Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tiểu luận TTHCM học tập và làm THEO tấm GƯƠNG đạo đức hồ CHÍ MINH về QUAN điểm xây DỰNG ĐẢNG TRONG SẠCH VỮNG MẠNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.31 KB, 3 trang )

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ QUAN
ĐIỂM XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG SẠCH VỮNG MẠNH
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt
quan tâm, ngay từ những năm chuẩn bị thành lập
Đảng và cả sau này, khi trở thành Chủ tịch nước.
Ngay đến cả văn bản cuối cùng là bản Di chúc,
Người vẫn quan tâm, trăn trở đến việc xây dựng
Đảng, đến vấn đề chỉnh đốn Đảng. Chính vì
những lý do trên, nên trong công tác xây dựng
Đảng, Người luôn gương mẫu thực hiện tốt một
số quan điểm trong nguyên tắc sinh hoạt Đảng
như sau:
Thứ nhất: Nguyên tắc tập trung dân chủ
Đây là nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt cơ bản của Đảng và là một nguyên tắc
quan trọng nhất trong học thuyết về Đảng kiểu mới của V.I.lê-nin.
Chủ tịch Hồ Chí Minh lý giải vấn đề tập trung là thiểu số phải phục tùng đa số,
cấp dưới phải phục tùng cấp trên, tất cả đảng viên phải phục tùng vô điều kiện nghị quyết
của Đảng. Người cho rằng: “ Đảng tuy đông người nhưng khi tiến đánh chỉ như một
người”. Như vậy, là một tổ chức tiền phong chiến đấu, đây là yêu cầu rất cao mà Chủ tịch
Hồ Chí Minh luôn luôn quán triệt.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh đến dân chủ trong Đảng.
Người cho rằng: “chế độ ta là chế độ dân chủ”, “dân chủ là quý báu nhất của nhân dân”.
Bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh là mẫu mực tuyệt vời trong việc tuân thủ nguyên
tắc tập trung dân chủ. Người cho rằng, dân chủ và tập trung là hai nội dung của một
nguyên tắc, chúng phải luôn luôn đi đôi với nhau. Việc thực hiện nguyên tắc tập trung
dân chủ đã trở thành nếp sống hàng ngày của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hoạt động của
Đảng. Dù ở vị trí Chủ tịch nước nhưng Người không bao giờ độc đoán, chuyên quyền,
mà chấp hành một cách tuyệt đối nghị quyết của Đảng, đồng thời luôn luôn khơi dậy một
không khí dân chủ thật sự ở trong Đảng, bất kể trong hoàn cảnh nào, kể cả trong thời kỳ
kháng chiến và trong thời kỳ xây dựng.
Thứ hai: Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.


Đây là vấn đề thuộc về chế độ sinh hoạt của Đảng, có lúc Chủ tịch Hồ Chí Minh
coi tập thể lãnh đạo là dân chủ còn cá nhân phụ trách là tập trung. Hai mặt tập thể lãnh
đạo và cá nhân phụ trách luôn luôn đi đôi với nhau. Tập thể lãnh đạo phải vừa bảo đảm
dân chủ nhưng không dựa dẫm vào nhau, ỷ lại nhau. Trí tuệ tập thể là điều quan trọng mà
Người luôn chú ý coi trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích vắn tắt điều này như sau:
Vì sao cần phải có tập thể lãnh đạo?
Vì một người khôn ngoan tài giỏi mấy, dù nhiều kinh nghiệm đến đâu, cũng chỉ
trông thấy, chỉ xem xét được một hoặc nhiều mặt của một vấn đề.
Vì vậy, cần phải có nhiều người. Nhiều người thì nhiều kinh nghiệm. Người thì
thấy rõ mặt này, người thì trông thấy rõ mặt khác của vấn đề đó.
1


Góp kinh nghiệm và sự xem xét của nhiều người, thì vấn đề đó được thấy rõ khắp
mọi mặt. Mà có thấy rõ khắp mọi mặt thì vấn đề ấy mới được giải quyết chu đáo, khỏi sai
lầm. Ý nghĩa của tập thể lãnh đạo rất giản đơn , chân lý của nó rất rõ rệt. Tục ngữ có câu:
“Khôn bầy hơn khôn độc” .
Người cũng giải thích về cá nhân phụ trách như sau:
“Vì sao cần phải cá nhân phụ trách ?
Việc gì đã được đông người bàn bạc kỹ lưỡng rồi, kế hoạch định rõ ràng rồi, thì
cần phải giao cho một người hoặc một nhóm ít người phụ trách theo kế hoạch đó mà thi
hành. Như thế mới có chuyên trách, công việc mới chạy.
Nếu không có cá nhân phụ trách, thì sẽ sinh ra cái tệ người này ủy cho người kia,
người kia ủy cho người nọ, kết quả là không ai thi hành. Như thế thì việc gì cũng không
xong. Tục ngữ có câu: Nhiều sãi không ai đóng cửa chùa ”.
Việc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách trong tổ chức và sinh hoạt Đảng đòi hỏi
người cán bộ, đảng viên phải: không độc đoán, chuyên quyền; có tinh thần phụ trách,
dám chịu trách nhiệm trước cách mạng, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, không
ỷ lại, dựa dẫm.
Thứ ba : Tự phê bình và phê bình.

