dàng hơn do có sự giống nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ cần
học. Hiện tượng chuyển di tích cực thể hiện ở tất cả các bình diện ngôn ngữ và cả những
bình diện ngoài ngôn ngữ như chữ viết và văn hóa.
3. Ví dụ minh họa
3.1. Ví dụ 1: Nét tương đồng về giới từ và cụm giới từ trong tiếng Anh và tiếng Việt
Sự tương đồng này được thể hiện dưới 3 góc độ
3.1.1. Về chức năng ngữ pháp
Giới từ tiếng Anh và tiếng Việt đều không có khả năng đứng độc lập làm thành phần
của cụm từ, của câu. Giới từ dùng để biểu thị mối quan hệ chính phụ và đều có xu hướng
kết nối với thành tố phụ.


Ví dụ:
I always think of my parents.
Tôi luôn nghĩ về bố mẹ của mình.
3.1.2. Về hoạt động trong lời nói
- Trong tiếng Việt và tiếng Anh, giới từ được dùng kết hợp với danh từ, đại từ để tạo thành
cụm giới từ đóng vai trò làm trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,
phương tiện, cách thức. Ví dụ:
He looks through the window.
(giới từ + danh từ)
Tôi treo áo lên mắc.
(giới từ + danh từ)
I have bought this present for you. (giới từ + đại từ)
Mẹ mua một chiếc áo mới cho tôi. (giới từ + đại từ)
- Trong cả hai ngôn ngữ có nhiều cấu trúc mà ở đó việc dùng hay không dùng giới từ cũng
không làm thay đổi ý nghĩa của lời nói. Ví dụ:
Tôi mượn tiền của bạn tôi = Tôi mượn tiền bạn tôi.
Tôi thường viết bằng bút chì = Tôi thường viết bút chì.
The lesson lasts for two hours = The lesson lasts two hours.
3.1.3. Về cấu tạo
- Giới từ trong tiếng Việt và tiếng Anh đều phổ biến dưới dạng từ đơn. Ví dụ:
Trong tiếng Việt: trên, dưới, trước, sau, bởi, cho, từ...
Trong tiếng Anh: on, under, before, after, by, for, from...

1


3.2. Ví dụ 2: Những nét tương đồng giữa dạng bị động của tiếng Anh, tiếng Pháp với
lối nói tiếp thụ - bị động của tiếng Việt
Trước hết, qua nhiều năm học tập và giảng dạy môn Tiếng Anh và tiếng Pháp tôi nhận
thấy rằng nếu như trong tiếng Anh và tiếng Pháp có câu bị động thì trong tiếng Việt có lối

nói tiếp thu - bị động, một lối nói có thể được dùng để diễn đạt ý nghĩa của câu bị động của
tiếng Anh và tiếng Pháp. Vả lại điều này cũng là lẽ đương nhiên vì theo các nhà ngôn ngữ
học thì bất cứ ngôn ngữ nào cũng có những phương tiện cần thiết để diễn tả ý nghĩa bị động,
một ý nghĩa có mặt trong mọi thứ tiếng.
3.2.1. Về mặt hình thức
Trong dạng bị động của tiếng Anh, tiếng Pháp và trong lối nói bị động của tiếng Việt,
chúng ta đều nhận thấy chủ thể hành động (tác thể) không giữ vai trò chủ ngữ của câu, trong
khi đó thì đối tượng của hành động (bị thể hoặc bổ ngữ trực tiếp của động từ) lại đảm nhận
vai trò này. Có người còn cho rằng bổ ngữ trực tiếp của câu chủ động được chuyển lên vị trí
chủ ngữ trong câu bị động còn chủ thể hành động thì từ vị trí chủ ngữ trong câu chủ động
thì được chuyển xuống vị trí bổ ngữ chỉ tác nhân trong câu bị động.
Một nét tương đồng khác đó là trong phần lớn các câu bị động của tiếng Anh, tiếng
Pháp cũng như các câu thuộc lối nói tiếp thụ của tiếng Việt, chủ ngữ là một danh từ vô sinh.
Trong cả ba thứ tiếng, chúng ta nhận thấy có những cấu trúc được dùng để thể hiện ý
nghĩa bị động nhưng ngay cả yếu tố đối tượng của hành động cũng bị tỉnh lược.
Ví dụ :
- Menacés, les 1,2 million d'habitants de la Nouvelle-Orléans (Louisiane, EtatsUnis) contraints de quitter la ville après le passage de l’ouragan Katrina, en
2005. (Réfugiés climatiques: faut-il une convention internationale pour les aider ?Le Monde du mardi 1eụ Juin 2015)
( Bị đe dọa, 1,2 triệu cư dân của New Orleans (Louisiana, Mỹ) bị buộc phải rời khỏi
thành phố sau khi có thông báo cơn bão Katrina vào năm 2005.)
- Bị chồng lôi kéo, người đàn bà lao vào con đường buôn ma tuý, ngày ngày thậm
thụt buôn bán trên phố.
- Punished, John bursted into tears.
Khi quan sát sự xuất hiện của từ "bởi" trong tiếng Việt, được dùng để đánh dấu chủ
thể của hành động khi thành phần này xuất hiện trong tư cách bổ ngữ chỉ tác nhân, chúng ta
thấy nó trùng hợp với các giới từ BY hoặc WITH của tiếng Anh, và PAR hoặc DE tiếng
Pháp.
3.2.2. Về mặt chức năng và ý nghĩa
Về mặt này, cũng có nhiều điểm chung : trong cả ba thứ tiếng, dạng bị động đều được
dùng để hướng sự chú ý của người tiếp nhận thông tin vào đối tượng của hành động, tức là

