Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

MỐI QUAN hệ GIỮA PHONG CÁCH LÃNH đạo của NHÀ QUẢN lý dự án, TƯƠNG tác TRONG NHÓM dự án và sự THÀNH CÔNG của QUẢN lý dự án một NGHIÊN cứu TRONG NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.98 MB, 171 trang )





















topdoc.vn - Tài liệu file word, lời giải chi tiết

[4]
1.2 Lý do hình thành đề tài
Một dự án đi vào hoạt động cần có sự tham gia của nhiều bên với vai trò và công việc
khác nhau nhưng cùng thực hiện mục tiêu cuối cùng là hoàn thành dự án thành công
theo các tiêu chí đề ra. Trong số những đối tượng tham gia đó, người hay được nhắc
tới đầu tiên và đóng vai trò quan trọng chính là nhà quản lý dự án. Nhà quản lý dự án
chịu trách nhiệm chính cho những kết quả của dự án, vì vậy bản thân họ cần phải hội
tụ rất nhiều yếu tố và kỹ năng. Mabelo (2011) cho rằng các nhà quản lý dự án thiếu
kỹ năng chính là "nguyên nhân phổ biến của dự án thất bại". Theo Morris (1988)


phong cách lãnh đạo kém là nguyên nhân thất bại của dự án. Hauptfleisch và Sigle
(2004) cho rằng nhà quản lý dự án ngoài kỹ năng quản lý đặc biệt đòi hỏi phong cách

vn

lãnh đạo. Các nghiên cứu về phong cách lãnh đạo cho thấy một nhà lãnh đạo hiệu quả
sẽ có thể thích ứng với một phong cách hay sự kết hợp của nhiều phong cách lãnh

c.

đạo khác nhau sao cho phù hợp với hoàn cảnh. Phong cách lãnh đạo hiệu quả sẽ dẫn
đến kết quả công việc tốt hơn, nhưng đáng ngạc nhiên là các nghiên cứu về nhân tố

to
pd
o

ảnh hưởng đến sự thành công của dự án lại không đề cập đến phong cách lãnh đạo
hay năng lực của nhà quản lý dự án (Müller & Turner, 2005), tham khảo Bảng tổng
hợp các nghiên cứu về quản lý dự án ở Phụ lục 1. Chính vì vậy cần có nghiên cứu về
mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo của nhà quản lý dự án và sự thành công của
quản lý dự án.

Có rất nhiều các nghiên cứu công bố rằng phong cách lãnh đạo như là phương tiện
để nâng cao hiệu suất làm việc nhóm. Theo những nghiên cứu thực hiện bởi Viện
Quản lý dự án (PMI) phong cách lãnh đạo dự án là một nhân tố thành công quan trọng
đến hiệu suất làm việc của nhóm dự án (Turner & Müller, 2005). Hoegl và cộng sự
(2004) cho rằng sự tương tác trong nhóm dự án có tương quan tích cực đến sự thành
công của quản lý dự án. Tuy nhiên, ít ai trong số những nỗ lực nghiên cứu trước đó
xác định xem các ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo lên sự thành công của quản lý

dự án có thể có nhân tố trung gian là tương tác trong nhóm dự án (Yang và cộng sự,
2010).

topdoc.vn - Tài liệu file word, lời giải chi tiết


topdoc.vn - Tài liệu file word, lời giải chi tiết

[5]
Ngày nay, các chủ đầu tư hay nhà thầu chính của các dự án thường xảy ra tình trạng
thiếu hụt nhân lực hoặc không đủ năng lực để phụ trách dự án, dẫn đến cần thiết phải
thuê các nhà quản lý dự án chuyên nghiệp bên ngoài là điều tất yếu. Theo Kerzner
(2001), nhà quản lý dự án thường được lựa chọn hoặc không được chọn vì phong
cách lãnh đạo của họ. Chính vì vậy, ngoài các yếu tố về kiến thức, chuyên môn, trình
độ, kỹ năng…dùng làm cơ sở để lựa chọn nhà quản lý dự án, cần đặc biệt chú trọng
đến phong cách lãnh đạo của nhà quản lý dự án.
Theo các số liệu báo cáo, thống kê của các cơ quan, tổ chức nghiên cứu có uy tín ở
Việt Nam và trên thế giới (2013), hiện nay CNTT có nhịp độ đổi mới công nghệ rất
nhanh (bình quân trong vòng 12 tháng). Tuy nhiên, những dự án liên quan tới CNTT

