Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

luận văn Tuyên truyền bài trừ các hủ tục của đồng bào dân tộc H’Mông tỉnh Lào Cai hiện na

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (633.01 KB, 132 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
Chương 1...........................................................................................................8
TUYÊN TRUYỀN BÀI TRỪ CÁC HỦ TỤC CỦA ĐỒNG BÀO H’MÔNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN..........................................................................8
1.1. Hủ tục và tuyên truyền bài trừ các hủ tục của đồng bào H’Mông..............8
1.2. Các yếu tố cấu thành hoạt động tuyên truyền bài trừ các hủ tục của đồng
bào dân tộc H’Mông........................................................................................27
1.3. Vai trò của tuyên truyền bài trừ các hủ tục của đồng bào dân tộc H’Mông
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước................................32
Chương 2.........................................................................................................37
TUYÊN TRUYỀN BÀI TRỪ CÁC HỦ TỤC Ở VÙNG ĐỒNG BÀO
H’MÔNG TỈNH LÀO CAI THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
.........................................................................................................................37
2.1. Một số nhân tố tác động đến hoạt động tuyên truyền bài trừ các hủ tục
của đồng bào H’Mông ở tỉnh Lào Cai.............................................................37
2.2. Thực trạng tuyên truyền bài trừ các hủ tục của đồng bào H’mông tỉnh Lào
Cai những thành tựu và hạn chế......................................................................45
2.3. Một số vấn đề đặt ra trong tuyên truyền bài trừ các hủ tục của đồng bào
H’Mông tỉnh Lào Cai hiện nay........................................................................64
Chương 3.........................................................................................................71
MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG......................71
TUYÊN TRUYỀN BÀI TRỪ CÁC HỦ TỤC CỦA ĐỒNG BÀO.................71
H’MÔNG Ở TỈNH LÀO CAI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.................71
3.1. Mục tiêu....................................................................................................71
3.2. Quan điểm...............................................................................................74
3.3. Những giải pháp cơ bản...........................................................................80
KẾT LUẬN...................................................................................................104


Tài liệu tham khảo.........................................................................................106



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, cộng đồng các
dân tộc Việt Nam đã hun đúc truyền thống văn hoá tốt đẹp, làm nên sức sống
trường tồn, đưa đất nước vượt qua bao thăng trầm của lịch sử, bảo vệ nền độc
lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Trong quá trình đó, văn hoá dân
tộc thiểu số nói chung và văn hoá dân tộc H’Mông nói riêng có vị trí rất quan
trọng trong đời sống tinh thần, cố kết cộng đồng bền vững của 54 dân tộc, góp
phần tạo nên nền văn hoá Việt Nam thống nhất trong đa dạng.
Chúng ta đang xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc trong xu thế hội nhập và phát triển. Văn hoá có vai trò là nền tảng
tinh thần của xã hội, là mục tiêu và động lực để phát triển kinh tế. Bảo tồn,
phát huy và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số được khẳng định là một
trong mười nhiệm vụ của sự nghiệp xây dựng, hiện đại hoá nền văn hoá Việt
Nam. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng (khoá VIII) đã
khẳng định: “Coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống, xây
dựng và phát triển những giá trị mới về văn hoá, văn học, nghệ thuật của các
dân tộc thiểu số, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, mở rộng
mạng lưới thông tin, thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở
vùng dân tộc thiểu số.” [2]
Đồng thời, Nghị quyết TW 5 khóa VIII cũng chỉ rõ:
Vǎn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển vǎn hóa là một
sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự
kiên trì thận trọng. Bảo tồn và phát huy những di sản vǎn hóa tốt
đẹp của dân tộc, sáng tạo nên những giá trị vǎn hóa mới xã hội chủ
nghĩa, làm cho những giá trị ấy thấm sâu vào cuộc sống toàn xã hội



2

và mỗi con người, trở thành tâm lý và tập quán tiến bộ, vǎn minh là
một quá trình cách mạng đầy khó khǎn, phức tạp, đòi hỏi nhiều thời
gian. Trong công cuộc đó, “xây” đi đôi với “chống”, lấy “xây” làm
chính. Cùng với việc giữ gìn và phát triển những di sản vǎn hóa quý
báu của dân tộc, tiếp thu những tinh hoa vǎn hóa thế giới, sáng tạo,
vun đắp nên những giá trị mới, phải tiến hành kiên trì cuộc đấu
tranh bài trừ các hủ tục, các thói hư tật xấu, nâng cao tính chiến
đấu, chống mọi mưu toan lợi dụng vǎn hóa để thực hiện “diễn biến
hòa bình”. [2]
Đây cũng chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác
tư tưởng của Đảng thời gian qua.
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới Tây Bắc với 25 dân tộc sinh
sống, là một trong những địa bàn cư trú lớn nhất của đồng bào người H’Mông
ở Việt Nam. Dân tộc H’Mông ở Lào Cai có nền văn hóa rất đặc sắc và được
lưu truyền lại qua nhiều thế hệ. Nhiều phong tục, tập quán là nét đẹp tinh hoa
của văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó, cũng có những phong tục, tập quán trở
thành hủ tục cản trở sự phát triển của dân tộc như các hủ tục trong tang ma,
cưới xin, sinh hoạt hàng ngày. Hủ tục ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của đồng
bào dân tộc. Nhiều hậu quả nặng nề, đau lòng xuất phát từ hủ tục: có những
gia đình để thi hài do bệnh lây nhiễm ở trong nhà lâu ngày, dẫn đến người
thân cũng nhiễm bệnh theo; có những đứa trẻ bị tật nguyền, dị dạng, bệnh tật
do sự kém hiểu biết của gia đình khi kết hôn cận huyết thống; có những người
bệnh phải ra đi một cách đáng tiếc do gia đình thay vì việc kịp thời đưa bệnh
nhân tới cơ sở y tế điều trị thì lại cất công mời thầy cúng về chữa bệnh. Sự tồn
tại của hủ tục kìm hãm sự phát triển của trình độ dân trí, kinh tế, văn hóa. Nếu
những hủ tục này được xóa bỏ, văn hóa của dân tộc sẽ có điều kiện phát triển
tiến bộ hơn, phục vụ đắc lực cho cuộc sống của con người. Bài trừ hủ tục lạc