Trong cách thể hiện, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tự phê bình lên trước phê bình là
có ý nhấn mạnh việc tự phê bình. Có lúc Người gọi là quy luật phát triển hoặc là vũ khí
của Đảng cộng sản.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh mục đích của tự phê bình và phê bình là cốt để
phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm, để làm cho tư tưởng và hành động được đúng
hơn tốt hơn, để làm việc có hiệu quả hơn. Người cho rằng, Đảng phải “khéo sử dụng vũ
khí tự phê bình và phê bình”.
Về thái độ tự phê bình và phê bình, Người nhấn mạnh: phải chân thành, giúp cho
mình và cho người khác hoặc giúp cho tổ chức Đảng của mình nhận rõ ưu điểm để phát
huy, nhận rõ khuyết điểm để sửa chữa. Tự phê bình và phê bình với cái tâm trong sáng,
“phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Tự phê bình và phê bình phải đưa lại hiệu
quả rõ rệt. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của
mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ
những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hòan cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi
tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế mới là một Đảng tiến bộ, mạnh
dạn, chắc chắn, chân chính”.
Thứ tư: Kỷ luật tự giác.
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng kỷ luật tự giác trong Đảng. Sức mạnh vô địch
của Đảng là ở tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ chức nghiêm chỉnh của cán bộ và đảng
viên. Điều này bắt nguồn từ bản chất của Đảng cộng sản. Đảng cộng sản là đội tuyên
phong chiến đấu của giai cấp công nhân, có tổ chức chặt chẽ, Đảng bao gồm những
người ưu tú tự nguyện đứng trong hàng ngũ chiến đấu cho lý tưởng của Đảng.

2


Kỷ luật Đảng phải được quán triệt chấp hành một cách tự giác ở tất cả mọi đảng
viên, ở tất cả mọi tổ chức Đảng. Kiên quyết đưa những người thoái hóa, biến chất ra khỏi
Đảng và kết nạp những người ưu tú vào Đảng.
Thứ năm: Đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Đây là một vấn đề lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản, là bước
phát triển của Người so với những quan điểm Mác-Lê nin về xây dựng Đảng cộng sản.
Vấn đề đoàn kết thống nhất trong Đảng là một nội dung cực kỳ quan trọng trong tư tưởng
đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đoàn kết nói chung là đoàn kết thống nhất trong Đảng, nói riêng trong tư tưởng
Hồ Chí Minh là sự tổng kết kinh nghiệm xương máu qua bao nhiêu phong trào cách
mạng. Người khẳng định: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và
dân tộc ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất
trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình ”. Ở đây, Người dùng từ “cực kỳ quý
báu”, ví giữ đoàn kết như giữ gìn con người của mắt mình, đoàn kết từ cả cấp cao nhất là
Trung ương đến cấp thấp nhất là chi bộ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đoàn kết là một thuộc tính cơ bản của Đảng cộng sản.
Ngay từ thời kỳ của Việt nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội đến khi thống nhất các
tổ chức cộng sản và cả quá trình hoạt động của Đảng sau này, Người luôn luôn chú ý đến
vấn đề đó. Đoàn kết thống nhất trong Đảng được xây dựng trên cơ sở mục đích lý tưởng
chung, trên cơ sở chủ nghĩa Mác- Lê nin. Người nhấn mạnh: muốn đoàn kết thống nhất
trong Đảng, phải thực hành dân chủ rộng rãi, kỷ luật tự giác, tự phê bình và phê bình,
kiểm tra chặt chẽ với tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.
Suốt cả cuộc đời của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn kiên định quan điểm
và lập trường ấy. Người luôn luôn xây dựng và rèn luyện Đảng cộng sản Việt nam phải
kiên trì chủ nghĩa Mác- Lê nin. Nếu Đảng xa rời chủ nghĩa Mác- Lê nin thì không còn
mang trong mình bản chất của một Đảng cộng sản chân chính.
Âu Hiền Đạt

3



×