Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong lĩnh vực thoát nước tại thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.98 KB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-------o0o--------

PHẠM THỊ BÌNH

SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH
THỨC (ODA) TRONG LĨNH VỰC THOÁT
NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Hà Nội - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-------o0o--------

PHẠM THỊ BÌNH

SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH
THỨC (ODA) TRONG LĨNH VỰC THOÁT
NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: KTTG &QHKTQT
Mã số: 60 31 07

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. KHU THỊ TUYẾT MAI


Hà Nội - 2012


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................i
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................iv
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................1

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC.....................................................................8
1.1 Lý luận chung về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ....8
1.1.1 Khái niệm và phân loại ODA................................................................8
1.1.1.1 Khái niệm ODA...................................................................................8
1.1.1.2
Phân
loại
ODA
.........................................................................................................................
10
1.1.2
Đặc
điểm
của
ODA
.........................................................................................................................
11
1.1.2.1 Tính chất hỗ trợ tăng trưởng dài hạn và giảm nghèo
.........................................................................................................................

11
1.1.2.2 ODA gắn với lợi ích kinh tế và chính trị của bên cung cấp
.........................................................................................................................
12
1.1.2.2 ODA mở đường cho lực lượng đầu tư tư nhân nước ngoài
.........................................................................................................................
14
1.1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng có hiệu quả nguồn ODA
.........................................................................................................................
15


1.1.3.1
Sự
chủ
động
của
nước
tiếp
nhận
.........................................................................................................................
15
1.1.3.2
Chiến
lược
và
quy
hoạch
sử
dụng

.........................................................................................................................
15
1.1.3.3 Môi trường, chính sách, thể chế của nước tiếp nhận
.........................................................................................................................
16
1.1.3.4
Năng
lực
và

hình
quản
ly
.........................................................................................................................
16
1.1.3.5 Sự phối hợp giữa các nhà tài trợ và nước tiếp nhận
.........................................................................................................................
16
1.2 Tổng quan ODA tại Việt Nam................................................................17
1.2.1 Đôi nét về ODA tại Việt Nam từ năm 1993 đến nay
.........................................................................................................................
17
1.2.2 Phân cấp quản lý nhà nước về ODA ở Việt Nam
.........................................................................................................................
22
1.2.2.1 Tầm quan trọng của việc quản ly nhà nước về ODA
.........................................................................................................................
22
1.2.2.2
Quản

ly
nhà
nước
về
ODA
.........................................................................................................................
24
1.2.3
Thu
hút
và
sử
dụng
ODA tại
Việt
Nam
.........................................................................................................................
26


1.2.3.1
Định
hướng
thu
hút,
sử
dụng
vốn
ODA
.........................................................................................................................

26
1.2.3.2 Tổ chức thực hiện thu hút và sử dụng vốn ODA
.........................................................................................................................
27
1.2.3.3 Kiểm soát việc thu hút và sử dụng vốn ODA
.........................................................................................................................
28
1.3 Kinh nghiệm quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA ở một số nước và
bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam .......................................................28
1.3.1
Kinh
nghiệm
của
một
số
nước
thành
công
.........................................................................................................................
29
1.3.2 Kinh nghiệm của một số nước không thành công
.........................................................................................................................
33

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ODA TRONG DỰ ÁN
THOÁT NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI.............................................36
2.1 Khái quát về ODA trong lĩnh vực thoát nước tại Việt Nam................36
2.1.1 Khái niệm và phân loại hệ thống thoát nước
.........................................................................................................................
36

2.1.1.1
Khái
niệm
.........................................................................................................................
36
2.1.1.2
Phân
loại
hệ
thống
thoát
nước
.........................................................................................................................
37
2.1.2

Đặc

trưng



bản

của

lĩnh

vực


thoát

nước


.........................................................................................................................
38
2.1.2.1 Có quan hệ mật thiết với các yếu tố của kết cấu hạ tầng
.........................................................................................................................
39
2.1.2.2 Tác động qua lại đến nhiều khía cạnh của kinh tế xã hội
.........................................................................................................................
39
2.1.2.3 Đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước đòi hỏi nguồn vốn lớn, khả năng
thu hồi chậm, lợi nhuận thấp hoặc không có lợi nhận
.........................................................................................................................
40
2.1.3
Vai
trò
của
ODA trong
lĩnh
vực
thoát
nước
.........................................................................................................................
40
2.1.3.1 Giúp cải thiện hệ thống thoát nước ở nước nhận hỗ trợ
.........................................................................................................................