3

hậu cũng chính là góp phần xây dựng một nền văn hóa dân tộc H’Mông tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”
của các thế lực thù địch ở tỉnh vùng cao biên giới.
Nhận thức rõ vấn đề này, trong những năm qua, Tỉnh ủy Lào Cai đã quan
tâm chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể tập trung vào công tác tuyên truyền
nhằm bài trừ các hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc H’Mông, xây dựng,
triển khai đề án số 14 của BCH Đảng bộ tỉnh Lào Cai khoá XIV giai đoạn
2011 - 2015 “Đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư, trọng tâm là
vận động nhân dân cải tạo tập quán lạc hậu giai đoạn 2011 - 2015”. Qua 3
năm thực hiện đề án, công tác tuyên truyền được các cấp ủy Đảng chú trọng,
các hủ tục lạc hậu đang dần được các dòng họ bài trừ, đời sống của đồng bào
dân tộc H’Mông được nâng lên cả về vật chất và tinh thần.
Tuy nhiên, công tác tuyên truyền bài trừ các hủ tục của đồng bào dân tộc
H’Mông trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện vẫn chưa phát huy được hết vai trò
Có nhiều nguyên nhân tác động như: dân tộc H’Mông thường cư trú ở những
vùng núi cao, giao thông đi lại khó khăn, kinh tế kém phát triển, trình độ dân
trí còn thấp, nhiều người chưa thông thạo tiếng phổ thông, đặc điểm tâm lý
dân tộc; đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền ở vùng dân tộc H’Mông
còn yếu về chất lượng, những tri thức về chuyên môn nghiệp vụ còn kém, sự
am hiểu về văn hóa truyền thống của dân tộc H’Mông còn hạn chế. Từ đó dẫn
đến hiệu quả tuyên truyền không cao, thông tin đến với đồng bào vùng dân
tộc H’Mông ở Lào Cai còn chưa đầy đủ, chưa sâu sát, việc cải tạo các hủ tục
lạc hậu còn hạn chế. Do đó, em chọn đề tài “Tuyên truyền bài trừ các hủ tục
của đồng bào dân tộc H’Mông tỉnh Lào Cai hiện nay” làm đề tài luận văn
thạc sĩ chính trị học chuyên ngành công tác tư tưởng.



4

2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Văn hóa dân tộc H’Mông mang rất nhiều nét độc đáo và đặc sắc. Do đó,
đề tài này đã được khá nhiều học giả quan tâm nghiên cứu.
Thứ nhất: Nghiên cứu về đặc điểm văn hóa, đặc điểm tâm lý của dân tộc
H’Mông có thể nêu ra một số công trình nghiên cứu như sau:
- TS. Nguyễn Ngọc Thanh (1993), Những quy ước của người Mông;
- Trần Hữu Sơn (1996), Văn hóa H’Mông, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội;
- Lục Bình Thúy (1997), Quan hệ xã hội dân tộc Mèo ở SaPa, Tư liệu
nghiên cứu lịch sử Đảng Lào Cai ký hiệu A17C;
- Hoàng Xuân Lương (2002), Bản sắc văn hóa dân tộc Mông và giải
pháp giữ gìn, phát huy các giá trị của nó ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến
sĩ triết học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQG Hà Nội;
- TS. Lê Hữu Xanh (2005) Một số đặc điểm tâm lý chủ yếu của dân tộc
H’Mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và sự ảnh hưởng của chúng đến
việc xây dựng khối đoàn kết dân tộc hiện nay - những kiến nghị và giải pháp,
Tổng quan khoa học đề tài cấp bộ 2004 - 2005, Khoa tâm lý xã hội, Học Viện
chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội;
- Tỉnh uỷ Lào Cai (2006), Kỷ yếu Người Mông Lào Cai và một số giải
pháp, kiến nghị về xây dựng đời sống văn hóa vùng đồng bào mông hiện nay;
- Phạm Ngọc Trung (2011), Văn hóa người H’Mông ở SiMaCai, Khoa
văn hóa, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã cho thấy rõ: phương diện văn
hoá tộc người, quá trình hình thành, lịch sử di cư và những đặc điểm chính
trong đời sống văn hoá dân tộc H’Mông; xem xét các giá trị di sản văn hoá
của người H’Mông bao gồm các giá trị di sản văn hoá vật thể và phi vật thể
nói chung; các giải pháp bảo tồn và phát huy vai trò của văn hoá các dân tộc
thiểu số nói chung và dân tộc H’Mông nói riêng trong quá trình phát triển.



5

Thứ hai: Nghiên cứu về tín ngưỡng tôn giáo dân tộc H’Mông như:
- TS. Ngô Hữu Thảo (2004), Tín ngưỡng truyền thống của dân tộc Mông
và sự xâm nhập của đạo Tin Lành hiện nay;
- Vương Duy Quang (2005), Văn hóa tâm linh của người H’Mông ở Việt
Nam, truyền thống và hiện tại, Nxb Văn hóa - Thông tin và Viện Văn hóa;
- Mai Trung Sâm (2008), “Tín ngưỡng của người H’Mông tỉnh Lào Cai
hiện nay” Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Tôn giáo học, Học viện
chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
Các nghiên cứu chủ yếu nêu lên tình hình, bản chất, nguyên nhân người
H’Mông theo đạo Tin lành; tính ngưỡng của người H’Mông ở Lào Cai. Còn
vấn đề ảnh hưởng của đạo Tin lành đến văn hóa tộc người có đề cập tới nhưng
mới dừng lại ở sự khái quát, ít có tài liệu minh chứng một cách cụ thể, sâu
sắc.
Điều đáng lưu ý, phần lớn những công trình khoa học nói trên gắn liền
với giai đoạn đầu của sự nghiệp đổi mới đất nước. Kết quả nghiên cứu đã đi sâu
vào phân tích, đánh giá các hoạt động của cộng đồng người H’Mông ở Việt
Nam nói chung và ở tỉnh Lào Cai nói riêng trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế, văn
hóa, xã hội kể cả lịch sử di cư và khu vực cư trú đến đặc điểm và những biến
đổi trong đời sống văn hóa tinh thần truyền thống của đồng bào H’Mông.
Tuy nhiên cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu cụ thể
vấn đề các biểu hiện của hủ tục trong đời sống văn hóa tinh thần truyền thống
của đồng bào H’Mông, công tác tuyên truyền bài trừ các hủ tục ở vùng đồng bào
H’Mông. Chính vì vậy, thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước là những
tư liệu quan trọng để tác giả hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận về công tác tuyên truyền bài
trừ hủ tục của đồng bào H’Mông, trên cơ sở đó khảo sát thực trạng, đề xuất


