Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Thi chọn HSG 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.25 KB, 7 trang )

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề chính thức.
(có 02 trang)

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN
HSG 9 – LẦN 1.
Năm học: 2017 – 2018.
Môn: Sinh học.

Thời gian làm bài: 150 phút.
Câu 1 (4,0 điểm):
Khi đọc mục “Em có biết” trong trang 7 – SGK Sinh học 9, bạn Hồng thấy có đoạn viết:
“Menđen tiến hành thí nghiệm chủ yếu ở đậu Hà Lan từ năm 1856 đến năm 1863 trên
mảnh vườn nhỏ trong tu viện. Các kết quả nghiên cứu này đã giúp Menđen phát hiện ra
các quy luật di truyền và được công bố chính thức vào năm 1866”. Bằng hiểu biết của
mình, em hãy giúp bạn Hồng giải đáp một số thắc mắc sau:
a. Tại sao Menđen lại “tiến hành thí nghiệm chủ yếu trên đậu Hà Lan”? Quy trình thí
nghiệm của ông như thế nào?
b. Menđen đã phát hiện ra các quy luật di truyền nào? Phát biểu nội dung các quy luật
đó?
Câu 2 (5,5 điểm):
1. Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng như thế nào? Nêu điều
kiện cần có để F2 phân ly kiểu hình theo đúng tỷ lệ 3 trội: 1 lặn?
2. Ở đậu Hà lan, khi cho lai hai cây hoa đỏ lưỡng bội với nhau, người ta thấy ở F 1 xuất
hiện cây hoa trắng. Biết rằng mỗi gen qui định một tính trạng, gen nằm trên nhiễm sắc thể
thường và không xảy ra hiện tượng đột biến.
a) Hãy biện luận và viết sơ đồ lai.
b) Nếu cho các cây hoa đỏ F1 tiếp tục tự thụ phấn thì tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình sẽ
như thế nào?
Câu 3 (3,0 điểm):


1. Biến dị tổ hợp là gì? Nó xuất hiện trong phương thức sinh sản nào? Tại sao ở các loài
sinh sản vô tính không tìm thấy biến dị tổ hợp?
2. Tương quan trội lặn có ý nghĩa gì trong sản xuất? Làm thế nào để hạn chế sự biểu hiện
của các tính trạng lặn gây hại ở đời lai?
Câu 4 (3,5 điểm):
1. Thực hiện phép lai P: AaBbDd x AaBbDd. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và
phân li độc lập với nhau, tính trạng trội là trội hoàn toàn, quá trình phát sinh giao tử xảy
ra bình thường. Tính theo lý thuyết, hãy xác định :
- Số loại kiểu gen, kiểu hình tối đa thu được ở đời F1.
- Tỉ lệ kiểu gen aaBbDd và tỉ lệ kiểu hình aaB-dd ở F1.
- Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội và một tính trạng lặn ở đời F1.
2. Ở một loài thực vật, kiểu gen AA quy định tính trạng hoa đỏ, kiểu gen Aa quy định tính
trạng hoa hồng, kiểu gen aa quy định tính trạng hoa trắng. Gen B quy định tính trạng quả
tròn trội hoàn toàn so với gen b quy định tính trạng quả dài. Gen D quy định tính trạng


quả chín sớm trội hoàn toàn so với gen d quy định tính trạng quả chín muộn. Các gen
nằm trên các NST thường khác nhau, quá trình phát sinh giao tử xảy ra bình thường. Tính
theo lý thuyết, phép lai P: AaBbDD x AaBbdd sẽ tạo ra đời con tỉ lệ kiểu hình như thế
nào?
Câu 5 (4,0 điểm):
Ở một loài thực vật cho giao phấn giữa hai cây thuần chủng thân cao, hoa vàng và thân
thấp, hoa đỏ thu được F1 đồng loạt thân cao, hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F 2
gồm 4 loại kiểu hình có tỉ lệ 56,25% thân cao, hoa đỏ : 18,75% thân cao, hoa vàng :
18,75% thân thấp, hoa đỏ: 6,25% thân thấp, hoa vàng.
a. Giải thích và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
b. Trong số cây thân cao, hoa đỏ ở F2 thì tỉ lệ cây không thuần chủng là bao nhiêu?
c. Để ngay F1 phân ly kiểu hình theo tỷ lệ 1 thân cao, hoa đỏ: 1 thân thấp, hoa đỏ thì cây
P phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
---------------------- Hết ---------------------Họ và tên thí sinh: .......................................................... Số báo danh: .......................



HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: SINH HỌC 9
Câu

1.

Nội dung
Điểm
Khi đọc mục “Em có biết” trong trang 7 – SGK Sinh học 9, bạn Hồng thấy có
đoạn viết: “Menđen tiến hành thí nghiệm chủ yếu ở đậu Hà Lan từ năm 1856
đến năm 1863 trên mảnh vườn nhỏ trong tu viện. Các kết quả nghiên cứu này
đã giúp Menđen phát hiện ra các quy luật di truyền và được công bố chính
thức vào năm 1866”. Bằng hiểu biết của mình, em hãy giúp bạn Hồng giải
4,0
đáp một số thắc mắc sau:
a. Tại sao Menđen lại “tiến hành thí nghiệm chủ yếu trên đậu Hà Lan”? Quy
trình thí nghiệm của ông như thế nào?
b. Menđen đã phát hiện ra các quy luật di truyền nào? Phát biểu nội dung các
quy luật đó?
* Menđen tiến hành thí nghiệm chủ yếu trên đậu Hà Lan vì:
- Đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn khá nghiêm ngặt nên:
+ Dễ tạo dòng thuần. Tránh được hiện tượng tạp giao.

0,5

+ Hiệu quả sinh sản cao, cho mẫu phân tích lớn.
- Đậu Hà Lan có nhiều cặp tính trạng tương phản nên:
+ Dễ quan sát.


0,5

+ Thuận tiện cho việc theo dõi, thống kê và đánh giá đặc điểm di truyền của
từng dòng.
a

- Đậu Hà Lan có thời gian sinh trưởng ngắn, dẽ trồng, dễ chăm sóc nên tiết
kiệm được nhiều chi phí, thời gian và công sức khi nghiên cứu.

0,5

* Quy trình thí nghiệm:
- Tạo các dòng thuần chủng về các cặp tính trạng trước khi đem lai bằng cách
cho tự thụ phấn liên tục qua nhiều đời kết hợp với việc chọn lọc.
- Lai thuận nghịch các dòng thuần tương phản về một hoặc một số cặp tính
trạng rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng trên các đời lai.
Ở công đoạn này, Menđen phải tiến hành khử nhị của cây mẹ và khử nhụy của
cây bố rồi tiến hành thụ phấn nhân tạo. Sau khi thu được các hạt lai F 1 thì gieo
riêng cho mọc thành cây rồi cho tự thụ phấn để thu F2 ...
B - Menđen đã phát hiện được 2 quy luật di truyền là quy luật phân ly và quy
luật phân ly độc lập.
+ Quy luật phân ly: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền

0,5

0,5

0,5



trong cặp nhân tố di truyền đã phân ly về một giao tử và giữ nguyên bản chất
như ở cơ thể thuần chủng P.
+ Quy luật phân ly độc lập: Các cặp nhân tố di truyền đã phân ly độc lập trong
quá trình phát sinh giao tử.

2.

1. Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng như thế
nào? Nêu điều kiện cần có để F2 phân ly kiểu hình theo đúng tỷ lệ 3 trội: 1
lặn?
2. Ở đậu Hà lan, khi cho lai hai cây hoa đỏ lưỡng bội với nhau, người ta thấy
ở F1 xuất hiện cây hoa trắng. Biết rằng mỗi gen qui định một tính trạng, gen
nằm trên nhiễm sắc thể thường và không xảy ra hiện tượng đột biến.
a) Hãy biện luận và viết sơ đồ lai.
b) Nếu cho các cây hoa đỏ F1 tiếp tục tự thụ phấn thì tỉ lệ phân li kiểu gen,
kiểu hình sẽ như thế nào?

1

- Menđen giải thích kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng:

0,5
0,5

5,5

+ Menđen cho rằng tính trạng được biểu hiện ở F 1 và chiếm ¾ ở F2 là tính 0,25
trạng trội. Tính trạng còn lại là tính trạng lặn.
+ Ông giả thiết: mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định. Trong

quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền
đã phân ly về một giao tử.
+ Sự di truyền của các tính trạng được giải thích dựa trên cơ chế phân ly và tổ
hợp của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh.

