Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Kết quả thực hiện chương trình cải cách hành chính từ năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.51 KB, 16 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN THĂNG BÌNH
Số:

/BC-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thăng Bình, ngày

tháng năm 2013

BÁO CÁO
Kết quả thực hiện chương trình cải cách hành chính từ năm 2010
đến 10 tháng đầu năm 2013; nhiệm vụ, giải pháp
thực hiện đến năm 2015
Thực hiện Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính
phủ về thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 2010; Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ về Chương
trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, Kế hoạch cải cách hành
chính hàng năm của UBND tỉnh Quảng Nam và UBND huyện; Ủy ban nhân dân huyện
báo cáo kết quả thực hiện công tác CCHC từ năm 2010 đến 10 tháng đầu năm 2013 và đề
ra các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục thực hiện đến năm 2015 như sau:
I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH
1. Ban hành văn bản và tổ chức chỉ đạo thực hiện
- Năm 2010 là năm cuối thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà
nước giai đoạn 2001 – 2010 theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của
Thủ tướng Chính phủ, trong 10 năm thực hiện chương trình cải cách hành chính, trên cơ
sở các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Uỷ ban nhân dân huyện đã ban hành Quyết định
thành lập Ban Chỉ đạo cải cách hành chính huyện do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm
Trưởng ban và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị làm thành viên. Sau khi thành lập, Ban chỉ
đạo đã kịp thời ban hành kế hoạch và quy chế hoạt động, tham mưu UBND huyện ban


hành Quyết định thành lập Tổ chuyên trách giúp việc cho Ban chỉ đạo, phân công các
thành viên theo dõi từng cơ quan, đơn vị để phối hợp triển khai thực hiện; chỉ đạo các xã,
thị trấn triển khai thực hiện cải cách hành chính. Đồng thời, triển khai quán triệt trong đội
ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, qua đó đã tạo sự chuyển biến rõ rệt trong
nhận thức về tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính nhà nước trong tình hình
mới, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm của từng cơ quan, đơn vị, địa phương và từng
CBCCVC để từ đó tạo bước chuyển biến, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống
chính trị, đổi mới nội dung, phương thức, lề lối, tác phong làm việc góp phần nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính.
Ngày 08 tháng 11 năm 2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30c/NQ-CP về
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, nhằm tiếp tục
triển khai và đẩy mạnh công tác cải cách hành chính giai đoạn 10 năm tiếp theo. Trên cơ
sở Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 – 2015 và tình hình
thực tế tại địa phương, kế thừa những kết quả đã đạt được sau giai đoạn 10 năm thực hiện
chương trình cải cách hành chính, UBND huyện đã ban hành Quyết định số 710/QĐUBND về việc phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính của huyện giai đoạn 2011 – 2015,
1


đồng thời ban hành Kế hoạch cải cách hành chính hàng năm triển khai, cụ thể hoá các
mục tiêu, nhiệm vụ trong công tác cải cách hành chính tại địa phương.
2. Về tổ chức, chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính
- Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND huyện về công tác cải cách hành
chính, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị từ huyện đến xã, thị trấn tổ chức thực
hiện đầy đủ, nghiêm túc kế hoạch và chương trình hành động nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý của bộ máy nhà nước tại địa phương.
- Triển khai thực hiện Quyết định số 3960/QĐ-UBND ngày 05/12/2011 của UBND
tỉnh về ban hành danh mục và thời hạn giải quyết các thủ tục hành chính thực hiện theo cơ
chế một cửa tại huyện và các xã, thị trấn; triển khai thực hiện Quyết định số 1481/QĐUBND ngày 09/5/2012 của UBND tỉnh về ban hành quy định tiếp nhận, giải quyết hồ sơ
thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn
tỉnh; Quyết định số 2229/QĐ-UBND ngày 09/7/2012 của UBND tỉnh Quảng Nam Quy

định về việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân theo cơ
chế “một cửa” tại UBND các huyện, thành phố.
- Triển khai thực hiện Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 12/10/2012 của Chủ tịch
UBND tỉnh về tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, nâng cao hiệu quả sử dụng thời
gian làm việc trong các cơ quan, đơn vị. Đồng thời, UBND huyện đã ban hành các Chỉ thị
như: Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 28/4/2011 về nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán
bộ, công chức, viên chức trong thực hiện Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; tăng
cường kỷ cương, kỷ luật hành chính và Chỉ thị số 05/2011/CT-UBND ngày 24/10/2011 về
việc cấm hút thuốc lá nơi làm việc và nơi công cộng trong nhà.
- Thực hiện việc niêm yết công khai các quy định về thủ tục hành chính theo quy
định tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá
nhân.
3. Về kiểm tra cải cách hành chính
Bên cạnh việc chỉ đạo triển khai đồng bộ công tác cải cách hành chính, việc kiểm
tra, giám sát cũng được chỉ đạo thực hiện nghiêm túc. Trong năm 2012 và năm 2013, Uỷ
ban nhân dân huyện đã ban hành quyết định thành lập các đoàn kiểm tra công tác cải cách
hành chính tại các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc huyện.
Đến tháng 10/2013, đã tiến hành kiểm tra tại 10 xã, thị trấn và các cơ quan thuộc
huyện. Các địa phương được kiểm tra đều có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được giao,
hướng dẫn thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và công dân đến liên hệ
giải quyết công việc; công tác tự kiểm tra được quan tâm hơn nên số hồ sơ giải quyết
đúng hạn và trước hạn tăng. Đoàn kiểm tra đã phát hiện và yêu cầu khắc phục tình trạng
chậm cập nhật, giải quyết thủ tục hành chính theo quy định mới đã có hiệu lực, tiếp nhận
và giải quyết thủ tục chưa đúng thẩm quyền, giải quyết hồ sơ trễ hẹn...
Trong năm 2013, thực hiện Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 22/10/2012 của Chủ tịch
UBND tỉnh Quảng Nam về tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, UBND huyện đã
ban hành Quyết định số 349/QĐ-UBND ngày 25/3/2013 về thành lập Tổ kiểm tra, giám
sát việc thực hiện Chỉ thị 22/CT-UBND và tiến hành tổ chức kiểm tra đột xuất tại các cơ
quan, đơn vị địa phương thuộc huyện về chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính trong
thực thi công vụ.