6

phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường hoạt động tuyên truyền trong việc
bài trừ các hủ tục của đồng bào dân tộc H’Mông ở tỉnh Lào Cai hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đặt ra đề tài cần phải thực hiện nhiệm
vụ nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu một số khái niệm và nội dung liên quan đến tuyên truyền
và công tác tuyên truyền bài trừ hủ tục ở vùng đồng bào H’Mông
- Nghiên cứu thực trạng, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và
những vấn đề đặt ra của hoạt động tuyên truyền bài trừ hủ tục của dân tộc
H’Mông ở tỉnh Lào Cai trong thời gian gần đây.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường hoạt
động tuyên truyền trong việc bài trừ các hủ tục ở vùng đồng bào H’Mông ở
tỉnh Lào Cai giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động tuyên truyền bài trừ các hủ
tục của đồng bào H’Mông ở tỉnh Lào Cai
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Không gian: Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu sâu về hoạt động tuyên
truyền bài trù các hủ tục của đồng bào H’Mông trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
- Thời gian: từ năm 2011 đến 2013 và định hướng đến 2020.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5. 1. Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời sử dụng nhiều phương pháp


7

khác như phương pháp quan sát, phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh,
thu thập tài liệu, phương pháp điều tra xã hội học.
6. Đóng góp khoa học và ý nghĩa của đề tài
Đề tài góp phần tìm hiểu và làm sáng tỏ hơn phong tục, tập quán của
đồng bào H’Mông ở tỉnh Lào Cai.
Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến văn
hóa, phong tục, tập quán của người H’Mông.
Đề tài góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền ở vùng đồng
bào người dân tộc H’Mông trong việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và chương trình xây dựng nông
thôn mới ở tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần danh mục tài liệu tham khảo,
phần nội dung đề tài được chia thành 3 chương 9 tiết.


8

Chương 1
TUYÊN TRUYỀN BÀI TRỪ CÁC HỦ TỤC CỦA ĐỒNG BÀO
H’MÔNG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1. Hủ tục và tuyên truyền bài trừ các hủ tục của đồng bào H’Mông
1.1.1. Đồng bào H’Mông và các hủ tục của đồng bào H’Mông

1.1.1.1 Một số đặc điểm của đồng bào dân tộc H’Mông ở Việt Nam
hiện nay
* Nguồn gốc lịch sử, tên gọi, dân số
Người H’Mông ở Việt Nam có khoảng trên 800.000 người, sinh sống
chủ yếu ở các vùng cao từ 800 - 1.700 mét so với mặt nước biển, tập trung
chủ yếu ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Cao
Bằng, Nghệ An gồm nhiều ngành khác nhau: H’Mông đơưz (H’Mông Trắng),
H’Mông lênhs (H’Mông Hoa), H’Mông siz (H’Mông Đỏ), H’Mông đuz
(H’Mông Đen), H’Mông nduôz (H’Mông Xanh). Người H’Mông di cư từ
phía Bắc vào Việt Nam khá muộn so với các dân tộc khác với nhiều đợt có
quy mô lớn nhỏ khác nhau. Giai đoạn sớm nhất được bắt đầu cách đây
khoảng 350 năm (14 đời người)
Nghiên cứu quá trình người H’Mông di cư vào Việt Nam cho thấy, lịch
sử người H’Mông là lịch sử du canh, du cư với các cuộc thiên du lớn xuyên
quốc gia. Quá trình thiên du đó là quá trình phải đấu tranh chống các thế lực
phong kiến, thực dân để giành dật sự tồn tại và phát triển trong sự áp bức đe
nén và kỳ thị dân tộc của giai cấp thống trị. Quá trình di cư của dân tộc này
vào Việt Nam thể hiện rõ niềm mong ước to lớn của họ là tìm được mảnh “đất
lành” để sinh sống. Hơn ba trăm năm gắn bó với miền đất này, những người
H’Mông đã tự khai sơn phá thạch dựng nên làng bản và trở thành một thành
viên của đại gia đình các dân tộc Việt Nam
* Điều kiện tự nhiên, địa vực cư trú
Khu vực đồng bào H’Mông cư trú ở nước ta chủ yếu tập trung ở vùng
cao các tỉnh phía Bắc, có địa hình đa dạng và phức tạp; là đầu nguồn của các


9

con sông lớn, giao thông đi lại khó khăn; đặc điểm khí hậu nhiều bất lợi đối
với con người, cây trồng và vật nuôi. Điều đó tạo nên một khoảng cách khác

biệt nhất định giữa cộng đồng người H’Mông và xã hội; hạn chế giao lưu văn
hóa; lạc hậu về tri thức khoa học kỹ thuật. Người H’Mông sống ở khu vực
rừng núi mênh mông bạt ngàn với nhiều lâm sản, mỏ quý. Sự hào phóng của
thiên nhiên một mặt tạo điều kiện cho cuộc sống của người H’Mông, mặt
khác cũng dễ tạo ra tâm lý ỷ lại vào tự nhiên, khai thác thiên nhiên thiếu kế
hoạch - một trong những nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng du canh, du
cư trong những năm qua.
* Hoạt động sản xuất vật chất
Người H’Mông sinh sống chủ yếu bằng sản xuất nương rẫy, trình độ canh
tác rẫy dốc khá hơn các dân tộc khác trong vùng. Họ có nhiều kinh nghiệm
chọn đất phù hợp với từng loại cây trồng. Ở những thung lũng có nguồn nước,
đồng bào H’Mông đã làm ruộng bậc thang khá tốt. Địa vực cư trú của người
H’Mông rất thuận lợi để phát triển chăn nuôi. Tuy phương thức chăn nuôi chủ
yếu vẫn theo kiểu tự nhiên nhưng địa hình rộng, bãi cỏ nhiều nên chăn nuôi là
một ngành khá phát triển, giữ vị trí quan trọng bảo đảm đời sống.
Nghề thủ công của người H’Mông khá phong phú. Họ khéo léo trong
việc đục đá làm đồ dùng gia đình; làm thùng hoặc chậu đựng nước bằng gỗ;
dệt vải, đan lát; làm giấy; nghề ren. Người H’Mông rất quý trọng nghề ren, là
nghề thủ công đặc sắc nhất của người H’Mông.
Mặc dù cuộc sống của đồng bào H’Mông đã đạt được nhiều tiến bộ so
với trước kia. Song đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn so với quá
trình hội nhập và phát triển đất nước. Đa số người H’Mông sản xuất thuần
nông, thiếu đất canh tác. Vì giao thông đi lại còn khó khăn nên nhiều vùng
không có thị trường tiêu thụ, trao đổi hàng hóa. Kết cấu hạ tầng còn thấp kém,


10

chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống. Mức thụ hưởng các dịch vụ xã
hội còn rất hạn chế.

