Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu đặc tính sinh vật học, sinh thái học một số loài cây thuộc phân họ tre trúc (bambusoieae) vườn quốc gia ba vì nhằm đề xuất giải pháp quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 72 trang )

bộ giáo dục và đào tạo

bộ nông nghiệp và ptnt

trường đại học lâm nghiệp

Trần thế xuân

Nghiên cứu đặc tính sInh vật học, sinh thái học một
số loài sâu hại tại vườn sưu tập và lưu trữ nguồn gen
các loài cây thuộc phân họ tre trúc (bambusoideae)
vườn quốc gia ba vì nhằm đề xuất giải pháp quản lý

luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp

hà NộI - 2008


bộ giáo dục và đào tạo

bộ nông nghiệp và ptnt

trường đại học lâm nghiệp

Trần thế xuân

Nghiên cứu đặc tính sinh vật học, sinh thái học một
số loài sâu hại tại vườn sưu tập và lưu trữ nguồn gen
các loài cây thuộc phân họ tre trúc (Bambusoideae)
vườn quốc gia ba vì nhằm đề xuất giải pháp quản lý


luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp

chuyên ngành lâm sinh
mã số: 60. 62. 60

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thế Nhã

Hà Nội - 2008


1

đặt vấn đề

Vườn quốc gia (VQG) Ba Vì trực thuộc sự quản lý của Bộ Nông nghiệp
và phát triển Nông thôn, cách thủ đô Hà Nội 60 km về phía tây. Ba Vì nổi
tiếng là vùng có hệ Động thực vật rừng rất phong phú và đa dạng, trong đó có
rất nhiều loài quý hiếm có trong sách đỏ Việt Nam, cần được bảo vệ và phát
triển nguồn gen như: Sặt Ba Vì (A. baviensis Bal.), Bách Xanh (Calocedrus
macrolepis Kurz), Gà Lôi trắng, Bỏo Gm Ba Vì còn là khu nghỉ mát du
lịch đầy tiềm năng.
Ngày 10/9/2001, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn ký quyết
định số 418 QĐ/BNN PTNT về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng vườn
sưu tập và lưu giữ nguồn gen các loài cây thuộc họ cau dừa, tre trúc, xng
rng tại Vườn quốc gia Ba Vì. Mục tiêu của dự án là tạo cho nơi đây một
phòng tiêu bản sống mang đầy ý nghĩa bảo tồn về các loài cây thuộc họ cau
dừa, tre trúc, xng rng.
Phân họ tre trúc (Bambusoideae) có số lượng loài khá phong phú. Khu
vực Châu á có khoảng 650 loài trong đó Việt Nam đã có 121 loài [4]. tre trúc
là loài cây có rất nhiều tác dụng và đã được các nhà khoa học quan tâm chú ý

từ rất lâu, tuy nhiên trên thực tế ở nước ta mới chỉ chú trọng trồng tập trung
một số loài để cung cấp nguyên liệu xây dựng, nguyên liệu giấy, thực phẩm
như: Luồng, tre lấy măng Một số năm trở lại đây tre trúc đã được trồng dưới
dạng sưu tập nhiều loài để phục vụ cho công tác nghiên cứu bảo tồn cũng như
là khai thác các tác dụng khác của chúng.
Hiện nay vườn sưu tập và lưu giữ nguồn gen tre trúc của VQG Ba Vì đã
sưu tập được 117 loài, các loài tre trúc này được thu thập ở cả trong nước và
quốc tế. Như vậy khu vực vn sưu tập đã có sự đa dạng loài khá lớn, hiện
rừng đã khá ổn định, khu hệ côn trùng tại đây cũng đã có sự thay đổi.


2

Qua quá trình thu thập và gây trồng các loài tre trúc tại vườn, trên một số
loài cây đã xuất hiện các loài côn trùng, trong đó một số loài cây đã bị phá hoại
khá nặng. Hiện nay đang có nguy cơ lây lan của một số loài sâu hại như sâu ăn
lá, Mối. Để có thể xây dựng và phát triển vườn sưu tập cây thuộc nhóm tre trúc,
các biện pháp quản lí sâu hại như vậy là cần thiết. Cho đến nay tại khu vực VQG
Ba Vì còn thiếu thông tin về sâu hại tre trúc nên các biện pháp quản lí chúng còn
mang tính thụ động, thiếu cơ sở khoa học.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế của vườn, tôi chọn đề tài:
Nghiên cứu đặc tính sinh vật học, sinh thái học một số loài sâu hại tại
vườn sưu tập và lưu trữ nguồn gen các loài cây thuộc phân họ tre trúc
(Bambusoideae) Vườn quốc gia Ba Vì nhằm đề xuất giải pháp quản lý.
Đề tài hoàn thành đáp ứng yêu cầu thực tiễn của vườn đồng thời là cơ sở
tin cậy cho việc triển khai mở rộng dự án trên qui mô lớn ở Vườn quốc gia Ba
Vì nói riêng và trong khu vực nói chung.