2


II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
1. Về cải cách thể chế
1.1. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
UBND huyện Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn chuyên môn,
nghiệp vụ cho đội ngũ công chức Tư pháp – Hộ tịch và Văn phòng – Thống kê các xã, thị
trấn trên địa bàn huyện. Tập trung chỉ đạo tăng cường, nâng cao chất lượng xây dựng văn
bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND huyện và UBND xã, thị trấn, cụ thể trong
hơn 3 năm HĐND và UBND đã ban hành 28 văn bản quy phạm pháp luật (có danh sách
cụ thể kèm theo phụ lục):
1.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật tại địa phương
Công tác xây dựng, ban hành và rà soát các văn bản quy phạm pháp luật được triển
khai, thực hiện nghiêm túc, bảo đảm đúng quy trình, quy định của Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Thực hiện tốt các quy định
về xây dựng, thẩm định, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân huyện, xã, thị trấn, cụ thể trong hơn 3 năm qua đã kiểm tra theo
thẩm quyền 183 văn bản, thẩm định 18 văn bản, góp ý 10 văn bản và tự kiểm tra và đề
nghị xử lý 1 văn bản (có danh sách cụ thể kèm theo phụ lục)
Ngoài ra, đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ
thống hóa văn bản QPPL cho đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch thuộc UBND các xã,
thị trấn.
2. Cải cách thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế một cửa
2.1. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước
theo quy định của UBND tỉnh và các sở, ban, ngành
UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã thị trấn tiếp tục tham
mưu việc đơn giản hoá, nâng cao chất lượng thủ tục hành chính được quy định trong văn
bản theo thẩm quyền; đẩy mạnh thực hiện cải cách TTHC (một số lĩnh vực trọng tâm):
thực hiện lựa chọn, rà soát thủ tục hành chính và hệ thống các văn bản quản lý trong lĩnh

vực đăng ký quyền sử dụng đất, tư pháp – hộ tịch, cấp phép xây dựng.. làm cơ sở thực
hiện cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính và hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý
thuộc thẩm quyền của địa phương.
2.2. Kiểm soát thủ tục hành chính
- UBND huyện thực hiện tốt công tác kiểm soát việc ban hành mới văn bản đảm bảo
thủ tục hành chính của cấp có thẩm quyền. Văn phòng HĐND & UBND huyện, Phòng Tư
pháp đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị trong việc tham gia ý kiến đối với các
dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền
ban hành của UBND huyện.
- Triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, kế hoạch
thực hiện rà soát thủ tục hành chính trọng tâm theo quy định của UBND tỉnh.
UBND huyện đã yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các xã, thị trấn tiếp tục tập trung chỉ đạo, quán triệt nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính
tại cơ quan, đơn vị, địa phương, đơn giản hóa thủ tục hành chính và các quy định có liên
quan; thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản
quy phạm pháp luật để kịp thời xóa bỏ hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xóa bỏ những thủ
3


tục hành chính không còn phù hợp; đảm bảo việc niêm yết công khai, minh bạch, đầy đủ
các thủ tục hành chính tại nơi giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức.
- Công khai thủ tục hành chính
Bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ của huyện, UBND các xã, thị trấn đã thực hiện
niêm yết công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương tại trụ
sở làm việc theo đúng quy định.
2.3. Thực hiện cơ chế một cửa:
Thực hiện Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính
phủ về ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một của liên thông” tại cơ
quan hành chính Nhà nước ở địa phương, Uỷ ban nhân dân huyện tiến hành củng cố tổ
chức hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện, xây dựng và hoàn chỉnh

