Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

PHÂN TÍCH lợi ÍCH CHI PHÍ của các CÔNG NGHỆ sản XUẤT GẠCH ở HUYỆN tân UYÊN KIEU OANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.02 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ CỦA CÁC CÔNG NGHỆ
SẢN XUẤT GẠCH Ở HUYỆN TÂN UYÊN
TỈNH BÌNH DƯƠNG

NGUYỄN THỊ NHƯ KIỀU OANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH LỢI
ÍCH – CHI PHÍ CỦA CÁC CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GẠCH Ở HUYỆN TÂN
UYÊN TỈNH BÌNH DƯƠNG” do NGUYỄN THỊ NHƯ KIỀU OANH, sinh viên
khóa 2006-2010, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày _________________

TS. ĐẶNG THANH HÀ
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Ngày

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Bốn năm không phải là một thời gian dài trong cuộc đời một con người, nhưng
đối với tôi bốn năm được ngồi trên giảng đường đại học đã để lại trong tôi ý nghĩa vô
cùng sâu sắc. Nơi tôi đã được tiếp nhận những bài học không chỉ ở trên sách vở mà
còn cả trên con đường đời, giúp tôi hoàn thiện hơn về bản thân mình, là nền tảng giúp
tôi vững tin hơn khi bước vào cuộc sống.
Lời cảm ơn từ đáy lòng tôi muốn gửi đến Ba Mẹ, người đã sinh thành, nuôi nấng
và giáo dục tôi nên người. Cho tôi biết bao nghị lực và lời động viên để tôi luôn hoàn
thành tốt nhiệm vụ của mình.
Đồng thời tôi xin gửi lời tri ân và cảm ơn sâu sắc đến:

Quý Thầy Cô trong trường Đại Học Nông Lâm nói chung và trong Khoa Kinh Tế
nói riêng, các Thầy Cô luôn nhiệt tình giảng dạy để có thể truyền đạt hết cho chúng tôi
những kiến thức cần có trong con đường học tập và hành trang bước vào cuộc sống
mới. Đặc biệt hơn nữa, đó là giáo viên hướng dẫn tôi, Tiến sĩ Đặng Thanh Hà, Thầy
luôn tận tâm hướng dẫn chi tiết, giúp tôi nhìn nhận vấn đề hiệu quả hơn, và hoàn thành
tốt đề tài nghiên cứu.
Các Cô Chú ở phòng Tài nguyên Môi trường huyện Tân Uyên đã tạo điều kiện
và giúp đỡ tôi suốt trong quá trình làm luận văn tại địa bàn.
Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người bạn, luôn sát cánh bên tôi,
chia sẻ, đóng góp ý kiến và động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn
tất luận văn này.
Một lần nữa cho tôi gửi lời cảm ơn và chúc mọi người sức khỏe, thành đạt.
Xin chân thành cảm ơn!

TP.HCM, ngày tháng 07 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Thị Như Kiều Oanh


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ NHƯ KIỀU OANH. Tháng 07 năm 2010. “Phân Tích Lợi Ích –
Chi Phí của Các Công Nghệ Sản Xuất Gạch ở Huyện Tân Uyên Tỉnh Bình
Dương”.
NGUYEN THI NHU KIEU OANH. July 2010. “A coast-benefit analysis of
ceramic production technology in Tan Uyen Dítrict – Binh Duong Province”.
Sản xuất gạch nung là một trong các hoạt động sản xuất công nghiệp thải ra các chất
gây ô nhiễm môi trường không khí nhất: khói bụi, các khí độc hại SO 2, NOx, HF, CO,
đồng thời cũng thải ra một lượng nước thải và chất thải rắn đáng kể. Chất thải trong
sản xuất gạch phụ thuộc rất nhiều vào trình độ công nghệ sản xuất.
Đề tài nghiên cứu nhằm phân tích lợi ích – chi phí của các công nghệ sản xuất

gạch tiên tiến nhằm tìm ra hiệu quả cũng như những vấn đề khó khăn trong quá trình
ứng dụng đồng thời so sánh lợi ích – chi phí của ba công nghệ là công nghệ sản xuất
bằng lò tuynel, công nghệ sản xuất bằng lò VSBK và công nghệ sản xuất bằng lò thủ
công truyền thống và đã đưa đến việc lựa chọn công nghệ sản xuất bằng lò tuynel là
tối ưu và đạt hiệu quả về mặt môi trường .


MỤC LỤC
Trang
MCH4 là khối lượng khí mêtan thu hồi trong năm..................................................................26
GWP_CH4: Trị số tiềm năng làm ấm lên toàn cầu của khí mê tan. Lấy giá trị mặc định của
IPCC là 2...................................................................................................................................26
- Cách tính ER 2,y....................................................................................................................26
Thời gian sử dụng của lò tuynel từ 15-20 năm ta lấy giá trị 15 năm.......................................43
Bảng 4.5. Lợi ích, chi phí và NPV của lò tuynel.....................................................................44
ĐVT: đồng................................................................................................................................44
MCH4 là khối lượng khí mêtan thu hồi trong năm..................................................................45
GWP_CH4: Trị số tiềm năng làm ấm lên toàn cầu của khí mê tan. Lấy giá trị mặc định của
IPCC là 2...................................................................................................................................45
- Cách tính ER 2,y....................................................................................................................45
ER Lượng phát thải CO2 từ việc đốt than ( tấn CO2 tương đương)........................................46
CC Lượng than đã tiêu thụ ( tấn).............................................................................................46
NCVcoal : Giá trị nhiệt lượng tịnh của than bằng 1, 568 TJ/Tấn............................................46