* Tổ chức và quan hệ xã hội
- Tổ chức dòng họ
Dòng họ tiếng H’Mông gọi là Xênhz, là cộng đồng người có quan hệ
huyết thống tính theo hệ cha, gắn bó với nhau về tư tưởng, tình cảm, tín
ngưỡng và có quan hệ nhất định với nhau về kinh tế. Cùng họ tức là cùng một
Ông tổ, cùng một cách cúng ma và những điều kiêng kỵ. Đặc trưng của dòng
họ là thể hiện đậm nét ở sự thống nhất về tư tưởng. Có thể nói, cộng đồng tín
ngưỡng với những kiêng kỵ lễ nghi riêng chính là chất keo tạo nên sự cố kết
lâu bền trong quan hệ dòng họ. Đứng đầu dòng họ là trưởng họ gọi là Hổ Pấu,
là người có đạo đức, có uy tín luôn quan tâm đến đời sống của các thành viên,
có nhiều kinh nghiệm sản xuất giỏi, thạo nghề ren, am hiểu các lễ nghi kiêng
kỵ riêng của dòng họ, nắm chắc phong tục tập quán và cái lý của người
H’Mông.
- Tổ chức bản (làng): Người H’Mông gọi bản là Lu Dò để chỉ một địa
điểm có một nhóm gia đình cùng làm ăn, sinh sống; cùng một dân tộc có quan
hệ họ hàng và láng giềng với nhau. Mốc gianh giới của bản được dựa vào địa
hình tự nhiên và thỏa thuận giữa các bản với nhau. Mọi người đều tôn trọng
và thực hiện theo quy ước đó. Bản người H’Mông quần tụ chủ yếu theo dòng
họ, thông thường mỗi bản có 2 đến 3 họ. Trong bản có nhiều họ thì gia đình
cùng họ quy tụ cùng nhau. Đặc điểm này phản ánh người H’Mông có truyền
thống khép kín tộc người một cách vững chắc trong đơn vị cư trú làng. Để
điều hành công việc chung của bản, dân bầu ra các trưởng bản và đặt ra các
luật tục. Trưởng bản là người nói được, làm được, phân biệt đúng, sai, công
bằng, ứng xử và giao tiếp rộng, có anh em họ hàng đông, có nhiều kinh
nghiệm trong sản xuất. Trưởng bản duy trì trật tự an ninh trong bản, giải quyết
các vụ xích mích, tranh chấp giữa các thành viên trong bản.


11


- Tổ chức gia đình của đồng bào dân tộc H’Mông:
Gia đình người H’Mông là loại gia đình nhỏ, phụ quyền, có khoảng 6 8 người. Nhiều gia đình gồm hai, ba thế hệ sống chung dưới một mái nhà.
Trong gia đình H’Mông, quyền hành tập trung nhất ở người cha, người ông,
người chồng. Vợ luôn phải phục tùng chồng, con luôn phải phục tùng cha.
Người cha quyết định việc chi tiêu, mua sắm, bán chác... và điều hành lao
động hằng ngày. Khi có việc hệ trọng như tang ma, cưới xin, quyền quyết
định cuối cùng là ở người chồng, người cha. Gần đây, gia đình H’Mông ở một
số nơi đã có sự bàn bạc khá dân chủ trong những việc lớn của gia đình.
Gia đình H’Mông là gia đình một vợ một chồng bền vững, cư trú bên
nhà chồng. Hôn nhân ngoài dòng họ là nguyên tắc cơ bản và bất biến. Những
người cùng họ dù xa đến mấy đời, nếu “cùng ma” thì dứt khoát không được
lấy nhau. Trước kia người H’Mông có tục “cướp vợ” và tồn tại hình thức hôn
nhân chị dâu - em chồng, con cô - con cậu. Hiện nay hình thức hôn nhân này
tuy vẫn tồn tại nhưng không còn phổ biến.
* Đặc điểm tín ngưỡng truyền thống của người H’Mông ở Việt Nam
Tín ngưỡng, tôn giáo của người H’Mông chủ yếu là các hình thức sơ
khai vào thời đại tiền giai cấp mà vắng bóng các hình thức tôn giáo của thời
đại có giai cấp. Lĩnh vực tín ngưỡng tôn giáo truyền thống của người H’Mông
có rất nhiều loại hình đặc sắc và phong phú. Ngày nay trong cộng đồng người
H’Mông vẫn tồn tại nhiều hình thức tôn giáo sơ khai vốn xuất hiện từ thời
mạt kỳ nguyên thủy như: Tô tem giáo; Bái vật giáo và vật linh giáo; Sa man
giáo. Đặc biệt Sa man giáo còn thể hiện khá nhiều trong cộng đồng người
H’Mông. Tiêu biểu là các hoạt động của thầy mo là người lối liền xã hội với
thần linh nên được mọi người tôn kính. Thầy mo tiến hành mọi hoạt động có
tính chất tín ngưỡng ở các dịp cúng lễ trong chu kỳ đời người, từ lúc sinh ra,
lúc ốm đau, cho đến khi chết.


12


Tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống của người H’Mông là tín ngưỡng đa
thần nhưng không lập đền thờ mang tính cộng đồng với các hình thức cụ thể
như: Thờ cúng Xử ca; Thờ cúng tổ tiên; Thờ cúng ma buồng (Đá trùng); Thờ
cúng ma bếp; Thờ cúng ma cửa; Thờ cúng ma cột cái.
* Một số nét văn hóa tinh thần truyền thống
- Lễ hội truyền thống
Lễ hội truyền thống của Người H’Mông khá phong phú, hấp dẫn, thể
hiện nét bản sắc văn hóa của một tộc người có chiều dày lịch sử. Tiêu biểu là
lễ “Nào xồng” của cộng đồng bản và Lễ hội “Gầu Tào” có tác dụng cố kết
cộng đồng.
Bên cạnh hệ thống lễ thức liên quan đến chu kỳ đời người và các lễ thức
cộng đồng, người H’Mông còn có một vài nghi lễ liên quan đến sản xuất như lễ
cúng cầu mùa, lễ cúng rừng; lễ cầu mưa... Nhìn chung, các nghi lễ liên quan đến
sản xuất còn đơn giản, mang tính chất cá nhân của gia đình không mang tính
cộng đồng.
Trong lễ thức của dân tộc H’Mông có đặc điểm nổi bật là lễ thức gia
đình, lễ thức cộng đồng dòng họ phát triển hơn lễ thức cộng đồng bản. Đặc
điểm này phản ánh quan hệ huyết thống ở người H’Mông có sự cố kết hơn
quan hệ láng giềng. Nghiên cứu lễ hội của người H’Mông cho thấy quy mô
thường diễn ra trong phạm vi không gian của bản; nhịp điệu lễ hội theo mùa
vụ, tính chất dân chủ bình đẳng rất cao. Nếu gạt bỏ các yếu tố thần linh thì cái
nổi bật xuyên suốt của các lễ hội là sự cố kết cộng đồng dòng họ, là tình cảm
thương yêu, gắn bó, giáo dục các thế hệ hướng về cội nguồn, giáo dục đạo
đức lối sống, tôn trọng lao động. Lễ hội là các sinh hoạt văn hóa dân tộc, lưu
giữ các loại hình văn hóa dân gian, là sự bảo đảm tinh thần, thỏa mãn những
rung cảm bị kìm nén bởi chu kỳ lao động cực nhọc quanh năm.