quy trình tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ. Kết quả bộ phận một cửa của huyện đã có những
chuyển biến tích cực trong việc giải quyết công việc, cụ thể: quy trình và thời gian giải
quyết hồ sơ được rút ngắn hơn so với quy định, thể hiện sự công khai minh bạch trong các
hoạt động của cơ quan công quyền, khắc phục được tình trạng sai hẹn kéo dài, xác định rõ
địa chỉ cần thiết giao dịch cho người dân khi đến cơ quan công quyền, các ngành chức
năng và cán bộ tham gia bộ phận một cửa đã từng bước nâng cao vai trò, trách nhiệm
trong thực thi công vụ. Các xã, thị trấn đã thực hiện nghiêm túc cơ chế “một cửa” trong
việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, thủ tục cho tổ chức, công dân, tiêu biểu như xã Bình Đào,
Bình Định Bắc, Bình Giang…
- Tại Bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ của huyện trong các năm qua đã tiếp nhận
và xử lý đúng quy trình, thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế “một cửa” trên các lĩnh
vực như: Tư pháp - Hộ tịch, Đất đai, Thương binh và xã hội, Đăng ký kinh doanh, Kế
hoạch - tài chính…bước đầu đem lại sự hài lòng và thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân
đến giao dịch công việc.
Trong hơn 3 năm, kết quả thực hiện tiếp nhận và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và
trả hồ sơ của huyện với 17.522 hồ sơ các loại (có danh sách cụ thể kèm theo phụ lục).
3. Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
- UBND huyện đã tập trung tăng cường củng cố, kiện toàn đội ngũ CBCCVC các
phòng, ban thuộc huyện; sắp xếp, bố trí, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo các phòng, ban như bổ
nhiệm lần đầu, bổ nhiệm lại, điều động cán bộ lãnh đạo các đơn vị; rà soát, giao chỉ tiêu
hợp đồng cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trực thuộc để kịp thời giải quyết
tốt công việc tại các cơ quan, đơn vị. Đã bổ nhiệm, bổ nhiệm lại 44 trường hợp từ Phó
trưởng phòng và tương đương trở lên, cụ thể:
+ Năm 2010: Bổ nhiệm mới 2 Phó trưởng phòng và tương đương
+ Năm 2011: Bổ nhiệm mới 3 Trưởng phòng và tương đương, 8 Phó phòng và
tương đương. Bổ nhiệm lại 1 Trưởng phòng và 1 Phó phòng và tương đương
+ Năm 2012: Bổ nhiệm mới 6 Phó phòng và tương đương, bổ nhiệm lại 1 Trưởng
phòng và tương đương.
+ 10 tháng đầu năm 2013: Bổ nhiệm mới 2 Trưởng phòng và tương đương, 4 Phó
phòng và tương đương, bổ nhiệm lại 16 trường hợp Trưởng, phó phòng và tương đương.

+ Trong năm 2010, UBND huyện đã trình UBND tỉnh ban hành Quyết định thành
lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và cơ chế tài chính của Trung tâm Phát
4


triển quỹ đất huyện. Năm 2011, đã trình tỉnh ban hành Quyết định thành lập Trung tâm
Phát triển cụm Công nghiệp, Thương mại và dịch vụ. Năm 2013 đã trình UBND tỉnh
thành lập Trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện.
- Để tăng cường phân cấp trong hoạt động quản lý, UBND huyện đã ban hành Công
văn số 431/UBND-NV ngày 09/7/2012 về việc uỷ quyền cho Chủ tịch UBND xã, thị trấn
quyết định bổ nhiệm những người hoạt động không chuyên trách xã, thị trấn, trên cơ sở
thẩm định của phòng Nội vụ.
- Các đơn vị sự nghiệp được trao cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính,
khuyến khích phát triển xã hội hoá các hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công ở các lĩnh vực
giáo dục đào tạo, văn hoá, thể dục thể thao...;
- Đang tiến hành chỉ đạo xây dựng Đề án xác định vị trí việc làm tại các cơ quan
hành chính và đơn vị sự nghiệp theo tinh thần Nghị định 36/CP và Nghị định 41/CP.
4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
4.1. Thực hiện các quy định về quản lý cán bộ, công chức
Căn cứ chỉ tiêu giao biên chế hàng năm của UBND tỉnh, UBND huyện đã phân bổ
chỉ tiêu biên chế hành chính, sự nghiệp cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc. Các cơ quan,
đơn vị đã bố trí, sử dụng biên chế được giao phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, cơ bản
phát huy tốt trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.
UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 19/3/2012 về việc
thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức theo Nghị định
158/CP. Kết quả đã chuyển đổi trong phạm vi cơ quan, đơn vị, địa phương: 02 người (phụ
trách bộ phận tổ chức cán bộ phòng Nội vụ). Chuyển đổi vị trí công tác ngoài phạm vi cơ
quan, đơn vị 52 kế toán đơn vị và 03 công chức địa chính xã, thị trấn.
Kịp thời thực hiện giải quyết chế độ nâng lương, nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc
cho CBCCVC, cán bộ, công chức xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

4.2. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Trong các năm qua đã cử nhiều cán bộ, công chức cơ sở tiếp tục đi học các lớp đại
học, trong đó có 2 lớp Đại học mở tại huyện với số lượng 139 CBCC đã tốt nghiệp, hiện
nay vẫn còn 1 lớp Đại học đang học tại huyện với số lượng 65 CBCC, 01 lớp Cao đẳng
hành chính với 63 người; có 6 CBCC đang theo học các lớp Cao học.
Đồng thời, thường xuyên cử CB,CC đi học các lớp bồi dưỡng QLNN, bồi dưỡng
kiến thức và kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND, kỹ năng giao tiếp cho công chức
CBCC nhất là CBCC xã, thị trấn; phối hợp với Ban Tổ chức Huyện uỷ thẩm tra và xét sơ
tuyển các ứng viên đủ điều kiện tham gia Đề án 500 khoá I và II của huyện với 36 học
viên, đã bố trí cho 16 học viên tốt nghiệp Đề án 500, khoá I về địa phương công tác, hiện
nay đang trình tỉnh xét hồ sơ các học viên khóa III.
5. Cải cách tài chính công
Tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế quản lý đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự
nghiệp công lập:
- Về thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ, về
chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối
với các cơ quan nhà nước: đã có 12 phòng ban và 22 xã, thị trấn thực hiện.
5