3


Chương 1
Tổng quan Vấn đề nghiên cứu
1.1. Trên thế giới
Theo Wilson (1988) tổng số các loài sinh vật đã được biết trên trái đất
là 1.413.000 loài, trong đó tỷ lệ các nhóm loài sinh vật như sau:
Bảng 1.1. Các loài sinh vật đã được biết trên trái đất
Nhóm loài

Tổng số loài

(%)

(%)

các loài

động vật

- Côn trùng:

751.000 loài

53,15

70,66

- Các loài động vật khác:

281.000 loài


19,89

26,44

- Động vật nguyên sinh:

30.800 loài

2,18

2,90

248.500 loài

17,59

- Nấm:

69.000 loài

4,88

- Tảo:

26.900 loài

1,90

- Các loại vi khuẩn:


4.800 loài

0,34

- Virus:

1.000 loài

0,07

Tổng số

1.413.000 loài

100,00

- Thực vật bậc cao:

Cho đến nay người ta dự đoán còn khoảng 3 - 4 triệu loài hoặc hơn nữa
chưa được con người biết đến, chủ yếu là những loài côn trùng sống ở vùng
nhiệt đới. Như vậy côn trùng là lớp chiếm tỷ lệ lớn nhất trong giới động vật và
có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái. Tuy nhiên cũng có một số lượng đáng
kể các loài côn trùng thường xuyên gây ra những tác hại to lớn trong nông lâm
nghiệp và sức khoẻ con người. Chính vì vậy mà đã có nhiều tài liệu nghiên
cứu về côn trùng.
Các loài côn trùng gây hại cũng như các sinh vật khác có mối liên hệ
mật thiết với hệ sinh thái và có vai trò quan trọng đối với tính đa dạng sinh
học. Hiện nay có những tranh luận khá gay gắt về vấn đề mâu thuẫn giữa bảo



4

tồn đa dạng sinh học và công tác quản lý sâu hại. Trong một số trường hợp,
chúng ta cố gắng bảo vệ côn trùng, nhưng trong một số trường hợp khác
chúng ta lại nỗ lực tiêu diệt chúng! Như đã biết, hiện nay nền lâm nghiệp
nhiệt đới mang đặc điểm độc canh các loài cây nhập nội, chính sự độc canh
này làm giảm rõ rệt tính đa dạng sinh học, và vì vậy không thể gây hứng thú
cho các nhà bảo tồn.
Chúng ta phải nhấn mạnh rằng quản lý sâu bệnh hiện đại là dựa vào việc
ngăn chặn sự bùng nổ của chúng ở bất cứ nơi nào và bằng mọi cách có thể
được. Để đạt được mục tiêu này trong trồng trọt chúng ta cần phải có một số
dạng ổn định về mặt sinh thái. Những dạng ổn định như vậy, đặc biệt là về
mặt số lượng côn trùng thường rất hiếm. Mối quan hệ của côn trùng với môi
trường sống của chúng ở các hệ sinh thái có khác nhau. Ví dụ quan hệ của
một loài côn trùng với thức ăn ở hệ sinh thái nhân tạo khác hẳn ở hệ sinh thái
tự nhiên.
Tuy nhiên mãi tới cuối thế kỷ IXX và đầu thế kỷ XX những nghiên cứu
về côn trùng mới được quan tâm phát triển.
Từ năm 1931 đến nay, tại các nước Pháp, Liên Xô cũ, Mỹ đã có nhiều
tác giả cho ra hàng loạt những nghiên cứu về côn trùng trên cả cây lá rộng, lá
kim và cây cảnh.
Theo Từ Thiên Sâm, Vương Hảo Kiên (2004) [31]: sâu hại tre trúc được
ghi chép sớm nhất ở Trung Quốc vào năm 1917-1919 trong cuốn ích dương
luyện chí nói về Châu chấu ăn lá tre. Tống Chí Kiên (1934-1936), Ngô Tích
Lương (1935-1936), Phùng Quế Nhất (1940) đều mô tả hình thái, vòng đời và
phòng trừ Châu chấu lưng vàng. Mã Tuấn Triệu (1934-1935) nghiên cứu về
hình thái, sinh vật học và phòng trừ Vòi voi măng tre Otidognathus davidis,
Vòi voi đục thẳng măng Cyrtotrachelus thomson, sâu đục măng Oligia
vulgaris. Ngô Ngọc Châu (1936) nghiên cứu về Ngài đốm hại măng. Liu



5

Nanxin (1988, 1989) đã nghiên cứu dùng tuyến trùng phòng trừ Vòi voi đục
thẳng và có hiệu quả, nhưng chưa được mở rộng trong sản xuất.
Theo nghiên cứu của Từ Thiên Sâm [32], năm 1993 trên tre nứa có 683
loài, 75 họ 10 bộ côn trùng sống và gây hại, không kể các loài thiên địch (Xu
Tiansen et al. 1993). Có khoảng 60 loài sâu hại thường xuyên hoặc thỉnh
thoảng phát dịch từ 10 đến hàng nghìn ha, gây ra thiệt hại đáng kể. Trong
khoảng 80 loài sâu hại tre trúc được phát hiện ở Nhật Bản, các loài sâu hại
quan trọng nhất là Sâu cuốn lá tre (Nakahara và Kobayashi 1963) [30].
1.2. Nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu về côn trùng đã thực hiện chủ yếu tập trung vào nhóm
côn trùng có hại, biện pháp phòng trừ và thiên địch. Một số các nghiên cứu về
côn trùng có lợi mới chỉ đánh giá về mặt kinh tế mà chưa chú ý đến tác dụng
nhiều mặt khác của nó. Những nghiên cứu cơ bản về côn trùng Việt Nam cũng
dừng lại ở mức độ là báo cáo, tài liệu giảng dạy và trong phạm vi hẹp với một
số loài đại diện. Trên thực tế, ở nước ta chưa có tài liệu đầy đủ về côn trùng để
phục vụ công tác nghiên cứu, tra cứu và ứng dụng.
Thời gian gần đây, trước yêu cầu phát triển nhiều mặt của đất nước đặc
biệt trong lĩnh vực Kinh tế - Sinh thái môi trường, nghiên cứu về côn trùng đã
được chú ý đầu tư. Đối với công tác bảo tồn, các công trình nghiên cứu cơ bản
đã được triển khai và thu được những kết quả bước đầu. Cụ thể là các nghiên
cứu cơ bản về tài nguyên côn trùng đối với các khu bảo tồn:
- Le Trong Trai, Jonatan C. Eames, Dr Andrey N. Kuznrtsov, Dr Nguyen
Van Sang, Bui Xuan Phuong and Dr Alexander L. Monasyrskii (8-2001):
PARC Ba be/ Na hang (Viet nam PARC Project - VIE/95/G31).
- Dr. Mike, Dan Hallam & Jonathan Bradley (6/1997): Muong nhe nature
reserve (Frontier Viet nam Forest Research Programe).

