Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện chỉ thị 30 ve QCDC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.75 KB, 10 trang )

ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NAM
HUYỆN UỶ THĂNG BÌNH
*
Số 227 -BC/HU

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Thăng Bình, ngày 13 tháng 11 năm 2013

BÁO CÁO
Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 18/02/1998
của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
Huyện Thăng Bình có 22 xã, thị trấn với 132 thôn, tổ dân phố; diện tích
385,6 km2; dân số hơn 179.000 người. Có 30 cơ quan, ban, ngành, Mặt trận và
các đoàn thể; 79 trường học; 169 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong những
năm qua, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng tài
chính và suy thoái kinh tế thế giới; do những vướng mắc từ việc triển khai các
dự án; bên cạnh đó giá vật tư nông nghiệp tăng nhưng giá các mặt hàng nông
sản lại giữ ở mức thấp, dịch bệnh ở cây trồng, con vật nuôi xuất hiện ở một số
địa phương, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, cũng như đời sống nhân dân.
Nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự phối
hợp chặt chẽ của các cơ quan, ban ngành, Mặt trận và các đoàn thể, huyện
Thăng Bình đã triển khai và thực hiện tốt QCDC ở cơ sở, góp phần phát triển
kinh tế, củng cố an ninh - quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh,
từng bước đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Phần thứ nhất:
TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
CHỈ THỊ 30-CT/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ
I. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW
Sau khi tiếp thu Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị, các nghị định của
Chính phủ, các văn bản hướng dẫn của Trung ương, tỉnh về xây dựng và thực
hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở, Ban Thường vụ Huyện uỷ đã ban hành


Quyết định số 99-QĐ/HU ngày 23/10/1998 về thành lập Ban chỉ đạo triển khai
thực hiện quy chế dân chủ ở xã, thị trấn, tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt để
triển khai, quán triệt và bàn kế hoạch tổ chức thực hiện. Hằng năm, Ban Thường
vụ Huyện uỷ thường xuyên củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện QCDC cơ
sở huyện; đồng thời chỉ đạo Đảng uỷ các xã, thị trấn kiện toàn hoặc thành lập
mới Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Đến nay, Ban Chỉ đạo thực
hiện QCDC cơ sở huyện được kiện toàn do đồng chí Phó Bí thư thường trực
Huyện uỷ làm Trưởng Ban chỉ đạo; 22/22 xã, thị trấn đã thành lập Ban chỉ đạo
thực hiện QCDC ở cơ sở.
Xác định việc triển khai thực hiện QCDC có vai trò quan trọng trong việc
thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương, chính
quyền từ huyện đến xã, thị trấn tích cực chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở gắn
với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. UBND huyện
Thăng Bình xây dựng Kế hoạch số 282/KH-UB về triển khai thực hiện QCDC ở


2
cơ sở. đồng thời chỉ đạo Phòng Tài chính – Kế hoạch hướng dẫn việc công khai
về thu chi ngân sách xã, thị trấn; Phòng Văn hoá – Thông tin hướng dẫn xây
dựng quy ước, hương ước, tộc ước văn hoá; Phòng Nội vụ tham mưu cho
UBND huyện theo dõi chỉ đạo, đôn đốc việc triển khai của các địa phương; Mặt
trận, các đoàn thể phát huy vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền cho cán
bộ, đoàn viên, hội viên về thực hiện QCDC cơ sở.
Công tác kiểm tra, giám sát và sơ, tổng kết việc triển khai thực hiện
QCDC cơ sở được cấp uỷ, chính quyền quan tâm chỉ đạo. Năm 2008, Ban
Thường vụ Huyện uỷ đã chỉ đạo các TCCS Đảng tổ chức tổng kết đánh giá kết
quả triển khai thực hiện; đồng thời tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện tại
một số địa phương, đơn vị và tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm triển khai thực
hiện Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân
chủ ở cơ sở. Năm 2013, UBND huyện đã tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện Pháp

lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện
dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Ngoài ra, Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC huyện
đã thực hiện 11 cuộc kiểm tra việc thực hiện QCDC tại 11 địa phương, 9 đơn
vị hành chính sự nghiệp và 5 doanh nghiệp; có 22/22 xã, thị trấn tự kiểm tra
việc thực hiện QCDC tại địa phương mình.
II. Kết quả thực hiện QCDC ở cơ sở
1. Tình hình thực hiện QCDC ở xã, thị trấn
1.1 Kết quả thực hiện
Sau 15 năm thực hiện QCDC đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Cấp uỷ
đảng, chính quyền các xã, thị trấn đã nghiêm túc triển khai, tổ chức thực hiện có
hiệu quả các nội dung về QCDC, niêm yết công khai các nội dung quy định để
dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, cụ thể:
UBND xã, thị trấn cơ bản đã thực hiện nghiêm túc những nội dung công
khai để dân biết như chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, nhất là các công trình dự án đầu tư trực tiếp cho cơ sở, các nguồn vốn
nhà nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng: điện, đường, trường, trạm, các chính
sách hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, các loại quỹ, các
khoản phí, lệ phí, các khoản đóng góp khác. Hình thức công khai qua hệ thống
truyền thanh, các cuộc họp thôn, tổ, các cuộc tiếp xúc cử tri, thông qua cán bộ
tuyên truyền, tóm tắt nội dung công khai niêm yết tại công sở, nơi công cộng ...
Các địa phương đã tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp với nhân dân, tạo điều
kiện để người dân hiểu rõ hơn quyền, nghĩa vụ có trách nhiệm hơn trong thực
hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
Đối với những nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp như mức
đóng góp xây dựng nhà văn hóa cộng đồng, đường giao thông liên thôn, dồn
điền đổi thửa, bình chọn các đối tượng được hưởng chính sách xã hội, xây dựng
các công trình phúc lợi liên quan trực tiếp đến người dân... nhân dân tin tưởng,
tích cực tham gia, đạt được những kết quả đáng phấn khởi.



3
Nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền
quyết định chủ yếu bao gồm: xây dựng quy ước, hương ước, bầu, miễn nhiệm,
bãi nhiệm trưởng thôn, bản, tổ trưởng dân phố, thành viên ban thanh tra nhân
dân, ban giám sát đầu tư cộng đồng; dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, phương án đền bù hỗ trợ giải phóng mặt bằng,
xây dựng khu tái định cư... được thực hiện qua các cuộc tiếp xúc cử tri của đại
biểu HĐND các cấp, họp thôn, tổ dân phố hoặc qua hòm thư góp ý.
Năm 2012, 132/132 thôn, tổ dân phố đã có quy ước xây dựng thôn, tổ văn hoá
và đã được UBND huyện công nhận; 13/132 thôn, tổ được công nhận thôn, tổ văn
hoá; 34.445/47.972 gia đình văn hoá; 124 tộc đã tổ chức phát động xây dựng
“Tộc văn hóa”; có 132/132 Trưởng thôn được tín nhiệm bầu và được UBND cấp
xã công nhận; có 22/22 xã, thị trấn đã thành lập Ban thanh tra nhân dân và Ban giám
sát đầu tư cộng đồng và được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã công nhận.
Việc giám sát của nhân dân được thực hiện thông qua hoạt động của Ban
Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng. Hoạt động của Thanh tra
nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng đã phát huy tác dụng tích cực, đã phát
hiện một số trường hợp vi phạm, có dấu hiệu vi phạm và kiến nghị với chính
quyền kịp thời giải quyết ổn thỏa.
Tính đến nay đã có 22/22 xã - thị trấn đã triển khai thực hiện cải cách thủ
tục hành chính theo cơ chế “một cửa” bước đầu đáp ứng được nhu cầu của công
dân. Việc niêm yết công khai các thủ tục hành chính theo từng lĩnh vực. Công
tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được duy trì thường xuyên; tổng số đơn
thư khiếu nại, tố cáo trong 15 năm qua trên địa bàn huyện là 2.108 đơn, các đơn
thư của nhân dân chủ yếu tập trung vào các vấn đề liên quan đến quyết định
hành chính, hành vi hành chính trong giải quyết tranh chấp đất đai, xin lại đất ở,
đất vườn, khiếu nại việc bồi thường hỗ trợ khi giải phóng mặt bằng thực hiện
các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, các chính sách người có công với cách mạng,
cứu trợ lụt bão,... trong đó thuộc thẩm quyền giải quyết của huyện là 399 đơn và
đã được giải quyết thoả đáng.

