Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

BÀI THU HOẠCH CHÍNH TRỊ thực trạng cải cách hành chính ở huyện thăng bình, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.93 KB, 8 trang )

Thực trạng cải cách hành chính ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
PHẦN THỨ NHẤT
I. Mở đầu
Ở nước ta hiện nay, công cuộc cải cách hành chính nhà nước đang là tâm
điểm trong các nỗ lực của Đảng và Nhà nước mhằm tiến tới phát triển, hoàn
thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, “Nhà nước của dân, do dân, vì
dân”, xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng thị trấn hội chủ nghĩa,
thực hiện mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Đảng ta, tại Nghị quyết TW 4 khoá XI đã khẳng định: “ Đẩy mạnh cải cách
hành chính nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa; xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng
bước hiện đại; đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và năng lực; hệ thống
các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; đáp ứng
tốt yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước”; tại Đại hội Đại biểu
Đảng bộ huyện Thăng Bình lần thứ XX (nhiệm kỳ 2010 – 2015), trong Nghị
quyết nêu rõ: “Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính là thực hiện cải cách thủ
tục hành chính phát huy hiệu quả quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực”.
Chính vì vậy, với vốn kiến thức đã được học tập, nghiên cứu về môn khoa
học hành chính, cùng với sự hướng dẫn của các thầy, cô giáo trường Chính trị
tỉnh Quảng Nam. Qua đợt đi thực tế tại cơ sở em đã mạnh dạn tìm hiểu về
“Thực trạng cải cách hành chính từ năm 2010 đến 10 tháng đầu năm 2013;
nhiệm vụ, giải pháp thực hiện đến năm 2015” tại huyện Thăng Bình.
II. Thực trạng cải cách hành chính ở Huyên Thăng Bình
Thực hiện chủ trương, chính sách tại các Nghị quyết của Đại hội Đảng
các cấp, công cuộc cải cách hành chính trong những năm qua đã góp phần quan
trọng vào sự nghiệp đổi mới, mở cửa, phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng thị trấn hội chủ nghĩa, nâng cao đời sống vật chất của nhân dân, làm cho
nhân dân tin tưởng hơn vào chế độ xã hội, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng,
sự gắn bó giữa nhân dân và chính quyền thân thiết hơn.
1.1 Những thành tựu trong cải cách hành chính ở thị trấn Vĩnh Tuy:


* Về thể chế hành chính:
Ban Chấp hành Đảng bộ thị trấn Vĩnh Tuy đã triển khai và thực hiện tốt
các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước theo các hệ thống văn bản
chính sách, pháp luật, các quan hệ hành chính, đảm bảo cho bộ máy hành chính
được thông suốt. Hệ thống thể chế hành chính trên các lĩnh vực từng bước được
1


đổi mới, trước hết là hình thành được thể chế kinh tế tương đối phù hợp với yêu
cầu phát triển nền kinh tế thị trường của địa phương. Các thể chế hành chính, cơ
cấu bộ máy tổ chức đã và đang được cải tiến theo hướng đơn giản, rõ ràng, tinh
gọn, ngày càng rộng mở đối với doanh nghiệp và nhân dân, chặt chẽ đối với cán
bộ, công chức xã.
Các quan hệ kinh tế, dân sự, hành chính được luật hoá, cởi bỏ thói quen
hành động cảm tính, suy luận chủ quan của cán bộ, công chức khi xử lý công
việc, chứng tỏ sự thay đổi về tư duy đã và đang diễn ra rất tích cực. Thói quen
nhờ đỡ các mối quan hệ quen biết để giải quyết công việc cho nhanh gọn của
người dân và doanh nghiệp cũng dần hạn chế bởi các chế định đã quy định chặt
chẽ thời hạn giải quyết công việc và có xu hướng rút dần thời gian xuống mức
thấp nhất.
* Về bộ máy tổ chức:
Chức năng hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ Ban nhân dân xã đã
có nhiều thay đổi tiến bộ. Cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền được sắp xếp điều
chỉnh, thay đổi theo hướng tinh gọn hơn, vận hành phát huy tác dụng, hiệu quả
tốt hơn, giảm số lượng đầu mối (nơi phát sinh các thủ tục hành chính). Vấn đề
tiền lương cũng được các cấp có thẩm quyền nhìn nhận một cách công bằng
hơn, chế độ tiền lương cũng được cải thiện từng bước, đây chính là cơ sở vật
chất quan trọng để thực hiện cải cách hành chính.
* Về đội ngũ cán bộ, công chức:
Hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính của xã đã

