Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

bai 10 phong cach van ban khoa hoc 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.62 KB, 7 trang )

Bài 10: PHONG CÁCH VĂN BẢN KHOA HỌC
10.1- Khái niệm:
10.1.1- Khoa học là hệ thống những tri thức về mọi quy luật của vật chất và sự vận động
vật chất, là hoạt động xã hội nhằm tìm tòi phát hiện các quy luật của sự vật và hiện tượng,
vận dụng chúng để sáng tạo các nguyên lý và giải pháp, là hình thái ý thức xã hội mang tính
độc lập với các hình thái ý thức xã hội khác, phân biệt bỡi đối tượng và hình thức phản ánh,
mang chức năng riêng biệt.
10.1.2- Phong cách ngôn ngữ văn bản khoa học:
Là khuông mẫu các văn bản ứng dụng trong giao tiếp khoa học gắn với vai trò người giao
tiếp trong khoa học, nhằm truyền tải tri thức khoa học.
Các dạng thức tồn tại của ngôn ngữ văn bản khoa học.
Dạng viết: là dạng tồn tại phổ biến của ngôn ngữ văn bản khoa học “gen” trong “gen sinh
vật”, “véc” trong “vectơ”, “pua” trong “sunpua”…
Có thể đặt ra từ mới từ hệ thống ngữ âm tiếng Việt.
Gồm có: các công trình nghiên cứu, khảo cứu, dịch thuật về khoa học tự nhiên và xã hội.
Các hình thức giới thiệu, nhận xét, phê bình khoa học. Các bài làm của sinh viên, khóa luận,
luận văn tốt nghiệp, đồ án khoa học.
Các loại sách giáo khoa và giáo trình học tập các loại.
Dạng nói: Lời giảng bài, lời phát biểu trong các buổi sinh hoạt khoa học. Lời hỏi và đáp
trong các kỳ thi, kiểm tra vấn đáp…
10.1.3- Đặc điểm riêng của phong cách văn bản khoa học:
10.1.3.1- Ngữ âm và chữ viết: Do đặc điểm phiên âm, dịch thuật các thuật ngữ khoa học
nước ngoài sang tiếng Việt nên phong cách văn bản khoa học khai thác tất cả các tiềm năng
của hệ thống ngữ âm tiếng Việt. Các đơn vị tiềm tàng được vận dụng làm vỏ âm thanh vật
chất cho việc đặc các thuật ngữ khoa học.
Ví dụ: “gen” trong “gen sinh vật”, “vec” trong “vectơ”, “pua” trong “ sunpua”.....Có thể đặc
ra từ mới từ hệ thống ngữ âm tiếng Việt.
Ví dụ: “p” trước làm phụ âm cuối, nay đặc làm phụ âm đầu (apatit, penicilin…).
Tạo phụ âm kép (ví dụ: xt, xtalin, cl, clorua…).
10.1.3.2- Từ ngữ và ngữ pháp: Sử dụng nhiều chính xác các thuật ngữ khoa học. Đây là lớp
từ ngữ đặc trưng cho phong cách khoa học.


1


Sử dụng từ ngữ trừu tượng, trung hòa về sắc thái biểu cảm, vì đặc trưng của khoa học là
nhận thức và phản ánh hiện thực khách quan bằng tư duy logic, nên từ ngữ phải thể hiện sự
khách quan.
Dùng các đại từ nhân xưng (ta, chúng ta, người ta…).
Dùng nhiều kiểu câu khuyết chủ ngữ để thể hiện sự khách quan, khái quát, ra lệnh…
Dùng nhiều câu phức tạp, câu đặc biệt, các liên từ hô ứng chỉ quan hệ logic (vì…nên…,
tuy… nhưng..).
10.1.3.3- Đặc điểm diễn đạt:
Lượng thông tin cao.
Nội dung ngắn gọn, mạch lạc logic vì con đường tới khoa học là con đường logic và tư duy
biện chứng. Các liên từ, từ biểu hiện các phương diện nhận thức được chú ý đặc biệt vì đây
là công cụ của các hình thức phán đoán và suy lý khoa học. Sử dụng nhiều liên từ, liên kết
văn bản, tránh yếu tố dư, thán từ… không cần thiết.

