Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

SKKN vận dụng phương pháp Dạy học tích hợp liên môn để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Âm nhạc 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.23 KB, 35 trang )

Sở GD & ĐT Tỉnh Đăk Lăk
Phòng GD & ĐT Huyện Ea H’Leo
  

Đề tài

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN ĐỂ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY MÔN ÂM
NHẠC 7

Môn: Âm nhạc
Giáo viên: Kiều Thị Trang
Đơn vị : Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Ea Sol - Ea H’Leo - Đăk Lăk

Ea H’Leo 2017

1


I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lí do chọn đề tài
Âm nhạc xuất hiện từ khi nào? Đó là một câu hỏi rất khó để trả lời chính xác
được. Chỉ biết âm nhạc xuất hiện từ rất lâu đời - lúc con người bắt đầu chú ý đến
vạn vật xung quanh thì âm nhạc ra đời. Âm nhạc đóng một vai trò và ý nghĩa rất
quan trọng trong đời sống con người. Âm nhạc là nhu cầu nhận thức hoạt động và
giải trí của xã hội loài người. Loài người đã sử dụng âm nhạc như một phương tiện
để làm cho đời sống tinh thần phong phú, làm giàu tâm hồn, trí tuệ góp phần cải
thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ở trường Trung học cơ sở, môn Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu


quả để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ. Nhằm trang bị cho học sinh
những kiến thức cơ bản, bước đầu hình thành khả năng cảm thụ, hiểu và thể hiện
nghệ thuật âm nhạc, khơi dậy ở các em những khả năng sáng tạo trong hoạt động
âm nhạc, củng cố thêm về tình cảm đạo đức, về niềm tin thị hiếu nghệ thuật và nhu
cầu âm nhạc. Môn học Âm nhạc trong trường THCS không nhằm mục đích đào tạo
các em thành những ca sĩ, nghệ sĩ chuyên nghiệp, mà chủ yếu thông qua môn học
nhằm tác động vào thế giới tinh thần của các em, giúp các em có sự phát triển hài
hòa và toàn diện về nhân cách.
Có thể nói rằng hiện nay môn học Âm nhạc trong trường phổ thông chưa có
được vị trí tương xứng trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Các em dường như coi nhẹ
môn học Âm nhạc và coi môn Âm nhạc là một môn học phụ. Bởi vậy mà việc học
và dạy môn Âm nhạc trong nhà trường hiện nay đang là một thử thách đặt ra với
mỗi thầy cô và các em học sinh. Việc đổi mới phương pháp dạy học được coi là
nhiệm vụ trọng tâm, một yêu cầu bức thiết đối với tất cả các cấp học, bậc học ở
nước ta. Đổi mới phương pháp dạy học góp phần đào tạo những con người tích
cực, tự giác, năng động, sáng tạo, có năng lực vận dụng những kiến thức được học
vào cuộc sống. Đồng thời đổi mới phương pháp dạy học nhằm tác động vào tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho người học, loại bỏ thói quen học tập thụ động.
Ở Việt Nam, trước những yêu cầu có tính pháp lý về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục phổ thông sau năm 2015 đã được thể hiện trong các văn bản, nghị quyết
của đại hội Đảng. Đặc biệt mới nhất là trong Nghị quyết 29/NQ-TW 8 khóa VI
ngày 4/11/2013 với mục tiêu thay đổi “phương pháp dạy học từ truyền thụ kiến
thức sang tổ chức hướng dẫn định hướng phát triển năng lực nhận thức học sinh”
2


đang đặt ra thách thức lớn đối với đội ngũ giáo viên ở trường phổ thông. Theo đề
án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, dạy học tích hợp liên môn được lự chọn là
phương án dạy học với nhiều ưu việt. Dạy học tích hợp liên môn là định hướng về
nội dung và phương pháp dạy học, trong đó giáo viên tổ chức hướng dẫn để học

sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau
nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành những kiến thức,
kỹ năng mới, phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết
vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống, nhằm đào tạo những con người có
năng lực phát triển và giải quyết các vấn đề đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế - xã
hội thời kỳ hội nhập. Nhưng giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay cho thấy đặc
điểm cơ bản là định hướng nội dung, chú trọng truyền thụ trí thức khoa học theo
các môn học đã được quy định trong chương trình dạy học, những nội dung của
từng môn học đều dựa trên khoa học chuyên ngành tương ứng. Do vậy người dạy
chỉ chú trọng việc trang bị cho học sinh hệ thống tri thức khoa học khách quan về
nhiều lĩnh vực khác nhau, chưa chú trọng đầy đủ đến chủ thể người học cũng như
đến khả năng ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống thực tiễn.
Từ ưu điểm của dạy học tích hợp liên môn, yêu cầu thực tiễn của giáo dục hiện
đại và thực trạng của giáo dục Việt Nam hiện nay, bản thân là giáo viên giảng dạy
môn Âm nhạc tôi nhận thấy dạy học tích hợp liên môn là xu thế tất yếu và có tính
khả thi. Chính vì lí do đó tôi quyết định chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp dạy
học tích hợp liên môn để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Âm nhạc 7” để góp
phần đào tạo những người lao động phát triển, toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ
(theo nghị quyết TW II của Đảng về mục tiêu giáo dục).
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
* Mục tiêu:
Nghiên cứu cơ sở lí luận về vận dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn
trong việc tổ chức dạy học môn Âm nhạc 7 cao nhằm nâng cao hứng thú của học
sinh trong học tập.
* Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp
liên môn trong dạy học môn Âm nhạc 7.
- Nghiên cứu nội dung chương trình Âm nhạc 7
- Thiết kế một số phương án dạy học Âm nhạc 7 theo hướng tích hợp liên môn.
3



- Thực nghiệm, kiểm nghiệm tính hiệu quả khi sử dụng phương pháp tích hợp
vào trong giảng dạy môn Âm nhạc.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động dạy và học nội dung kiến thức Âm nhạc lớp 7 của giáo viên và học
sinh trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm năm học 2015 - 2016.
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Dạy học Âm nhạc 7 theo hướng tích hợp liên môn ở trường THCS Nguyễn
Bỉnh Khiêm năm học 2015 - 2016.
I.5. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, Nhà nước, của Bộ GD & ĐT, các tài liệu
có liên quan đến vấn đề nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
Nghiên cứu nội dung chương trình môn Âm nhạc lớp 7.
* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Điều tra khảo sát thực trạng dạy học Âm nhạc 7 ở trường phổ thông và thực tế
hiệu quả của việc dạy học theo hướng tích hợp liên môn.
Quan sát sư phạm: Dự giờ, quan sát việc dạy của giáo viên và việc học của học
sinh.
Thực nghiệm kiểm tra, so sánh với nhóm đối chứng để đánh giá hiệu quả của
đề tài.

4


II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết việc dạy học không phải là “tạo ra kiến thức”, “truyền đạt
kiến thức” hay “chuyển giao kiến thức” mà phải làm cho người học học cách đáp

ứng hiệu quả các đòi hỏi cơ bản liên quan đến môn học và có khả năng vượt ra
ngoài phạm vi môn học để chủ động thích ứng với cuộc sống lao động sau này.
Quan điểm dạy học tích hợp, với mục tiêu phát triển năng lực ở người học, giúp họ
có khả năng giải quyết và đáp ứng sự biến đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại để
đem lại thành công cao nhất trong cuộc sống.
Tích hợp là một khái niệm rộng, không chỉ dùng trong lĩnh vực lí luận dạy học.
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của
người học, giúp đào tạo ra những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để
giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Trong dạy học các bộ môn, tích hợp
được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác
nhau (theo cách hiểu truyền thống từ trước tới nay) thành một “môn học” mới hoặc
lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học, ví dụ:
lồng ghép nội dung giáo dục dân số, giáo dục môi trường, giáo dục an toàn giao
thông trong các môn học Âm nhạc, Lịch sử, Địa lí, Hóa học, Sinh học… xây dựng
môn học tích hợp từ các môn học truyền thống.
Dạy học tích hợp liên môn là dạy cho học sinh biết tổng hợp kiến thức, kĩ năng
ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng lực giải
quyết các tình huống thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm
cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan
đến nhiều môn học, như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật;
giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông.
Đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay việc hiểu đúng và vận dụng phù hợp
quá trình tích hợp sẽ đem lại những hiệu quả cụ thể đối với từng phân môn trong
5


nhà trường phổ thông. Dạy học Âm nhạc theo hướng tích hợp liên môn còn giúp
giáo viên chủ động hơn trong chuẩn bị, thiết kế bài giảng; giúp học sinh có thói
quen tìm hiểu, biết vận dụng tổng hợp kiến thức để giải quyết một vấn đề. Mặt

khác vận dụng phương pháp dạy học Âm nhạc theo hướng tích hợp liên môn nhằm
bồi dưỡng cho học sinh tinh thần tự học, sáng tạo, bồi dưỡng tư duy, bồi dưỡng
tâm hồn từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường THCS.