- Hội thảo (30/11/2000): Những kết quả nghiên cứu về côn trùng ở VQG
Tam Đảo.


6

- VRTC - WWF (1999): Results of the complex zoological- botanical
expedition to the kebang area.
- Năm 1992-1993 đoàn điều tra cơ bản về côn trùng VQG Ba Vì phối
hợp giữa Trường Đại học Lâm nghiệp, Viện điều tra qui hoạch rừng, đã tiến
hành điều tra cơ bản về khu hệ động thực vật, quy hoạch đất đai, phân loại
trạng thái rừng và có đánh giá sơ bộ về khu hệ côn trùng thể hiện qua báo cáo
tổng kết công tác điều tra tháng 12-1993. Đã thống kê có 44 loài thú, 115 loài
chim, 49 loài bò sát, 27 loài lưỡng cư trong đó có 24 loài quý hiếm như: Gà
Lôi trắng, Báo gấm, Cu li lớn, Gấu ngựa,
- Năm 1993 đoàn điều tra cơ bản về côn trùng VQG Ba Vì của Bộ môn
côn trùng Trường Đại học sư phạm Hà Nội tiến hành điều tra côn trùng thuộc
bộ Cánh phấn để phục vụ công tác giảng dạy của trường.
- Đinh Đức Hữu năm 2002 đã nghiên cứu phát hiện được 552 loài thuộc
364 giống 65 họ và 14 bộ côn trùng. Tác giả cho rằng côn trùng ở VQG Ba
Vì rất đa dạng, phong phú thể hiện trên các khía cạnh như đặc điểm hình
dáng, tập tính, phân bố.
- Danh sách loài côn trùng rừng VQG Ba Vì [Vườn quốc gia Ba Vì những
nhân tố tự nhiên và xã hội - Hà Nội 1994] với 86 loài thuộc 17 họ của 9 bộ.
- Nghiên cứu gần đây nhất là Dự án " Xây dựng bộ tiêu bản côn trùng
cho hai Vườn quốc gia Ba Vì và Vườn quốc gia Tam Đảo" do Viện bảo vệ
thực vật, Viện Điều tra qui hoạch rừng, Trường Đại học quốc gia Hà Nội và
hai vườn phối hợp thực hiện trong 3 năm 2001-2003.
Nhìn lại ở Việt Nam nói chung và VQG Ba Vì nói riêng, lĩnh vực nghiên
cứu về côn trùng hại tre trúc còn rất hạn chế. Mặc dù đây là loài cây đã được sử

dụng từ lâu đời và đã in đậm trong đời sống văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Năm 2006, Lê Bảo Thanh [15] đã phát hiện được trong rừng tre trúc tại
Mai Châu Hoà Bình có 26 loài sâu hại thuộc 20 họ, 8 bộ và 11 loài thiên


7

địch và một số động vật khác lấy côn trùng làm thức ăn. Có 5 loài sâu hại chủ
yếu ở các loài cây thuộc họ phụ tre trúc tại khu vực nghiên cứu:


Chấu chấu lưng vàng (Ceracris kiangsu Tsai)



Châu chấu lưng xanh (Ceracris nigricornis Walker)



Vòi voi lớn chân dài (Cyrtotrachelus longimanus Fabricius)



Voi voi lớn (Cyrtotrachelus buqueti Guer)



Bọ xít tre (Notobitus meleagris Fabricius)

Các biện pháp phòng trừ được tác giả đề xuất bao gồm: biện pháp vật

lí cơ giới như thu bắt, bọc bảo vệ; các biện pháp canh tác như cuốc xới đất, tỉa
thưa, biện pháp sinh học và biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc.
Tương tự như vậy các biện pháp phòng trừ Vòi voi hại măng tại Ngọc
Lặc, Thanh Hóa đã được Cao Thị Thanh Huyền đề xuất [6].
1.3. Hiện trạng vườn sưu tập tre trúc
Vườn sưu tập tre trúc VQG Ba Vì được trồng từ năm 2003 2005 với
tổng số loài đã sưu tập l 117 loài tương ứng với diện tích theo thiết kế là
11,7ha, số lượng giống sưu tập từ 5-10 cá thể cho một loài với diện tích thiết kế
là 1000m2 cho một loài. Sinh trưởng và phát triển của tre trúc tại vn không
đồng đều. Hiện tại có một số loài đã bị chết, một số loài không phát triển. Theo
đánh giá trên thực tế có 52 loài đã thích nghi và có khả năng thành công.