1.2 Vai trò, tác động của việc thực hiện QCDC cơ sở đối với phát triển
kinh tế, văn hóa- xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh ở địa phương
Trong 15 năm qua, việc thực hiện QCDC cơ sở đã tác động tích cực đến
phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh ở địa phương, thể hiện
qua các mặt sau:
Việc xây dựng và thực hiện QCDC đã góp phần phát huy quyền làm chủ
của nhân dân, làm cho nhân dân nhận thức đúng hơn về quyền và nghĩa vụ của
công dân, tạo ra bước chuyển biến mới tích cực về xây dựng cộng đồng dân cư;
góp phần khắc phục thói quen trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước; nhân dân cùng bàn
bạc, chủ động xây dựng phương án tổ chức sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
cây trồng, vật nuôi, xây dựng hương ước, quy ước, giúp nhau xóa đói giảm
nghèo, giữ gìn an ninh trật tự, phát huy thuần phong, mỹ tục, tình làng, nghĩa
xóm.


4
Góp phần đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng,
quản lý, điều hành của Nhà nước; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của
Mặt trận, các đoàn thể nhân dân; phát huy tính tiên phong, gương mẫu, chấn
chỉnh phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức theo hướng sát dân,
trọng dân và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đáp ứng nguyện vọng chính
đáng của các tầng lớp nhân dân; góp phần quan trọng trong phòng ngừa, ngăn
chặn tình trạng quan liêu, cửa quyền, nhũng nhiễu với nhân dân, phòng, chống
tham nhũng, lãng phí; đặc biệt phương pháp quản lý hành chính chuyển dần
sang dân chủ, công khai, đã giúp cho quyền làm chủ của đảng viên, cán bộ, công
chức được mở rộng, kỷ cương pháp luật được tăng cường; nội quy, kỷ luật hành
chính được thực hiện khá tốt, nội bộ cơ quan đoàn kết, ý thức phục vụ nhân dân
được nâng cao; góp phần tăng cường đoàn kết, đồng thuận xã hội, củng cố mối
quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân; góp phần chống lại các âm mưu lợi
dụng dân chủ, tôn giáo, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thông qua thực hiện QCDC ở cơ sở, nhân dân tiếp tục phát huy quyền
làm chủ, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi trong
việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân tham gia, ủng hộ các hoạt
động phục vụ cho việc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội; đã góp phần củng
cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ
sở, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân với
chế độ, tạo ra những động lực mới, góp phần thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ
gắn với phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh; diện
mạo các vùng nông thôn trong huyện thay đổi rõ rệt, văn hóa, xã hội có nhiều
tiến bộ, quốc phòng, an ninh được giữ vững; đời sống của đại bộ phận nhân dân
trong huyện ngày càng được nâng lên.
Có thể nói, phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thời
gian qua đã được đề cao, phát huy được khả năng, trí tuệ, công sức của các tầng
lớp nhân dân tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, xây dựng khối
đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh,
góp phần xây dựng và phát triển huyện nhà.
2. Tình hình thực hiện QCDC trong hoạt động của cơ quan
2.1 Kết quả thực hiện
Quán triệt Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị, Nghị định 71-NĐ/CP của
Chính phủ, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp đã tổ chức quán
triệt và triển khai thực hiện QCDC gắn với quá trình thực hiện Pháp lệnh Cán bộ
công chức, thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng; đồng thời đẩy mạnh
cải cách thủ tục hành chính, cải tiến nội dung phương pháp làm việc, giáo dục
nâng cao tinh thần trách nhiệm trước công việc và thái độ phục vụ nhân dân của
công chức.
Việc tổ chức hội nghị cán bộ công chức được thực hiện nề nếp, nghiêm
túc. Hầu hết các đơn vị hành chính sự nghiệp đều bổ sung, hoàn chỉnh quy chế
hoạt động, nhiều đơn vị xây dựng quy định cụ thể việc sử dụng điện thoại, ô tô
công, mua sắm tài sản công, quyền hạn chi tiêu tài chính, tiếp khách, tuyển dụng