II.2. Thực trạng
a. Thuận lợi - khó khăn
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm, giúp đỡ của ban giám hiệu trường THCS Nguyễn Bỉnh
Khiêm cùng phòng giáo dục huyện Ea H’Leo đã tạo điều kiện tốt cho việc dạy và
học.
- Đội ngũ giáo viên giảng dạy của trường có nhiều kinh nghiệm, kết hợp với
đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình năng động và có chuyên môn cao.
- Học sinh thì rất hào hứng, thích thú và học tập sôi nổi mỗi khi đến tiết học
Âm nhạc.
* Khó khăn:
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm được đóng trên địa bàn xã Ea Sol còn gặp
nhiều khó khăn, điều kiện cơ sở vật chất của trường còn thiếu thốn nhiều. Chưa có
phòng máy chiếu riêng, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy bộ môn Âm nhạc chỉ
gồm một cây đàn oocgan và một số bảng phụ, chưa có máy tính, loa, đài, thanh
phách, song loan, một số tranh ảnh của các nhạc cụ hay nhạc sĩ phục vụ cho bộ
môn giáo viên đều phải tự chuẩn bị.
Qua việc tổng hợp kết quả từ việc trao đổi trực tiếp với các giáo viên, tham
khảo giáo án của các GV Âm nhạc và tham gia dự giờ một số tiết trên lớp của các
GV trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm tôi nhận thấy:
- Tình hình giáo viên:
+ Đội ngũ giáo viên hiện nay chủ yếu được đào tạo theo chương trình sư phạm
đơn môn, chưa được trang bị về cơ sở lý luận dạy học tích hợp liên môn một cách
chính thống, khoa học nên khi thực hiện thì phần lớn là do giáo viên tự mày mò, tự

6



tìm hiểu không tránh khỏi việc hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về mục đích, ý nghĩa
cũng như cách thức tổ chức dạy học tích hợp liên môn.
+ Phần lớn giáo viên đã quen với việc dạy học đơn môn là chính nên giáo viên
các môn “liên quan” ít có sự trao đổi chuyên môn. Do đó khi tiến hành dạy học
tích hợp liên môn kết quả đạt được mới ở mức tích hợp, chưa tận dụng, phát huy
được việc vận dụng kiến thức ở các môn “liên quan” làm công cụ hỗ trợ cho quá
trình dạy học bộ môn, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của các môn “liên
quan” trong dạy học các chủ đề tích hợp liên môn.
+ Dạy tích hợp, liên môn đòi hỏi giáo viên phải có năng lực trong tổ chức hoạt
động học tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh. Bên cạnh đó người giáo viên
phải có kiến thức sâu, rộng về bộ môn Âm nhạc và các bộ môn khác ngoài bộ môn
mình phụ trách.
+ Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạy theo
chủ đề tích hợp, liên môn, các giáo viên sẽ vất vả hơn, phải xem xét, rà soát nội
dung chương trình, sách giáo khoa hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạc
hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp. Nội dung của
phương pháp dạy tích hợp, liên môn cũng yêu cầu GV phải biết sắp xếp lại nội
dung dạy học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực
học sinh nên không tránh khỏi làm cho giáo viên có cảm giác ngại thay đổi.
- Tình hình học sinh:
+ Học sinh dân tộc thiểu số của trường chiếm tỉ lệ cao, đời sống còn khó khăn
nên đa phần học sinh đi học một buổi còn một buổi đi làm. Bên cạnh đó phụ huynh
học sinh chưa quan tâm nhiều đến việc học của con em mình.
+ Khả năng diễn đạt của HS về một vấn đề rất kém, các em thường lúng túng
khi diễn đạt ý tưởng của mình hoặc điều muốn nói.
+ Tâm lý của phụ huynh cũng như học sinh đều xem Âm nhạc là một môn phụ,
học để giải trí hay chỉ để phát triển năng khiếu…
* Từ phía chương trình sách giáo khoa của môn Âm nhạc hiện nay:

Được viết theo kiểu đơn môn nên đôi khi còn có sự chồng chéo, thiếu tính
đồng bộ về kiến thức giữa các môn học “liên quan”, giữa các cấp học, các lớp học,
nên khi tiến hành xác định được các nội dung tích hợp liên môn nhưng thực hiện
không có hiệu quả cao hoặc không thực hiện được.
b. Thành công - hạn chế
7