được nâng lên về mọi mặt cả về trình độ chính trị và chuyên môn. Việc quản lý,
sử dụng cán bộ, công chức được đổi mới từng bước theo Pháp lệnh Cán bộ,
công chức: Từ khâu tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá đến khen thưởng,
kỷ luật.. Nhận thức phần lớn của cán bộ, công chức xã đã có sự thay đổi cơ bản,
từ cách tư duy hành chính theo kiểu “hành dân” đó chuyển sang tư duy “phục
vụ”. Sự tiến bộ trong nhận thức đó trực tiếp tác động đến lề lối của cán bộ, công
chức của cấp lãnh đạo đến nhân viên khi thi hành công vụ. Việc tiếp công dân và
giải quyết các khiếu nại của dân được coi trọng hơn. Các cuộc gặp gỡ và giải
2


đáp các vướng mắc, kiến nghị của nhân dân, doanh nghiệp trên địa bàn thị trấn
đã được tổ chức thường xuyên hơn, được Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch
Uỷ Ban nhân dân xã tham dự, đã giải quyết trực tiếp các kiến nghị trong khuôn
khổ pháp luật quy định.
1.2 Những hạn chế yếu kém:
Vấn đề cải cách hành chính ở thị trấn Vĩnh Tuy đã được tiến hành nhiều
năm, tuy nhiên vẫn còn mang nặng dấu ấn “tàn dư” của cơ chế quản lý tập trung,
quan liêu, bao cấp, chưa đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi phải có cơ chế
quản lý thích hợp với thực tiễn, công cuộc đổi mới toàn diện, dân chủ hoá các
mặt của đời sống thị trấn hội, phát triển kinh tế thị trường; yêu cầu phát triển
một nền hành chính lấy mục đích phục vụ nhân dân, vì dân, cũng như hiệu lực,
hiệu quả quản lý hành chính chưa cao.
* Về thể chế hành chính:
Mặc dù thể chế hành chính đã được các cấp, các ngành tích cực ban hành,
sửa đổi, bổ sung, thay thế nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý hành chính
của từng địa phương. Tuy nhiên, về đến cơ sở khi triển khai thực hiện vẫn chưa
triệt để, không đồng bộ, chồng chéo, thiếu tính thống nhất; thủ tục hành chính
trên nhiều lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp; trật tự, kỷ cương chưa nghiêm. Nhiều
thủ tục hành chính còn rườm rà, nhiêu khê, đòi hỏi quá nhiều giấy tờ, phải qua

nhiều cửa, thiếu công khai đã gây phiền hà cho nhân dân, nhất là những người ít
hiểu biết về thủ tục hành chính. Các thủ tục hành chính đã cản trở, gây phiền hà
cho nhân dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, gây ra tệ cửa
quyền, thuận lợi cho nạn tham nhũng, lãng phí, làm giảm lòng tin của nhân dân
vào chính quyền. Ý thức chấp hành pháp luật hành chính của một bộ phận cán
bộ, công chức còn yếu, quen giải quyết công việc theo “lệ” chứ chưa theo luật.
* Về tổ chức, bộ máy hành chính:
Bộ máy hành chính của chính quyền cơ sở còn cồng kềnh, chức năng còn
chồng chéo, chưa rõ ràng, hạn chế hiệu lực và hiệu quả quản lý hành chính.
Chức năng, nhiệm vụ quản lý hành chính của chính quyền cơ sở trong nền kinh
tế thị trường chưa được xác định thật rõ, sự phân công giữa các đầu mối chưa
3


thật rành mạch, triệt để, cụ thể và phù hợp, dẫn đến hiệu lực, hiệu quả quản lý
thấp.
Bộ máy hành chính của thị trấn chưa thực sự gắn bó với dân, không nắm
chắc được những vấn đề nổi cộm trên địa bàn, lúng túng, bị động khi xử lý các
tình huống phức tạp.
Phương thức quản lý hành chính vừa tập trung quan liêu lại vừa phân tán,
chưa thông suốt; chưa có cơ chế, chính sách tài chính phù hợp với hoạt động của
cơ quan hành chính cấp xã.
* Về đội ngũ cán bộ, công chức:
Một bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều điểm yếu về phẩm chất,
tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn, ý thức nghề nghiệp chưa cao, tôn
trọng kỷ luật còn yếu; thái độ phục vụ nhân dân còn thấp, còn thờ ơ “lãnh cảm”
với dân, đặt mình ở vị thế ban phát quyền lợi cho dân. Những vấn đề đó làm
chính quyền ngày càng xa dân, làm giảm lòng tin của dân đối với chính quyền...
Nhìn chung chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới hiện nay. Về số lượng, thiếu
đội ngũ cán bộ có chất lượng cao, tận tuỵ với nghề, bố trí chưa đúng người,