8

Bảng 1.2: Danh mục các loài tre trúc của vườn sưu tập tre trúc
VQG Ba Vì
TT

Tên Việt nam

Tên khoa học

Diện
tích (m2)

Số bụi

1


Sặt nhỏ

Arundinaria sp

2

Hóp

Bambusa tuldoides Munro

25

3

Trúc tăm

sp.

10

4

Diễn mốc

Idosasa sp.

1

5


Luồng nước

Dendrocalamus concavus Nov.

5

6

Hóp vàng sọc

Bambusa multiplex Alphonse Kazz

7

7

Tre hương

sp.

3

8

Mạy bông xanh

Bambusa tulda Roxb.

5


9

Mạy bông vàng

sp.

5

10

Mạy luông

Bambusa sp. nov1.

5

11

Gầy

Dendrocalamus sp.

5

12

Diễn

Dendocalamus latiflorus Munro


20
30

13

Tre vàng sọc

14

Mai cần câu

Bambusa vulgaris Schrader ex
Wendl.
sp.

15

Tre cọc rào

Bambusa multiplex (Lour) Raeusch.

10

16

Tre bóng nước

Bambusa sp.

10


17

Luồng cánh nỏ

Dendrocalamus sp.

4

18

Tầm vông

Bambusa variabiliss Murno

25

19

Tre trinh

sp.

10

20

Tre mai

Dendrocalamus aff giganteus Munro.


10

21

Lộc ngộc

Bambusa bambos (L) Voss.

12

22

Tre trẩy

Bambusa. sp. Nov.

10

23

Nứa

Schizostachyum aciculare Gamble.

10

24
25


Hóp (dạng luồng) sp.
Schizostachyum funghomii McClure
Nứa lá to

26

Tạp giao

sp.

15

27

Điền trúc

sp.

15

1000

10

5
5


9


28

Lục trúc

sp.

15

29

Ging

sp.

10

30

Tre mai

Dendrocalamus aff giganteus Munro

10

31

Cơm lam

Cephalostachum sp.


1

32

Trúc phật bà

Bambusa ventricosa McClure.

20

33

Le bắc bộ

sp.

2

34

Trúc quân tử

Phyllostachys sp.

10

35

Mạnh tông


36

Tre cầu treo

Dendrocalamus asper (Schult)
Backer ex Heyne
sp.

37

Trúc gừng

sp.

5

38

Tre sp.

sp.

3

39

Mai sa pa

Dendrocalamus sp.


10

40

Tre mặt mày

Bamnbusa sp.

3

41

Vầu to

Bambusa nutans Wall. ex Munro.

1000

42

Trúc đá

Phyllostachys nidunaria Munro.

1000

43

Trúc ngọt


sp.

1000

44

Trúc đen

Phyllostachys nigra Munro.

1000

45

Sặt Ba Vì

Arundinaria baviensis Bal.

1500

46

Trúc cần câu

1000

47

Trúc quân tử


Phyllostachys sulphurea (Carr)
A.et C. Riv
Phyllostachys sp.

48

Mao trúc

sp.

2500

49

Bương mốc

Gigantochloa ( Hassk) Kurz.

10

50

Bương lá xoăn

sp.

10

51


Bương xanh

sp.

10

52

Tre gai

Bambusa stenostachya Hack

500

1000

10

1000

(Nguồn: VQG Ba Vì 2008)
Về dịch hại đã xảy ra dịch sâu cuốn lá năm 2005 với mức độ nặng vườn
đã phải xử lý bằng phương pháp hoá học. Trong các năm từ 2005 -2007 có
một số loài ra hoa và chết như: Le bắc bộ, Lộc ngộc, Trúc gừngVới các loài
sâu bệnh hại khác cũng thường xuất hiện nhưng mức độ ảnh hưởng nhỏ.


10

Chương 2

MC TIấU - NI DUNG - PHNG PHP NGHIấN CU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nhằm thực hiện các mục tiêu sau đây:
1- Xác định được thành phần loài sâu hại cây thuộc phân họ tre trúc
trong vườn sưu tập tre trúc VQG Ba Vì.
2- Xác định được đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của những loài
sâu hại chính từ đó đề xuất được những giải pháp quản lý sâu hại, góp phần
phát triển lâm nghiệp bền vững.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2- tháng 6/2008
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đã đề ra đề tài tiến hành áp dụng các
bước nghiên cứu sau:
1. Điều tra đặc điểm của khu vực nghiên cứu.
2. Xác định thành phần và sự phân bố của các loài sâu hại trên các loài cây
tre trúc tại khu vực nghiên cứu.
3. Nghiên cứu đặc tính sinh học, sinh thái của một số loài sâu hại chính tại
khu vực nghiên cứu.
4. Đề xuất biện pháp quản lí các loài sâu hại chính.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nội dung nghiên cứu đề ra, đề tài áp dụng các nghiên cứu
thông dụng như: Phương pháp kế thừa, phương pháp điều tra côn trùng,
phương pháp nuôi sâu và phương pháp thực nghiệm.
+ Kế thừa tài liệu đã được công bố của các cuộc điều tra trước đây.
+ Điều tra bổ sung, cập nhập những số liệu cần thiết bằng các phương
pháp điều tra trong lâm nghiệp.