10.2- Chức năng, đặc trưng của phong cách văn bản khoa học:
10.2.1- Chức năng: Thông báo, luận giải, đó là quá trình chứng minh, phân tích, suy luận,
giải thích, nhận xét, đánh giá các hiện tượng, quy luật tự nhiên và xã hội.
10.2.2- Đặc trưng: Tính khái quát, trừu tượng (tính trí tuệ). Tính logic. Tính chính xác
khách quan.

10.3 Thực hành:
10.3.1-Phân tích một tài liệu khoa học:
Khái niệm: Tìm hiểu, xác định ngành khoa học của tài liệu. Nội dung bố cục trình bày của
vấn đề.
Phương pháp: Theo trình tự thao tác tư duy tìm hiểu vấn đề chính trong tài liệu nhằm giải
quyết nhiệm vụ khoa học.
Đối tượng phân tích là sự biểu đạt cụ thể vấn đề trong tài liệu đó.

Cách phân tích: Xác định nội dung chính, hình thức của tài liệu để tìm ra ý nghĩa, đặc trưng,
cách giải quyết, kết luận.
Khẳng định giá trị nội dung, hình thức tài liệu, giá trị khoa học, ứng dụng của tài liệu.
Cách tìm dàn ý một lập luận: Tìm, xác định phương pháp lập luận ( diễn dịch, quy nạp…).
Tìm dàn ý lâp luận đã xác định (đặc vấn đề…).
Thuật lại nội dung một tài liệu khoa học: Tóm tắt nội dung tài liệu khoa học:
Mục đích: Tóm tắt làm tư liệu, để thuyết trình, để trình bày (luận văn…), phát biểu ý kiến,
kể lại vấn đề khoa học…
2


Yêu cầu: Tóm tắc đầy đủ, chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu.
Không làm sai lệch nội dung tài liệu. Trung thành với bản gốc.
Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng nghe.
Quy trình tóm tắt: Xác định mục đích, đối tượng, thời gian trình bày.
Đọc hiểu nội dung, bố cục, viết đề cương tóm tắt.
Tóm tắt: Xây dựng đề cương, nét chính tài liệu theo bản gốc.
Viết thành văn bản, đúng trình tự, bố cục.
Nhờ tóm tắt mà ta có thể chuyển tải một khối lượng lớn kiến thức trong thời gian ngắn. Tiết
kiệm công sức, thời gian mà vẫn chuyển tải được đầy đủ nội dung tài liệu khoa học.
10.3.2- Tổng thuật nội dung tài liệu khoa học:
Mục đích: Trình bày, báo cáo tài liệu trong hội nghị, hội thảo chuyên ngành… Thuyết trình
trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu.
Yêu cầu: Trung thực với bản gốc, ngắn gọn, đầy đủ, mạch lạc, dễ hiểu, bố cục rõ ràng,
không tùy tiện theo cảm hứng.
Xử trí các tình huống linh hoạt.
Ngôn ngữ trình bày trong sáng, chuẩn mực, thái độ tự tin, vững vàng, có ý thức tôn trọng
người nghe, khiêm tốn, lịch sự.
Tiến hành tổng thực: Đọc kỹ tài liệu, nắm vững nội dung chính của tài liệu.
Ghi nhớ tài liệu bằng cách hiểu, có tư duy, luyện tập, nhờ góp ý…