* Thành công:
- Tiến trình dạy học đã soạn đảm bảo tính khả thi và phù hợp với trình độ của
HS, thể hiện ở khả năng và kết quả hoạt động tự chủ xây dựng kiến thức trong quá
trình dạy học.
- Học sinh đã giải quyết được vấn đề đặt ra của bài học.
- Dạy học tích hợp liên môn là chúng ta đã xây dựng được các chủ đề có tính
thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, do đó tạo được động cơ, hứng
thú học tập cho học sinh. Hơn nữa học sinh được tăng cường khả năng vận dụng
kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến
thức một cách máy móc, từ đó khắc sâu được kiến thức đã học.
- Giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, năng lực hành động đồng thời phát
huy được tính tích cực của HS, góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy
học ở trường THCS.
- Góp phần hình thành các kĩ năng, giáo dục thái độ hành vi cụ thể để giải
quyết những vấn đề trong cuộc sống.
- Học sinh có điều kiện trao đổi, thảo luận từ đó giúp HS tự tin, tăng khả năng
diễn đạt…
- Tích hợp liên môn sẽ góp phần giải quyết các vấn đề quá tải trong dạy học.
- Giúp học sinh nhận thức thế giới một cách tổng thể và toàn diện.
* Hạn chế:
- Việc dạy học tích hợp đòi hỏi thời gian chuẩn bị của người giáo viên nhiều
hơn.

- Không phải nội dung kiến thức nào cũng có thể áp dụng phương pháp dạy
học tích hợp. Tích hợp phải có chọn lọc, không lặp đi lại gây nhàm chán.
- Thời gian một tiết có hạn cũng gây khó khăn nhiều trong việc thực hiện đề
tài.
c. Mặt mạnh - mặt yếu
* Mặt mạnh:
Dạy học tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có
ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề
tích hợp liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải
8


quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, thụ
động. Đồng thời học sinh không phải học lại nhiều lần một nội dung kiến thức ở
các môn học khác nhau, tránh được việc học quá tải hay nhàm chán do học sinh đã
được học ở môn khác, nhờ đó cho phép chúng ta vừa rút ngắn được thời gian trong
dạy học bộ môn vừa tăng cường khối lượng và chất lượng thông tin. Vì vậy nó
đảm bảo cho học sinh lĩnh hội vững chắc những cơ sở khoa học, phát triển năng
lực tư duy sáng tạo và hình thành thế giới quan.
* Mặt yếu :
Đòi hỏi sự chuẩn bị kĩ lưỡng và tốn nhiều thời gian của giáo viên và việc
nghiên cứu tài liệu của học sinh.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm được đóng trên địa bàn xã vùng sâu nên
chất lượng đầu vào không đồng đều, điều kiện kinh tế của gia đình HS còn khó
khăn nên ảnh hưởng nhiều đến việc nghe nhìn hay việc nắm bắt tin tức, thông tin
còn hạn chế. Trước những thách thức đó đòi hỏi người thầy phải nỗ lực hết mình,
kiên trì, bền bỉ cùng nhà trường khắc phục những khó khăn và từng bước nâng cao
chất lượng giáo dục. Tuy nhiên vẫn còn một số học sinh thụ động trong học tập,
không chịu suy nghĩ để tìm ra vấn đề và giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó sự thiếu

quan tâm của gia đình, sự cám dỗ của các trò vui chơi giải trí khác cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến niềm vui cũng như sự hứng thú học tập của học sinh.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra
Để dạy học môn Âm nhạc 7 theo quan điểm tích hợp liên môn thành công theo
tôi phải nắm được mục đích phương pháp là chưa đủ mà giáo viên còn phải xác
định được mức độ tích hợp và phạm vi tích hợp. Vấn đề chọn nội dung gì tích hợp,
tích hợp đến đâu là một vấn đề không đơn giản.
Tuy nhiên còn nhiều lí do khác nhau như nội dung tích hợp trong toàn bộ
chương trình cũng như trong từng bài cũng chỉ thực hiện tương đối. Cụ thể là
không phải tất cả các bài hát, Tập đọc nhạc, Âm nhạc thường thức đều có thể tích
hợp được. Vì vậy nhiệm vụ đặt ra đối với giáo viên là cần phải nắm bắt được ý đồ
của người soạn chương trình SGK, phải căn cứ vào thực tiễn trình độ của học sinh,
thời gian để xác định mức độ và phạm vi tích hợp cho phù hợp trong từng giờ dạy.
Mặt khác, giáo viên cần lựa chọn nhiều nội dung, nhiều khía cạnh tích hợp. Vì mỗi
môn học đều có đặc trưng riêng. Nên giáo viên không nên gò ép để tích hợp, chăm
chú vào quá trình tích hợp, lặp lại tích hợp sẽ dẫn đến tình trạng phá vỡ nội dung
9