41
2.1.3.2 Tiếp nhận khoa học công nghệ mới, hiện đại
.........................................................................................................................
41
2.1.3.3 Nâng cao năng lực, trình độ quản ly và nguồn nhân lực
.........................................................................................................................
41
2.1.4 Tình hình thu hút, sử dụng ODA trong lĩnh vực thoát nước tại Việt
Nam
.........................................................................................................................
42
2.1.4.1 Danh mục các dự án thoát nước trọng điểm sử dụng vốn ODA trong
thời

gian

5

năm

(2005



2010)


.........................................................................................................................
42
2.1.4.2 Tình hình thực hiện các dự án ODA trong lĩnh vực thoát nước tại Việt

Nam
.........................................................................................................................
45
2.2 Thực trạng sử dụng ODA trong lĩnh vực thoát nước tại TP Hà Nội 48
2.2.1 Đặc thù địa hình Thủ đô Hà Nội ảnh hưởng đến các dự án thoát
nước ………………………………………………………………………...48
2.2.2 Tình hình sử dụng vốn ODA trong dự án đầu tư xây dựng công trình
thoát nước Thành phố Hà Nội giai đoạn I (1995 – 2000)
.........................................................................................................................
49
2.2.2.1 Đôi nét khái quát về dự án, mục tiêu của dự án
.........................................................................................................................
49
2.2.2.2 Việc sử dụng vốn ODA trong dự án thoát nước TP Hà Nội giai đoạn I
.........................................................................................................................
52
2.2.3 Tình hình sử dụng vốn ODA trong dự án đầu tư xây dựng công trình
thoát nước Thành phố Hà Nội giai đoạn II (2005 – 2010)
.........................................................................................................................
56
2.2.3.1 Mục tiêu và các hoạt động trọng điểm trong giai đoạn II
.........................................................................................................................
56
2.2.3.2 Các hạng mục công việc đã thực hiện và thực trạng giải ngân vốn
ODA
dự
án
thoát
nước
giai

đoạn
II
.........................................................................................................................
61


2.3 Đánh giá chung về tình hình sử dụng ODA trong các dự án thoát
nước tại TP Hà Nội........................................................................................65
2.3.1
Những
kết
quả
đạt
được
.........................................................................................................................
65
2.3.2
Những
tồn
tại
hạn
chế
và
nguyên
nhân
.........................................................................................................................
68

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM SỬ DỤNG TỐT HƠN
NGUỒN VỐN ODA TRONG LĨNH VỰC THOÁT NƯỚC TẠI THÀNH

PHỐ HÀ NỘI.................................................................................................74
3.1 Định hướng phát triển lĩnh vực thoát nước Thành phố Hà Nội........74
3.1.1
Định hướng phát triển thoát nước đô thị đến năm 2020
.........................................................................................................................
74
3.1.2 Quy hoạch thoát nước thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm
2050
.........................................................................................................................
75
3.1.3 Kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước thủ đô trên cơ sở quy hoạch
thoát
nước
thủ
đô
.........................................................................................................................
76
3.2 Các giải pháp nhằm sử dụng tốt hơn vốn ODA trong lĩnh vực thoát
nước tại Thành phố Hà Nội .........................................................................77
3.2.1
Nhóm
giải
pháp
về
chính
sách
.........................................................................................................................
78
3.2.1.1 Hoàn thiện môi trường pháp ly và cơ chế chính sách về ODA