11

+ Điều tra côn trùng được tiến hành tại các điểm tiêu chuẩn và các ô

dạng bản đối với sâu dưới đất.
2.3.1. Điều tra côn trùng
2.3.1.1. Phương pháp xác định điểm điều tra và lấy mẫu điều tra
Theo thiết kế của vườn sưu tập tre trúc, mỗi loài cây có diện tích trng
là 1000m2. Tuy nhiên hiện nay một số loài đã được trồng sang diện tích của
những loài đã chết nên có diện tích lớn hơn 1000m2. Để điều tra côn trùng đã
tiến hành chọn các ô tiêu chuẩn có diện tích bằng diện tích thiết kế. Đây chính
là các điểm điều tra.
Căn cứ vào hiện trạng của vườn sưu tập hiện nay có 52 loài cây chính
nên có tổng số 52 điểm điều tra.
Xác định cây tiêu chuẩn
Do đặc điểm vn sưu tập là ban đầu mỗi loài chỉ trồng từ 5-10 cá thể,
vì vậy đối với một loài thuộc nhóm mọc cụm có số bụi nhỏ hơn 10 chúng tôi
điều tra toàn bộ, nếu có số bụi lớn hơn 10 chúng tôi chọn ra 10 bụi để điều tra
theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống; Với nhóm mọc tản chúng tôi điều tra
toàn bộ số cây trong ô đã trồng. Hiện nay cả vườn có 52 loài tre trúc, trong đó:
33 loài điều tra toàn bộ số bụi, 9 loài điều tra 10 bụi và 10 loài điều tra toàn bộ
số cây có trên diện tích trồng.
Trong mỗi bụi điều tra tiến hành chọn các mẫu điều tra như sau:
+ Mẫu cây măng có trong bụi: Điều tra toàn bộ số măng hiện có tại thời
điểm điều tra.
+ Mẫu thân khí sinh: Chọn 1 thân khí sinh 1 năm tuổi có đặc điểm đại diện
cho bụi và 1 thân khí sinh có tuổi từ 2 năm trở lên.
2.3.1.2. Điều tra đặc điểm của điểm điều tra
Để xác định đặc điểm của điểm điều tra chúng tôi tiến hành điều tra
ngoài thực địa và sử dụng phương pháp kế thừa.


12



13

Bảng 2.1: Đặc điểm của các điểm điều tra (Đđt) tại khu vực nghiên cứu
Địa điểm: "vườn sưu tập và lưu giữ nguồn gen tre trỳc VQG Ba Vì - Hà Tây"
Số
TT

Số hiệu Đđt
Đặc điểm

1

Ngày đặt điểm

2

Hướng dốc

3

Độ dốc (o0)
Độ cao so với mặt
biển (m)
Vị trí
Độ che phủ (%)

4
5
6


Đ1-10

Đ11-27

Đ 28-38

Đ39-50

Đ51-52

16/2

16/2

16/2

16/2

Đông bắc

Bắc

Tây

100

150

150


16/2
Bắc-Đông
bắc
80

145

170

160

120

110

Sườn
50

Sườn
50

Đỉnh
50

Đỉnh
60

Mua, ráng
tế, dương

xỉ, cỏ
tranh

Lau,
dương xỉ,
sim, cỏ
tranh

Mua, ráng
tế, dương
xỉ, cỏ
tranh

Sườn
60
Sim,
dương
xỉ, lau,
mua, cỏ
tranh, cỏ
lào
Feralit
vàng
nâu
2
03-05

7

Thực bì


Mua, ráng
tế, dương
xỉ, cỏ
tranh

8

Đất

Feralit
vàng nâu

Feralit
vàng nâu

Feralit
vàng nâu

Feralit
vàng nâu

9
10

Số loài cây
Năm sưu tập

10
03-05


17
03-05

11
03-05

12
03-05

Nam
170

2.3.1.3. Điều tra tại các điểm điều tra
a. Điều tra côn trùng sống trên cây
Dụng cụ điều tra gồm: Dao cắt cành, đồ chứa mẫu côn trùng, vợt bắt
côn trùng, bảng biểu, bút và máy ảnh.
Do các loài tre trúc thường có chiều cao lớn nên mẫu điều tra là điều tra
từng bộ phận của cây. Chúng tôi tiến hành quan sát toàn bộ cây để phát hiện triệu
chứng, dấu vết bị hại. Thu thập mẫu vật phát hiện thấy trên các bộ phận của cây.
Kết quả thu được ghi vào biểu sau:


14

Mẫu biểu 2.1: Biểu điều tra thành phần, số lượng sâu hại tre trúc
Số hiệu ÔTC/điểm điều tra:
Ngày điều tra..................................... Người điều tra..................................
STT


Loài Sâu

Loài cây

Bộ phận bị hại Số

cây

Giai

lượng

Ghi

đoạn bắt chú

Chú thích: : Trứng
- : Sâu non
0 : Nhộng
+: Sâu trưởng thành
Với sâu hại lá, chúng tôi tiến hành điều tra mức độ gây hại của chúng.
Kết quả được ghi vào biểu sau:
Mẫu biểu 2.2: Biểu điều tra mức độ hại lá của sâu
Số hiệu điểm điều tra:
Ngày điều tra:Người điều tra:
STT cây

STT

điều tra


nhánh
điều tra

Số lá cấp hại
0

I

II

Chỉ số

III

IV

Ghi chú

hại R%

Điều tra phân cấp tất cả lá trên cây tiêu chuẩn dựa theo chỉ tiêu sau:
Cấp hại

% Diện tích lá bị hại

0 (Không bị hại)

0


I (Hại nhẹ)

<25%

II (Hại vừa)

25 - 50%

III (Hại nặng)

51 - 75%

IV (Hại rất nặng)

>75%


15

b. Điều tra côn trùng sống dưới đất
Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra ô dạng bản. Ô dạng bản là các
ô có diện tích 1m2 được chọn ra từ điểm điều tra để điều tra côn trùng sống
dưới đất hoặc một số loài có thời gian nào đó trong vòng đời sống đưới đất.