13


- Văn hóa nghệ thuật truyền thống
Người H’Mông có một kho tàng văn học dân gian đa dạng và phong
phú với các thể loại như truyện thần kỳ, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn,
truyện cười, dân ca, tục ngữ, thành ngữ... phản ánh thế giới quan, nhân sinh
quan và cuộc sống lao động, đấu tranh của dân tộc. Người H’Mông ai cũng
biết hát dân ca, nam nữ thanh niên H’Mông sử dụng thành thạo nhiều nhạc cụ,
ai cũng biết gẩy đàn môi, thổi khen lá. Họ rất thích tụ họp để hát giao duyên,
gọi là gầu plềnh, đặc biệt những dịp lễ tết, hát giao duyên là một sinh hoạt
văn hoá không thể thiếu.
Phân tích các điều kiện khách quan hình thành và phát triển bản sắc văn
hóa dân tộc H’Mông ở Việt Nam, chúng ta có thể rút ra một số đặc trưng cơ
bản như sau:
Thứ nhất, người H’Mông có tính cộng đồng dân tộc, dòng họ bền chặt
trong suốt chiều dài lịch sử. Biểu hiện của tính cộng đồng là ở sự thống nhất
của các lễ hội, phong tục tập quán, cách thức cúng ma, ở nguyên tắc nội hôn
tộc người, ngoại hôn dòng họ. Từ ý thức cộng đồng cao dẫn tới người
H’Mông có những phẩm chất quý: tôn trọng sự điều hành của người có uy tín
trong bản; con cái tôn trọng cha mẹ, nền nếp gia đình thuận hòa; đức tính lao
động cần cù, thông minh sáng tạo, tính tự chủ, tự quản khá cao.
Thứ hai, người H’Mông có ý thức đấu tranh kiên cường bảo vệ bản sắc
văn hóa dân tộc. Lịch sử của người H’Mông là lịch sử đấu tranh bảo vệ sự
trường tồn của dân tộc. Trong quá trình đấu tranh, bài học mà người H’Mông
rút ra là trong văn hóa mưu sinh có thể học tập để tiếp thu kinh nghiệm của
dân tộc khác còn trong văn hóa tâm linh, cách cảm, cách nghĩ, phương thức
sống, cách ứng xử thì người H’Mông không chấp nhận yếu tố bên ngoài, mà
hành động theo các luật tục, qui ước, phong tục tập quán của dân tộc.


14


Thứ ba, người H’Mông đề cao đời sống tinh thần, tâm linh, luôn có
cách giải tỏa những lo âu, phiền muộn, đảm bảo sự cân bằng tâm lí. Mặc dù
cũng phân chia con người thành hai phần: thể xác và linh hồn nhưng người
H’Mông quan tâm nhiều đến phần linh hồn. Trong suốt chu kì đời người, các lễ
nghi đều tập trung vào chăm sóc phần đời sống tinh thần cho con người, ốm
đau bệnh tật ngoài việc có thuốc chữa bệnh còn mời thầy cúng để trừ tà ma.
Bản sắc văn hóa dân tộc H’Mông có những giá trị văn hóa làm phong
phú cho nền văn hóa Việt Nam như đề cao sức mạnh và sự cố kết cộng đồng
dòng họ; ý chí tự lực tự cường vượt lên thực tại để tồn tại và phát triển; niềm tự
hào, lạc quan đầy tiếng hát trong cuộc sống. Bên cạnh đó trong văn hóa truyền
thống, lối sống của đồng bào dân tộc H’Mông cũng có một số điểm hạn chế
như tính biệt lập khép kín, ít mở mang trong giao lưu; tính tự ti, cục bộ, dòng
họ; một số tập tục trong lối sống và tín ngưỡng đã lạc hậu trở thành rào cản sự
phát triển trong đời sống văn hóa tinh thần đồng bào dân tộc H’Mông
1.1.1.2 Những hủ tục của đồng bào H’Mông ở Việt Nam hiện nay
Những hạn chế trong đặc trưng văn hóa đồng bào dân tộc H’Mông thể
hiện rõ rệt trong các tang ma, cưới xin, trong cách sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể
là:
* Việc tang
Thứ nhất, để thi hài ở trong nhà lâu ngày trước khi đưa đi chôn cất.
Theo Thông tư số 02/2009/TT - BYT ngày 26 tháng 5 năm 2009 của Bộ
Y tế về hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng qui định:
Đối với người chết do nguyên nhân thông thường:
Trong điều kiện thường không có bảo quản lạnh: Thời gian
quàn ướp thi hài không quá 48 giờ, kể từ khi chết;


15

Trong điều kiện bảo quản lạnh ở nhiệt độ từ 2 độ C đến 4 độ C

hoặc thấp hơn: Thời gian quàn ướp thi hài không quá 7 ngày, kể từ
khi chết;
Đối với người chết do mắc các bệnh truyền nhiễm: Thời gian
quàn ướp thi hài không quá 24 giờ, kể từ khi chết. [49]
Tuy nhiên trong tang ma của người H’Mông, theo tục lệ, khi người thân
chết, họ thường giữ thi thể trong nhà lâu ngày để tiến hành các nghi lễ cúng tế
phức tạp và đặc biệt là để tìm ngày đẹp làm ma theo cái lý riêng. Nhiều thi thể
khi mang đi chôn đã bắt đầu chảy nước và có dấu hiệu phân hủy.
Thứ hai, không đặt thi hài vào quan tài trong khi đưa đi chôn cất
Trước đây, ở nhiều dòng họ người chết không được “mặc áo quan” (sử
dụng quan tài) mà chôn trực tiếp, huyệt đào không sâu. Khi chôn cất, người
H’Mông lấp đất nông và xếp đá lên trên. Một số dòng họ để thi thể người quá
cố trước khi chôn trên cáng đan bằng tre, treo cao hơn mặt đất khoảng 1m,
đợi thầy cúng chọn ngày giờ và phải mang ra tận chỗ chôn cất mới được cho
vào áo quan.
Hiện nay trong cách thức tổ chức tang ma của đồng bào dân tộc H’Mông
đã có sự đổi mới. Nhiều dòng họ đã sử dụng quan tài trong hầu hết các đám
ma. Tuy nhiên, một số dòng họ theo tập tục vẫn để thi hài khiêng đi cho tới
nơi chôn cất mới được nhập quan. Đây là luật tục lâu đời của dòng họ mà các
thành viên trong họ không ai dám làm trái vì sợ phạm vào lời nguyền, có thể
dẫn đến trùng tang, hay những người thân trong gia đình người quá cố có thể
bị lụn bại, đau ốm, chết sớm.
Thứ ba, không đảm bảo các điều kiện vệ sinh trong việc tang
Theo Thông tư của Bộ Y tế `số 03/2009 ngày 26 tháng 5 năm 2009 về
hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng qui định: “Thi hài
phải được xử lý trước khi khâm liệm bằng các hoá chất diệt khuẩn thuộc


