Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

VỢ LẼ CÓ ĐƯỢC THỪA KẾ?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.11 KB, 5 trang )

BÀ LỤA LÀ VỢ CỦA ÔNG CHƯƠNG?
Theo nội dung đơn khởi kiện đề ngày 15/10/2013 và quá trình giải quyết vụ án
nguyên đơn là bà Lê Thị Lụa trình bày như sau: Tháng 10/1974 ông Cao Thanh Chương
được sự đồng ý của vợ là bà Châu Ngọc Lan Thanh mang lễ vật đến nhà cha mẹ ruột của
bà để xin cưới bà về làm vợ bé ông Chương theo nghi lễ truyền thống tại địa phương,
nhưng không đăng ký việc kết hôn (vì giữ ông Chương và bà Thanh là vợ chồng được
pháp luật thừa nhận). Từ đó đến tháng 7/2010, ông Chương, bà Thanh và bà Lụa cùng ở
chung nhà, cùng phát triển mô hình kinh tế gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm kết hợp
với chế biến, kinh doanh thức ăn cho vật nuôi rất thuận lợi, nên đã tạo lập được khối tài
sản sau: 65% tổng giá trị tài sản của Công ty TNHH sản xuất, chế biến, kinh doanh thức
ăn thủy sản Tomcacom (Công ty TNHH TOMCACOM) tương đương số tiền 95,5 tỷ
đồng; 01 thửa đất 1.200m2 và 01 ngôi nhà kết cấu bê tông cốt thép (01 trệt 02 lầu) có diện
tích sử dụng 247m2 mà cả gia đình gồm ông Chương, bà Thanh, bà Lụa và vợ chồng con
trai út của ông Chương đang ở tại địa chỉ số 479, đường Nguyễn Cao Vân, phường 2,
thành phố B, tỉnh V. Tháng 7/2010 ông Chương đột ngột qua đời trong vụ tai nạn giao
thông (không để lại di chúc). Sau sự biến quá đau lòng này, bà Lụa bị bà Thanh và các
con là Cao Ngọc Đoan Trang, Cao Ngọc Thanh Quân đối xử với bà quá tệ bạc, nên bà
khởi kiện với yêu cầu: tòa án chi thừa kế di sản của ông Chương để lại, về tài sản chung
chỉ yêu cầu chia tài sản chung là phần vốn góp trong Công ty TNHH TOMCACOM.
Bà Thanh trình bày: Tháng 06/1960 ông Chương kết hôn với bà Thanh (có giấy
hôn thú), giữa hai người có hai con chung là Trang và Quân. Đầu năm 1974, trong quan
hệ làm ăn, ông Chương thường xuyên lui tới với bà Lụa, đến tháng 10/1974 ông Chương
đưa bà Lụa về và buộc mẹ con bà phải chấp nhận để bà Lụa ở cùng nhà. Tại gia đình bà,
mọi việc nhằm phát triển kinh tế gia đình sản xuất kinh doanh,… và tạo lập được khối tài
sản như trên đều do công sức đóng góp của ông Chương và ba mẹ con của bà. Bà Lụa tuy
sống chung trong gia đình, là vợ thứ của ông Chương nhưng bà Lụa làm ăn và tích lũy
riêng. Về đơn khởi kiện của bà Lụa, theo quan điểm của ba mẹ con bà Thanh: toàn bộ
khối tài sản mà bà Lụa tranh chấp đều do chồng của bà là ông Chương, bà và các con là
Trang, Quân tạo ra. Về yêu cầu chia di sản thừa kế, do giữa bà Lụa và ông Chương không
tồn tại hôn nhân hợp pháp nên bà Lụa không có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế mà ông
Chương để lại.