.........................................................................................................................
78
3.2.1.2 Đưa ra những chính sách thương mại hoá lĩnh vực thoát nước
.........................................................................................................................
79
3.2.2 Nhóm
giải pháp trong
việc thực hiện
dự án
.........................................................................................................................
80
3.2.2.1
Các
vấn
đề
chuẩn
bị
dự
án
.........................................................................................................................
82
3.2.2.2 Xây dựng thiết kế kỹ thuật, dự toán công trình
.........................................................................................................................
82
3.2.2.3
Xây
dựng
kế

hoạch
vốn
hàng
năm
.........................................................................................................................
83
3.2.2.4
Về
công
tác
đấu
thầu
.........................................................................................................................
83
3.2.2.5
Về
công
tác
đào
tạo
cán
bộ
.........................................................................................................................
85
3.3 Kiến nghị .................................................................................................86
3.3.1
Kiến
nghị
với
Chính

phủ
.........................................................................................................................
86
3.3.2

Kiến

nghị

với

Bộ

chuyên

ngành


.........................................................................................................................
86
3.3.3
Kiến
nghị
với
Thành
phố
Hà
Nội
.........................................................................................................................
87

KẾT LUẬN.....................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................92


DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Stt

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

2

BEF

Đồng tiền Bỉ

3

CP

Chính phu


4

DAC

Uỷ Ban viện trợ phát triển

5

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

6

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

7

GNP

Tổng sản phẩm quốc dân

8

GPMB

Giải phóng mặt bằng


9

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

10

ISO

Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá

11

JBIC

Ngân hàng hợp tác Phát triển Quốc tế Nhật Bản

12

JICA

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

13

JPY

Yên Nhật


14

KHBĐ

Khoa học Ban Đảng

15

KH&ĐT

Kế hoạch và đầu tư

16

ODA

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức

17

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

18

OECF

Quỹ hỗ trợ phát triển kinh tế Hải ngoại Nhật Bản


19

UBND

Uỷ Ban nhân dân

i


Stt

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

20

UNDP

Chương trình Phát triển cua Liên hợp quốc

21

USD

Đô la Mỹ

22

TĐC


Tái định cư

23

VNĐ

Việt Nam Đồng

24

WB

Ngân hàng Thế giới

25

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

ii


DANH MỤC HÌNH
Stt

Số hiệu

1


Hình 1.1

2

Hình 1.2

Tên hình
Biểu đồ cam kết, ký kết, giải ngân từ năm
1993 – 2008
Biểu đồ cơ cấu ODA theo ngành và lĩnh vực

DANH MỤC BẢNG
iii

Trang
18
22


Stt

Số hiệu

Tên bảng

Trang

Danh mục các dự án thoát nước trọng điểm
1


Bảng 2.1

sử dụng vốn ODA trong thời gian 5 năm

42

(2005 – 2010)
2

Bảng 2.2

3

Bảng 2.3

4

Bảng 2.4

5

Bảng 2.5

6

Bảng 2.6

Vốn đầu tư vào lĩnh vực thoát nước qua các
thời kỳ

Số giải ngân vốn ODA lũy kế cua dự án
thoát nước giai đoạn I tính đến 12/2010
Kế hoạch vốn cho dự án thoát nước giai
đoạn II
Kế hoạch đấu thầu Dự án Thoát nước nhằm
cải thiện môi trường Hà Nội – Dự án II
Thực tế giải ngân các hoạt động trọng điểm
cua dự án thoát nước giai đoạn I và II

iv

45
55
56
59
63


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kết cấu hạ tầng cơ sở là bộ phận cơ bản cua kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội, gồm các yếu tố: hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước sạch,
hệ thống thoát nước, vệ sinh môi trường, bưu chính viễn thông…
Với Thu đô Hà Nội, trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa cua cả nước
thì việc hạ tầng cơ sở được xây dựng đồng bộ, hiện đại có ý nghĩa vô cùng
quan trọng. Đặc biệt là lĩnh vực thoát nước, một trong những vấn đề thời sự
cấp bách hiện nay cua toàn xã hội. Chỉ cần một trận mưa lớn, diễn ra trong
thời gian ngắn hay dài, thì điều đầu tiên người dân thu đô nghĩ đến sẽ là tham
gia giao thông như thế nào để tránh đường ngập, nhà cửa liệu có bị nước ngập
vào hay không…Dẫn chứng cho điều này, xin trích dẫn nhận xét cua một bài