của từng môn, phân môn. Chính vì thế, nội dung tích hợp phải quan hệ chặt chẽ
với mức độ và phạm vi tích hợp.
Chúng ta cũng cần lựa chọn các phương pháp dạy học tích cực nhằm khai thác,
vận dụng các kiến thức để phát hiện và giải quyết các vấn đề một cách chủ động,
sáng tạo đảm bảo có được sự hợp tác, gắn liền với thực tiễn; tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui và hứng thú cho học sinh.
Tăng cường hợp tác với giáo viên khác cùng môn và các môn “liên quan” để
trong quá trình dạy học không đồng nhất các môn “liên quan” nhưng cũng không
biệt lập, tách rời các môn quá xa; tích hợp sao cho kiến thức vừa đủ để học sinh
tiếp thu, tránh trùng lặp, nặng nề. Trước hết vì quyền lợi của chính môn học, đó đã
có nghĩa là phải tích hợp đúng lúc, đúng chủ đề, đúng mức độ... Từ những suy nghĩ

đó tôi đã tiến hành những giải pháp và biện pháp như sau.

II.3. Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn nhằm phát huy tính tích cực,
chủ động của học sinh từ đó tạo được niềm vui và hứng thú học tập cho học sinh.
Làm cho quá trình học tập của học sinh có ý nghĩa hơn, hình thành ở người học
những năng lực rõ ràng, giúp học sinh hòa nhập vào thực tiễn cuộc sống.
b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp
Chương trình SGK Âm nhạc tạo điều kiện cho giáo viên dạy 3 phân môn như
một thể thống nhất. Trong đó mỗi phân môn giữ một đặc trưng riêng vừa hoà nhập
vào nhau cùng hình thành tri thức, kĩ năng âm nhạc thống nhất ở học sinh. Để làm
được điều đó người giáo viên đứng trước lớp phải thực hiện yêu cầu một cách linh
hoạt sáng tạo, đó luôn là suy nghĩ về mục tiêu âm nhạc nói chung để tìm ra tính
đồng quy giữa 3 phân môn. Tích hợp trong từng thời điểm, từng vấn đề, từng đối
tượng để tạo ra những tình huống gây hứng thú trong học tập, đồng thời phát huy
tính chủ động sáng tạo của học sinh, phát huy hiệu quả của mọi phương tiện dạy
học, các trang thiết bị dạy học hiện đại.
Trong năm học 2015 - 2016 ở trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm tôi đã tiến
hành Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn để nâng cao hiệu quả
giảng dạy môn Âm nhạc 7 qua một số tiết với nội dung tích hợp như sau:
Tiết

Tên bài học

Nội dung tích hợp
10


Tiết 9


Học hát: Bài Chúng em cần
hòa bình

- Môn GDCD lớp 9: Bài Bảo vệ hòa
bình.
- Lồng ghép tích hợp chủ quyền biển
đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Tiết 11

- Ôn tập bài hát: Chúng em
cần hòa bình

- Môn Lịch sử lớp 5: Bài Chiến dịch
Điện Biên Phủ 1954

- Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN
số 4

- Môn GDCD lớp 10: Công dân với
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

- Âm nhạc thường thức:
Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát
Hành quân xa
Tiết 22

- Học hát: Khúc ca bốn mùa
- Bài đọc thêm: Tiếng sáo

Việt Nam.

Tiết 27

- Học hát: Ca - chiu - sa
- Bài đọc thêm: Bản hành
khúc cách mạng

- Môn Sinh lớp 8: Bài Ô nhiễm môi
trường
- Môn GDCD lớp 7: Bài Bảo vệ môi
trường và tài nguyên thiên nhiên
- Môn Địa lí lớp 11: bài Liên Bang
Nga.
- Môn Lịch sử lớp 8: bài Chiến tranh
thế giới thứ 2.
- Môn GDCD lớp 9: bài Tình hữu
nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

Để cụ thể hơn cho những giải pháp và biện pháp mà tôi đã đưa ra, tôi xin đưa
ra phương án dạy học tích hợp liên môn cụ thể mà tôi đã thực hiện ở trường THCS
Nguyễn Bỉnh Khiêm năm học 2015 - 2016.
TIẾT 27
HỌC HÁT: BÀI CA-CHIU-SA
BÀI ĐỌC THÊM: BẢN HÀNH KHÚC CÁCH MẠNG
I. MỤC TIÊU
11