bổ ngữ trực tiếp của động từ trong câu chủ động. Việc sử dụng dạng bị động hoặc câu bị
động để tránh phải nêu ra chủ thể của hành động - hoặc là để tập trung sự chú ý của người
tiếp nhận vào đối tượng của hành động, hoặc đôi khi là vì không xác định được chủ thể của
hành động.
Ngoài ra, trong cả ba thứ tiếng, dạng bị động và câu bị động đều được dùng khá phổ
biến trong các ngôn ngữ thuộc phong cách báo chí và khoa học để thể hiện tính khách quan
của thông tin cũng là một nét chung đáng quan tâm. Những nét chung này là hiển nhiên
nhưng cũng nên phải được đề cập một cách tường minh trong quá trình giảng dạy ngoại ngữ
để có thể giúp cho người học nắm bắt vấn đề một cách chắc chắn hơn. [2]
Như vậy, trong quá trình dạy dạng bị động của tiếng Anh và tiếng Pháp cho người Việt
Nam, chúng ta cần chú ý đến việc liên hệ, so sánh để giúp người học có thể nắm được
những nét tương đồng bên cạnh những nét dị biệt giữa ba ngôn ngữ để có thể sử dụng dạng
bị động của tiếng Anh và tiếng Pháp một cách tự nhiên hơn và cũng tránh được những giao
thoa ngôn ngữ không đáng có trong quá trình dịch thuật để góp phần gìn giữ vốn ngôn ngữ
của dân tộc.

2


3.3. Ví dụ 3: Đối chiếu thành phần và trật tự các thành phần trong câu tiếng
Việt và tiếng Anh.
3.3.1. Đối chiếu thành phần câu tiếng Việt và tiếng Anh.
- Trong tiếng Việt có 7 thành phần câu: Chủ ngữ (C), Vị ngữ (V), Bổ ngữ (B), Khởi ngữ
(K), Tình thái ngữ (T), Định ngữ (Đ), Trạng ngữ (Tr).
- Trong tiếng Anh có 5 thành phần câu: Chủ ngữ (Subject – S), Vị ngữ (Verb - V), Bổ ngữ
[hay tân ngữ] (Object - O), Định ngữ (Complement - C), Trạng ngữ (Adverbial - A).
Nếu đối chiếu, nhìn chung cách hiểu nội dung phần lớn các thành phần câu là giống nhau.
Những thành phần này cũng là thành phần có ở nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Chúng là các
thành phần có tính phổ quát: C, V, B, Tr, Đ. Có 2 thành phần chỉ có trong tiếng Việt mà
không có trong tiếng Anh là Khởi ngữ và Tình thái ngữ.