báo về thoát nước tại Thành phố Hà Nội trên trang Tiền phong số ra ngày
05/05/2010 như sau: “Nếu ví hệ thống thoát nước Hà Nội như huyết mạch, thì
huyết mạch đó đang tắc... Xin đừng để bi quan phải thốt lên rằng: tất cả đều
thoát, trừ… nước…”.
Bài toán khó này, với Hà Nội, đang được giải đáp bằng các dự án xây
dựng hệ thống thoát nước có quy mô lớn với sự hỗ trợ từ nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA). Tuy nhiên, thực trạng việc sử dụng nguồn vốn
này như thế nào, có giải pháp nào giúp sử dụng tốt hơn, từ đó, đẩy nhanh tiến
độ thực hiện các dự án, cải thiện tình hình hiện nay về vấn nạn thoát nước trên
địa bàn Hà Nội?
Xuất phát từ những băn khoăn đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Sử dụng
nguồn vốn ODA trong lĩnh vực thoát nước tại Thành phố Hà Nội.” cho
luận văn tốt nghiệp cao học cua mình.
2. Tình hình nghiên cứu

1


Năm 1993, Hội nghị bàn tròn tài trợ dành cho Việt Nam được tổ chức
tại Paris dưới sự chu trì cua Ngân hàng Thế giới đã khởi đầu cho quá trình thu
hút và sử dụng nguồn vốn ODA vào Việt Nam.
Là một lĩnh vực quan trọng cua quan hệ kinh tế đối ngoại, những vấn
đề liên quan đến nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức như: Làm thế nào để
thu hút nguồn vốn ODA cho nền kinh tế? Thực trạng sử dụng nguồn vốn này
ra sao? Hiệu quả đầu tư đến đâu? Những giải pháp nào cho bài toán tăng
cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn cho nền kinh tế…đều
là những vấn đề thời sự kinh tế thu hút được sự quan tâm cua xã hội, các Hiệp
hội và các nhà kinh tế trong và ngoài nước.
Từ năm 1999 trở lại đây, mỗi năm, Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài
trợ cho Việt Nam được tổ chức chính thức 1 lần với sự tham gia cua các nhà

tài trợ đa phương, song phương và đại diện cua Chính phu Việt Nam. Hội
nghị là một diễn đàn để trao đổi ý kiến giữa Chính phu và cộng đồng các nhà
tài trợ trên cơ sở các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội cua Việt
Nam, đánh giá thực hiện các cam kết viện trợ tại Hội nghị Nhóm tư vấn các
nhà tài trợ cho Việt Nam chính thức năm trước cũng như các biện pháp phối
hợp giữa Chính phu và các nhà tài trợ nhằm nâng cao hiệu quả viện trợ và sử
dụng nguồn vốn ODA.
Bên cạnh đó, các Bộ, Ban, Ngành trực thuộc Chính phu cũng đưa ra
những báo cáo đánh giá tổng hợp về tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn
ODA cho phát triển kinh tế, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế,
như: Báo cáo đề tài KHBĐ năm 2006 cua Ban Kinh tế Trung ương về “Quan
điểm, giải pháp thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Bộ cua Vụ Tài chính đối ngoại – Bộ Tài chính, năm 2001: “Các
giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt nam”,; Báo cáo