vn

thường hay gặp thất bại nhiều hơn thành công so với các dự án khác. Tại Việt Nam,
nhiều dự án CNTT triển khai ở các tổ chức đã không đạt mục tiêu như mong muốn,

c.

Cụ thể, như các dự án phát triển và xây dựng Hệ thống thông tin (dự án triển khai
ERP ở công ty Tân Hiệp Phát; Hoàng Anh Gia Lai, dự án triển khai core banking ở


to
pd
o

ngân hàng Sài Gòn…), các dự án triển khai ứng dụng (dự án tin học hóa hành chính
nhà nước - đề án 112 về Chính phủ điện tử). Hiện tại vẫn chưa có thống kê nào ở Việt
Nam đánh giá nguyên nhân thất bại chính là do đâu.
Chính vì vậy, việc đo lường và xác định phong cách lãnh đạo của nhà quản lý dự án
và mối quan hệ đến sự thành công của quản lý dự án là mối quan tâm hàng đầu cho
cả các nhà quản lý dự án, nhân sự và các lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp. Vì
vậy, đòi hỏi cần có những nghiên cứu về mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo của
nhà quản lý dự án, tương tác trong nhóm dự án và sự thành công của quản lý dự án.
Vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài: Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo của
nhà quản lý dự án, tương tác trong nhóm dự án và sự thành công của quản lý dự án.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
-

Nhận diện các yếu tố về phong cách lãnh đạo của nhà quản lý dự án, tương
tác trong nhóm dự án và sự thành công của quản lý dự án

topdoc.vn - Tài liệu file word, lời giải chi tiết


topdoc.vn - Tài liệu file word, lời giải chi tiết

[6]
-

Đo lường mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo của nhà quản lý dự án và
sự thành công của quản lý dự án


-

Đo lường mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo của nhà quản lý dự án và
tương tác trong nhóm dự án

-

Đo lường mối quan hệ giữa tương tác trong nhóm dự án và sự thành công
của quản lý dự án

-

Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự thành công của quản lý dự án

1.4 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện dựa trên dữ liệu thu thập từ các đối tượng chính là các nhà quản

vn

lý dự án, thành viên nhóm dự án trong ngành CNTT.
Phạm vi thực hiện khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội

c.

Thời gian thực hiện: 01/12/2016 – 01/5/2017.

to
pd
o


1.5 Ý nghĩa đề tài
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
-

Giúp cho các nhà quản lý dự án trong việc phát triển hành vi lãnh đạo cụ thể,
từ đó cải thiện phong cách lãnh đạo phù hợp, nâng cao sự thành công của quản
lý dự án.

-

Nghiên cứu tập trung vào phong cách lãnh đạo của nhà quản lý dự án, nhấn
mạnh nhà quản lý dự án cần chú trọng đến việc tạo ảnh hưởng, truyền cảm
hứng, kích thích sáng tạo của đội dự án và quan tâm đến các thành viên đội dự
án hơn là chỉ đơn thuần chú trọng đến công việc bằng cách đưa ra những phần
thưởng, hay trừng phạt để kích thích họ đạt mục tiêu chung của dự án.