Ví dụ : Hôm qua (Tr), bạn (C) mua (V) cho cô ấy (B) cái áo (B) rất đẹp(Đ) ư (T)?
Yesterday (A), you (S) bought(V) her (OI) a beautiful shirt (Od)?
3.3.2. Đối chiếu trật tự các thành phần câu tiếng Việt và tiếng Anh.
Có thể thấy rõ rằng trong tiếng Việt và trong tiếng Anh cấu trúc câu cùng tuân thủ
một trật tự là S - V - O. Thành phần chính của cấu trúc câu trong cả hai ngôn ngữ Việt và
Anh là chủ ngữ S và vị ngữ V, hạt nhân của cấu trúc câu là vị ngữ V. Vị ngữ là thành phần
thiết yếu, không thể thiếu trong cấu trúc một câu bất kì, bởi vì nếu thiếu vị ngữ thì không
tồn tại tính vị ngữ của cấu trúc câu, nghĩa là không tồn tại sự biểu thị các quan hệ thông báo
đối với hiện thực. Chủ ngữ cũng là thành phần cần thiết trong phần lớn các cấu trúc câu, bởi
vì nó chỉ nghĩa sự vật của lời nói hoặc văn bản tạo nên cơ sở nội dung trần thuật, và do đó,
tạo nên nội dung giao tiếp. Câu có cấu trúc gồm cả chủ ngữ và vị ngữ thì được gọi là câu hai
thành phần.
Ví dụ : Tiếng Việt : Anh yêu em rất nhiều
C V B A
Tiếng Anh : I love you very much.
S V O
A
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, trong quá trình dạy học, nếu học sinh cứ tư duy theo tiếng
mẹ đẻ là dùng câu theo trật tự từ tiếng Việt (chủ từ, động từ, bổ ngữ) thì sẽ dẫn đến những
chuyển di tiêu cực.
Ví dụ:
Tiếng Việt : Tôi rất yêu em
Tiếng Anh: I very like you.
3.4. Ví dụ 4: Những nét tương đồng giữa hệ thống nguyên âm tiếng Việt và tiếng Anh
Khi học một ngoại ngữ, người học sẽ phát âm dễ dàng và nhanh chóng những âm nào
mà tiếng Việt cũng có, như các âm (b), (k), (l), (m), (n), (s),v.v đối với người Việt học tiếng
Anh hay người Anh học tiếng Việt.
3.5. Ví dụ 5: Những nét tương đồng trong ngữ âm tiếng Hán và ngữ âm tiếng Việt
Ngữ âm tiếng Hán, tiếng Việt có một điểm tương đồng rất dễ thấy, đó là: giới hạn
các âm tiết dứt khoát, “âm tiết tính rất rõ”. Trong vốn từ vựng cơ bản của Hán ngữ và Việt

ngữ, số từ đơn âm tiết chiếm tỉ lệ cao; đương nhiên số âm tiết ấy được phát âm tách hẳn các
âm tiết khác.
Ví dụ: Tiếng Hán : 家 jiā, 家 mén, 家 qù, 家 zuò, 家 chī
Tiếng Việt : nhà , cửa, đi, ngồi, ăn
4. Kết luận
Trên cơ sở những phân tích trên cho thấy giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài có
nhiều sự tương đồng trong trong cách nói cũng như viết. Trong quá trình dạy và học ngoại
ngũ, chúng ta nên chuyển di những hiểu biết và kĩ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ vào quá trình
học một ngoại ngữ, giúp cho việc học ngoại ngữ trở nên dễ dàng hơn do có sự giống nhau
giữa tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ cần học.
Tóm lại, nếu chỉ nhìn vào những chuyển di tiêu cực của tiếng mẹ đẻ để hoàn toàn
muốn triệt tiêu tiếng mẹ đẻ trong giờ học ngoại ngữ là không khách quan và không phù hợp
với thực tiễn dạy và học ngoại ngữ. Sự có mặt của tiếng mẹ đẻ, đặc biệt trong giai đoạn đầu

3


học ngoại ngữ là rất cần thiết, bởi khi học các kiến thức từ vựng, ngữ pháp của ngoại ngữ,
chắc chắn người học sẽ dựa vào những kiến thức và kinh nghiệm đã thu được thông qua
tiếng mẹ đẻ để đối chiếu, so sánh với kiến thức ngoại ngữ. Trong quá trình nhận biết này,
người học ngoại ngữ cũng sẽ tìm ra và ghi nhận được sự giống nhau cũng như khác nhau
giữa các yếu tố ngoại ngữ và tiếng mẹ đẻ, làm phong phú thêm vốn từ vựng và kiến thức
ngữ pháp. Đồng thời, trên cơ sở của những sự tương phản đó, người học sẽ nhanh chóng
nắm bắt và ghi nhớ lâu hơn các yếu tố ngoại ngữ đặc thù chỉ được sử dụng trong ngoại ngữ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Văn Thêm. (1991). Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông
Nam Á, Đại học Sư Phạm Ngoại Ngữ.
[2] Đinh Hồng Vân. Những nét tương đồng và dị biệt giữa dạng bị động tiếng Pháp và lối
nói tiếp thụ- bị động tiếng Việt, Kỷ yếu khoa học năm 2006
[3] www.soflstudent.weebly.com


4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×