Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

bai 12 phong cach van ban thong tan bao chi (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.39 KB, 3 trang )

Bài 12- PHONG CÁCH VĂN BẢN THÔNG TẤN BÁO CHÍ
12.1-Khái niệm:
Phong cách văn bản thông tấn, báo chí là phong cách ngôn ngữ
làm phương tiện thông tin, tuyên truyền cho đại chúng về những vấn đề thời sự, kinh tế, xã
hội, chính trị...
Hình thức: Bài đọc qua các phương tiện thông tin đại chúng: radio, tivi, báo chí các loại...
Phong cách này hình thành khá muộn ở Việt Nam, khi văn học chuyển sang cách viết hiện
đại, với sự du nhập của các phong cách ngôn ngữ thời Pháp thuộc ( đầu thế kỷ XX). Hiện
nay là phong cách ngôn ngữ rất phát triển và quan trọng với đời sống người dân, mang tính
xã hội cao.
Ví dụ: Báo nhân dân, Quân đội nhân dân, Hà Nội mới, Sài Gòn Giải phóng...

12.2- Đặc điểm ngôn ngữ, cấu trúc:
Ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, không cần độ trau chuốt cao, có thể dùng nhiều khẩu ngữ.
Ngôn ngữ mang tính phổ thông, giàu sắc thái biểu cảm để đạt hiệu quả thông tin, tuyên
truyền trong đại bộ phận quần chúng.
Có tính tổng hợp các phong cách, nhưng do tính chất thời sự, thông tin nên không có sự gọt
giũa, tinh tế như ngôn ngữ văn chương.

12.3- Thể loại: Theo phương tiện thể hiện:
Báo hình (télévision- TV).
Báo nói: Phát thanh trên sóng ( radio...).
Báo đọc: In ấn, báo điện tử...
Theo hình thức:
Báo ngày (nhật báo)
Báo tuần (tuần san)
Báo tháng (bán nguyệt san, nguyệt san)

12.4- kỹ thuật trình bày:
Theo phương tiện thể hiện:
Báo hình: TV là phương tiện thông tin đại chúng và phổ biến nhất hiện nay, ứng dụng thành


quả khoa học kỹ thuật và có tính phổ thông, nên lượng thông tin và hiệu quả thông tin và
hiệu quả thông tin được truyền tải trên TV rất lớn và có ảnh hưởng sâu rộng đến dư luận và

1


xã hội. Do đó, khi soạn thảo văn bản cho báo hình phải cẩn trọng, ngắn gọn, dễ hiểu, lượng
thông tin cao, đặc biệt, văn bản phải phù hợp với màn ảnh trình chiếu trên màn hình.
Đây là loại báo chí đặc biệt đòi hỏi kết hợp nhiều kỹ năng, kỹ thuật hiện đại, soạn thảo văn
bản báo chí dạng này phải chính xác trong kết cấu và dùng từ ngữ.
Báo nói: Đây là loại báo chí truyền tải thông tin bằng sóng phát thanh, nên yêu cầu cao
trong việc soạn thảo, kết cấu phải đầy đủ, ngắn gọn, từ ngữ phải có tính biểu cảm cao, thể
hiện nội dung chính xác, dễ hiệu, đại chúng.
Báo đọc: Là dạng báo phổ biến, truyền thống. Ngôn ngữ phải dễ hiểu, đại chúng, ngắn gọn,
có tính biểu cảm. Bố cục hợp lý, rõ ràng, kết hợp với hình ảnh phù hợp với nội dung.
Theo hình thức trình bày:
Báo ngày( nhật báo): Là loại báo chí cung cấp thông tin hằng ngày, nên nội dung phải mang
tính thời sự cao, từ ngữ cũng không yêu cầu phải trau chuốt, gọt giũa, mà phải mang tính
thời sự, đại chúng, kết cấu rõ ràng, dễ hiểu để đạt được mục đích thông tin kịp thời, rộng rãi.
Chú ý:
Đây là loại văn bản báo chí có số lượng phát hành lớn, nên mức độ ảnh hưởng tới dư luận
xã hội rất sâu rộng. vì vậy, phải cẩn trọng trong việc dùng đúng từ ngữ, nội dung chính xác.
Phải đính chính nếu chưa chính xác.
Báo tuần ( tuần san), báo tháng( bán nguyệt san, nguyệt san):
Là loại báo có thời gian phát hành dài, tính thời sự giảm nhẹ, nặng về tính chuyên ngành
( giải trí, kiến thức...).

12.5- Yêu cầu soạn thảo:
Từ ngữ phải chọn lọc, chính xác, có tính biểu cảm. Nội dung ngắn gọn, lượng thông tin cao,
đại chúng. Kết cấu rõ ràng, mạch lạc. Có thể dùng nhiều thuật ngữ chuyên môn nhưng phải

dễ hiểu, diễn đạt giản dị.
Ví dụ: Bài viết về thuốc chữa bệnh, vi tính...
Văn bản thông tấn, báo chí:
Khi soạn thảo phải chú ý từng trang mục để dùng từ ngữ, kết cấu cho phù hợp.
Ví dụ: Viết cho trang chính trị, xã hội
Phải dùng từ ngữ có tính chính luận.
Trang sức khỏe phải dùng thuật ngữ khoa học.
Tóm lại: phải có kỹ năng tổng hợp khi soạn thảo văn bản báo chí.

2


Mẫu, bài tập:
Mẫu ( file mẫu).
Bài tập:
Phân tích đặc điểm ngôn ngữ báo chí qua một vài bài báo.
Soạn thảo một văn bản báo chí ( một mẫu tin, một mẫu quảng các liên quan đến nghề
nghiệp).
Thảo luận nhóm.
Làm khóa luận.

3



×