16


danh mục các hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh
vực gia dụng và y tế đã được đăng ký lưu hành.” [49]
Theo tục lệ người H’Mông, khi gia chủ có người chết, sau khi làm lễ báo
tin và chuẩn bị khâm niệm, thầy cúng tới làm lễ cúng ma tươi.
Khi làm lễ ma tươi, người chết được đặt trên một tấm ván để giữa nhà.
Thầy cúng đặt mâm cúng và bắt đầu đọc bài cúng “chỉ đường” trong thời gian
khá lâu. Có những dòng họ để thi hài trong nhà nhiều ngày mà không sử dụng
một điều kiện vệ sinh bảo quản nào. Những người có mặt trong tang ma vẫn
ăn uống, sinh hoạt như thường lệ xung quanh. Một số dòng họ đặt thi hài nằm
hoặc ngồi lên một tấm ván, ở bên dưới để một cái mẹt đựng cơm. Trong lúc
ăn, những người đi viếng rót rượu hay bón cho người đã khuất những món ăn
có trong buổi tiệc, coi đó như bữa cơm vĩnh biệt. Những dòng họ đã đưa thi
hài vào áo quan vẫn giữ lại nghi thức bón cơm cho người chết. Con, cháu
trong dòng họ thực hiện nghi thức bón cơm trên đầu quan tài. Thức ăn được
đổ xuống một chiếc xô để trên đầu quan tài và giữ nguyên đồ ăn đã bón cho
người chết theo nghi thức cho đến khi quan tài được hạ huyệt
Việc để thi hài trong nhà lâu ngày ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của
những người thân, gây ô nhiễm môi trường sống xung quanh. Bên cạnh đó,
việc ăn uống sinh hoạt nhiều ngày bên thi hài có thời gian quàn ướp quá dài,
lại không được bảo quản, lưu giữ hợp vệ sinh gây nguy hiểm tới sức khỏe
cộng đồng cũng như phản cảm trong mỹ quan văn hóa dân tộc.
Thứ tư, trong tổ chức việc tang gây tốn kém, lãng phí
Trong tiềm thức người H’Mông, chết chưa hẳn là nỗi buồn. Âm phủ chỉ
là một “bến chờ” trên con đường họ tìm đường lên trời đi tìm hồn tổ tiên
nguồn cội. Người H’Mông quan niệm, tiếng khen sẽ chỉ đường dẫn lối cho
người chết về thế giới bên kia suôn sẻ. Bởi vậy, ở đám tang của người


17


H’Mông, gia chủ phải thiết cơm rượu cho làng xóm đến thăm viếng trong vài
ba ngày.
Thêm nữa, vì theo tục lệ của người H’Mông, khi có người chết, việc tang
phải được tổ chức với nhiều nghi lễ khác nhau để phản ánh các quan niệm về
lịch sử xã hội nên gây tốn kém cho gia chủ như: Lễ chỉ đường “khúa kê”; lễ
thổi khen; lễ đuổi giặc; lễ viếng. Trong các nghi lễ, người H’Mông rất coi trọng
lễ viếng. Người viếng tùy ân tình với người chết mà đồ viếng nhiều hay ít.
Lễ tàu sáng (đưa người chết ra ngoài bãi); Lễ hạ huyệt; Lễ tiễn đưa hồn:
Lễ “nhu đá” (ma khô) đều là những nghi lễ quan trọng trong tang ma của
người H’Mông. Tuy nhiên ở các nghi lễ này đều phải mời thầy cúng và đều
phải giết trâu, lợn, gà để cúng tế; tổ chức ăn uống linh đình gây tốn kém cho
gia chủ. Mặc dù tổ chức lễ ma khô cũng là dịp dòng họ gặp mặt nghe trưởng
họ kể về sự tích dòng họ, bà cô nói về tục lệ dòng họ; là dịp nhằm tăng cường
sự cố kết dòng họ. Song do thủ tục tiến hành rườm rà, tốn kém thời gian, tiền
bạc nên lễ ma khô cũng cần thiết phải thay đổi sao cho vẫn giữ được phong
tục, tập quán của dân tộc mà lại phù hợp với những yêu cầu của phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và chương
trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay.
* Việc cưới
Trong đám cưới của người H’Mông, bên cạnh những nét văn hóa truyền
thống đậm bản sắc dân tộc vẫn còn một số hủ tục nên bài trừ.
Thứ nhất là, nạn tảo hôn
Theo điều 4 chương II Nghị định Chính Phủ tháng 3 năm 2002 về việc
áp dụng luật hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số quy định:
“Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên mới được kết hôn
để bảo đảm sự phát triển giống nòi, bảo đảm cho các bên nam, nữ có đủ điều
kiện về sức khoẻ và khả năng chăm lo cuộc sống gia đình”. [32]