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VSBK


Liên tục kiểu đứng

MT

Môi trường

CK

Chiết khấu

VLXD

Vật liệu xây dựng

NL

Năng lượng

KNK

Khí nhà kính

GWP

Tiềm năng ấm lên toàn cầu

IPCC

Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu


QD

Quyết định

ĐVT

Đơn vị tính

BXD

Bộ xây dựng

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
MCH4 là khối lượng khí mêtan thu hồi trong năm..................................................................26
MCH4 là khối lượng khí mêtan thu hồi trong năm..................................................................26
GWP_CH4: Trị số tiềm năng làm ấm lên toàn cầu của khí mê tan. Lấy giá trị mặc định của
IPCC là 2...................................................................................................................................26
GWP_CH4: Trị số tiềm năng làm ấm lên toàn cầu của khí mê tan. Lấy giá trị mặc định của
IPCC là 2...................................................................................................................................26
- Cách tính ER 2,y....................................................................................................................26
- Cách tính ER 2,y....................................................................................................................26
Thời gian sử dụng của lò tuynel từ 15-20 năm ta lấy giá trị 15 năm.......................................43
Bảng 4.5. Lợi ích, chi phí và NPV của lò tuynel.....................................................................44
ĐVT: đồng................................................................................................................................44

MCH4 là khối lượng khí mêtan thu hồi trong năm..................................................................45
MCH4 là khối lượng khí mêtan thu hồi trong năm..................................................................45
GWP_CH4: Trị số tiềm năng làm ấm lên toàn cầu của khí mê tan. Lấy giá trị mặc định của
IPCC là 2...................................................................................................................................45
GWP_CH4: Trị số tiềm năng làm ấm lên toàn cầu của khí mê tan. Lấy giá trị mặc định của
IPCC là 2...................................................................................................................................45
- Cách tính ER 2,y....................................................................................................................45
- Cách tính ER 2,y....................................................................................................................45
ER Lượng phát thải CO2 từ việc đốt than ( tấn CO2 tương đương)........................................46
ER Lượng phát thải CO2 từ việc đốt than ( tấn CO2 tương đương)........................................46
CC Lượng than đã tiêu thụ ( tấn).............................................................................................46
CC Lượng than đã tiêu thụ ( tấn).............................................................................................46
NCVcoal : Giá trị nhiệt lượng tịnh của than bằng 1, 568 TJ/Tấn............................................46
NCVcoal : Giá trị nhiệt lượng tịnh của than bằng 1, 568 TJ/Tấn............................................46

MCH4 là khối lượng khí mêtan thu hồi trong năm..................................................................26
MCH4 là khối lượng khí mêtan thu hồi trong năm..................................................................26
GWP_CH4: Trị số tiềm năng làm ấm lên toàn cầu của khí mê tan. Lấy giá trị mặc định của
IPCC là 2...................................................................................................................................26
GWP_CH4: Trị số tiềm năng làm ấm lên toàn cầu của khí mê tan. Lấy giá trị mặc định của
IPCC là 2...................................................................................................................................26
- Cách tính ER 2,y....................................................................................................................26
- Cách tính ER 2,y....................................................................................................................26
Thời gian sử dụng của lò tuynel từ 15-20 năm ta lấy giá trị 15 năm.......................................43
Bảng 4.5. Lợi ích, chi phí và NPV của lò tuynel.....................................................................44
ĐVT: đồng................................................................................................................................44
MCH4 là khối lượng khí mêtan thu hồi trong năm..................................................................45
MCH4 là khối lượng khí mêtan thu hồi trong năm..................................................................45
GWP_CH4: Trị số tiềm năng làm ấm lên toàn cầu của khí mê tan. Lấy giá trị mặc định của
IPCC là 2...................................................................................................................................45

vii


GWP_CH4: Trị số tiềm năng làm ấm lên toàn cầu của khí mê tan. Lấy giá trị mặc định của
IPCC là 2...................................................................................................................................45
- Cách tính ER 2,y....................................................................................................................45
- Cách tính ER 2,y....................................................................................................................45
ER Lượng phát thải CO2 từ việc đốt than ( tấn CO2 tương đương)........................................46
ER Lượng phát thải CO2 từ việc đốt than ( tấn CO2 tương đương)........................................46
CC Lượng than đã tiêu thụ ( tấn).............................................................................................46
CC Lượng than đã tiêu thụ ( tấn).............................................................................................46
NCVcoal : Giá trị nhiệt lượng tịnh của than bằng 1, 568 TJ/Tấn............................................46
NCVcoal : Giá trị nhiệt lượng tịnh của than bằng 1, 568 TJ/Tấn............................................46