5
lao động, công chức, điều động, bổ nhiệm cán bộ... đề cao trách nhiệm của
người đứng đầu cơ quan, cấp ủy, gắn thực hiện QCDC với công tác xây dựng
Đảng, chính quyền, đoàn thể, với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh.
Các cơ quan, đơn vị có điều kiện ở một số lĩnh vực đều bố trí phòng tiếp
dân, phòng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, góp phần nâng
cao chất lượng hoạt động phục vụ nhân dân.
Hầu hết cán bộ, công chức nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực
hiện QCDC, công tâm trong công việc, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước
pháp luật, trước lãnh đạo cơ quan về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
2.2 Vai trò, tác động của việc thực hiện QCDC trong hoạt động của cơ
quan
Việc thực hiện QCDC trong hoạt động của cơ quan, đơn vị đã góp phần
tạo bầu không khí dân chủ, cởi mở, phát huy được trí tuệ tập thể, trí tuệ của từng
công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, đảm bảo
được sự đoàn kết, nhất trí trong nội bộ cơ quan, xây dựng được môi trường làm
việc thân thiện, văn hóa công sở.
Việc thực hiện QCDC trong hoạt động cơ quan, đơn vị đã giúp cán bộ,
đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo hoàn thiện hơn về phẩm chất chính trị, năng
lực công tác; phát huy tốt vai trò của tổ chức Đảng, Công đoàn trong việc thực
hiện quyền làm chủ của tập thể và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính
đáng của cán bộ, công chức.
3. Tình hình thực hiện QCDC ở doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn
3.1 Kết quả thực hiện
Các doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn huyện đều thực hiện tốt
QCDC nhất là việc thực hiện các quy định về công khai thu, chi tài chính, chế
độ chính sách, tiền lương, tiền thưởng, chính sách cán bộ, chế độ khen thưởng,

kỷ luật, thực hiện thỏa ước lao động tập thể đúng luật lao động và các hướng dẫn
của cấp trên, tạo nhiều chuyển biến tích cực nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính
đáng cho người lao động.
Việc bổ nhiệm các chức danh giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng
trong các doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp đều thông qua việc lấy ý kiến tín
nhiệm. Vai trò giám sát của tổ chức công đoàn, thanh tra nhân dân thực hiện
đúng chức năng nhiệm vụ đã quy định.
Vai trò của tổ chức công đoàn và các đoàn thể thể hiện thông qua việc
giáo dục động viên cán bộ công nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao,
tham gia tích cực các phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi tại đơn vị và
các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do địa phương phát động.
Các phong trào văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao đều được lãnh đạo các doanh
nghiệp quan tâm hỗ trợ. Các doanh nghiệp đều thành lập Ban thanh tra nhân dân
và vai trò kiểm tra giám sát của tổ chức Công đoàn được tăng cường.


6
3.2 Vai trò, tác động của việc thực hiện QCDC ở doanh nghiệp nhà
nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn
Thời gian qua, việc thực hiện QCDC ở doanh nghiệp nhà nước, công ty
cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn đã tạo điều kiện để người lao động được
biết, được tham gia ý kiến, được quyết định và giám sát những vấn đề có liên
quan đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động; đã góp
phần nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của người quản lý doanh nghiệp, công ty
đối với người lao động; tạo điều kiện để các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội của doanh nghiệp, công ty hoạt động theo quy định của pháp luật trong
việc thực hiện quyền dân chủ cho người lao động; đồng thời, đã thiết lập mối
quan hệ lao động hài hoà, ổn định, góp phần ngăn ngừa và hạn chế tranh chấp
lao động trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Có thể nói, việc thực hiện QCDC ở doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn không chỉ tạo điều kiện cho người lao động