1. Kiến thức:

*Âm nhạc:
- Học sinh được biết đến bài hát Ca-chiu-sa - một sáng tác rất nổi tiếng của
nhạc sĩ Blan-te được phổ biến rộng rãi ở nước Liên Xô (cũ) và nhiều nước trên thế
giới.
- Biết được hoàn cảnh ra đời bài hát Ca-chiu-sa.
- Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca bài hát.
* Địa lý:
Học sinh biết được vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ và một vài nét về đất nước và
con người Nga.
* Lịch sử:
Học sinh được tìm hiểu về cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 - cuộc đấu tranh vệ
quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức (1939 - 1945).
* Giáo dục công dân:
Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên toàn thế giới. Đặc biệt mối quan hệ đoàn
kết, hữu nghị có từ lâu đời giữa Việt Nam và Liên Xô (cũ).
2. Kĩ năng:
*Âm nhạc:
- Học sinh biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm bài hát.
- Biết hát kết hợp gõ đệm, thể hiện đúng tiết tấu nghịch phách
- Rèn luyện các kĩ năng về hát lĩnh xướng, hòa giọng.
- Biết thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát.
* Địa lý:
Nhìn vào bản đồ học sinh có thể xác định vị trí địa lý của đất nước Nga.
* Lịch sử:
Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá một số vấn đề, một sự kiện lịch sử quan
trọng.
* Giáo dục công dân:

12



HS biết cách thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi và nhân dân các
nước khác trong cuộc sống hàng ngày.
3. Thái độ:
*Âm nhạc:
- Qua bài hát học sinh cảm nhận được vai trò của âm nhạc trong đời sống con
người. Bài hát Ca-chiu-sa đã khích lệ tinh thần chiến đấu và lòng yêu nước của
hồng quân Liên Xô.
- Ca ngợi tinh thần chiến đấu anh dũng của hồng quân Liên Xô và lòng thủy
chung son sắc của các cô gái Nga dành cho các chiến sĩ.
- Giáo dục các em tinh thần đoàn kết, hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các
dân tộc trên toàn thế giới.
* Địa lý:
Ca ngợi tinh thần sáng tạo của nhân dân Nga, sự đóng góp lớn lao của người
Nga cho kho tàng văn hoá chung của thế giới.
* Lịch sử:
- Giáo dục học sinh tinh thần chiến đấu kiên cường chống chủ nghĩa phát xít
của các dân tộc bị xâm lược, đặc biệt là cuộc đấu tranh giải phóng đất nước của
Liên Xô.
- Nêu cao sức mạnh tinh thần đoàn kết, tinh thần yêu nước, tinh thần tự hào dân
tộc của mỗi người dân Nga để làm nên chiến thắng lịch sử.
* Giáo dục công dân:
Ủng hộ chính sách hoà bình hữu nghị của Đảng và Nhà nước ta..
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Đàn Organ, máy tính, máy chiếu.
- Chuẩn bị bài giảng bằng PowerPoint.
- SGK, SGV, chuẩn kiến thức kỹ năng môn Âm nhạc lớp 7 dùng để soạn giảng
và chuẩn hóa kiến thức.
- Bài hát Ca-chiu-sa và một số bài hát nổi tiếng của nước Nga.