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
MCH4 là khối lượng khí mêtan thu hồi trong năm..................................................................26
MCH4 là khối lượng khí mêtan thu hồi trong năm..................................................................26
GWP_CH4: Trị số tiềm năng làm ấm lên toàn cầu của khí mê tan. Lấy giá trị mặc định của
IPCC là 2...................................................................................................................................26
GWP_CH4: Trị số tiềm năng làm ấm lên toàn cầu của khí mê tan. Lấy giá trị mặc định của
IPCC là 2...................................................................................................................................26
- Cách tính ER 2,y....................................................................................................................26
- Cách tính ER 2,y....................................................................................................................26
Thời gian sử dụng của lò tuynel từ 15-20 năm ta lấy giá trị 15 năm.......................................43
Bảng 4.5. Lợi ích, chi phí và NPV của lò tuynel.....................................................................44

ĐVT: đồng................................................................................................................................44
MCH4 là khối lượng khí mêtan thu hồi trong năm..................................................................45
MCH4 là khối lượng khí mêtan thu hồi trong năm..................................................................45
GWP_CH4: Trị số tiềm năng làm ấm lên toàn cầu của khí mê tan. Lấy giá trị mặc định của
IPCC là 2...................................................................................................................................45
GWP_CH4: Trị số tiềm năng làm ấm lên toàn cầu của khí mê tan. Lấy giá trị mặc định của
IPCC là 2...................................................................................................................................45
- Cách tính ER 2,y....................................................................................................................45
- Cách tính ER 2,y....................................................................................................................45
ER Lượng phát thải CO2 từ việc đốt than ( tấn CO2 tương đương)........................................46
ER Lượng phát thải CO2 từ việc đốt than ( tấn CO2 tương đương)........................................46
CC Lượng than đã tiêu thụ ( tấn).............................................................................................46
CC Lượng than đã tiêu thụ ( tấn).............................................................................................46
NCVcoal : Giá trị nhiệt lượng tịnh của than bằng 1, 568 TJ/Tấn............................................46
NCVcoal : Giá trị nhiệt lượng tịnh của than bằng 1, 568 TJ/Tấn............................................46

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1:một số hình ảnh về các lò gạch
Phụ lục 2: Thông Tin về Các Cơ Sở Điều Tra
Phụ lục 3: Bảng câu hỏi điều tra
Phụ lục 4 : Bảng tính NPV của các kiểu lò khi không có chi phí môi trường
Phụ lục 5 : Bảng tính NPV khi có chi phí môi trường

x


xi



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Những năm vừa qua, sản xuất vật liệu xây dựng của Việt Nam đã có những
bước phát triển lớn, cả về số lượng, chất lượng và chủng loại, đáp ứng nhu cầu sử
dụng trong nước và bước đầu đã thu được một số kết quả trong xuất khẩu. Vật liệu xây
dựng của ta cơ bản đã bắt kịp được tiêu chuẩn chất lượng cũng như thẩm mỹ của sản
phẩm cùng chủng loại trên thế giới. Cùng với các ngành sản xuất vật liệu xây dựng
khác, ngành sản xuất gạch đang phát triển nhanh chóng nhằm đáp ứng nhu cầu xây
dựng ngày càng cao của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa của đất nước và xây
dựng dân dụng. Các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp cổ phần hóa đóng vai trò
chủ đạo trong việc phát triển công nghệ sản xuất, nhưng sản lượng hàng năm chỉ
chiếm gần 35%, trong khi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hộ gia đình sản
xuất hơn 65% sản lượng gạch toàn ngành [Báo cáo ngành gạch, AIT, 2003]. Hiện, cả
nước có hơn 300 nhà máy sản xuất gạch sử dụng công nghệ nung bằng lò tuynel, gồm
gần 100 doanh nghiệp nhà nước và trên 200 doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Ngoài ra
còn có hàng ngàn cơ sở sản xuất bằng lò thủ công truyền thống và gần 250 doanh
nghiệp sản xuất bằng lò liên tục kiểu đứng [Báo cáo ngành gạch, AIT, 2003]. Tuy
nhiên các lò gạch này đan xen với khu dân cư, hoạt động theo công nghệ lạc hậu, khí
thải gây ô nhiễm đang đe doạ cuộc sống của người dân.
Với tốc độ xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương và các tỉnh lân cận tăng
nhanh. Nhu cầu gạch nung ở Bình Dương nói chung và huyện Tân Uyên nói chung
tăng mạnh, cầu lớn hơn cung. Vì vậy, đã có lúc xảy ra hiện tượng không đủ gạch cung
ứng cho xây dựng. Tỉnh Bình Dương dự kiến năm 2010 sẽ thực hiện nghị định số 115
của Thủ tướng Chính phủ về việc xóa bỏ lò gạch thủ công nên nhu cầu sản xuất gạch
xây bằng các công nghệ khác tiết kiệm năng lượng hơn thay thế lò thủ công là phù