phát huy quyền làm chủ của mình, đẩy lùi tiêu cực, tạo lòng tin cho người lao
động yên tâm lao động sản xuất, mà thông qua việc thực hiện QCDC trong công
ty đã gắn bó hơn trách nhiệm giữa người quản lý và người lao động trong việc
chăm lo đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh; người quản lý không ngừng
nâng cao trách nhiệm, chủ động, sáng tạo hơn trên cương vị của mình; người lao
động nhận thức được những khó khăn trong nền kinh tế thị trường, từ đó có sự
chia sẻ, đồng lòng, xác định tư tưởng phấn đấu vì sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp, công ty, tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản
xuất, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thực hành tiết kiệm,
cùng nhau xây dựng doanh nghiệp, công ty ngày càng phát triển, góp phần nâng
cao đời sống cho người lao động.
III- Nhận xét chung
1- Ưu điểm
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp được thường
xuyên; công tác phối hợp giữa chính quyền, Mặt trận và các ban, ngành đoàn thể
được thực hiện chặt chẽ. Ban chỉ đạo thực hiện QCDC từ huyện đến cơ sở được
củng cố, kiện toàn. Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể ở nhiều địa phương
đã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến Chỉ thị số 30-CT/TW, Pháp lệnh 34
và các nghị định của Chính phủ về thực hiện QCDC ở cơ sở trong đoàn viên, hội
viên và nhân dân.
- Việc thực hiện QCDC ở cơ sở từng bước phát huy hiệu quả, góp phần
củng cố niềm tin của dân đối với cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương.
- Nhiều cơ quan, đơn vị tích cực đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính,
giảm bớt phiền hà cho nhân dân.
2- Khuyết điểm
- Vai trò, trách nhiệm của một số cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận và
các đoàn thể ở cơ sở vẫn chưa phát huy đúng mức; một số ít chưa nhận thức đầy


7

đủ các quan điểm và tư tưởng chỉ đạo của Trung ương, vai trò, tầm quan trọng, ý
nghĩa cũng như tính cấp bách, lâu dài của vấn đề dân chủ; do đó công tác triển
khai, tuyên truyền và thực hiện có nơi, có lúc chưa đồng bộ, còn hình thức.
- Một số địa phương chưa kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện QCDC cơ sở
hoặc Ban chỉ đạo hoạt động chưa hiệu quả; chưa chú trọng công tác kiểm tra,
giám sát việc triển khai thực hiện QCDC cơ sở.
- Việc thực hiện QCDC gắn với cải cách thủ tục hành chính, phong cách,
lề lối làm việc của cán bộ, công chức đã có tiến bộ, song còn nhiều hạn chế phải
khắc phục, vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức chưa có ý thức trách nhiệm
cao trong phục vụ nhân dân, hiệu quả công tác thấp.
- Công tác triển khai thực hiện QCDC ở công ty cổ phần và công ty
TNHH còn hạn chế.
- Một bộ phận nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về quyền làm chủ của
mình. Việc thực hiện dân chủ chưa gắn quyền lợi với nghĩa vụ công dân, có
khuynh hướng quan tâm đến quyền lợi hơn nghĩa vụ, dân chủ chưa gắn với kỷ
cương, phép nước.
3- Nguyên nhân
* Nguyên nhân ưu điểm:
- Chỉ thị 30/CT-TW của Bộ Chính trị, là một chủ trương đúng đắn, hợp
lòng dân, được nhân dân tích cực hưởng ứng, đây là một yếu tố quan trọng thúc
đẩy cho việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân.
- Hầu hết đảng uỷ và chính quyền từ huyện đến cơ sở thường xuyên lãnh
đạo, chỉ đạo, triển khai những chủ trương, biện pháp đúng đắn để thực hiện quy
chế dân chủ, kịp thời phát huy tính dân chủ trong nhân dân. Sự phối hợp đồng
bộ của cả hệ thống chính trị trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham
gia thực hiện QCDC ở cơ sở, tạo được bước chuyển từ sự thống nhất của hệ
thống chính trị, đến sự đồng thuận trong nhân dân.
- Đối với các cơ quan đơn vị đã có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phối
hợp giữa cấp uỷ, thủ trưởng cơ quan, các tổ chức đoàn thể, kết hợp tốt việc tổ
chức thực hiện QCDC ở cơ sở với cải cách thủ tục hành chính và thực hiện Pháp