18


Tuy nhiên, theo phong tục được lưu truyền qua nhiều thế hệ, do nhu cầu
cần có thêm lao động trong sản xuất nên người H’Mông thường kết hôn rất
sớm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho nhiều em học sinh
phải bỏ học để về nhà cưới vợ, cưới chồng. Xây dựng gia đình sớm làm ảnh
hưởng tới sức khỏe phụ nữ và trẻ em, giảm cơ hội học hành, cản trở sự phát
triển cá nhân và sự phát triển bền vững của gia đình trong thực tế.
Thứ hai, tục “kéo vợ” của đồng bào dân tộc H’Mông
Theo khoản 2 điều 5 chương II Nghị định Chính Phủ tháng 3 năm 2002 về
việc áp dụng luật hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số quy định:
“Nghiêm cấm tục cướp vợ để cưỡng ép người phụ nữ làm vợ” [19]
Tục kéo vợ là một phong tục rất riêng của người H’Mông. Theo tục cũ,
khi một chàng trai và một cô gái thích nhau, hoặc trường hợp đặc biệt hơn là
chỉ phía chàng trai có tình cảm với cô gái, chàng trai sẽ cùng gia đình đi thăm
dò, bói số, chọn ngày giờ tốt và nhờ một số bạn be cùng người nhà đi kéo vợ.
Cô gái được kéo về nhà chàng trai dù muốn hay không cũng có hành động
chống cự lại để xem nhà trai có thực lòng với mình hay không và để bảo vệ
cho danh dự nhân phẩm của bản thân mình, để gia tộc không bị coi thường.
Khi đã được kéo về nhà trai, cô gái dù muốn hay không cũng phải ở đủ ba
ngày. Vì lúc kéo vợ về, người nhà trai đã gọi hồn cô dâu nhập vào linh hồn
ma tổ tiên của nhà trai, chịu sự quản lý của ma tổ tiên của nhà chàng trai.
Chưa đủ ba ngày, cô gái tự ý bỏ về sẽ gây xúi quẩy cho nhà mình.
Tục kéo vợ của người H’Mông cũng có những nét văn hóa đẹp nhất
định. Nó được tổ chức theo một trình tự cụ thể từ việc thăm dò đến việc tìm
hiểu của hai gia đình, từ bói số đến chuyện hò hẹn của tình yêu đôi lứa; tạo
dựng, tập dượt cho cô gái một cuộc sống thử ở nhà trai. Qua ba ngày chung
sống ở nhà trai, nếu thành thì nên duyên vợ chồng, không thành thì cũng là
bạn, không nên ấm ức hận thù mới phải đạo lý làm người. Tục kéo vợ độc đáo



19

ở chỗ nó diễn ra dưới hình thức như một vở hài kịch tổng hợp: người đi chơi
tết, kẻ đi chơi chợ; kẻ khóc, người cười; kẻ hát hò, người mắng chửi chống cự
lại. Tất cả diễn ra một cách hồn nhiên nhưng lại có sức mạnh vô biên gắn kết
nam nữ người H’Mông thành một mái ấm gia đình.
Tục kéo vợ về bản chất là một nét văn hoá đẹp của người H’Mông. Tuy
nhiên trong thực tế nhiều người đã lợi dụng tục kéo vợ gây nên tình trạng ép
duyên, tảo hôn, chia rẽ tình yêu đôi lứa hoặc để lấy cớ lấy vợ lẽ. Đồng bào
dân tộc H’Mông quan niệm khi bị kéo về nhà chàng trai thì hồn cô dâu nhập
vào linh hồn ma tổ tiên và chịu sự quản lý của ma tổ tiên nhà trai. Vì vậy
nhiều gia đình nhà gái vì ham của cải đã đồng ý gả con mà không có sự đồng
ý của cô gái. Thậm chí có những cô gái trẻ bị kéo về và thành vợ khi chưa biết
mặt chồng. Nhiều người con gái trẻ H’Mông không được chọn chồng. Có khi
đã say đắm một bạn trai nào đó, hai người tính chuyện hẹn hò nhưng được
một chàng trai khác đem lòng thích kéo về làm vợ. Cuộc bắt vợ này có thể
thất bại song cũng làm cho tình cảm trong sáng của đôi trai gái bị tàn lụi, là kẽ
hở cho người xấu lợi dụng gây mất đoàn kết các gia đình. Người phụ nữ
H’Mông thường có tâm lý cam chịu, nhẫn nhục, hiếm thấy phản kháng. Để
chống lại việc ép duyên họ thường tìm đến cái chết bằng việc ăn lá ngón tự tử.
Gần đây vì bị kẻ xấu lợi dụng, nhiều phụ nữ phản kháng bằng cách bỏ đi
Trung Quốc và trở thành nạn nhân của những kẻ buôn người, gây nhiều hệ lụy
đáng buồn.
Thứ ba, tục hôn nhân cận huyết thống
Theo điều 7 chương II Nghị định Chính Phủ tháng 3 năm 2002 về việc
áp dụng luật hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số quy định:
“Nghiêm cấm tập quán kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực
hệ hoặc có liên quan dòng họ trong phạm vi ba đời”. [32]



20

Trên thực tế, việc kết hôn cận huyết thống vẫn còn tồn tại dai dẳng trong
đồng bào dân tộc H’Mông. Hôn nhân của người H’Mông trước kia mang
nguyên tắc: Nội hôn tộc người và ngoại hôn dòng họ. Mặc dù ngày nay có
nhiều dòng họ đồng ý gả con ngoại tộc người song nguyên tắc này còn ảnh
hưởng rất nặng nề trong cộng đồng người H’Mông. Theo cách lý giải của
người H’Mông, con gái trong gia đình khi đã đi lấy chồng thì con của người
con gái được coi là mang dòng máu của nhà chồng. Vì mang dòng máu của
nhà chồng, không cùng họ với nhà mình nên vẫn được kết hôn với con của
các anh, chị em khác trong gia đình.
Y học đã chứng minh tác hại của hôn nhân cận huyết thống. Những cặp
vợ chồng khỏe mạnh lại có thể sinh con dị dạng hoặc mang bệnh tật di truyền
như: Mù màu, bạch tạng, da vảy cá, sức khỏe yếu, khả năng miễn dịch kém,
dễ mang bệnh tật, làm suy thoái chất lượng giống nòi của các tộc người.
Thứ tư, tục thách cưới.
Một đám cưới cho người H’Mông bên cạnh những nghi thức truyền
thống như lễ dạm hỏi và lễ cưới còn có tục thách cưới. Đây là hủ tục không
còn phù hợp với nếp sống văn hóa mới. Đời sống của đồng bào dân tộc
H’Mông gần đây đã có những chuyển biến tích cực. Song so với mặt bằng
chung, mức thụ hưởng đời sống văn hóa của người H’Mông còn thấp, kinh tế
còn khó khăn. Vì tục thách cưới mà nhà chàng trai H’Mông ngheo rất khó lấy
vợ. Lễ vật thách cưới tùy hoàn cảnh từng gia đình. Nhà giàu lễ vật có khi tới
30 - 40 đồng bạc, nhà ngheo cũng phải 3 - 4 đồng bạc, một tạ lợn thịt và hàng
trăm lít rượu kem theo bánh kẹo, thuốc lá. Tiệc cưới được tổ chức linh đình,
trong thời gian đó, vừa ăn uống vừa thay nhau thổi khen, hát múa thâu đêm.
Nhìn chung đám cưới người H’Mông vẫn giữ được những nét đẹp truyền
thống song việc thách lễ cao, tổ chức đám cưới rườm rà, rượu thịt say sưa
nhiều ngày cũng ảnh hưởng tới phát triển kinh tế gia đình, nảy sinh nhiều tệ
nạn xã hội.