hợp.Giảm thiểu khí thải ra môi trường, tiết kiệm năng lượng và nâng cao chất lượng
sản phẩm là những yêu cầu sống còn đối với các doanh nghiệp sản xuất gạch trên địa
bàn huyện. Tìm một giải pháp đáp ứng được những yêu cầu đó quả là một thách thức
không nhỏ cho các doanh nghiệp. Chuyển đổi công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất, sức cạnh tranh của sản phẩm là một yêu cầu tất yếu nếu doanh nghiệp muốn tồn
tại. Mặc dù rất muốn chuyển đổi công nghệ sản xuất nhưng khó khăn lớn nhất vẫn là
nguồn vốn cũng như lựa chọn công nghệ phù hợp. Hiện có 2 công nghệ được áp dụng
phổ biến là sản xuất gạch sử dụng lò VSBK và sản xuất gạch sử dụng lò tuynel. Tuy
nhiên, đối với mỗi công nghệ có những ưu điểm và nhược điểm riêng, và công nghệ
sản xuất nào hiệu quả hơn, đáng mong muốn hơn đó là điều đáng quan tâm và cần
được tìm hiểu. Chính vì lý do đó, được sự giúp đỡ của TS.Đặng Thanh Hà, giảng viên
Khoa Kinh Tế, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, tôi xin tiến hành đề tài “Phân tích
lợi ích – chi phí của các công nghệ sản xuất gạch ở Huyện Tân Uyên Tỉnh Bình
Dương” nhằm nhận dạng các chi phí và lợi ích thực sự về mặt kinh tế và môi trường
do các công nghệ mang lại.
1.2 . Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích lợi ích – chi phí của các công nghệ sản xuất gạch để xác định công
nghệ nào đem lại hiệu quả kinh tế và môi trường.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mô tả các phương pháp sản xuất gạch
- Phân tích lợi ích chi phí về mặt tài chính của các công nghệ sản xuất gạch
- Phân tích lợi ích chi phí khi có tính chi phí môi trường của các công nghệ sản
xuất gạch
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
1.3.1. Phạm vi không gian
Phạm vi tiến hành của nghiên cứu này được giới hạn trên địa bàn Huyện Tân
Uyên Tỉnh Bình Dương
1.3.2.Phạm vi thời gian

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 04/ 2010 đến tháng 07/2010

2


1.4. Nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu phản ánh tình hình sản xuất gạch tại Huyện Tân Uyên Tỉnh
Bình Dương. Dựa vào các công nghệ sản xuất mà những doanh nghiệp và cơ sở đang
áp dụng để xác định lợi ích chi phí nhằm tính lợi ích ròng từ các công nghệ. Từ đó
giúp cho các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp lựa chọn được công nghệ phù hợp
1.5. Cấu trúc của khóa luận
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương:
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU: Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu,
phạm vi nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và cấu trúc của đề tài.
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
Giới thiệu tổng quan về tài liệu tham khảo, trình bày về điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội của huyện Tân Uyên
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trình bày một số khái niệm về lĩnh vực nghiên cứu, các chỉ tiêu sử dụng và
phương pháp để tiến hành nghiên cứu.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Thể hiện các kết quả đạt được trong quá trình thực hiện nghiên cứu và phân tích
các kết quả, như trình bày tình hình sản xuất gạch, mô tả các công nghệ sản xuất,
những lợi ích và chi phí khi chuyển đổi công nghệ.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tóm tắt các kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu cũng như các kiến nghị
để có thể mở rộng các công nghệ tiên tiến.

3



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1.Tổng quan về địa bàn nghiên cứu.
2.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Tân Uyên nằm phía Đông Nam tỉnh Bình Dương, cách thị xã Thủ Dầu
Một Đông Bắc. Tọa độ địa lý:106o 46’- 11o 55’50” kinh độ đông. 10o19o20’2” vĩ độ
Bắc
Ranh giới địa lý:
- Phía Bắc giáp huyện Phú Giáo – lấy Sông Bé làm ranh một phần
- Phía Nam: Phần Tây Nam giáp thị xã Thủ Dầu Một, huyện Thuận An, Dĩ An,
phần Đông giáp tỉnh Đồng Nai và TP.Biên Hòa
- Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai – Huyện Vĩnh Cửu, sông Đồng Nai là ranh giới
phía Đông Nam, Sông Bé là ranh giới phía chính Đông, Hồ Trị An cách ranh phía
Đông hơn 1 km
- Phía Tây giáp thị xã Thủ Dầu Một


Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Tân Uyên

Nguồn:www.binhduong.gov.vn
2.1.2. Điều kiện tự nhiên
a) Địa hình
Địa hình chung của huyện nghiêng theo hướng Bắc-Nam và Đông Bắc-Tây
Nam. Càng lên hướng Bắc và Đông Bắc cao trình càng cao. Đất đai bị chia cắt nhiều
do đồi núi như các xã Tân Mỹ, Thường Tân, Lạc An. Có cao trình 40-50m, thậm chí có
nơi cao hơn 90m như Hiếu Liêm thích hợp cho trồng cây rừng và cây công nghiệp lâu
năm như cao su. Về phía Nam và Tây Nam cao trình thấp dần, trung bình 20 - 30m,
đất đai bằng phẳng ít bị chia cắt tạo thành vùng rộng lớn, thuận lợi cho cây sản xuất

hàng năm như lúa, đậu và rau các loại.