Trong quá trình giải quyết vụ án, hiện có những quan điểm khác nhau giữa các cấp
xét xử của tòa án về việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề này:
Quan điểm thứ nhất, quan hệ hôn nhân giữa ông Chương và bà Thanh được pháp
luật công nhận, có giấy hôn thú do cơ quan quản lý hộ tích có thẩm quyền của chế độ cũ
cấp ngày 20/06/1960. Tháng 10/1974 ông Chương công khai việc sống chung như vợ
chồng với bà Lụa. Luật Hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) năm 1959 tại Điều 3 có quy
1


định: “Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự do, yêu sách của cải trong
việc cưới hỏi, đánh đập hoặc ngược đãi vợ. Cấm lấy vợ lẽ.”; Theo Sắc luật số 028/TTSLU ngày 20 tháng chạp năm 1972 do Tổng thống nước Việt Nam cộng hòa Nguyễn Văn
Thiệu ký ban hành Bộ Dân luật (Bộ Dân luật năm 1972), mà theo đó, tại Thiên thứ V, nói
về hôn thú, Điều thứ 99 có quy định: “Luật pháp không chấp nhận chế độ đa thê. Không
ai được phép tái hôn nếu hôn thú trước chưa đoạn tiêu”. Như vậy ở nước ta, trước khi đất
nước thống nhất (năm 1975), cả hai miền Nam, Bắc đều công nhận chế độ hôn nhân một
vợ, một chồng, cấm việc chung sống như vợ, chồng với một bên đã có vợ hoặc có chồng
mà hôn nhân đó chưa chấm dứt về mặt pháp lý. Việc bà Lụa sống chung như vợ chồng
với ông Chương cho dù gia đình phía ông Chương có mang lễ vật cưới xin bà Lụa làm vợ
ông Chương đi chăng nữa cũng là trái luật. Hơn nữa, tại Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP
ngày 20/01/1988 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn áp dụng
một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 (Nghị quyết 01/NQ-HĐTP) và
mục 3 Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000 (Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10) có quy định và công nhận hôn nhân thực tế:
“Việc áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987, ngày

Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì
được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì
được tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000;

b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày

01/01/2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa
vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho
đến ngày 01/01/2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng
có yêu cầu ly hôn thì tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân
và gia đình năm 2000 để giải quyết.
Từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công
nhận họ là vợ chồng”.
Hôn nhân giữa bà Lụa và ông Chương đã vi phạm điều cấm nên không được coi là
hôn nhân thực tế. Do đó, tòa án bác yêu cầu của bà Lụa về đòi chia di sản thừa kế và tài
sản chung.
Quan điểm thứ hai, ông Chương kết hôn với bà Thanh có giấy hôn thú của cơ quan
hộ tịch chế độ cũ cấp. Bà Lụa, bà Thanh và những người làm chứng đều xác nhận tháng
10/1974 ông Chương chính thức công khai việc sống chung như vợ chồng với bà Lụa.
Theo quy định tại mục 2, phần XII Danh mục pháp luật hiện hành thi hành thống nhất
trong cả nước, ban hành kèm theo Nghị quyết số 76/CP ngày 24/03/1977 của Hội đồng
Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành và xây dựng pháp luật thống nhất trong cả nước,
2


Luật HN&GĐ năm 1959 mới được áp dụng rộng rãi, thống nhất trên phạm vi cả nước kể
từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, nghĩa là Luật HN&GĐ năm 1959 bắt đầu có
hiệu lực áp dụng tại miền Nam sau ngày Nghị quyết này được thông qua. Hơn nữa, theo
quy định tại điểm a, mục 3 Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 thì quan hệ giữa ông
Chương và bà Lụa phải được công nhận là hôn nhân thực tế, nên tòa án phải thụ lý và giải
quyết đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của ông Chương để lại mới phù hợp với
quy định của pháp luật.
Qua nghiên cứu tình tiết của vụ án, các quy định của pháp luật có liên quan đến
việc khởi kiện của bà Lụa yêu cầu chia di sản thừa kế của ông Chương để lại và chia tài