0,5

0,5

+ Quy ước: Nhân tố di truyền quy định tính trạng trội là A. Nhân tố di truyền
quy định tính trạng lặn là a.
=> Sơ đồ lai:
Pt/c: AA x aa
GP: 1A

1a

0,5

F1: 100% Aa.
F1 x F1: Aa x

Aa

GF1: 1A: 1a

1A: 1a

F2: 1AA: 2Aa: 1aa (Tỷ lệ kiểu hình = 3A-: 1aa).
- Điều kiện cần có để F2 phân li kiểu hình theo đúng tỷ lệ 3 trội; 1 lặn là :

+ P thuần chủng và tương phản về 1 cặp tính trạng.
+ Tương quan trội - lặn hoàn toàn.

0,25


+ Tính trạng được quy định bởi 1 cặp gen nằm trên cặp NST thường.
+ Giảm phân bình thường.
+ Số lượng con lai phải nhiều.
+ Không có tác dụng của các yếu tố chọn lọc.
a. Vì tính trạng màu hoa do gen nằm trên NST thường nên di truyền theo quy
luật phân ly. Do: P có kiểu hình hoa đỏ → F 1 xuất hiện cây hoa trắng nên suy
ra tính trạng hoa đỏ là trội hoàn toàn so với tính trạng hoa trắng.
- Quy ước: Gen A – hoa đỏ, gen a – hoa trắng.
=> Cây hoa trắng F1 có KG aa => Cây hoa đỏ P có KG Aa.
2

GP: 1A: 1a
F2: 1AA : 2Aa

1A: 1a
:

 F2: 3/6 AA: 2/6 Aa: 1/6 aa (5 cây hoa đỏ A- : 1 cây hoa trắng aa).
1. Biến dị tổ hợp là gì? Nó xuất hiện trong phương thức sinh sản nào? Tại sao
ở các loài sinh sản vô tính không tìm thấy biến dị tổ hợp?
2. Tương quan trội lặn có ý nghĩa gì trong sản xuất? Làm thế nào để hạn chế
sự biểu hiện của các tính trạng lặn gây hại ở đời lai?
- Biến dị tổ hợp là sự sắp xếp lại các tính trạng đã có ở đời trước (bản chất là
sự tái tổ hợp vật chất di truyền từ cơ thể bố mẹ) tạo thành các tổ hợp kiểu hình

mới ở đời con.
- Biến dị tổ hợp xuất hiện khá phong phú ở các loài sinh vật có hình thức sinh
sản hữu tính.
- Ở các loài sinh sản vô tính, cơ thể mới được tạo ra từ một phần của cơ thể mẹ
nên có kiểu gen giống hệt thế hệ ban đầu, do đó không tìm thấy biến dị tổ hợp.
2

0,25
0,25
0,25
0,5

0,5

0,5

1aa (3 cây hoa đỏ A- : 1 cây hoa trắng aa).

b. Cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn: 1/3 (AA x AA) : 2/3 (Aa x Aa).

1

0,25

- Sơ đồ lai.
P: Cây hoa đỏ (Aa) x Cây hoa đỏ (Aa)

3.

0,25


0,75

3,0
0,5
0,5
0,5

- Tương quan trội lặn có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất: thông thường các tính
trạng trội là có lợi, tính trạng lặn là có hại cho sinh vật nên mục đích của chọn 0,75
giống chính là tập trung các gen trội có lợi vào cùng một kiểu gen để tạo ra
giống có năng suất kinh tế cao, đồng thời hạn chế sự biểu hiện của các tính
trạng lặn có hại.


- Hạn chế sự biểu hiện của các tính trạng lặn gây hại bằng cách:
+ Không sử dụng thể dị hợp để làm giống.

4.

+ Nên sử dụng ít nhất một cơ thể P có kiểu gen đồng hợp trội khi lai.
1. Thực hiện phép lai P: AaBbDd x AaBbDd. Biết mỗi gen quy định một tính
trạng và phân li độc lập với nhau, tính trạng trội là trội hoàn toàn, quá trình
phát sinh giao tử xảy ra bình thường. Tính theo lý thuyết, hãy xác định :
- Số loại kiểu gen, kiểu hình tối đa thu được ở đời F1.
- Tỉ lệ kiểu gen aaBbDd và tỉ lệ kiểu hình aaB-dd ở F1.
- Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội và một tính trạng lặn ở đời F1.
2. Ở một loài thực vật, kiểu gen AA quy định tính trạng hoa đỏ, kiểu gen Aa
quy định tính trạng hoa hồng, kiểu gen aa quy định tính trạng hoa trắng. Gen
B quy định tính trạng quả tròn trội hoàn toàn so với gen b quy định tính trạng

quả dài. Gen D quy định tính trạng quả chín sớm trội hoàn toàn so với gen d
quy định tính trạng quả chín muộn. Các gen nằm trên các NST thường khác
nhau, quá trình phát sinh giao tử xảy ra bình thường. Tính theo lý thuyết, phép
lai P: AaBbDD x AaBbdd sẽ tạo ra đời con tỉ lệ kiểu hình như thế nào?
- Ta có: P: AaBbDd x AaBbDd = (Aa x Aa)(Bb x Bb)(Dd x Dd)