5


b) Khí hậu – thủy văn
Huyện Tân Uyên nằm trong vùng có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa đồi núi
và cao nguyên.
Nhiệt độ trung bình

26 - 27oC

Số giờ nắng hàng năm khoảng 2500 - 2800 giờ
Mưa hàng năm

1600 - 1700 mm

Độ ẩm không khí trung

79 - 80 %

c) Tài nguyên nước
- Nước mặt: Huyện có 2 con sông lớn là sông Đồng Nai, Sông Bé và nhiều
sông, suối nhỏ khác. Sông Đồng Nai, Sông Bé lượng nước dồi dào. Sông Đồng Nai là
sông lớn thứ ba ở Việt Nam. Đoạn qua Tân Uyên: sông Đồng Nai dài 58 km, Sông Bé
dài 100km. Nước dùng trong nông nghiệp hiện dùng nước mặt tại sông, suối, hồ và các
công trình thủy nông.
- Nước ngầm: Huyện thuộc khu vực có mực nước ngầm không nhiều. Tuy
nhiên hiện nay nước sinh hoạt và các xí nghiệp sản xuất vẫn dùng nước ngầm là chủ
yếu.

d) Tài nguyên đất
Đất đai huyện Tân Uyên cũng như tỉnh Bình Dương thích hợp cho trồng cây
công nghiệp dài ngày, cây ăn quả. Ngoài ra, với nền đất vững chắc, cao từ 25 - 30m so
với mặt biển, độ dốc 2 - 5%, đất Bình Dương nói chung, đất Tân Uyên nói riêng thuận
lợi cho xây dựng công trình giao thông, công nghiệp
Qũy đất của Huyện Tân Uyên có biến động do 2 lần nhập và tách các xã của
huyện Phú Giáo vào năm 1997 và 1999. Diện tích đất tự nhiên của huyện là
661.077ha, chia làm 4 nhóm chính

6


Bảng 2.1. Diện tích các nhóm đất chính
Nhóm đất

Diện tích

Tỷ lệ

Đánh giá

(ha)

(%)

1. Đất xám ( SFxV)

52520

86


Hợp trồng cây dài ngày

2. Đất phù sa không bồi

3030

4,9

Hợp lúa, rau, cây ngắn

(P)

2930

4,8

ngày

3. Đất phù sa đỏ vàng

2600

4,3

Đất tốt hợp lúa, rau màu

( Pb)

61077


100

Ngập nước, chua phèn

4. Đất xám gley ( SFhg)
Tổng diện tích
Nguồn: phòng TNMT huyện Tân Uyên
e) Tài nguyên động thực vật
Rừng: Rừng tự nhiên tại Tân Uyên có nhiều cây gỗ quý như gõ đỏ, sao, dâu,
bằng lăng.. nhưng bị khai thác cạn kiệt chỉ còn rừng chồi cần bảo dưỡng. Ngoài ra còn
có nhiều loại cây thuốc. Rừng trồng tại huyện thích hợp rừng cao su và rừng tạp làm
giấy và củi như bạch đàn, tràm..
Cây trồng: phát triển các loại cây dài ngày như điều, tiêu và cây ăn trái như
bưởi, cam, chôm chôm, nhãn. Đặc biệt có bưởi Tân Triều tại cù lao Bạch Đằng, cù lao
Rùa dọc sông Đồng Nai nổi tiếng.
Động vật: có tôm cá nước ngọt. Thuận lợi chăn nuôi gà, bò, lợn. Đặc biệt tôm là
loại có giá trị cao.
f) Tài nguyên khoáng sản
Huyện Tân Uyên tập trung phần lớn các mỏ khoáng sản đang khai thác của tỉnh
Bình Dương. Chỉ có khoáng sản phi kim tập trung vào 5 loại chính:
- Cao lanh: có 2 mỏ. Tổng diện tích 30 km 2, trữ lượng 34 triệu tấn. Mỏ Tân Mỹ
lộ thiên ( Đất Cuốc), diện tích 10km 2, trữ lượng 18 triệu tấn. Chất lượng tốt, khai thác
cơ giới, sản lượng khai thác 700 - 800 tấn/năm, chủ yếu do xí nghiệp trung ương khai
thác. Mỏ Vĩnh Tân, chất lượng khá. Diện tích 20km 2, trữ lượng 16 triệu tấn, chưa khai
thác. Mỏ cao lanh của tỉnh tập trung tại huyện.
- Sét vật liệu xây dựng: Mỏ đất sét Khánh Bình có diện tích 6km 2. Trữ lượng 15
triệu m3, chất lượng rất tốt. Hiện khai thác hàng năm 12 – 15m 3. Huyện sản xuất
7