lệnh cán bộ công chức.
* Nguyên nhân khuyết điểm:
- Nhận thức và trách nhiệm của một số cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt
trận, các đoàn thể đối với việc xây dựng và thực hiện QCDC chưa đầy đủ, còn
thiếu quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, phối hợp trong tổ chức thực
hiện.
- Nhận thức về xây dựng và thực hiện QCDC gắn với cải cách thủ tục
hành chính của một số tập thể, cá nhân chưa cao; trình độ, năng lực của một bộ
phận cán bộ, công chức còn hạn chế, chưa đề cao ý thức, trách nhiệm trong việc
phục vụ nhân dân.


8
- Các công ty cổ phần và công ty TNHH trên địa bàn huyện chủ yếu là
công ty vừa và nhỏ, sức sản xuất chưa lớn, khối lượng công việc chưa ổn định,
số người lao động không nhiều, lại thường xuyên biến động. Bên cạnh đó, một
số công ty chưa thành lập được tổ chức Đảng, tổ chức công đoàn hoặc mới được
thành lập, chưa có kinh nghiệm, tâm lý ngại va chạm nên chưa đảm bảo thực
hiện tốt QCDC nói chung và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động
nói riêng.
- Một bộ phận nhân dân một phần trình độ hiểu biết pháp luật nói chung
và pháp luật về dân chủ nói riêng; bên cạnh đó ngại yêu cầu, ngại tham gia ý
kiến, kiến nghị, đặc biệt là ý kiến, kiến nghị đối với những công việc mang tính
chất cộng đồng nên cũng ảnh hưởng đến kết quả thực hiện dân chủ ở cơ sở.
4- Bài học kinh nghiệm
Thứ nhất, thực hiện QCDC là một nội dung lớn, do đó cần tăng cường vai
trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, năng lực tổ chức thực hiện của các cấp
chính quyền, hiệu quả phối hợp của Mặt trận, các đoàn thể đối với việc thực
hiện QCDC.
Thứ hai, thực hiện QCDC phải gắn liền với thực hiện các nhiệm vụ phát

triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh, gắn với cải cách hành
chính. Việc mở rộng và phát huy dân chủ phải đi đôi với kỷ cương, kỷ luật.
Thứ ba, cấp ủy, chính quyền phải tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực
hiện QCDC. Giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, đơn thư khiếu nại, tố cáo
của nhân dân, xử lý nghiêm minh những vi phạm, kịp thời uốn nắn các biểu hiện
lệch lạc. Chú trọng sơ, tổng kết rút kinh nghiệm, biểu dương, khen thưởng kịp
thời những tập thể, cá nhân thực hiện tốt QCDC.
Thứ tư, phát huy vai trò tham mưu của Ban chỉ đạo thực hiện QCDC từ
huyện đến cơ sở; thường xuyên củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo; bổ sung, sửa đổi
quy chế hoạt động; phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên; duy trì tốt
chế độ giao ban, phản ánh tình hình, đề xuất kịp thời.
Thứ năm, phát huy vai trò, trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia
góp ý xây dựng Đảng, chính quyền, giám sát việc thực hiện QCDC, góp phần
xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Phần thứ hai
NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THỰC HIỆN QCDC
Ở CƠ SỞ TRONG THỜI GIAN ĐẾN
1- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt sâu sắc các quan điểm,
chủ trương của Đảng và các quy định của Nhà nước về thực hiện QCDC ở
cơ sở
Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị,
Kết luận số 65-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Pháp lệnh số
34/2007/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Nghị định
87/2007/NĐ-CP, 07/1999/NĐ-CP, 71/1998/NĐ-CP của Chính phủ gắn với việc


9
thực hiện nhiệm vụ chính trị; cải cách hành chính; việc học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh; Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông
thôn mới và các phong trào thi đua yêu nước khác tại địa phương.