Hình 2.2: Phương pháp xác định ô dạng bản điều tra sâu dưới đất
- Điều tra trên ô dạng bản:
Dùng tay bới kỹ lớp thảm mục trên mặt đất để tìm Sâu sau đó nhổ hết
cỏ, thảm khô về một phía. Cuốc lần lượt tng lớp đất Sâu 10 cm, đất vừa cuốc
lên bóp nhỏ để tìm các loài sâu. Cứ tiến hành như vậy cho đến khi không còn
sâu mới thôi.

Kết quả được ghi vào biểu:
Mẫu biểu 2.3: Biểu điều tra sâu dưới đất
Số hiệu ÔDB:
Ngày điều tra:......................................Người điều tra:...............................
TT ô
dạng
bản

Số lượng sâu hại
Độ sâu
lớp đất

Loài sâu
Trứng

Sâu
non

Các loài
Sâu

Nhộng trưởng

động vật Ghi chú
khác

thành

Số lần điều tra: 13 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày.



16

2.3.2. Nghiên cứu đặc tính sinh học của một số loài sâu hại chính
2.3.2.1. Các chỉ tiêu theo dõi
a. Số tuổi sâu non, thời gian từng độ tuổi và kích thước tương ứng, đặc
điểm nhận biết, tập tính sinh hoạt của sâu non.
b. Lượng thức ăn bình quân của một cá thể ở giai đoạn sâu non và
từng độ tuổi, kích thước và lượng phân tương ứng trong một đơn vị thời
gian là 24giờ.
c. Kích thước và trọng lượng kén, nhộng.
d. Kích thước và trọng lượng sâu trưởng thành cái và lượng trứng tương
ứng. Xác lập mối tương quan giữa chúng.
e. Thời gian phát dục của chúng, tỷ lệ trứng nở.
f. Thời gian hoàn thành một vòng đời của sâu.
g. Tỷ lệ tử vong qua từng độ tuổi và trong cả lứa sâu.
2.3.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm và thu thập số liệu
a. Nuôi sâu trong phòng thí nghiệm
* Mục đích: Nuôi sâu trong phòng thí nghiệm nhằm cố định và khống
chế đối tượng nghiên cứu trong những điều kiện tương đối đồng nhất mang
tính nhân tạo, trong một không gian có giới hạn để dễ kiểm soát, theo dõi và
tác động thí nghiệm. Từ đó có thể thu thập được các chỉ tiêu về sinh vật học và
sinh thái học một cách liên tục, hệ thống và định lượng chính xác mà điều
kiện ngoài thiên nhiên khó thực hiện được.
* Yêu cầu: Ngoài các yếu tố thí nghiệm, việc nuôi sâu phải đảm bảo
cho sâu phát dục bình thường tương tự như ngoài tự nhiên, hạn chế những tác
động bất lợi cho sâu, khống chế sự di động tự do của sâu để luôn giữ và kiểm
soát được đối tượng nghiên cứu trong thời gian cần thiết.
* Phương pháp nuôi sâu:
- Nuôi sâu non:

+ Dụng cụ nuôi sâu:


17

Sâu được nuôi trong lọ nhựa trắng trong, có độ cao từ 20cm tr lờn,
đường kính của lọ từ 30cm tr lờn. Trên nắp lọ có khoan nhiều lỗ nhỏ khoảng
0.5mm để tạo môi trường thoáng khí cho sâu. Đáy lọ được lót một lớp giấy
thấm để tiện cho việc vệ sinh hàng ngày. Trong mỗi lọ nuôi 5 con sâu cả đực
và cái, thí nghiệm được bố trí 5 lọ. Các lọ nuôi sâu được đánh số thứ tự. Ưu
điểm nuôi sâu trong lọ là dễ di chuyển khi cần thiết, tốn ít diện tích, tránh
được thiên địch. Lọ được đặt ở những nơi thuận tiện, dễ theo dõi và chăm sóc,
cần tránh những nơi có gió mạnh, mưa hắt và ánh sáng trực tiếp chiếu vào.
Việc quan sát thu thập số liệu được tiến hành vào lúc 7h, 13h, 19h hàng
ngày cùng với các số liệu khí tượng (nhiệt độ, độ ẩm không khí trong phòng).
Kết quả theo dõi sự sinh trưởng của sâu non được ghi vào biểu mẫu sau:
Mẫu biểu 2.4: Kích thước sâu non theo tuổi
Tuổi sâu

Chiều dài thân

Chiều rộng thân

Bề rộng mảnh

(mm)

(mm)

đầu (mm)


+ Chế độ chăm sóc:
Thức ăn cho vào phải phù hợp với kích thước lọ và nhu cầu ăn của sâu,
không nhiều quá hoặc ít quá. Nếu cho ít quá thì sâu sẽ bị thiếu thức ăn dẫn
đến chết hoặc kìm hãm sự phát triển của các giai đoạn làm cho số liệu thu
thập thiếu chính xác. Ngược lại nếu cho quá nhiều thức ăn gây nên ứ đọng
nước trong lọ sâu dễ bị chết do độ ẩm trong lọ quá cao.
Chăm sóc: Mỗi ngày một lần thay lớp giấy lót đồng thời vệ sinh phân
sâu thải ra và thay thức ăn cho sâu. Thức ăn của sâu phải sạch sẽ, không dính
nước mưa, phù hợp với nhu cầu tự nhiên của sâu hại.
+ Xác định lượng thức ăn của sâu:
Đối với sâu ăn lá, hàng ngày trước khi thay lá vào lọ cho sâu cần vẽ lá
đó lên trên giấy kẻ ô li để tích diện tích. Ngày hôm sau thay lá mới ta lại dùng