- Về thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy
định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế
và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập:
+ Khối UBND huyện: có 07 đơn vị và khối giáo dục có 74 đơn vị thực hiện giao tự
chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP.
Các đơn vị được thực hiện giao quyền tự chủ đã xây dựng và thực hiện Quy chế chi
tiêu nội bộ theo quy định.
6. Hiện đại hóa nền hành chính
6.1. Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước tại địa
phương

Công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan đơn vị, địa
phương được quan tâm chú trọng, các đơn vị đều trang bị máy vi tính. Có một số cơ quan
đã ứng dụng phần mềm trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Có kết nối mạng nội bộ
cũng như mạng Internet để trao đổi thông tin nhanh giữa các cơ quan đơn vị.
-UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai ứng dụng công nghệ thông
tin vào hoạt động quản lý nhà nước, tăng cường sử dụng mạng nội bộ, kết nối Internet; tỷ
lệ cán bộ, công chức, viên chức dùng thư điện tử để trao đổi, xử lý công việc đạt tỷ lệ cao
góp phần thực hiện mạnh mẽ các nội dung cải cách hành chính, hiện đại hóa công sở, tin
học hóa trong quản lý hành chính.
6.2. Về áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
Thực hiện Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 của Chính phủ và các
văn bản hướng dẫn của tỉnh, UBND huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ Thư ký xây
dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000 trên địa
bàn huyện. Theo yêu cầu cần nâng cấp áp dụng hệ thống ISO theo tiêu chuẩn mới (theo
Quyết định số 1318/QĐ-UBND ngày 24/4/2012 thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ Thư ký xây
dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008 trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam), trong kế hoạch cải cách hành chính năm 2013 huyện đã đề ra kế hoạch
tiến hành xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong các cơ quan hành chính
theo tiêu chuẩn 9001 – 2008 thay thế cho hệ thống quản lý chất lượng cũ 9001 – 2000.
Hiện nay UBND huyện đã ban hành Quyết định số 1305/QĐ-UBND ngày 01/10/2013 về
việc thành lập Ban chỉ đạo xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn TCVN 9001 – 2008 huyện Thăng Bình và Quyết định số 1553/QĐ-UBND
ngày 12/11/2013 về việc bổ nhiệm đại diện lãnh đạo về chất lượng trong quá trình xây
dựng áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN 9001 – 2008
huyện Thăng Bình.
6.3. Tình hình triển khai xây dựng trụ sở cơ quan hành chính ở địa phương
Thực hiện Quyết định số 1441/QĐ-TTg ngày 06/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ
về kế hoạch đầu tư trụ sở cấp xã bảo đảm yêu cầu CCHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý của bộ máy nhà nước. Trong hơn 03 năm qua, huyện đã triển khai xây dựng mới 4
trụ sở xã, thị trấn và đưa vào sử dụng (Bình Giang, Bình Sa, Bình Hải, TT Hà Lam).

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Ưu điểm
6


- Trên cơ sở tình hình thực tế của huyện, Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn
2011-2015 và Kế hoạch hàng năm của tỉnh. UBND huyện đã kịp thời ban hành Kế hoạch
cải cách hành chính của huyện nhằm cụ thể hóa, chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị,
địa phương thuộc huyện xây dựng Kế hoạch cải cách hành chính và thực hiện chế độ báo
cáo theo quy định, nên trong thời gian qua công tác cải cách hành chính của huyện được
triển khai cơ bản đồng bộ trên tất cả các nội dung, thực hiện được nhiều công việc, từng
bước đi vào chiều sâu, đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện trên các mặt:
- Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã góp phần tạo ra hành lang pháp
lý, tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội, nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý nhà nước.
- Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
huyện được điều chỉnh, sắp xếp cơ bản phù hợp, hoạt động có hiệu quả.
- Kỷ luật, kỷ cương hành chính được tăng cường; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
công chức được coi trọng nên chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từng bước
được nâng lên, thể hiện được ý thức trách nhiệm, thái độ phục vụ đối với nhân dân.
- Việc thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính trong các cơ quan
hành chính nhà nước đã giúp các đơn vị, địa phương chủ động điều hành công việc,
nhiệm vụ được giao, từng bước tăng thêm thu nhập cho cán bộ, công chức; giao quyền tự
chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập đã tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động
sử dụng nguồn kinh phí ngân sách giao, tích cực khai thác nguồn thu hợp pháp, đáp ứng
nhiệm vụ chính trị cũng như cung cấp các loại hình dịch vụ theo nhu cầu của xã hội, nâng
cao ý thức chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả.
- Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước đạt được
một số kết quả nhất định như: ứng dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành, phần
mềm một cửa điện tử.v.v… đã tạo tiền đề cho việc áp dụng phương pháp mới vào công