2


cua Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XI,
ngày 15/5/2006: “Báo cáo về quản ly, phân bổ, sử dụng các nguồn vốn lớn,
đặc biệt là nguồn vốn ODA”…
Nghiên cứu về ODA cua chính các nhà tài trợ, điển hình là Nhật Bản
một trong những nhà tài trợ ODA chiến lược cua Việt Nam, có đề tài nghiên
cứu “ODA của Nhật được nhà nước nước vay quản ly, đầu tư công cộng,
hiệu quả đến đâu?” cua hai học giả Hidefumi Kasuga, Đại học Kansai và
Yuichi Morita, Đại học Nagoya hay tác phẩm được xuất bản thành sách tại
Nhật “Sự thật viện trợ ODA” cua Sumi Kazuo, Giáo sư Đại học Yokohama
và “ODA – vì cuộc sống của người Nhật Bản” cua thành viên thuộc "Hội
Điều tra Nghiên cứu về ODA", một tổ chức học thuật phi chính phu Nhật

Bản. Các tác giả đã phân tích sâu sắc về ODA cua Nhật Bản đầu tư cho các
công trình công cộng ở nước nhận tài trợ được quản lý ra sao, hiệu quả như
thế nào…bằng chính con mắt cua người Nhật Bản. Ngoài ra, các tác giả còn
cho chúng ta thấy một khía cạnh khác về nguồn vốn ODA khi Nhật Bản đầu
tư ra nước ngoài, lợi ích và mục đích cua họ là gì? Đây thực sự là những tài
liệu quý giá, giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về những cái được và mất
khi sử dụng nguồn vốn này để từ đó đưa ra giải pháp cho việc huy động và
quản lý đối với các dự án cần sử dụng vốn ODA.
Ngoài ra, từ năm 2003 đến năm 2012, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã xuất
bản 07 ấn phẩm về đánh giá việc sử dụng ODA ở nước nhận viện trợ, điển
hình, tháng 4 năm 2012, xuất bản ấn phẩm “Hướng dẫn đánh giá ODA”.
Công trình này đề cập đến một số vấn đề quan trọng liên quan đến việc đánh
giá ODA, bao gồm: làm rõ các khái niệm cơ bản về đánh giá ODA (các định
nghĩa, các loại hình đánh giá ODA; mục đích đánh giá; tiêu chuẩn (tiêu chí)
đánh giá; phương pháp thu thập và phân tích thông tin; đánh giá ODA cua Bộ
Ngoại giao Nhật Bản, bao gồm: khung nền chung; hệ thống thực hiện; mục

3


đích và chức năng; các loại hình đánh giá; tiến hành đánh giá ODA và thông
tin phản hồi và quan hệ công chúng. Công trình này góp phần làm rõ một số
vấn đề lý luận liên quan đến ODA và đặc biệt cung cấp một khung khổ phân
tích hữu ích có thể tham khảo và áp dụng cho việc phân tích ODA trong lĩnh
vực thoát nước tại Hà Nội.
Cũng nghiên cứu về nhà tài trợ Nhật Bản, hai tác giả Đỗ Đức Bình và
Nguyễn Hồng Hải có bài viết: “Huy động và sử dụng nguồn vốn ODA của
Nhật Bản tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, bài viết được đăng trên tạp
chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 6 (48) - 2003. Bài viết đề cập
đến thực trạng sử dụng nguồn vốn ODA ở một số dự án trọng điểm tại Việt

Nam và đề xuất các giải pháp mang tính vĩ mô nhằm tháo gỡ những tồn tại và
hạn chế hiện có ở các dự án này.
Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ODA có vai
trò ra sao, nên khai khác như thế nào là nội dung mà tác giả Nguyễn Văn Hiếu
muốn đề cập đến tại bài viết: “Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn
ODA trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế ở nước ta”,
Tạp chí Ngân hàng số ra 10 - 2003.
Bàn về vấn đề ODA trong phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế cua Việt
Nam tác giả Phạm Thị Túy có đề tài nghiên cứu được xuất bản thành sách:
“Thu hút và sử dụng ODA vào phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở Việt Nam”
do Nhà xuất bản chính trị quốc gia xuất bản năm 2009, và bài viết đánh giá
cua Tiến sỹ Phạm Sỹ Liêm – Phó Chu tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam:
“Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng: Cơ hội và thách thức”…Các công trình
nêu trên đã nghiên cứu thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong
phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế cua Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, phân
tích những thành tựu đã đạt được và những hạn chế trong quá trình triển khai
các dự án ODA, chỉ ra những nguyên nhân và những biện pháp khắc phục các