Trình bày: Trình bày vấn đề theo trình tự, đúng kế hoạch đã chuẩn bị về nội dung, bố cục,
tránh sai lệch dàn ý.
Hình thức: Nói đúng, hấp dẫn, thuyết phục, ngữ điệu, dáng vẻ, giọng nói chuẩn mực,
nghiêm túc.
Sử dụng các phương tiện minh họa (hình ảnh, âm thanh, kỹ thuật…).
Thái độ, trang phục: Lịch sự, thân thiện, đứng đắn, phù hợp phong cách khoa học, chú ý
người nghe, tạo mối quan hệ hai chiều.
Tự tin, bình tĩnh, làm chủ mọi tình huống, gây ấn tượng và hiệu quả với người nghe.
Chuyển tải được nội dung tài liệu khoa học.
Tồng thuật: Đem lại lượng thông tin lớn trong thời gian ngắn, giúp lĩnh hội, tìm kiếm thông
tin khoa học đạt hiệu quả cao.
Cần rèn luyện để việc tổng thuật tài liệu khoa học trở thành kỹ năng, kỹ xảo trong việc
học tập.
3


10.3.3- Trình bày lịch sử vấn đề:
Ý nghĩa: là phần không thể thiếu trong các công trình nghiên cứu khoa học, khẳng định giá
trị của vấn đề khoa học.
Nội dung: Tổng hợp, phản ánh các quan điểm về vấn đề đã tồn tại qua các thời kỳ.
Sự hình thành, tính lý luận và thực tiễn của những quan điểm đó.
Xem xét ý kiến theo nhóm (thống nhất, không thống nhất, đã giải quyết, chưa giải quyết…).
Nếu quan điểm cá nhân, đóng góp, thiếu sót của các tài liệu đó, thái độ phải đúng mức.
Tóm tắt đánh giá lại các ý kiến.
Xác định vấn đề cơ bản của tài liệu khoa học nhấn mạnh tính cấp thiết và đóng góp lý luận,
thực tiễn của tài liệu sẽ trình bày.
10.3.4- Xây dựng tài liệu khoa học:
Khái niệm: Tài liệu khoa học được xây dựng có thể là bài tập lớn, tiểu luận, khóa luận, luận
văn, luận án…
Đề cương nghiên cứu: là kế hoạch tổng thể cho những hoạt động nghiên cứu khoa học khi

người nghiên cứu nhận được hay xác định được đề tài.
Đề cương nghiên cứu do người nghiên cứu tự vạch ra, người hướng dẫn gợi ý.
Đề cương liên quan đến pháp lý phải có sự chấp thuận của hội đồng nghiên cứu khoa học.
Xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học:
(bài tập, tiểu luận, khóa luận, luận văn, luận án..).
Nội dung đề tài: Lịch sử vấn đề, đề tài, lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu. Đóng góp
của đề tài, lý luận thực tiễn.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (xác định mục tiêu, phạm vi, tính tiêu biểu của vấn đề, thời
gian,kinh phí, khả năng nghiên cứu…) để xác định.
Đặc tên đề tài: Tên đề tài phải súc tích, cô đọng, chính xác, phản ánh được nội dung đề tài
nghiên cứu.
Xây dựng kế hoạch nghiên cứu:
Lập kế hoạch thời gian, tiến độ thực hiện.
Lập dự trù kinh phí. Lập kế hoạch phân công công việc.
Chú ý dự phòng các yếu tố phát sinh.
10.3.5- Kỹ thuật trình bày một luận văn khoa học:
Khái niệm: Luận văn là chuyên khảo về vấn đề khoa học, kết quả của quá trình học tập,
nghiên cứu.
4


Mục đích viết luận văn: Thể hiện kết quả học tập, nghiên cứu, rèn luyện phương pháp và kỹ
năng nghiên cứu khoa học.
Để bảo vệ công khai trước hội đồng, giành văn bằng tốt nghiệp.
Là kết quả cao nhất sự nỗ lực học tập của người nghiên cứu.
Kết cấu hình thức luận văn:
Hình thức: theo mẫu quy định chung.
Bìa: Tên trường, khoa, bộ môn, nơi hướng dẫn.
Tên đề tài (chữ lớn).
Tên tác giả (người thực hiện, người hướng dẫn).