sản chung là phần vốn góp trong Công ty TNHH TOMCACOM, chúng tôi thấy rằng
trong trường hợp này, tòa án có thẩm quyền phải thụ lý giải quyết đơn kiện mà không
được bác đơn của nguyên đơn, vì mấy lý do sau:
Thứ nhất, nếu vận dụng quy định tại điểm c, mục 1 Nghị quyết 01/NQ-HĐTP đề
cho rằng quan hệ như vợ chồng giữa ông Chương và bà Lụa do vi phạm vào điều cấm kết
hôn, nên không công nhận là hôn nhân thực tế như quan điểm thứ nhất là không phù hợp,
vì theo điểm c, mục 1 của Nghị quyết trên có hướng dẫn: “Đối với những trường hợp vi
phạm Điều 7. Điều 7 cấm kết hôn trong những trường hợp sau đây: Đang có vợ hoặc có
chồng;…
Đối với hôn nhân vi phạm một trong các trường hợp của Điều 7 mà có người yêu
cầu hủy việc kết hôn thì nói chung tòa án phải xử hủy việc kết hôn.”
Với nội dung vừa trích dẫn cần lưu ý: để áp dụng hướng dẫn này đòi hỏi giữa
người nam và người nữ đang tồn tại quan hệ vợ chồng (hôn nhân thực tế), hoặc giữa họ
xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp
luật quy định. Kết hôn được hiểu là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy
định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn, nhưng việc kết hôn đó vi
phạm một trong những quy định cấm kết hôn tại Điều 7 Luật HN&GĐ năm 1986 và có
yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật đó thì tòa án phải xử lý. Ở đây, giữa ông Chương
và bà Lụa không kết hôn đúng nghĩa như pháp luật quy định, nên rõ ràng không thể vận
dụng quy định tại Nghị quyết 01/NQ-HĐTP để coi đó là hôn nhân trái pháp luật.
Thứ hai, hướng dẫn tại mục 3 của Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 chỉ đề cập đến
việc giải quyết tình trạng hôn nhân thực tế đang tồn tại trong cộng đồng dân cư, mà chưa
được các quy định của pháp luật về HN&GĐ điều chỉnh, tinh thần hướng dẫn tại mục 3
Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 phải được hiểu như sau:
Trường hợp thứ nhất, nếu quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987,
ngày Luật HN&GĐ năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến
khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được tòa án thụ lý giải
quyết theo quy định về ly hôn của Luật HN&GĐ năm 2000. Nghĩa là, người vợ và người
chồng trước khi chung sống với nhau như vợ chồng, bản thân họ đều không tồn tại quan
3



hệ hôn nhân nào được pháp luật bảo hộ, có thể người vợ hoặc người chồng hoặc cả hai
trước đó đã kết hôn (có giấy đăng ký kết hôn) nhưng sau đó được tòa án giải quyết cho ly
hôn, hai người này tự nguyện đến với nhau bằng nghĩa vợ chồng từ trước ngày
03/01/1987 thì khuyến khích họ đăng ký kết hôn, nếu có yêu cầu ly hôn thì tòa án thụ lý
giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật HN&GĐ năm 2000. Trong vụ án này, quan hệ
như vợ chồng giữa ông Chương và bà Lụa tuy được xác lập (theo phong tục tập quán tại
địa phương) từ tháng 10/1974, nhưng không thuộc trường hợp này vì bản thân ông
Chương đang tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp với bà Thanh và tòa án chưa giải quyết
cho ly hôn.
Trường hợp thứ hai, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày
03/01/1987 đến ngày 01/01/2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này
thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực
cho đến ngày 01/01/2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu
cầu ly hôn thì tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật HN&GĐ năm 2000 để giải
quyết. Từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công
nhận họ là vợ chồng. Với quy định này cũng không điều chỉnh trường hợp của ông
Chương và bà Lụa, vì: quan hệ như vợ chồng giữa ông Chương và bà Lụa tồn tại từ tháng
10/1974, chứ không phải từ 03/01/1987; khi cưới bà Lụa làm vợ lẽ, ông Chương đang
cùng bà Thanh tồn tại quan hệ hôn nhân được pháp luật công nhận, nên rõ ràng không thể
vận dụng hướng dẫn này của Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 để giải quyết đơn khởi
kiện của bà Lụa.
Thứ ba, tại Điều 3 của Luật HN&GĐ năm 1959 có quy định: “…Cấm lấy vợ lẽ”;
Điều thứ 99 của Bộ Dân luật năm 1972 có quy định: “Luật pháp không chấp nhận chế độ
đa thê. Không ai được phép tái hôn nếu hôn thú trước chưa đoạn tiêu”. Như vậy, tuy
pháp luật về HN&GĐ đang có hiệu lực trên phạm vi hai miền (miền Bắc và miền Nam) là
hai văn bản khác nhau, nhưng có một điểm giống chung nhất, đó là đều không thừa nhận
chế độ đa thê, về nguyên tắc chung công nhận chế độ hôn nhân tiến bộ một vợ, một
chồng, cấm việc chung sống như vợ, chồng với một bên đã có vợ hoặc có chồng mà hôn