4


hạn chế nhằm tăng cường thu hút và quản lý hiệu quả nguồn vốn ODA cho
phát triển kết cấu hạ tầng Việt Nam.
Nói riêng về ODA trong lĩnh vực thoát nước có luận văn thạc sỹ cua tác
giả Vũ Xuân Tuấn – Đại học kinh tế Quốc Dân Thành phố Hồ Chí Minh
(2005): “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA cho việc phát
triển hệ thống cấp thoát nước của Việt Nam” và luận văn thạc sỹ cua tác giả
Phạm Khánh Vân (2008): “Quản ly và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA) trong dự án cấp thoát nước thời gian qua”, luận văn đã phân tích
thực trạng hệ thống cấp thoát nước cua đô thị Việt Nam, đánh giá hiệu quả

cua việc sử dụng nguồn vốn ODA tại các dự án cấp thoát nước trên cơ sở
phân tích các chỉ tiêu lợi nhuận ròng, chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng và chỉ tiêu
tỷ suất lợi nhuận ròng…, từ đó đưa ra những thành quả đạt được, những tồn
tại cần khắc phục và các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.
Các báo cáo, đề tài nghiên cứu khoa học, bài viết đánh giá trong và
ngoài nước… thường đề cập các vấn đề chung về ODA, ODA vào Việt Nam
nói chung hoặc cho một ngành cụ thể trên phạm vi quốc gia. Việc nghiên cứu
có hệ thống và trực tiếp đến sử dụng nguồn vốn ODA trong lĩnh vực cấp thoát
nước tại Thành phố Hà Nội là chưa có, đây cũng chính là lý do mà tác giả lựa
chọn đề tài nghiên cứu này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng sử dụng ODA trong lĩnh vực cấp thoát nước tại
Thành phố Hà Nội. Đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế còn
tồn tại, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần sử dụng tốt
hơn nguồn vốn ODA trong lĩnh vực này tại Thành phố Hà Nội.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

5


- Nghiên cứu một số khía cạnh về lĩnh vực thoát nước và nguồn vốn hỗ
trợ chính thức (ODA).
- Phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng nguồn vốn ODA trong lĩnh vực
thoát nước tại Thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần sử dụng tốt hơn nguồn vốn ODA
trong lĩnh vực thoát nước tại Thành phố Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu cua luận văn là việc sử dụng nguồn vốn ODA

trong lĩnh vực thoát nước tại Thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tổng quan sử dụng nguồn vốn ODA trong lĩnh vực thoát
nước tại Thành phố Hà Nội.
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu sử dụng ODA trong dự án thoát
nước tại Hà Nội từ năm 1995 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chu yếu sau: thống kê,
tổng hợp, phân tích, so sánh, phỏng vấn, chuyên gia…
- Trong quá trình thực hiện đề tài có sử dụng các dữ liệu từ các nguồn
đáng tin cậy như: Báo cáo cua Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cua Ngân hàng Thế
giới, các tổ chức tài trợ…
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Làm rõ thực trạng sử dụng ODA trong lĩnh vực thoát nước tại Thành
phố Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần sử dụng tốt hơn nguồn vốn
ODA trong phát triển lĩnh vực này tại Thành phố Hà Nội.
7. Kết cấu, nội dung của luận văn

6


Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo
luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Một số vấn đề chung về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA).
- Chương 2: Thực trạng sử dụng ODA trong dự án thoát nước tại Thành
phố Hà Nội.
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm sử dụng tốt hơn nguồn vốn ODA
trong lĩnh vực thoát nước tại Thành phố Hà Nội.