18

giấy kẻ ô li để tính phần diện tích lá bị sâu ăn, qua đó có thể biết được lượng
lá chúng ăn trong một ngày, một đêm.
Kết quả được ghi vào biểu mẫu sau:
Mẫu biểu 2.5: Biểu theo dõi lượng thức ăn của sâu hại lá
STT

Tuổi

Thời
gian

Chiều


Chiều

Lượng

dài

rộng

thức ăn

(mm)

(mm)

(cm2/mg)

Tỷ lệ tử
vong

Ghi chú

* Nuôi giữ kén và nhộng:
Kén (nhộng) sau khi đo đạc các chỉ tiêu về kích thước và trọng lượng
được nhốt riêng trong từng lọ (giống như lọ nuôi sâu). Nếu thời tiết quá khô
thì phải tạo độ ẩm cho lọ bằng cách cho một vài lá tươi vào trong lọ, hàng
ngày phải thay lá.
Mục đích của nuôi giữ kén (nhộng) nhằm xác định thời gian tồn tại của
kén (nhộng), tỷ lệ đực cái, tỷ lệ tử vong trong điều kiện phòng thí nghiệm, các
loài ký sinh (nếu có).
* Nuôi giữ trưởng thành và trứng:

Trưởng thành vừa vũ hoá được nhốt trong lọ, mỗi lọ gồm 4 cá thể đực, 1
cá thể cái và một vài mảnh thức ăn luôn tươi. Quan sát quá trình giao phối, đẻ
trứng, thời gian đẻ trứng, thời gian tồn tại của trưởng thành và trứng, lượng
trứng đẻ ra, tỷ lệ trứng nở, giải phẫu sâu trưởng thành đo đếm lượng trứng của
mỗi con cái kết quả được ghi vào mẫu biểu sau.
Mẫu biểu 2.6: Biểu đo đếm kích thước sâu trưởng thành và lượng trứng
STT

Chiều dài (mm)

Chiều rộng (mm)

Lượng trứng

Ghi chú

Sâu non sau khi nở được bố trí nuôi ở các lọ khác nhau như phần 2.3.2.2
của mục (a)


19

b. Điều tra theo dõi tại rừng
Mục đích: Khắc phục những mặt hạn chế về tính nhân tạo của việc
nuôi sâu trong phòng thí nghiệm từ đó có sự so sánh đánh giá và hiệu chỉnh
các kết quả thu được trong phòng (nếu cần) hay lặp lại thí nghiệm để kiểm tra
bổ sung.
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh thái học
2.3.3.1. Thức ăn
Mối quan hệ giữa sâu và loài cây chủ được xác định thông qua các

phương pháp:
a. Điều tra tại rừng: nhằm xác định sự lựa chọn thức ăn của sâu
b. Trong phòng: Theo dõi khả năng lựa chọn thức ăn của sâu
2.3.3.2. Quan hệ với các loài sinh vật khác
Trong quá trình điều tra theo dõi tại rừng kết hợp nuôi sâu để phát hiện
ra thiên địch và các loài sâu hại khác trên cùng cây chủ nếu có.
2.3.3.3. ảnh hưởng của các nhân tố phi sinh vật
a. Nhiệt độ không khí:
Các chỉ tiêu cần thu thập liên quan đến nhiệt độ:
- Tổng nhiệt hữu hiệu cho cả vòng đời và từng giai đoạn phát dục của sâu.
- Nhiệt độ tối thấp và tối cao đối với sâu.
- ảnh hưởng của nhiệt độ đến các hiện tượng ngủ, nghỉ, đình dục (qua
đông, qua hạ), tỷ lệ tử vong.
- Sự biến đổi của mật độ sâu hại trong các tháng điều tra với nhiệt độ
b. Độ ẩm không khí và lượng mưa
ảnh hưởng của yếu tố độ ẩm và lượng mưa đến mật độ sâu hại
c. ánh sáng
Trong phạm vi đề tài này chỉ tiến hành các thí nghiệm về mức độ xu
quang của sâu trưởng thành .


20

Các loại ánh sáng sử dụng là:
- ánh sáng đèn dầu
- ánh sáng đèn điện 100W
- ánh sáng đèn ga
Đèn được đặt ở các vị trí cao 1.0m, với bán kính 10m xung quanh khu
vực trồng loài tre trúc bát tiên vào những thời kỳ kén vũ hóa rộ. Thời gian bẫy
đèn từ 19h đến 5h sáng ngày hôm sau . Dưới đèn có đặt các chậu đựng nước

trên mặt có đổ một lớp dầu nhờn dày 5mm. Ngoài ra còn chuẩn bị mỗi đèn
một vợt bắt côn trùng.
Các chỉ tiêu theo dõi là: Loại ánh sáng có tác dụng thu hút sâu trưởng
thành, thời gian vào đèn rộ
2.3.4. Thử nghiệm một số loại thuốc trừ sâu
Do điều kiện thời gian và yêu cầu của dự án không cho phép nên tôi chỉ
bố trí thí nghiệm ở qui mô nhỏ (trong phòng) nhằm thăm dò loại thuốc, nồng
độ hữu hiệu đối với loài sâu hại chính.
Thí nghiệm được tiến hành như sau:
Trong phòng: Dùng 2 loại thuốc là Padan và Dibacide pha ở các nồng
độ 0.001%, 0.003%, 0.005% phun lên các quần thể sâu non tuổi lớn (tuổi 3,4)
được bố trí lặp 3 lần cho mỗi công thức nồng độ. Công thức đối chứng không
phun. Cụ thể như sau:
Công thức 1: Padan 0.001