21

* Trong sinh hoạt hàng ngày
Trong đời sống vật chất và tinh thần, người H’Mông có nhiều nét văn
hóa độc đáo. Tuy nhiên bên cạnh đó, một số thói quen sinh hoạt hàng ngày
của người H’Mông cũng bộc lộ hủ tục cần phải bài trừ như:
Thứ nhất, sử dụng nguồn nước sinh hoạt
Phần nhiều người H’Mông có thói quen sử dụng nước sinh hoạt từ các
nguồn nước tự nhiên như sông, suối, khe, lạch, nước mưa… Thói quen này là
một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh ngoài da, nguy cơ mắc các
bệnh ung thư, ảnh hưởng sự phát triển của cơ thể…
Mặc dù, Nhà nước đã đầu tư xây dựng các bể nước trữ nước cung cấp
nước sạch cho đồng bào dân tộc, nhưng cũng chỉ đáp ứng được một phần
những hộ gia đình ở vùng trung tâm. Nhiều đồng bào dân tộc H’Mông vẫn
phải sử dụng những nguồn nước không đảm bảo vệ sinh. Một trong những
nguyên nhân này còn do người H’Mông có đặc điểm cư trú ở những vùng
sâu, vùng xa và vùng cao, gây khó khăn cho việc dẫn nguồn nước sạch. Hơn
nữa, thói quen sử dụng nước tự nhiên trong sinh hoạt ăn, uống, vệ sinh cũng
đã thành “nếp sống” quen thuộc từ nhiều đời của đồng bào. Vì vậy ở một số
địa phương có xây bể, đồng bào cũng không sử dụng nước sạch đã lọc qua bể.
Thứ hai, việc xây dựng nhà vệ sinh
Người H’Mông có thói quen du canh du cư từ lâu đời. Chính tập quán
du canh, du cư của đồng bào đã tạo ra thói quen không sử dụng nhà vệ sinh
trong sinh hoạt. Thêm nữa, do điều kiện kinh tế còn thiếu thốn, điều kiện địa
hình tự nhiên, nguồn nước không thuận lợi cũng gây khó khăn trong việc xây
dựng nhà vệ sinh. Điều này ảnh hưởng nhiều tới môi trường sống, ảnh hưởng
tới sức khỏe của con người cũng như không phù hợp với cuộc sống văn minh,
hiện đại.



22

Thứ ba, việc khám chữa bệnh
Trong quan niệm về con người, đồng bào dân tộc H’Mông rất quan tâm
đến nghi lễ chu kì đời người, đặc biệt là cúng ma. Ảnh hưởng của thầy cúng,
thầy mo trong đời sống tinh thần của người H’Mông vẫn rất sâu sắc. Thầy
cúng, thầy mo không chỉ giữ vai trò chủ đạo trong những buổi tế lễ thần linh,
trong các đám tang ma,… mà ngay cả trong khi gia đình có người bị bệnh thì
thầy cúng, thầy mo đồng thời cũng trở thành thầy thuốc của gia đình. Phần đa
người H’Mông rất tin vào những vị thần linh và tin rằng khi có người bị ốm
có nghĩa là gia đình đã làm điều gì đó không phải với thần linh nên đã bị “con
ma” nào đó “nhập” vào… Bởi thế, phải mời thầy cúng đến để cúng tế lên thần
linh mong các vị thần chứng giám và đuổi “con ma” đó đi cho người ốm mau
khỏi. Quan niệm không đúng đó đã làm cho không ít người phải bỏ mạng một
cách oan uổng, đáng tiếc khi chậm trễ đi đến các cơ sở y tế.
Thứ tư, việc chăn thả rông gia súc, làm chuồng trại gia súc sát nhà ở
Địa vực cư trú của người H’Mông rất thuận lợi để phát triển chăn nuôi.
Vật nuôi truyền thống thường có: trâu, lợn, dê, gà, ngựa. Nuôi trâu để làm sức
kéo và thực phẩm cúng bái, nuôi ngựa để thồ hàng. Tuy nhiên phương thức
chăn nuôi chủ yếu theo kiểu tự nhiên, thả rông gia súc. Do không chủ động
phòng tránh dịch bệnh; không làm chuồng trại nên mùa đông thường chết
hàng loạt. Một số vùng, đồng bào nhốt gia súc sát khu nhà ở gây mất vệ sinh
môi trường và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Từ thực trạng những hủ tục còn tồn tại và biểu hiện của hủ tục, nhiệm vụ
đặt ra cho công tác tuyên truyền là cần phải kết hợp với các cơ quan có liên
quan khác cùng tuyên truyền thay đổi nhận thức của đồng bào, giúp đồng bào
bài trừ hủ tục xây dựng nếp sống văn hóa mới, xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư.



23

1.1.2. Tuyên truyền và tuyên truyền bài trừ các hủ tục của đồng bào
H’Mông
1.1.2.1. Tuyên truyền và công tác tuyên truyền
* Tuyên truyền
Theo một số tài liệu nghiên cứu, thuật ngữ tuyên truyền xuất hiện
khoảng 400 năm trước đây, được nhà thờ La Mã sử dụng để chỉ hoạt động của
các nhà truyền giáo với sứ mệnh thuyết phục, lôi kéo những người khác phấn
đấu theo đức tin của đạo Kito. Tuyên truyền theo tiếng La tinh (Prapaganda)
là truyền bá, truyền đạt một quan điểm nào đó. Về sau, thuật ngữ tuyên truyền
được sử dụng rộng rãi nhằm biểu đạt các hoạt động cụ thể như ngôn ngữ, hình
ảnh, đạo cụ… nhằm tác động đến suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm của người
khác, hướng họ hành động theo một khuynh hướng nhất định.
Trong Đại Bách khoa toàn thư Liên Xô, thuật ngữ tuyên truyền có hai
nghĩa là nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng: tuyên truyền là sự truyền
bá những quan điểm, tư tưởng về chính trị, khoa học, triết học, nghệ thuật…
nhằm biến những quan điểm, tư tưởng ấy thành ý thức xã hội, thành hành
động cụ thể của quần chúng. Theo nghĩa hẹp: tuyên truyền là truyền bá những
quan điểm, lý luận nhằm xây dựng cho quần chúng một thế giới quan nhất
định phù hợp với lợi ích của chủ thể tuyên truyền và kích thích những hoạt
động thực tế phù hợp với lợi ích thế giới quan ấy. Theo quan điểm này tuyên
truyền theo nghĩa hẹp chính là tuyên truyền tư tưởng, tuyên truyền chính trị
mà mục đích của nó là hình thành trong đối tượng tuyên truyền một thế giới
quan nhất định, một kiểu ý thức xã hội nhất định và cổ vũ tích cực xã hội của
con người. [13, tr25]
Theo Từ điển Tiếng Việt, tuyên truyền “là giải thích rộng rãi để thuyết phục
mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo” [53, tr.1068]. Khi bàn về Người tuyên



×