tác quản lý hành chính nhà nước.
2. Những tồn tại, hạn chế
Mặc dù công tác cải cách hành chính trong các năm qua được UBND huyện tập
trung chỉ đạo triển khai thực hiện. Tuy nhiên so với yêu cầu thì công tác cải cách hành
chính vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, đó là:
- Một số cơ quan, đơn vị, địa phương ban hành chậm hoặc không ban hành kế
hoạch cải cách hành chính hàng năm. Nội dung kế hoạch còn chung chung, chưa căn cứ
vào tình hình thực tế của đơn vị, địa phương để xác định những nhiệm vụ trọng tâm, giải
pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả cải cách hành chính như: xã Bình Lãnh, Bình Hải,
Bình Quế…
- Công tác tham mưu ban hành văn bản QPPL của một số phòng, ban còn chậm,
chưa đảm bảo quy trình thủ tục, sai về thể thức, kỹ thuật trình bày, soạn thảo theo quy
định.
- Việc niêm yết công khai thủ tục hành chính tại UBND xã, thị trấn còn mang tính
hình thức, không đúng quy định (qua kết quả kiểm tra cải cách hành chính tại 10 địa
7


phương đều niêm yết không đúng và đầy đủ Bộ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả)
- Cơ chế “một cửa” tuy đã được triển khai ở tất cả các địa phương nhưng việc thực
hiện ở một số nơi còn chưa tốt và đầy đủ, chưa đáp ứng nhu cầu của công dân và tổ chức.
Một số địa phương chưa thật sự quan tâm đến chất lượng hoạt động, thiếu kiểm tra, đôn
đốc, chỉ đạo; cơ sở vật chất ở bộ phận tiếp nhận và hoàn trả kết quả ở một số địa phương
chưa đảm bảo; việc tiếp nhận hồ sơ, lập giấy biên nhận, mở sổ sách theo dõi chưa tuân thủ
chặt chẽ theo quy định. Công tác bố trí cán bộ làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả ở một số địa phương còn bất cập về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ dẫn đến việc giải
quyết hồ sơ, thủ tục cho công dân, tổ chức chưa kịp thời.
- Công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật được triển khai thực hiện
nhưng chưa thực sự hiệu quả, còn mang tính chung chung, thiếu chương trình, kế hoạch

cụ thể. Số lượng các văn bản đã được kiểm tra, xử lý chưa cao.
- Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế về kiến thức pháp luật,
nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng hành chính, văn hóa công sở, quy tắc ứng xử, đạo đức
công vụ, trình độ tin học; chất lượng tham mưu, đề xuất và giải quyết công việc còn yếu.
- Việc đánh giá công chức hàng năm vẫn còn nhiều hạn chế, như: đánh giá cán bộ,
công chức chưa gắn với kết quả thực hiện công việc, còn nể nang, thiếu kiên quyết; các
tiêu chí đánh giá còn nặng sự định tính, tập trung nhiều vào các nội dung chính trị - tư
tưởng mà ít căn cứ vào kết quả công việc cụ thể, do đó chưa đánh giá chính xác được chất
lượng thực thi nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức.
- Công tác thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm còn một số tồn tại như: quy
chế chi trả thu nhập tăng thêm còn mang tính bình quân, chưa có cơ chế trả thu nhập tăng
thêm theo kết quả, năng suất lao động nên không tạo được động lực cho mỗi cá nhân.
- Vệc ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước và phục vụ tổ
chức, công dân còn hạn chế; Việc triển khai xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý theo
tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 thay thế phiên bản ISO 9001: 2000 còn chậm so với quy định.
- Trụ sở làm việc, nhất là diện tích dành cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở nhiều
địa phương còn chưa bảo đảm theo yêu cầu tại Quyết định 93/2007/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ. Một số xã chưa bố trí được phòng làm việc độc lập cho bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả hoặc có bố trí nhưng không bảo đảm diện tích, trang thiết bị làm việc
theo quy định.
3 Nguyên nhân tồn tại, hạn chế
- Cải cách hành chính là công việc khó khăn, phức tạp, nhiều lực cản. Tuy được xác
định là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên nhưng khâu tổ chức triển khai thực hiện chưa đồng bộ.
Người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thực sự vào cuộc, chỉ đạo quyết liệt,
thậm chí có nơi còn khoán trắng cho bộ phận chuyên môn. Xác định cải cách hành chính là
nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp, nhưng hàng năm chưa lấy kết
quả cải cách hành chính làm tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người
đứng đầu;
8



- Nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức về vai trò, ý nghĩa của
công tác cải cách hành chính chưa sâu nên công tác tham mưu và tổ chức thực hiện chưa
đạt kết quả cao;
- Việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông còn nhiều khó khăn do
một số thủ tục hành chính còn những bất cập trong cơ sở pháp lý. Khối lượng công việc
của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương ngày càng nhiều, trong khi biên chế
hành chính ít nên hầu hết công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đều
thực hiện nhiệm vụ theo chế độ kiêm nhiệm nên chất lượng tiếp nhận, giải quyết TTHC
một số đơn vị chưa đáp ứng nhu cầu của tổ chức và công dân.
- Sự phối hợp giữa các phòng, ban với UBND các xã, thị trấn trong việc thực hiện
các nhiệm vụ còn thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ và hiệu quả.
- Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn chưa đồng đều, có
nơi còn yếu; tính chuyên nghiệp và chuyên sâu, kỹ năng hành chính của cán bộ, công
chức còn thấp, vẫn còn tình trạng thừa về số lượng, nhưng lại thiếu công chức có năng lực
làm việc, đáp ứng yêu cầu.
Do ngân sách còn khó khăn nên việc đầu tư kinh phí bảo đảm cho việc triển khai,
thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước và hiện đại hóa nền hành chính
chưa đáp ứng với yêu cầu đề ra.
4. Bài học kinh nghiệm:
- Cải cách hành chính là một lĩnh vực khó, thường xuyên và lâu dài, do đó phải có
sự chỉ đạo đồng bộ cả hệ thống chính trị từ huyện đến xã, thị trấn, từ cấp uỷ đến chính
quyền phải có quyết tâm mới đạt được kết quả mong muốn, đặc biệt là nhận thức và sự
chỉ đạo của người đứng đầu, vì thực sự đây được xem như là một cuộc đấu tranh quyết
liệt với sự bảo thủ trì trệ để đi đến mục tiêu xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong
sạch, vững mạnh và từng bước hiện đại theo kế hoạch, lộ trình chung của tỉnh, huyện đã
đề ra.
- Để đảm bảo thực hiện tốt công tác cải cách hành chính cần xây dựng đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có
tính chuyên nghiệp cao, tận tụy, công tâm phục vụ nhân dân, nhất là cán bộ, công chức