Công thức 4: Dibacide 0.001

Công thức 2: Padan 0.003

Công thức 5: Dibacide 0.003

Công thức 3: Padan 0.005

Công thức 6: Dibacide 0.005

Công thức 7: Đối chứng phun nước lã.
Trên mỗi công thức thí nghiệm tiến hành điều tra theo dõi các chỉ tiêu:
phản ứng của sâu sau khi phun, thời gian bắt đầu chết, thời gian chết tập trung,
tỷ lệ chết, thời gian thuốc giảm hiệu lực. Các số liệu được so sánh với thời
điểm trước khi phun và công thức đối chứng.



21

2.3.5. Xử lý kết quả điều tra
Xử lý kết quả điều tra bao gồm 2 phần:
- Xử lý và bảo quản mẫu vật.
- Chỉnh lý tính toán số liệu.
2.3.5.1. Xử lý và bảo quản mẫu vật
a. Mục đích: Làm cơ sở cho việc mô tả giám định các loài côn trùng
gây hại nhằm xác định một cách chính xác và thuận lợi tên loài và đặc tính
sinh vật học của các loài Sâu hại.
b. Phương pháp tiến hành: Các loài côn trùng trưởng thành xử lý bằng
cách tiến hành bắt, giết rồi cho vào lọ thuỷ tinh bảo quản trong tủ lạnh. Còn
các loài côn trùng không ở giai đoạn trưởng thành có thể ngâm trong dung
dịch cồn 700 (độ). Trước khi ngâm sâu để sâu nhịn đói (đối với sâu lớn) sau đó
cho vào nước nóng 800C cho sâu chết ở tư thế bình thường. Sâu chết được vớt
ra để nguội rồi bỏ vào dung dịch ngâm.
Trứng và nhộng của các loài thu được để nuôi và theo dõi, các loài sâu
hại chủ yếu được bắt cho vào lọ nhựa có lỗ thông hơi để tiến hành nuôi nhằm
xác định đặc điểm sinh vật học của chúng.
2.3.5.2. Chỉnh lý và tính toán số liệu
Việc chỉnh lý và tính toán số liệu làm cơ sở tiến hành rút ra loài chủ
yếu, từ đó đề ra biện pháp phòng trừ có hiệu quả.
- Tính mật độ các loài sâu trên từng loài cây Tre trúc qua từng đợt điều
tra theo cách sau:
n

Mi
n


S
i 1

n :

i

S
i 1

i

n

: Tổng số sâu cần tính của cây hoặc ô dạng bản thứ i
Tổng số cây hoặc ô dạng bản điều tra.

Mi : Mật độ loài sâu cần tính.


22

- Xác định độ bắt gặp của các loài sâu theo công thức sau:
Pi %

Trong đó:

n
100%

N

Pi % : Tỷ lệ cây có sâu i.

n: Số cây có sâu i.
N: Tổng số cây điều tra.
P% < 25% Loài ngẫu nhiên gặp.

Nếu:

25% P% 50% Loài ít gặp.
50% P% Loài thường gặp.
- Tính hệ số biến động của các loài sâu trong các đợt điều tra:
1 n
S i M
n i 1

S2 =
S% =



2

S
100
M

Trong đó: S 2 : Phương sai mẫu.
S : Sai tiêu chuẩn.

M: Mật độ trung bình của mỗi loài sâu trong các đợt điều tra.
n: Số đợt điều tra
S i : Mật độ trung bình của các loài trong đợt điều tra thứ i.

S%: Hệ số biến động của một loài sâu.
- Xác định mức độ gây hại lá của một cây theo công thức sau:
4

R% =

n
i 1

i

vi

N V

.100

Trong đó:
R%:

Là chỉ số hại tính theo phần trăm.

ni:

Là số lá bị hại của cấp hại i.


Vi :

Là trị số của cấp hại i.

N :

Là tổng số lá quan sát của 1 cây.

V:

Là trị số cấp cao nhất (=4)


23

Mức độ hại lá trung bình của từng đợt điều tra và cho cả giai đoạn
điều tra được tính theo phương pháp bình quân cộng rồi đối chiếu với tiêu
chuẩn dưới đây để tiến hành đánh giá mức độ gây hại:
Nếu R% <25% là mức độ gây hại nhẹ.
Nếu R% 25% - 50% là mức độ gây hại vừa.
Nếu R% 50% - 75% là mức gây hại nặng.
Nếu R%>75 là mức gây hại rất nặng.
- Dùng phần mềm SPSS để xác định các chỉ tiêu thống kê và thiết lập
Mối tương quan giữa các yếu tố cần quan tâm như tỷ lệ sống, chết của sâu qua
các giai đoạn nuôi sâu... cũng như ảnh hưởng của các loại thuốc hóa học và
nồng độ của nó đến tỷ lệ chết của sâu.


×