0,75

3,5

0,5

 (1AA: 2Aa: 1aa)(1BB: 2Bb: 1bb)(1DD: 2Dd: 1dd)
hay (3A-: 1aa)(3B-: 1bb)(3D-: 1dd)
1

2

5.

- Số loại KG tối đa ở F1 = 3. 3. 3 = 27 và số loại KH tối đa ở F1 = 2. 2. 2 = 8.

0,5

- Tỷ lệ KG aaBbDd ở F1 = 1/4. 2/4. 2/4 = 1/16.

0,25

Tỷ lệ KH aaB-dd ở F1 = 1/4. 3/4. 1/4 = 3/64.


0,25

- Tỷ lệ KH mang 2 tính trạng trội ở F1 = 3/4. 3/4. 1/4. 3 = 27/64.

0,5

-

Ta có Aa x Aa  1AA: 2Aa: 1aa (1 hoa đỏ: 2 hoa hồng: 1 hoa trắng).
Bb x Bb  3B-: 1bb (3 quả tròn: 1 quả dài).
DD x dd 1Dd (1 chín sớm)

0,75

=> TLKH ở F1 = 3 hoa đỏ, quả tròn, chín sớm: 6 hoa hồng, quả tròn, chím
sớm: 3 hoa trắng, quả tròn, chín sớm: 1 hoa đỏ, quả dài, chín sớm: 2 hoa 0,75
hồng, quả dài, chín sớm: 1 hoa trắng, quả dài, chín sớm.
Ở một loài thực vật cho giao phấn giữa hai cây thuần chủng thân cao, hoa
vàng và thân thấp, hoa đỏ thu được F1 đồng loạt thân cao, hoa đỏ. Cho cây F1
tự thụ phấn thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình có tỉ lệ 56,25% thân cao, hoa 4,0
đỏ : 18,75% thân cao, hoa vàng : 18,75% thân thấp, hoa đỏ: 6,25% thân thấp,
hoa vàng.
a. Giải thích và viết sơ đồ lai từ P đến F2.


b. Trong số cây thân cao, hoa đỏ ở F 2 thì tỉ lệ cây không thuần chủng là bao
nhiêu?
c. Để ngay F1 phân ly kiểu hình theo tỷ lệ 1 thân cao, hoa đỏ: 1 thân thấp, hoa
đỏ thì cây P phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
-


a

Xét sự di truyền của từng cặp tính trạng → Các tính trạng trội là thân cao,
hoa đỏ. ....................................................................................................
Xét sự di truyền đồng thời của cả 2 cặp tính trạng → hai cặp tính trạng
chiều cao cây và màu hoa di truyền theo quy luật phân ly độc lập............

0,5
0,5

......................................................................................................................
Quy ước gen............................................................................................
Viết sơ đồ lai từ P  F2. ..........................................................................

0,5

Trong số cây cao, hoa đỏ F2: 1AABB: 2AaBB: 2AABb: 4AaBb thì số cây
không thuần chủng chiếm tỷ lệ 8/9.
TLKH ở F1 = (1 thân cao: 1 thân thấp)(1 hoa đỏ).

0,5

-

b

P: (Aa x aa)(BB x BB hoặc Bb hoặc bb)
P thỏa mãn gồm:
AaBB (thân cao, hoa đỏ) x aaBB (thân thấp, hoa đỏ).

AaBB (thân cao, hoa đỏ) x aaBb (thân thấp, hoa đỏ).
AaBb (thân cao, hoa đỏ) x aaBB (thân thấp, hoa đỏ).
AaBB (thân cao, hoa đỏ) x aabb (thân thấp, hoa vàng).
Aabb (thân cao, hoa vàng) x aaBB (thân thấp, hoa đỏ).




c

-

1,0

0,5

0,5



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×