Địa danh ngày tháng năm.
Trang ghi ơn.
Trang mục lục.
Trang ký hiệu, chữ viết tắt.
Kết cấu: lời nói đầu: lý do, bối cảnh, ý nghĩa, kết quả, dự kiến của đề tài sau khi hoàn tất.
Tổng quan: Giới thiệu chung luận văn.
Tổng quan lịch sử nghiên cứu, quan điểm chọn đề tài.
Trình bày vắn tắt nội dung vấn đề nghiên cứu.
Cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu, nguồn tài liệu:
Cơ sở lý thuyết kế thừa và của người nghiên cứu xây dựng.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả các phương pháp, nội dung và kết quả nghiên cứu:
Nguồn tài liệu: Sách vở và thực tế, điền dã..
Là phần quan trọng của luận văn, luận án, mang dung lượng kiến thức lớn, cơ bản.
Trình bày theo thứ tự chương mục.
Kết luận và kiến nghị:
Phần này không đánh số chương, mục.
Kết luận và đề tài. Khuyến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu.
Tài liệu tham khảo, tên tác giả: Theo thứ tự A,B,C.
Phụ lục: Nếu nhiều phụ lục: Đánh số thứ tự (La Mã).
Đánh số chương mục: Theo nội dung. Đánh số theo quy định.
10.3.6- Tóm tắt luận văn khoa học:
Mục đích: là tài liệu khoa học làm phương tiện giới thiệu.
Cơ sở cho hội đồng chấm thi làm việc. Xin ý kiến phản biện. Trao đổi khoa học.
5


Yêu cầu:
Nêu được vấn đề cơ bản, cốt lõi của luận văn.
Dài không quá 16 trang.
Trình bày theo mẫu.

Kết cấu: Viết ngắn gọn.
Tổng quan. Nội dung. Kết luận. Khuyến nghị.
10.3.7- Trình bày luận văn trước hội nghị:
Trình bày đúng quy chế. Ngắn gọn. Đầy đủ. Chuẩn mực về nội dung và hình thức.
Tóm lại:
Quá trình phân tích, tổng thuật (tiếp nhận) một tài liệu khoa học và quá trình xây dựng, soạn
thảo (sáng tạo) một tài liệu khoa học và kỹ năng cần thiết và quan trọng cần được rèn luyện
thành kỹ năng, kỹ xảo trong quá trình học tập.
Bài tập:
1. Vận dụng kiến thức đã học: phân tích, tóm tắt, tổng thuật tài liệu khoa học về các môn học.
2. Xây dựng một tiểu luận khoa học.
3. Thảo luận nhóm (xemina).

Mẫu hình thức luận văn: Trang bìa I
TÊN TRƯỜNG, CƠ SỞ ĐÀO TẠO
Họ tên người thực hiện
TÊN ĐỀ TÀI
CẤP ĐỘ ĐỀ TÀI
TÊN NGÀNH ĐÀO TẠO
Mã số:
Địa danh, ngày tháng năm

Mẫu tóm tắt luận văn
TÊN TRƯỜNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO
Họ tên người thực hiện
TÊN ĐỀ TÀI
CẤP ĐỘ ĐỀ TÀI
6



TÊN NGÀNH ĐÀO TẠO
Mã số:
TÓM TẮT LUẬN VĂN

MẪU TRANG 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH LẠI
KHOA
TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: ( họ và tên, học vị, chức vụ khoa học)
Người nhận xét thứ nhất: ( họ và tên, học vị, chức vụ khoa học)
Người nhận xét thứ hai: ( họ và tên, học vị, chức vụ khoa học)
Cơ quan nhận xét: ( họ tên người đại diện, học vị, chức vụ hành chính)
LUẬN VĂN ĐƯỢC BẢO VỆ TẠI HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG- CƠ SỞ ĐÀO TẠO
Ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận văn tại.....

Bài tập:
phân tích một vài mẫu văn bản khoa học.
Soạn thảo một văn bản khoa học.
Nhóm thảo luận và sửa bài tập.
Làm khóa luận.

7



×