trực tiếp tham mưu giải quyết các thủ tục hành chính đối với công dân và tổ chức.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nội dung, chương trình
cải cách hành chính của địa phương, đơn vị. Qua kiểm tra kịp thời phát hiện chấn chỉnh và
kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp đơn vị, địa phương không triển khai kế hoạch
cải cách hành chính hàng năm, cán bộ, công chức không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, có biểu hiện hạch sách, nhũng nhiễu trong thực thi
công vụ.
- Để làm tốt công tác Cải cách hành chính cần phải được trang bị đầy đủ điều kiện
về cơ sở vất chất và kinh phí: đây là yêu tố quan trọng để thực hiện thành công chương
trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020 và chương trình cải
cách hành chính của tỉnh, huyện giai đoạn 2011-2015 và những năm tiếp theo.
9


IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN VỀ CẢI CÁCH HÀNH
CHÍNH ĐẾN NĂM 2015
1. Nhiệm vụ
a. Về cải cách thể chế:
- Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 22/5/2013
của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách
hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020. Theo đó, người đứng đầu cơ quan hành chính
nhà nước các cấp chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình tổng thể
cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020; chương trình cải cách hành chính
của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 và kế hoạch cải cách hành chính hàng năm của tỉnh, của
huyện đảm bảo chất lượng. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá nghiêm túc, trung
thực, khách quan kết quả thực hiện cải cách hành chính theo quy định.
Lấy kết quả cải cách hành chính hàng năm là cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành
nhiệm vụ, năng lực lãnh đạo, điều hành và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành
chính nhà nước các cấp và là một trong những tiêu chí đánh giá, bình xét danh hiệu thi
đua, hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân.

- Hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của
huyện. Nâng cao chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trước hết là cải tiến
quy trình xây dựng và ban hành các văn bản QPPL đảm bảo tính hợp pháp, đồng bộ và
khả thi của hệ thống văn bản, thực hiện đánh giá tác động của văn bản trước và sau khi
ban hành, nâng cao chất lượng thẩm định văn bản QPPL.
b. Về cải cách thủ tục hành chính:
- Thường xuyên rà soát, đơn giản và kiến nghị cấp có thẩm quyền thực hiện đơn
giản hóa thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, trọng tâm là những
thủ tục hành chính còn phiền hà, liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp. Những
lĩnh vực tập trung là: Đầu tư; đất đai; xây dựng; thuế và các lĩnh vực khác theo yêu cầu
thực tiễn.
- Cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước, các ngành, các
cấp và trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước.
- Công bố công khai, minh bạch tất cả thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải
quyết của địa phương, đơn vị bằng nhiều hình thức thiết thực, thích hợp; các thủ tục hành
chính được bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới được công bố cập nhật đúng quy định
của Chính phủ.
- Đặt yêu cầu cải cách thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật, thường xuyên rà soát thủ tục hành chính theo quy định, xây dựng quy
trình, thời gian giải quyết để thực hiện thống nhất trong toàn huyện đảm bảo phù hợp với
thực tiễn và điều kiện cụ thể của từng ngành, từng cấp. Tăng cường đối thoại giữa cơ quan
hành chính nhà nước với doanh nghiệp và công dân; mở rộng dân chủ, công khai các
chuẩn mực, các quy định thủ tục hành chính để nhân dân giám sát việc thực hiện.
10


- Tiếp tục triển khai đồng bộ, nâng cao chất lượng và thực hiện có hiệu quả cơ chế
một cửa để giải quyết công việc của tổ chức và công dân tại UBND huyện và các xã, thị
trấn theo quy định. Triển khai thực hiện cơ chế một cửa liên thông ở một số lĩnh vực cần
thiết như: lĩnh vực đầu tư, đất đai, đăng ký kinh doanh, lao động, thương binh và xã hội.

- Đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
theo quy định. Hoàn chỉnh và triển khai phần mềm một cửa điện tử tại UBND huyện.
- Triển khai thực hiện việc tự đánh giá chấm điểm để xác định chỉ số cải cách hành
chính của cấp huyện. Điều tra, khảo sát mức độ hài lòng của công dân, doanh nghiệp đối
với dịch vụ hành chính công trên địa bàn huyện. Đồng thời triển khai thực hiện thí điểm
tiến đến tổng kết, nhân rộng trên toàn huyện về trả kết quả 1 số loại hồ sơ đến tận nhà cho
người dân.
c. Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
- Tiến hành kiểm tra rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ
chức và biên chế hiện có của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, trên cơ
sở đó điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, sắp xếp lại các cơ quan, đơn
vị nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống hoặc trùng lắp về chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn.
- Đẩy mạnh phân cấp quản lý giữa UBND huyện với UBND các xã, thị trấn, đảm
bảo tương ứng giữa nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm, đồng bộ với nguồn lực, phù hợp
với năng lực của cán bộ, công chức xã, thị trấn, đồng thời đề cao vai trò chủ động, tinh
thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức.
d. Về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức:
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản
lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân thông qua
các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp.
- Thực hiện đúng quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, đảm bảo công khai,
minh bạch, công bằng, chọn người có đủ tiêu chuẩn, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên
môn vào cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; bố trí, phân công
cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với trình độ, năng lực và sở trường công tác.
- Trên cơ sở kiểm tra, rà soát xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng
cơ quan, đơn vị xây dựng cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức hợp lý gắn với vị trí việc
làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp theo Nghị định 36/CP và Nghị
định 41/CP.
- Triển khai kịp thời các quy định về chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên

chức như chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, hưu trí, thôi việc…
- Xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức xã, thị trấn đảm bảo đáp ứng các
yêu cầu về số lượng, có cơ cấu hợp lý, chất lượng tốt, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
đạt chuẩn theo quy định. Đồng thời bố trí, sắp xếp và động viên số cán bộ, công chức
không đủ chuẩn nghỉ hưu trước tuổi và nghỉ thôi việc một lần theo quy định.
11


- Tiếp tục nâng cao việc thực hiện trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo
đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
e. Cải cách tài chính công:
- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên
chế, kinh phí tài chính đối với cơ quan hành chính; đổi mới cơ chế tài chính của các đơn
vị sự nghiệp công lập.
- Động viên, phân phối và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội của huyện; thực hiện cân đối ngân sách cho đầu tư phát triển.
- Nâng cao tính chủ động, quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị trong việc quản
lý, sử dụng kinh phí ngân sách và với vấn đề tài chính của mình.
g. Hiện đại hóa nền hành chính:
Triển khai nâng cấp trang thông tin điện tử của huyện, từng bước mở rộng đến xã, thị
trấn.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành
chính nhà nước để phấn đấu tiến tới các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ
quan hành chính nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử; cán bộ, công chức, viên
chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc, bảo đảm dữ liệu điện tử
phục vụ hầu hết các hoạt động trong các cơ quan hành chính nhà nước.
Tiếp tục triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu cuẩn
ISO 9001 – 2008. Phấn đấu công nhận đạt chất lượng trong quý I/2014.
Tăng cường đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp trụ sở các cơ quan hành chính, đảm
bảo yêu cầu cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà
nước, đặt biệt là đối với trụ sở xã, thị trấn theo Quyết định 1441/QĐ-TTg ngày

06/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đầu tư trụ sở cấp xã.
2. Giải pháp
a. Tăng cường công tác chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính thống nhất, đồng
bộ từ huyện đến các phòng, ban và UBND các xã, thị trấn.
Thủ trưởng các phòng, ban chuyên môn trực thuộc UBND huyện, Chủ tịch UBND
các xã, thị trấn chịu trách nhiệm chỉ đạo thống nhất việc thực hiện công tác cải cách hành
chính trong phạm vi quản lý của mình; xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng
tâm, xuyên suốt; xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể trong từng thời gian, từng lĩnh vực;
phân công rõ trách nhiệm của từng cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường kiểm tra,
đôn đốc thực hiện công tác cải cách hành chính. Mỗi cán bộ, công chức, viên chức phải
nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
b. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến về công tác cải cách hành
chính đến từng cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.
c. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bằng các hình
thức phù hợp, hiệu quả. Quy định rõ và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; tăng
cường tính công khai, minh bạch của hoạt động công vụ. Cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức theo yêu cầu tăng chất lượng, tinh giản biên chế, bảo đảm cơ cấu hợp lý
giữa các ngạch, bậc công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức.
12


d. Thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra
hoạt động công vụ, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh, đưa ra khỏi bộ máy những
cán bộ, công chức, viên chức yếu kém, thoái hóa, biến chất, nhũng nhiễu, tiêu cực, không
hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân.
e. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện cải cách hành chính tại
các cơ quan, đơn vị, địa phương để có những giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh công
tác cải cách hành chính.
g. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các hoạt động của cơ
quan nhà nước từ huyện đến xã, thị trấn.

h. Bố trí kinh phí hàng năm để triển khai thực hiện cải cách hành chính theo tính
chất, mức độ thực hiện các nhiệm vụ, trong đó chú trọng bố trí kinh phí cho việc thực hiện
cơ chế một cửa. Tăng cường đầu tư, trang thiết bị, điều kiện làm việc cho Bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả của huyện và xã, thị trấn.
Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện chương trình cải cách hành chính từ năm 2010
đến 10 tháng đầu năm 2013 và các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức thực hiện trong thời gian
đến của UBND huyện Thăng Bình./.
Nơi nhận:
- UBND tỉnh;
- Sở Nội vụ tỉnh;
- Ban Thường vụ Huyện uỷ;
- TT.HĐND, UBND huyện;
- Lưu VT-NV.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