Phát huy vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng trong công tác tuyên
truyền. Chú trọng công tác tuyên truyền ở cơ sở với nhiều hình thức như: tuyên
truyền trên hệ thống trạm truyền thanh, tổ chức đối thoại với dân, niêm yết các
văn bản quy định của nhà nước về dân chủ cơ sở tại trụ sở xã, thị trấn, cơ quan,
doanh nghiệp, nhà sinh hoạt văn hoá...
2- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, phát huy vai trò
tiên phong gương mẫu của đảng viên trong việc thực hiện QCDC ở cơ sở
Cấp uỷ, tổ chức đảng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện QCDC gắn
chặt với việc chỉ đạo tăng cường công tác dân vận của các cấp chính quyền.
Tổ chức đảng, đảng viên gương mẫu thực hiện QCDC; thực hiện tốt quy
chế chất vấn trong Đảng; đưa việc thực hiện dân chủ thành một tiêu chuẩn để
xem xét chi bộ, đảng bộ trong sạch vững mạnh, đảng viên đủ tư cách, đơn vị tiên
tiến xuất sắc.
3- Tập trung chỉ đạo thực hiện QCDC cơ sở đi đôi với giữ vững kỷ
cương, kỷ luật, chống các biểu hiện lợi dụng dân chủ để vi phạm pháp luật
Chính quyền từ huyện đến cơ sở chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các nội dung
của Pháp lệnh và các nghị định về QCDC ở các loại hình cơ sở. Tiếp tục thực
hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng hoạt động tại
bộ phận tiếp nhận và hoàn trả kết quả, nâng cao ý thức phục vụ nhân dân.
Nâng cao vai trò đại diện của các đại biểu HĐND các cấp, vai trò của Ban
Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng nhằm tăng cường công tác
kiểm tra, giám sát ở cơ sở. Phối hợp tổ chức có hiệu quả công tác tiếp dân, trả
lời ý kiến cử tri, giải quyết kịp thời các kiến nghị của cử tri; giữ vững ổn định
chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
4- Phát huy vai trò của Mặt trận, các đoàn thể trong việc thực hiện
dân chủ đại diện; đồng thời vận động nhân dân phát huy dân chủ trực tiếp
trong quá trình thực hiện QCDC cơ sở
Mặt trận, các đoàn thể nhân dân tiếp tục chỉ đạo đổi mới nội dung,
phương thức hoạt động nhằm thống nhất hành động các tổ chức thành viên để
tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia thiết thực trong trong thực

hiện dân chủ ở cơ sở.
Tăng cường vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân phát
huy dân chủ trực tiếp ở thôn, tổ để tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính
quyền; đẩy mạnh các phong trào thi đua lao động sản xuất, xây dựng đời sống
văn hoá; chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích chính đảng của đoàn viên, hội viên.
5- Tiếp tục kiện toàn, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của
Ban chỉ đạo thực hiện QCDC cơ sở


10
Thường xuyên củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện QCDC từ huyện
đến cơ sở. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chế hoạt động, phân công trách
nhiệm cụ thể cho các thành viên Ban chỉ đạo gắn với trách nhiệm cơ quan mà
thành viên phụ trách nhằm phát huy chức năng tham mưu giúp cấp uỷ, chính
quyền trong chỉ đạo thực hiện QCDC.
6- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện QCDC ở cơ sở
Cấp uỷ đảng, HĐND, UBND, Ban chỉ đạo thực hiện QCDC cơ sở từ
huyện đến xã, thị trấn có kế hoạch kiểm tra chuyên đề về thực hiện QCDC ở cơ
sở.
Mặt trận và các đoàn thể tăng cường giám sát các hoạt động của chính
quyền; giám sát đảng viên, cán bộ công chức ở địa bàn dân cư.
Trên đây là báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ
Chính trị về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở. Kính báo cáo Ban Thường
vụ Tỉnh uỷ theo dõi, chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- Ban Dân vận Tỉnh ủy;
- BCĐ thực hiện QCDC cơ sở tỉnh;
- Các TCCS Đảng trực thuộc;
- Lưu.


T/M BAN THƯỜNG VỤ
PHÓ BÍ THƯ

Hồng Quốc Cường



×