nhân trước đó chưa được chấm dứt về mặt pháp lý. Trong điều kiện như vậy, rõ ràng quan
hệ như vợ chồng giữa ông Chương và bà Lụa là vi phạm Điều 99 của Bộ Dân luật năm
1972, nhưng chưa bị xử lý. Sau ngày đất nước được hòa bình, thống nhất, để bảo đảm cho
mọi lĩnh vực hoạt động trong phạm vi cả nước đều có pháp luật, tăng cường ý thức tôn
trọng pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo việc thi hành được thống nhất và sát với tình
hình thực tế, Hội đồng chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 76/CP ngày 25/03/1977, mà
theo đó, Luật HN&GĐ năm 1959 mới bắt đầu được áp dụng trên toàn miền Nam. Như
vậy, kể từ thời điểm Nghị quyết 76/CP được công bố, quan hệ như vợ chồng giữa ông
Chương và bà Lụa chính thức được coi là vi phạm điều cấm của Luật HN&GĐ năm 1959.
Thứ tư, khi xem xét về trường hợp thừa kế theo pháp luật, tại điểm a, mục 4 Nghị
quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao,
4


hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Thừa kế có quy định: “Trong trường hợp một người có
nhiều vợ (trước ngày 13/01/1960 – ngày công bố Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 –
đối với miền Bắc; trước ngày 25/03/1977 – ngày công bố Danh mục văn bản pháp luật
được áp dụng thống nhất trong cả nước – đối với miền Nam và đối với cán bộ, bộ đội có
vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ mà việc kết hôn sau không bị hủy bỏ
bằng bản án có hiệu lực pháp luật), thì tất cả các người vợ đều là người thừa kế hàng thứ
nhất của người chồng và ngược lại, người chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của tất
cả các người vợ.” Với nội dung của hướng dẫn này, mặc nhiên quan hệ giữa ông Chương
và bà Lụa được pháp luật công nhận là vợ chồng. Đây là đặc điểm mang tính đặc thù của
hệ thống pháp luật về HN&GĐ của nước ta so với pháp luật của nhiều nước, tính đặc thù
này do hoàn cảnh lịch sử để lại. Đối chiếu với trường hợp của ông Chương và bà Lụa,
việc song song tồn tại quan hệ hôn nhân giữa ông Chương với bà Thanh (hợp pháp), quan
hệ như vợ chồng giữa ông Chương với bà Lụa tuy không đăng ký kết hôn, bị coi là vi
phạm điều cấm, nhưng cuộc hôn nhân đó không bị hủy bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp
luật của tòa án, nên bà Thanh và bà Lụa đều là vợ của ông Chương, đều là người thừa kế
hàng thứ nhất của ông Chương và ngược lại, ông Chương là người thừa kế hàng thứ nhất

của bà Thanh và bà Lụa, nên việc sau khi ông Chương qua đời, bà Lụa nộp đơn khởi kiện
yêu cầu chia di sản thừa kế của ông Chương là đúng và có cơ sở pháp luật.
Từ những lập luận trên, chúng tôi cho rằng cần phải công nhận bà Lê Thị Lụa là vợ
của ông Cao Thanh Chương, từ đó tòa án cấp có thẩm quyền thụ lý đơn khởi kiện và giải
quyết theo quy định của pháp luật về quyền được thừa kế di sản mà ông Chương là chồng
của bà để lại, cũng như yêu cầu chia tài sản phần vốn góp trong Công ty TNHH
TOMCACOM; giải quyết như thế mới thấu lý đạt tình, bảo vệ quyền lợi của người phụ
nữ - đối tượng vốn yếu thế trong xã hội.

5



×