7


CHƯƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC
1.1 Lý luận chung về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
1.1.1 Khái niệm và phân loại ODA
1.1.1.1 Khái niệm ODA
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), gọi tắt là ODA (viết tắt từ
cụm từ Tiếng Anh – Official Development Assistance), đã có lịch sử dài hơn
nửa thế kỷ, phản ánh một trong những mối quan hệ quốc tế giữa một bên là
các nước phát triển hoặc các tổ chức quốc tế và bên kia là các nước đang phát
triển thông qua việc cung cấp các khoản viện trợ phát triển. Ở các nước đang
phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng, vốn ODA là một bộ phận trong
cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cua
nó trong tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Cho tới nay, có nhiều quan điểm khác nhau khi định nghĩa vốn hỗ trợ
phát triển chính thức, trong đó, có một số khái niệm phổ biến như:
- Khái niệm ODA được Uỷ Ban viện trợ phát triển (DAC Development Assistance Committee) cua Tổ chức hợp tác và phát triển kinh
tế (OECD) đưa ra vào năm 1969, theo đó, Viện trợ phát triển chính thức được
hiểu là nguồn hỗ trợ chính thức từ bên ngoài bao gồm các khoản viện trợ và
cho vay với các điều kiện ưu đãi. ODA được hiểu là nguồn vốn dành cho các
nước đang phát triển, được các cơ quan chính thức cua các chính phu, tổ chức
liên minh chính phu, tổ chức phi chính phu tài trợ. Vốn ODA được phát sinh
từ nhu cầu cua một quốc gia, một địa phương, một ngành được tổ chức quốc
tế hay các nước hỗ trợ ODA xem xét và cam kết tài trợ, thông qua một hiệp

8



định quốc tế được đại diện có thẩm quyền bên nhận và bên hỗ trợ vốn ký kết.
Hiệp định quốc tế hỗ trợ này được chi phối bởi công pháp quốc tế.
- Theo Báo cáo nghiên cứu chính sách cua WB (World Bank) xuất bản
tháng 6 – 1999: “ODA là một phần cua tài chính phát triển chính thức
(Official Development Finance), trong đó có cho vay ưu đãi cộng với yếu tố
viện trợ không hoàn lại và phải chiếm ít nhất 25% trong tổng viện trợ.
Tài chính phát triển chính thức là tất cả các nguồn tài chính mà chính
phu các nước phát triển và tổ chức đa phương dành cho các nước đang phát
triển.” [10, tr.7]
- Nghị định 17/CP ban hành ngày 04/05/2001 thay thế cho nghị định
87/CP cua Chính phu ban hành ngày 05/08/1997 về quy chế: “Quản lý và sử
dụng nguồn vốn phát triển chính thức” có đưa ra định nghĩa về ODA: “ Hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) được hiểu là sự hợp tác phát triển giữa Nhà nước
hoặc Chính phu nước Cộng hoà Xã hội Chu nghĩa Việt Nam với Nhà tài trợ,
bao gồm:
+ Chính phu nước ngoài.
+ Các tổ chức liên Chính phu hoặc liên Quốc gia.”
- Gần đây, trong Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển
chính thức ban hành theo Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 cua
Chính phu, định nghĩa về ODA được trình bày như sau: “Hỗ trợ phát triển
chính thức được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc
Chính phu nước Cộng hoà xã hội chu nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ, bao
gồm: chính phu nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức
liên chính phu hoặc liên quốc gia.”
Tại Việt Nam, ODA là một trong những nguồn vốn quan trọng được sử
dụng cho những mục tiêu ưu tiên trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh
tế - xã hội.