khoảng 8 triệu viên gạch, 1 triệu viên ngói/năm và bán nguyên liệu ra ngoài huyện. Dự
đoán còn khai thác 15 năm nữa. Mỏ sét của tỉnh có ở Tân Uyên và Bến Cát.
- Sét chịu lửa làm gốm: Tập trung tại xã Tân Phước Khánh và Tân Vĩnh Hiệp.
Là loại nguyên liệu quý, có giá trị kinh tế cao, làm gốm sứ và sử dụng trong luyện
kim. Hàng năm sản xuất 17-18 triệu sản phẩm. Là một trong hàng xuất đi các nước của
huyện.
- Đá xây dựng: Tập trung ở Thường Tân. Trong tỉnh còn có mỏ ở huyện Thuận
An
- Cát làm vật liệu xây dựng và thủy tinh: Tập trung ven sông Đồng Nai, cù lao
Rùa, cù lao Bình Chánh. Trước đây chủ yêu dùng làm vật liệu xây dựng. Gần đây
được xác định làm nguyên liệu chế biến thủy tinh tốt. Đã có một nhà máy thủy tinh
được xây dựng bằng vốn của nước ngoài.
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Tăng trưởng bình quân GDP hàng năm đạt 18,54%; giá trị sản xuất ngành công
nghiệp tăng 41,17%/năm, nông nghiệp tăng 5,55%, dịch vụ tăng 28,1%. Tỷ trọng các
ngành kinh tế chủ lực trong cơ cấu kinh tế ước đến cuối năm 2008 là: công nghiệp
chiếm 56,26%; dịch vụ chiếm 25,49% và nông nghiệp chiếm 18,25%. Đến nay, Tân
Uyên đã có 518 doanh nghiệp trong nước (tăng 190 dự án so với đầu nhiệm kỳ) và 249
dự án đầu tư nước ngoài (tăng 155 dự án so với đầu nhiệm kỳ) được cấp phép đầu tư
với tổng vốn đăng ký 4.470 tỷ đồng và trên 866 triệu USD, trong đó có 437 doanh
nghiệp trong nước và 135 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đi vào hoạt động
ổn định với cơ cấu giá trị sản xuất của khối doanh nghiệp trong nước là 32,9%, doanh
nghiệp có vấn đầu tư nước ngoài là 67,1%. Toàn huyện hiện có 8 khu công nghiệp, 4
cụm công nghiệp được chấp thuận đầu tư với diện tích 3.170 ha đang trong giai đoạn
giải phóng mặt bằng, chưa triển khai cơ sở hạ tầng nhưng đã ký hợp đồng cho thuê và
đang triển khai xây dựng.
Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật làm nền tảng phát triển kinh tế - xã
hội được tập trung đầu tư với tổng vốn trên 257 tỷ đồng. Trong đó lĩnh vực giao thông
chiếm 48,7%, thủy lợi chiếm 3,4%, văn hóa - xã hội chiếm 38,24%. Đã đầu tư hoàn

chỉnh các tuyến đường từ ĐT746 vào Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị Bình
Dương và đang thi công các công trình quan trọng: cầu Thủ Biên nối liền hai bờ Bình
8


Dương và Đồng Nai là tuyến đường quan trọng phục vụ tiến trình công nghiệp hóa
-hiện đại hóa và hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế của tỉnh, của vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam; cầu Bạch Đằng nối cù lao Bạch Đằng với bên ngoài và cầu Thạnh Hội
sẽ giúp “nối mạng” giữa “cánh đồng thu nhập cao” với các cơ sở chế biến, tiêu thụ cao
cấp và góp phần phát triển kinh tế du lịch, sinh thái, phát huy tiềm năng sông nước.
Tốc độ tăng trưởng trên lĩnh vực thương mại bình quân 28,1%/năm, các cơ sở
dịch vụ -thương mại tăng nhanh về số lượng nhưng còn ở quy mô nhỏ lẻ. Hệ thống
chợ nông thôn từng bước được xây dựng theo hướng xã hội hóa. Do điều kiện tự nhiên
ưu đãi, huyện Tân Uyên có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch
sinh thái.
2.2. Hiện trạng môi trường trên địa bàn huyện Tân Uyên
Đang là một huyện phát triển của tỉnh Bình Dương, song song với việc phát
triển kinh tế, nảy sinh những tác động không nhỏ đến MT. Trong đó, ô nhiễm MT từ
hoạt động giao thông, mực nước ngầm ngày càng hạ thấp, chất thải rắn sinh hoạt và
tình trạng nước thải không được thu gom xử lý đang là những vấn đề MT nổi bật của
huyện.
Do trên địa bàn huyện tập trung nhiều cơ sở sản xuất gạch ngói nung nên tình
trạng khai thác khoáng sản đã và đang diễn biến hết sức phức tạp. Không những làm
nguồn tài nguyên cạn kiệt, môi trường bị huỷ hoại mà còn khiến hệ thống giao thông
bị băm nát. Ước tính mỗi ngày có hàng trăm xe ben hạng nặng chở đầy đất ra vào liên
tục. Hầm khai thác khoáng sản ở xã Khánh Bình rộng hàng chục ha, mỗi ngày hàng
ngàn mét khối đất sét, cao lanh được lấy lên từ lòng đất để phục vụ cho các lò gốm, lò
gạch và san lấp mặt bằng trên địa bàn. Những chiếc máy đào, máy ủi ngày đêm đục
khoét lòng đất khiến một vùng sinh thái có nguy cơ bị phá vỡ. Tiếng máy nổ xen lẫn
tiếng động cơ của hàng chục chiếc xe ben “oằn mình” chở đầy đất biến khu vực này

thành một đại công trường. Điều đáng bàn là tình trạng khai thác khoáng sản tràn lan
đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến diện tích đất nông nghiệp. Những thửa ruộng, khu
vườn màu mỡ trước kia nay đã biến thành hố sâu thăm thẳm. Những khu vực xung
quanh còn bị máy đào cày qua, xới lại nham nhở.