-

Ngoài ra, hỗ trợ cho việc tuyển dụng, lựa chọn các nhà quản lý dự án/thành
viên nhóm dự án phù hợp cho từng dự án khác nhau

Ý nghĩa khoa học của đề tài: Đối với lĩnh vực quản lý dự án, đặc biệt trong các dự án
ngành CNTT, đề tài kiểm chứng mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa phong

topdoc.vn - Tài liệu file word, lời giải chi tiết


topdoc.vn - Tài liệu file word, lời giải chi tiết


[7]
cách lãnh đạo của nhà quản lý dự án, tương tác nhóm dự án và sự thành công của
quản lý dự án
1.6 Bố cục đề tài
Chương 1: Mở đầu - Giới thiệu lý do hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, ý nghĩa
thực tiễn của đề tài, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết - Cung cấp các cơ sở lý thuyết về nhà quản lý dự án,
phong cách lãnh đạo, phong cách lãnh đạo của nhà quản lý dự án, các tiêu chí đo
lường kết quả thực hiện dự án, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa phong cách lãnh
đạo của nhà quản lý dự án, tương tác nhóm dự án và thành quả dự án, sau đó thiết

vn

lập các giả thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu – Trình bày phương pháp để thực hiện nghiên

c.

cứu này. Gồm các phần thiết kế nghiên cứu, thiết kế mẫu, kế hoạch phân tích dữ liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và kiến nghị - Chương này trình bày các kết quả phân

to
pd
o

tích thống kê, gồm các phần chính như thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang
đo, mức độ phù hợp của tổng thể mô hình.

Chương 5: Kết luận - Trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu và đưa ra các kiến nghị

và đề xuất, cũng như nêu nên những hạn chế của nghiên cứu.

topdoc.vn - Tài liệu file word, lời giải chi tiết


topdoc.vn - Tài liệu file word, lời giải chi tiết

[8]

2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Dự án và quản lý dự án
Dự án: Theo tài liệu Hướng dẫn về những kiến thức cốt lõi trong Quản lý dự án
PMBOK – Lần xuất bản thứ 5 (PMI, 2013) của Viện Quản lý Dự án (PMI) định nghĩa:
Dự án là một nỗ lực tạm thời được thực hiện để tạo ra một sản phẩm, dịch vụ hay kết
quả đặc thù.
-

Tính chất tạm thời: Tạm thời nghĩa là mọi dự án đều có một thời gian bắt đầu
và kết thúc xác định. Dự án luôn luôn có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết

vn

thúc, dự án chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Dự án kết thúc
khi các mục tiêu của dự án đã đạt được, hoặc sau một thời gian thực hiện, các

c.

mục tiêu của dự án được nhận thức rõ là không thể thực hiện được hoặc không
còn cần thiết nữa. Đặc tính tạm thời của dự án còn thể hiện ở tổ chức nguồn


to
pd
o

lực. Khi dự án được thiết lập, một số nhân viên (của tổ chức) được tạm thời
điều chuyển sang làm dự án cho đến khi dự án kết thúc, tất cả những thành
viên của dự án sẽ không còn có trách nhiệm về dự án nữa.
-

Tính chất đặc thù: Đặc thù có nghĩa là sản phẩm, dịch vụ hay kết quả là khác
nhau trong một số cách phân biệt từ tất cả các sản phẩm, dịch vụ hay kết quả
tương tự. Các sản phẩm/ dịch vụ của dự án thường mang nhiều đặc tính mới,
không giống với các sản phẩm/dịch vụ đã từng có. Ngoài ra, tính chất đặc thù
còn thể hiện ở các tiến trình mà trước đó chưa từng được làm.

Clifford và Eric (được trích dẫn bởi Bodicha, 2015), định nghĩa dự án là một quá trình
gồm nhiều công tác phức tạp, có liên quan với nhau, được thực hiện nhằm đạt được
mục tiêu đã đề ra trong điều kiện ràng buộc về thời gian, nguồn lực, ngân sách và
hoàn thành các tiêu chí kỹ thuật được thiết kế đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Tóm lại có thể định nghĩa: Dự án là một chuỗi các công việc (nhiệm vụ, hoạt động),
được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện ràng buộc về phạm vi,
thời gian và ngân sách.

topdoc.vn - Tài liệu file word, lời giải chi tiết


×