9


1.1.1.2 Phân loại ODA
- Phân loại theo phương thức hoàn trả: Gồm ODA không hoàn lại,
ODA hoàn lại và ODA hỗn hợp.
+ ODA không hoàn lại: Là dạng viện trợ mà bên nhận không phải hoàn
trả dưới bất kỳ hình thức nào. Viện trợ không hoàn lại thường chiếm 25%
trong tổng số vốn ODA trên toàn thế giới. Tuỳ theo hoàn cảnh cua mỗi nước
nhận viện trợ mà tỷ lệ viện trợ cao hay thấp và thường được thực hiện dưới
các dạng cơ bản như: hỗ trợ kỹ thuật, viện trợ nhân đạo…
+ ODA hoàn lại (hay là vay ưu đãi): Là khoản tín dụng chiếm một tỷ
trọng lớn trong tổng số vốn ODA trên thế giới, là nguồn vốn được ưu đãi với
mức lãi suất thấp, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ dài, được bảo đảm sao
cho yếu tố không hoàn lại ít nhất đạt 35% đối với các khoản vay có ràng buộc
và 25% đối với khoản vay không ràng buộc. Nhưng phải được hoàn trả lãi và
gốc theo hiệp định ký kết giữa nước cung cấp viện trợ và nước nhận viện trợ.
+ ODA hỗn hợp: Là các khoản ODA kết hợp một phần ODA không
hoàn lại và một phần tín dụng thương mại theo các điều kiện cua tổ chức Hợp
tác và Phát triển kinh tế, thậm chí có loại ODA kết hợp tới 3 loại hình gồm
một phần ODA không hoàn lại, một phần ODA ưu đãi và một phần tín dụng
thương mại.
Theo xu hướng hiện nay, nguồn ODA dưới hình thức viện trợ không
hoàn lại ngày càng giảm dần, hình thức hỗn hợp ưu đãi và cho vay tín dụng
gia tăng.
- Phân loại theo nguồn cung cấp, gồm: ODA song phương và ODA đa
phương:
+ ODA song phương: Là nguồn vốn chuyển trực tiếp giữa 2 chính phu
với nhau nên thu tục tiến hành cung cấp và tiếp nhận so với nguồn vốn ODA
đa phương đơn giản hơn và thời gian ký kết viện trợ cũng nhanh hơn. Song


10


các nước cung cấp yêu cầu nội dung cua các khoản viện trợ phải rất chi tiết và
cụ thể, kèm theo các ràng buộc về kinh tế hoặc chính trị, hoặc cả hai.
+ ODA đa phương: Là nguồn viện trợ được hình thành từ sự đóng góp
cua các nước giàu và nguồn này được cung cấp thông qua các tổ chức tài
chính quốc tế như: WB, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển Châu
Á (ADB), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)…
Nguồn ODA đa phương chỉ chiếm khoảng 20% tổng ODA trên Thế
giới, nhưng được hình thành từ sự đóng góp cua các nước thành viên, vì vậy,
những điều kiện mà nguồn viện trợ đa phuơng đặt ra thường có lợi cho các
nước đóng góp, đặc biệt các nước có mức đóng góp cao.
1.1.2 Đặc điểm của ODA
1.1.2.1 Tính chất hỗ trợ tăng trưởng dài hạn và giảm nghèo của ODA
ODA là một nguồn vốn được cung cấp chu yếu dưới dạng viện trợ
không hoàn lại hoặc cho vay ưu đãi, do đó, loại vốn này thường được các
nước đang phát triển tiếp nhận và sử dụng vào mục đích phát triển dài hạn và
phúc lợi xã hội.
Tính ưu đãi cua nguồn vốn ODA được thể hiện trên các mặt sau:
- Thời gian cho vay (hoàn trả vốn) và thời gian ân hạn (chỉ trả lãi, chưa
trả nợ gốc) dài, thường từ 25 đến 40 năm. Điển hình như ODA cua 3 nhà tài
trợ lớn dành cho Việt Nam là Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển
Châu Á (ADB), Nhật Bản thường có thời gian hoàn trả từ 30 đến 40 năm và
thời gian ân hạn khoảng từ 3 đến 10 năm.
- Thông thường, trong ODA có một phần là viện trợ không hoàn lại (tức
là cho không), phần này không dưới 25% tổng số.
Tính ưu đãi cua ODA còn được thể hiện ở chỗ chỉ dành riêng cho các
nước đang và chậm phát triển, với 2 điều kiện cơ bản:


11


×