9


2.3. Phương hướng phát triển ngành vật liệu xây dựng
Vào năm 2015, Việt Nam phải tự chế tạo được các dây chuyền sản xuất vật liệu
xây dựng quy mô tương đối lớn, có trình độ công nghệ tiên tiến. Phát triển VLXD phải
bảo đảm tính bền vững, góp phần phát triển kinh tế, tạo sự ổn định xã hội và bảo vệ
môi trường, phù hợp với các quy hoạch khác liên quan. Tiềm năng về tài nguyên
khoáng sản, thị trường, công nghệ, lao động sẽ được khai thác để phát triển ngành
VLXD thành ngành kinh tế mạnh, từ năm 2010, đáp ứng về số lượng, chất lượng và
các chủng loại VLXD cơ bản cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Mọi nguồn lực sẽ
được thu hút vào phát triển sản xuất VLXD. Khuyến khích các thành phần kinh tế
tham gia sản xuất và kinh doanh VLXD. Phát triển vật liệu mới, tính năng độc đao,
thân thiện môi trường.
Các loại vật liệu cơ bản như xi măng, vật liệu ốp lát, sứ vệ sinh, kính xây dựng,
vật liệu xây, lợp, đá, cát xây dựng, vật liệu trang trí xây dựng và các loại vật liệu mới,
thân thiện với môi trường sẽ tiếp tục được đầu tư phát triển. Đối với mỗi loại vật liệu
xây dựng, quy hoạch đều đề ra các định hướng về quy mô đầu tư, công nghệ khai thác,
chế biến, trong đó, xác định cụ thể các mức tiêu hao nhiên liệu và năng lượng.
Phát triển đối với gạch đất sét nung:
- Đầu tư chiều sâu cải tiến công nghệ sản xuất gạch đất sét nung ở tất cả các cơ
sở sản xuất hiện có, nhằm giảm tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu và bảo vệ môi trường
- Phát triển các loại gạch có kích thước lớn, độ rỗng cao ≥ 50% để tiết kiệm
nguyên liệu và nhiên liệu, tăng tính cách âm, cách nhiệt;
- Rà soát và tổ chức lại các cơ sở sản xuất gạch thủ công hiện nay để chuyển

sang công nghệ lò tuynel, hoặc các công nghệ tiên tiến khác bảo đảm tiêu chuẩn về
chất lượng môi trường của Việt Nam
- Phát triển sản xuất gạch nung chất lượng cao có giá trị kinh tế, đặc biệt là các
loại gạch xây không trát phục vụ xây dựng trong nước và xuất khẩu
- Khuyến khích việc chuyển đổi nguyên liệu sản xuất từ đất sét trong sản xuất
gạch nung sang nguyên liệu đất đồi, đất bãi và phế thải công nghiệp (đá bìa trong khai
thác than, đá sít than...).

10


2.4. Quy hoạch nguyên liệu cho sản xuất gạch ngói nung
UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 4262/QD-UBND ngày
31/12/2008 về việc Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, sử
dụng khoáng sản tỉnh Bình Dương đến năm 2010, trong đó quy hoạch thăm dò, khai
thác, sử dụng khoáng sản làm VLXD. Căn cứ vào tiềm năng tài nguyên khoáng sản và
dự báo nhu cầu nhiên liệu khoáng sản cũng như mục tiêu phát triển ngành công nghiệp
khoáng sản tỉnh Bình Dương. Đến năm 2010 sẽ có 8 vùng mỏ sét gạch ngói với tổng
diện tích 350 ha và sản lượng khai thác là 1,5 tỷ m 3 , sét có nguồn gốc từ trầm tích và
phong hóa với trữ lượng phong phú, phân bổ ở nhiều nơi trong tỉnh tập trung chủ yếu
ở các khu vực Khánh Bình, Thạnh Phước của huyện Tân Uyên. Sét nguyên khai ở
Bình Dương có chất lượng tốt, ngoài việc dùng để sản xuất gạch ngói thông thường
còn có thể để sản xuất các loại sản phẩm có giá trị cao hơn như sản xuất gạch ngói
trang trí, gạch lát nền…Hiện nay, có một số doanh nghiệp khai thác ở quy mô công
nghiệp tại các mỏ Mỹ Phước, Phước Thái, Khánh Bình .. bên cạnh đó vẫn còn phổ
biến khai thác nhỏ, khai thác tận thu trong dân.
Bảng 2.2. Năng lực sản xuất ngành vật liệu xây dựng
STT

Chủng loại VLXD


Đơn vị

2000

2005

2010

1

Xi măng

Triệu tấn

15,73

24,00

37,00

2

Vật liệu xây

Tỷ viên

8,79

10,94


13,07

3

Vật liệu lợp

Triệu m2

66,00

85,00

98,00

4

Đá xây dựng

Triệu m3

20,20

25,00

30,00

5

Vật liệu ốp lát


Triệu m2

45,00

70,00

95,00

6

Sứ vệ sinh

Triệu SP

2,30

2,90

3,50

7

Kính xây dựng

Triệu m2

30,00

60,00


85,00

8

Vật liệu chịu lửa

1000 tấn

41,00

61,00

82,50

9

Đá ốp lát

Triệu m2

1,26

1,50

2,00

10

Cát xây dựng


Triệu m2

18,5

25,7

32,8

Nguồn: www.moc.gov.vn

11


Bảng 2.3.Gía trị tổng sản lượng ngành công nghiệp vật liệu xây dựng
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Chủng loại VLXD
Tổng số
Xi măng
Vật liệu xây