13


PHỤ LỤC CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
(Từ năm 2010 đến tháng 10/2013)
1. Về kiểm tra công tác cải cách hành chính: Bình Giang, Bình Phục, Bình
Lãnh, Bình Đào, Bình Định Bắc, Bình Hải, Bình Triều, Bình Quế, TT Hà Lam, Bình
Trung.
2. Về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: 28 văn bản
a. Văn bản QPPL của HĐND huyện:
14
- Năm 2010:
2

- Năm 2011:
4
- Năm 2012:
3
- 10 tháng đầu năm 2013:
5
b. Văn bản QPPL của UBND:
14
- Năm 2010:
4
- Năm 2011:
5
- Năm 2012:
1
- 10 tháng đầu năm 2013:
4
3. Về thẩm định, kiểm tra và góp ý văn bản QPPL:
- Năm 2010:
+ Kiểm tra theo thẩm quyền: 94
+ Thẩm định:
4
+ Góp ý:
2
- Năm 2011:
+ Kiểm tra theo thẩm quyền: 31
+ Thẩm định:
5
+ Góp ý:
4
- Năm 2013:

+ Kiểm tra theo thẩm quyền: 30
+ Thẩm định:
4
+ Góp ý:
2
+ Tự kiểm tra và đề nghị xử lý: 1
4. Về giải quyết hồ sơ theo cơ chế “một cửa” tại huyện:
4.1 Kết quả tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thẩm định Báo cáo Kinh tế kỹ thuật:
Nội dung

2010

2011

2012

Tổng số hồ sơ tiếp nhận và đã
giải quyết

76

54

124

4.2 Kết quả thực hiện tiếp nhận và giải quyết thẩm tra hồ sơ quyết toán:
Nội dung

2010


2011

2012

Tổng số hồ sơ tiếp nhận và đã
giải quyết

210

150

85

14


4.3 Kết quả thực hiện trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh và cấp GPXD:
TT

Hồ sơ

2010

2011

2012

01

ĐKKD


325

336

412

46

36

46

(Đơn)
02

GPXD
(Trường hợp)

4.4 Trên lĩnh vực đất đai:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận và hoàn trả
kết quả về lĩnh vực đất đai:
*Tổng hồ sơ tiếp nhận: 9.310 hồ sơ
Năm

Tổng

Loại HS

2010


2011

2012

Cấp giấy

1.377

1.479

1.762

4.618

Tách thửa

06

358

397

761

Cấp đổi, cấp lại

39

151


494

684

Chuyển mục
đích

347

203

299

Giao đất

292

146

87

525

Chuyển nhượng

402

273


483

1.158

Tặng cho

157

175

215

547

Thừa kế

42

17

109

168

2.662

2.802

3.846


9.310

Tổng cộng

cộng

849

Kết quả thực hiện giải quyết tiếp nhận hồ sơ theo cơ chế một cửa (Từ ngày
01/01/2013 đến 30/10/2013):
TT

Nội dung

Tổng
số tiếp
nhận

Đã giải
quyết

Đang
giải
quyết

Hoàn Hồ sơ
trả
trễ
lại
hẹn


2547

2215

177

105

14

01

Đất đai

02

Thẩm định BC KTKT

69

69

0

0

0

03


Thẩm định KHĐT

69

69

0

0

0

04

Thẩm tra QT

61

53

8

0

0

15



05

ĐKKD

348

348

0

0

0

06

GPXD

61

50

7

2

07

Chứng thực + cấp lại khai
sinh


2.224

2.224

0

0

0

- Xét duyệt cấp thẻ BHYT

829

829

0

0

0

- Xác nhận hộ nghèo

95

95

0


0

0

Lao động TBXH
08

5. Về tình hình ứng dụng công nghệ, thông tin
- Tổng số máy tính trong các cơ quan hành chính nhà nước: 190 máy bàn, 52 máy
xách tay, tổng số máy tính kết nết mạng cục bộ LAN là 190 máy, 05 máy chủ, 87 máy in,
7 máy fax, 04 máy scan, 7 máy photocopy.
- Tổng số cán bộ công chức, viên chức trong các CQNN của huyện biết sử dụng
máy tính trong công việc là 320 cán bộ;
- Tổng số cán bộ công chức, viên chức trong các CQNN của huyện có bằng cấp từ
Cao đẳng CNTT trở lên là 6 cán bộ.
- Tỉ lệ cán bộ sử dụng thành thạo tin học văn phòng (Microsoft Office): 70%- 80 %.
- Tỉ lệ cán bộ biết ứng dụng email (outlook,thunderbird,…): 50-60%.
- Tỉ lệ cán bộ ứng dụng internet (IE, Firefox, …): 50-70%
- Đa số cán bộ, nhân viên làm việc tại các xã chưa tiếp cận cũng như làm việc trên
môi trường CNTT.
- Có 80-85% cán bộ-công chức huyện sử dụng hộp thư điện tử để trao đổi, liên lạc
thông tin, tài liệu.
- Một số cơ quan đã triển khai triển khai và sử dụng các phần mềm ứng dụng phần
mềm ứng dụng như: Phòng Tài nguyên – Môi trường, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng
Giáo dục và Đào tạo, Phòng Nội vụ, Văn phòng HĐND và UBND huyện, Phòng Lao
động – Thương binh và Xã hội….

16




×