- Tư liệu và hình ảnh về chiến tranh thế giới thứ 2.
13


- Phiếu học tập gồm tài liệu về các môn: Địa lí, Lịch sử, Giáo dục công dân
phục vụ cho giờ dạy.
PHIẾU HỌC TẬP
( Đưa trước cho HS nghiên cứu ở nhà )
I. Vị TRÍ ĐỊA LÝ LIÊN BANG NGA
- Đất nước Nga nằm ở Bắc lục địa Á, Âu.
- Thủ đô là Mát-xcơ-va (Moscow)
- Diện tích: 17,1 triệu km², lớn nhất thế giới.
- Lãnh thổ trải dài trên phần lớn đồng bằng Đông Âu và toàn bộ phần Bắc Á.
+ Phía Đông: giáp Bắc Thái Bình Dương
+ Phía Tây: giáp Đông và Bắc Âu
+ Phía Nam: giáp các nước Cáp-ca-dơ, Trung Á và Đông Bắc Á
+ Phía Bắc: giáp Bắc Băng Dương.
- Đất nước Nga có tiềm lực lớn về khoa học và văn hóa. Nước Nga là quê
hương của nhiều bác học, nhà thơ, nhà văn, nhạc sỹ, hoạ sỹ nổi tiếng thế giới.
II. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ 2
Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh:
Các nước đế quốc mâu thuẫn sâu sắc với nhau về về quyền lợi và thuộc địa sau
chiến tranh thế giới thứ nhất và sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 -1933.
Chủ nghĩa phát xít ra đời, mưu toan gây chiến tranh phân chia lại thế giới. Thời
kì này hình thành hai khối đối địch nhau:
+ Khối phát xít: Đức - Italia - Nhật Bản
+ Khối: Anh - Pháp - Mĩ
Hai khối đế quốc này mâu thuẫn gay gắt với nhau về thị trường và thuộc địa
nhưng đều coi Liên Xô (thành trì của cách mạng thế giới) là kẻ thù cần phải tiêu
diệt.

Chiến tranh Xô - Đức:
Cuộc chiến giữa Liên Xô và Đức trong thế chiến thứ hai, trải dài khắp Bắc,
Nam và Đông Âu từ ngày 22 tháng 6 năm 1941 khi quân đội Đức theo
lệnh Hitler xoá bỏ hiệp ước “Không xâm phạm lẫn nhau Liên Xô - Đức” và bất
14


ngờ tấn công Liên Xô. Trận phản công thành công của quân đội Liên Xô ở Xta-lingrát đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh. Hồng
quân Liên Xô tiếp tục phản công trên diện rộng, quét sạch quân Đức ra khỏi lãnh
thổ của mình. Ngày 9 tháng 5 năm 1945 đại diện Đức đã ký kết biên bản đầu hàng
không điều kiện quân đội Xô Viết.
Trên đường truy kích quân Đức Hồng quân Liên Xô đã giúp nhân dân các nước
Đông Âu giải phóng khỏi ách phát xít. Chiến tranh kết thúc ở châu Âu với sự thất
bại hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít.
Chiến tranh thế giới thứ 2 là cuộc chiến tranh gây tổn thất lớn nhất về người và
của trong lịch sử nhân loại. Chiến tranh kết thúc, Liên Xô đóng một vai trò hết sức
quan trọng trong việc đánh thắng chủ nghĩa phát xít. Cuộc chiến tranh này đã được
nhân dân Liên Xô gọi nó là chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
III. TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI
Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện
giữa nước này với nước khác.
Quan hệ hữu nghị tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp
tác phát triển về nhiều mặt: kinh tế, giáo dục, y tế, khoa học, kĩ thuật tạo sự hiểu
biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.
Mối quan hệ hữu nghị Việt - Nga:
Lịch sử cho thấy mối quan hệ giữa Việt Nam với Liên Xô trước đây và với
Liên Bang Nga ngày nay luôn nồng ấm, tin cậy, vượt qua mọi thử thách của thời
gian và sự biến động của lịch sử.
Trong những năm tháng cam go nhất của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc,
Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ chí tình của nhân dân Liên Xô. Không chỉ

giúp đỡ về tiền bạc, hiện vật, các chuyên gia Liên Xô còn sang tận nơi giúp Việt
Nam phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhiều công trình do Liên Xô giúp xây
dựng đã gắn bó với bao thế hệ người dân Việt Nam, đến nay vẫn phát huy hiệu quả
tích cực (như trường Đại học Bách Khoa, Bệnh viện Hữu nghị Việt -Xô). Hàng
chục ngàn cán bộ Việt Nam được đào tạo tại Liên Xô đã trở thành những cán bộ
chủ chốt, những chuyên gia giỏi trên nhiều lĩnh vực.
Sau khi Liên Xô tan rã (tháng 12/1991), quan hệ hợp tác nhiều mặt, cùng có lợi
giữa Việt Nam và Liên Bang Nga tiếp tục được coi trọng và phát triển. Quan hệ
kinh tế, thương mại giữa hai nước không ngừng phát triển.
15


Cùng với quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam và cải cách kinh tế ở Liên Bang
Nga, Quan hệ Việt - Nga được xây dựng và phát triển trên nền tảng của tình hữu
nghị gắn bó giữa hai dân tộc và đã được kiểm chứng bởi thời gian. Tiếp tục củng
cố, phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, sự hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam
và Liên Bang Nga trên tinh thần đối tác chiến lược, không chỉ vì lợi ích của nhân
dân hai nước mà còn góp phần vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực
và trên thế giới.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị trước ở nhà trước tiết 27.
- Các tổ sưu tầm hình ảnh để giới thiệu về nước Nga:
+ Tổ 1: Những địa danh nổi tiếng ở Nga
+ Tổ 2: Những nét văn hóa truyền thống ở Nga
- Tìm nghe một số bài của nước Nga
- Nghiên cứu phiếu học tập ở nhà.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức:

ND tích hợp


Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV kiểm tra sĩ số lớp.