đúng việc, bằng cấp và năng lực chưa tương xứng với chức danh...
3. Nguyên nhân:
3.1 Nguyên nhân của những thành tựu:
Ban Chấp hành Đảng bộ thị trấn đã quán triệt sâu sắc các Chỉ thị, Nghị quyết
và các quan điểm đổi mới của Đảng, tận dụng thời cơ, nắm vững quan điểm phát
triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa
phương, xây dựng Đảng là then chốt. Trong đó không thể không kể đến vấn đề
cải cách hành chính ở cơ sở.
Quá trình thực hiện cải cách hành chính ở cơ sở phải có tính thống nhất, tinh
gọn, xác định rõ chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận. Cải cách hành chính
phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, phù hợp với trình độ hiểu biết
về thủ tục hành chính của nhân dân địa phương, song vẫn đảm bảo đúng pháp
luật.

4


Sự phối hợp đồng bộ với tinh thần trách nhiệm cao giữa các ban, ngành, đoàn
thể và nhân dân trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện cải cách hành chính.
Nhờ vậy đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, trách nhiệm của
mỗi người dân trong việc cải cách hành chính của chính quyền cơ sở bước đầu
đã đạt được kết quả đáng khích lệ, góp phần thúc đẩy kinh tế - thị trấn hội nhập
và phát triển.
3.2 Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém:
Thực trạng hạn chế, yếu kém cải cách hành chính ở thị trấn trong thời gian
qua do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra.
Một là, nhận thức của một số cán bộ, công chức về vai trò và chức năng
quản lý của chính quyền cơ sở, về xây dựng, cải cách bộ máy hành chính trong
tình hình mới còn chưa được sửa đổi, thay thế triệt để cơ chế quan liêu, bao cấp
còn đè nặng lên nếp nghĩ, cách làm của không ít cán bộ, công chức; cuộc cải

cách chưa được chuẩn bị tốt về mặt tư tưởng.
Hai là, việc triển khai các nhiệm vụ về cải cách hành chính chưa được
tiến hành đồng bộ, các chế độ, chính sách về tổ chức và cán bộ, về tiền lương
còn nhiều điều chưa phù hợp, chưa tạo ra động lực thúc đẩy công cuộc cải cách.
Ba là, những thiếu sót trong công tác chỉ đạo của Uỷ Ban nhân dân xã
trong việc tiến hành cải cách hành chính; sự chỉ đạo thực hiện các chủ trương đã
đề ra thiếu kiên quyết và chưa thống nhất.
Bốn là, cải cách hành chính diễn ra chậm, thiếu sự kiểm tra, đánh giá sát
sao, nhiều hiện tượng tiêu cực phát sinh từ đội ngũ cán bộ, công chức phát hiện
xử lý chưa nghiêm minh, kịp thời làm giảm lòng tin của nhân dân vào chính
quyền.
Phần III: NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Tiếp tục cải cách, đổi mới hệ thống thể chế hành chính ở các lĩnh vực,
tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của công dân:

5


Một là, tập trung hoàn thiện thể chế về phương thức điều hành, tạo môi
trường pháp lý đồng bộ phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương, tạo động
lực cho các nền kinh tế phát triển.
Hai là, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hoá các thủ tục, các
giấy phép kinh doanh, hộ khẩu, công chứng ... phù hợp với tình hình thực tế của
địa phương và đúng pháp luật.
Ba là, công bố đầy đủ, kịp thời các văn bản pháp luật và thủ tục hành
chính tới cán bộ, công chức và nhân dân trên các phương tiện thông tin đại
chúng hoặc bằng văn bản tới các cơ quan, doanh nghiệp và các thôn bản trên địa
bàn xã .
2. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện bộ máy hành chính:
Một là, cải cách, kiện toàn, từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý

của bộ máy hành chính của chính quyền cấp xã .
Hai là, tiến hành điều chỉnh cơ cấu tổ chức, biên chế hoạt động của bộ
máy hành chính cấp thị trấn cải tiến, sắp xếp, bố trí và bố trí lại để bộ máy quản
lý được gọn nhẹ, năng động, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả bảo đảm sự điều
hành thống nhất từ cấp trên xuống cơ sở.
3. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở cơ sở phù hợp với yêu cầu quản
lý hành chính ở địa phương, tận tâm, tận tuỵ phục vụ nhân dân:
Để xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức có lập trường chính trị vững
vàng, trình độ chuyên môn và ý thức nghề nghiệp cao cần tiến hành tích cực một
số biện pháp sau:
Một là, tiến hành ngay công tác tuyển chọn, thu hút nhân tài; giảm biên
chế những cán bộ, công chức không đáp ứng yêu cầu; đào tạo và đào tạo lại để
thường xuyên nâng cao trình độ về mọi mặt cho đội ngũ cán bộ, công chức, bố
trí lại công việc phù hợp với năng lực và sở trường của từng người. Thường
xuyên có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cả về lý luận
chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ đáp ứng với yêu cầu đổi
mới hiện nay.

6


Hai là, làm chuyển biến và nâng cao ý thức thái độ, văn hoá hành chính
phục vụ nhân dân, thực hiện triệt để phương châm “dân biết, dân đề xuất, dân
bàn, dân quyết định, dân làm và dân kiểm tra”; tăng cường giám sát đội ngũ cán
bộ, công chức theo quy định của pháp luật, nâng cao vị trí giám sát của nhân
dân, của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đối với đội ngũ cán bộ, công chức
trong bộ máy chính quyền cấp xã .
Ba là, phải chuẩn hoá lại đội ngũ cán bộ, công chức nhằm thúc đẩy tiến
trình cải cách hành chính. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra “nóng” đối
với hoạt động công vụ của cán bộ, công chức trong một số lĩnh vực “nhạy cảm”

nhằm phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi tiêu cực, “hành dân”...tạo lòng tin
nhân dân đối với chính quyền cơ sở, làm cho chính quyền cơ sở và nhân dân
ngày càng gần nhau, dân chủ hoá hoạt động hành chính.
Phần IV: KẾT LUẬN
Thị trấn Vĩnh Tuy xác định việc cải cách hành chính là mục tiêu, đồng
thời là động lực trực tiếp thúc đẩy phát triển đời sống kinh tế - xã hội không chỉ
của thị trấn mà còn tạo môi trường liên kết, các hoạt động kinh tế, văn hoá trong
huyện, trong tỉnh. Cải cách hành chính không chỉ đơn giản nhằm giảm phiền hà,
tinh giảm thủ tục hành chính mà còn tạo môi trường thông thoáng, tạo đà cho sự
phát triển nhiều mặt, nhiều lĩnh vực khác nhau của thị trấn, trong đó thể hiện ở
việc góp phần không nhỏ vào phát triển mạnh mẽ nền kinh tế, thu hút vốn đầu
tư, tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại trong tỉnh và các
tỉnh bạn. Cải cách hành chính không tách rời sự lãnh đạo của Đảng, sự tham gia
đông đảo của các tầng lớp nhân dân. Mục tiêu cải cách hành chính không nhằm
ngoài mục tiêu xây dựng, hoàn thiện bộ máy hành chính cơ sở nói riêng và hoàn
thiện Nhà nước pháp quyền thị trấn hội chủ nghĩa, lấy nhân dân làm đối tượng
phục vụ. Cải cách hành chính được tiến hành đồng bộ ở các mặt: Cải cách thể
chế hành chính, cải cách bộ máy hành chính và chấn chỉnh đội ngũ cán bộ, công
chức hành chính trong bộ máy chính hành chính của chính quyền cơ sở.
7


Công cuộc cải cách hành chính ở thị trấn Vĩnh Tuy, không chỉ là công
việc của bộ máy hành chính cơ sở mà phải có sự lãnh đạo thường xuyên và trực
tiếp của Đảng; phải có vai trò tích cực, gương mẫu của cán bô, công chức thị
trấn nhằm sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những thủ tục hành chính không còn phù
hợp, cũng như giám sát các cơ quan, cán bộ, công chức trong việc chấp hành thủ
tục hành chính đã ban hành. Người dân sẽ cảm nhận hiệu quả của việc cải cách
hành chính từ chính khả năng, thái độ làm việc của cán bộ, công chức hành
chính, những người trực tiếp đóng vai trò quan trọng trong công cuộc cải cách

hành chính. Cho nên, không chỉ là cải tạo cơ sở vật chất, loại bỏ thủ tục rườm rà,
không cần thiết, làm trong sạch bộ máy hành chính...cải cách hành chính còn là
việc nâng cao khả năng chuyên môn, nghiệp vụ và tư tưởng cho bộ máy nhân sự
trong cơ quan hành chính./.
Vĩnh Tuy, ngày 10 tháng 6 năm 2013
Người viết

Vũ Thế Công

8



×