Vật liệu lợp
Đá xây dựng
Vật liệu ốp lát
Sứ vệ sinh
Kính xây dựng
Vật liệu chịu lửa
Đá ốp lát

Đơn vị
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng

2000
2005
2010
22.569
34.013
50.730
13.118
19.492
31.595
2.000

4.070
5.588
1.069
1.377
1.589
1.212
1.500
1.800
2.250
3.500
4.750
1.288
1.624
1.960
885
1.800
1.960
223
258
370
378
450
600
Nguồn: www.moc.gov.vn

Dự báo tốc độ tăng trương bình quân năm của ngành vật liệu xây dựng trong giai đoạn
201 l - 2020 vào khoảng 2-5%, nhu cầu vật liệu xây dựng năm 2020 như sau :
- Xi măng : 53-54 triệu tấn
- Vật liệu xây (quy ra gạch tiêu chuẩn) : 15-16 tỉ viên
- Vật liệu lợp : l18-120 triệu m2

- Đá xây dựng : 42- 43 triệu m2
- Cát xây dựng : 44-45 triệu m2
- Gạch ốp lát : 95-100 triệu m2
- Sứ vệ sinh : 4,9-5,O triệu sản phẩm
- Kính xây dựng : 85-90 triệu m2
- Vật liệu chịu lửa các loại : 160-162 ngàn tấn- Thép xây dựng : 7,5-8 triệu tấn

12


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Một số khái niệm
3.1.1. Ô nhiễm môi trường
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam, 1993 : “Ô nhiễm MT là sự làm
thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn MT”. Trên thế giới, ô nhiễm
môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường
đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc
làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở
dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân
vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Tuy nhiên, môi trường
chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác
nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, và sinh vật.
3.1.2. Phát triển bền vững
Theo Luật Bảo Vệ MT (2005): “Phát triển bền vững: Là phát triển đáp ứng
được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làn tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu
đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh
tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ MT”.
Phát triển bền vững thể hiện ở cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và MT.

- Bền vững về kinh tế thể hiện ở sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh của nền
kinh tế, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân, tránh được sự suy
thoái hoặc đình trệ trong tương lai.
- Bền vững về xã hội thể hiện ở mức độ bảo đảm dinh dưỡng, việc chăm sóc
sức khỏe, số dân được học hành, giảm tình trạng đói nghèo và hạn chế sự cách biệt
giữa giàu nghèo trong một xã hội…


- Bền vững về MT thể hiện ở việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo
tồn đa dạng sinh học, hạn chế ô nhiễm, cải thiện môi trường…
3.1.3. Đặc điểm chất thải trong sản xuất gạch
a) Chất thải rắn sản xuất
Chất thải rắn sản xuất phát sinh trong quá trình sản xuất bao gồm: các tạp chất,
cặn bùn lắng tách ra trong công đoạn tinh chế nguyên liệu, nguyên liệu, phối liệu rơi
vãi, bụi từ các nguồn phân tán sa lắng, khuôn vỡ, phế thải từ các công đoạn sản xuất
khác nhau, xỉ than. Chất thải rắn của các cơ sờ có số lượng không lớn, chủ yếu là các
sản phẩm bền hoá học, không bị phân huỷ hoặc tạo ra mùi khó chịu, có thể tái sử dụng
nên về mặt môi trường các chất thải này không phải là điều đáng quan tâm
b) Chất thải khí
Khí thải chủ yếu sinh ra do đốt dầu FO, DO khi sấy, nung gạch với khói có
chứa các chất ô nhiễm như oxit lưu huỳnh, oxit nitơ, oxit cacbon, hydrocacbon,
aldehyt và khí HF sinh ra do phân huỷ đất sét. Bụi thải chủ yếu phát sinh trong các
công đoạn vận chuyển nguyên liệu, nghiền, sấy phun, lò nung rolic và chủ yếu là bụi
than, các hạt bụi vô cơ (đất đá), bụi silic có kích thước rất nhỏ
c) Chất thải lỏng
Nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt. Thành phần nước thải của các cơ sở
bao gồm các tạp chất vô cơ không tan, cũng chứa một số chất hữu cơ lơ lửng và hoà
tan, một số vi trùng gây bệnh
3.1.4. Những tác động của ngành sản xuất gạch đối với môi trường
a) Thiệt hại về tài nguyên đất

Hàng năm chúng ta sản xuất khoảng 16 tỉ viên gạch ngói nung, tốn khoản 1,7
m3/1000 viên cho cả gạch ngói nung lò tuynel và gạch ngói nung lò thủ công, thì một
năm chúng ta cần khoảng 27 triệu m3 khối đất, nếu lấy độ sâu trung bình là 2m, thì một
năm chúng ta mất đi khoảng 13,5 km2, nghĩa là xấp xỉ bằng diện tích của quận Hai Bà
Trưng- một quận lớn nhất của Hà Nội. Viêc khai thác đất một để làm nguyên liệu phục
vụ cho sản xuất gạch để lại hậu quả rất lớn: diên tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, đất bị
thoái hóa, bạc màu do khai thác lớp đất mặt, sau khi khai thác đất xong đã để lại những
hố sâu không thể sử dụng cho mục đích nào khác và rất nguy hiểm.

14


×