- Lớp trưởng báo
cáo sĩ số

- GV: Trò chơi khởi động

- HS theo dõi và trả
lời

Học sinh sẽ được xem các gợi ý
và sau đó trả lời câu hỏi: Ông là
ai?
- Đại diện từng tổ
- GV: Chúng ta vừa đến với đất lần lượt lên giới
nước Nga qua vị lãnh tụ thiên tài thiệu về đất nước
Lênin và nhà soạn nhạc Trai-cốp- Nga.

xki nổi tiếng thế giới. Đến với đất + Tổ 1: Những địa
nước Nga, chúng ta sẽ không quên danh nổi tiếng ở
tìm hiểu về những địa danh nổi Nga
tiếng, những nét văn hóa truyền
16



thống có từ lâu đời. Và tiếp sau đây + Tổ 2: Những nét
chúng ta sẽ dành thời gian cho phần văn hóa truyền
tự giới thiệu về nước Nga của hai thống ở Nga
tổ.
- GV nhận xét, đánh giá phần
chuẩn bị ở nhà của HS.

- HS lắng nghe

- GV giới thiệu:

- HS theo dõi và
Nước Nga không chỉ có những cảm nhận
địa danh đẹp với những nét văn hóa
truyền thống lâu đời mà nước Nga
còn có tiềm lực lớn về khoa học và
văn hóa - là quê hương của rất
nhiều nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ,
hoạ sỹ nổi tiếng thế giới như nhà
thơ Pus-kin, nhạc sĩ Trai-cốp-xki,
họa sĩ Lê-vi-tan.
Môn Địa Lý

- GV giới thiệu vị trí địa lý của
Học sinh được đất nước Liên Bang Nga qua bản
giới thiệu vị trí đồ.
địa lý, những địa
danh nổi tiếng
của đất nước
Nga. Bên cạnh

đó học sinh còn
được biết nước
Nga có tiềm lực
lớn về khoa học
- GV: Nhìn vào bản đồ em hãy
và văn hóa - là
nêu vị trí địa lý của nước Nga?
- HS trả lời:
quê hương của
rất nhiều nhà
+ Phía Đông: giáp
văn, nhà thơ,
Bắc
Thái
Bình
nhạc sỹ, hoạ sỹ
Dương
nổi tiếng thế
+ Phía Tây: giáp
giới.
Đông và Bắc Âu
17


+ Phía Nam: giáp
các nước Cáp-ca-dơ,
Trung Á và Đông
Bắc Á
+ Phía Bắc: giáp
Bắc Băng Dương

- GV: Đất nước Nga nằm ở Bắc
lục địa Á, Âu có thủ đô là Mát-xcơva. Có diện tích: 17,1 triệu km², lớn
nhất thế giới. Lãnh thổ của nước
Nga trải dài trên phần lớn đồng
bằng Đông Âu và toàn bộ phần Bắc
Á.
- GV giới thiệu địa danh nổi tiếng
được xem là biểu tượng của đất
nước Nga.

- HS lắng nghe

- HS theo dõi

- GV: Chúng ta đang đến với đất - HS nghe và cảm
nước Nga xinh đẹp - đất nước của nhận
những con người đôn hậu; sẽ thật là
thiếu sót nếu như không nói đến
nền âm nhạc Nga. Nước Nga có
nền âm nhạc rất hay và phong phú
với những tác phẩm đã sống mãi
với thời gian như Chiều Matxcơva,
Đôi bờ, Triệu đóa hồng... và một số
bài hát nổi tiếng đã được giới thiệu
với thiếu nhi Việt Nam như bài hát
Nụ cười, Ở trường cô dạy em thế…
- GV: Hôm nay chúng ta sẽ cùng
nhau tìm hiểu về một bài ca cách
mạng - bài hát Ca-chiu-sa. Bài hát
mang tên một cô gái Nga, cái tên

rất thân thuộc với các chiến sĩ hồng
quân Liên Xô.
18

- HS lắng nghe


2. Bài mới:
Hoạt động 1: Học hát: Bài Ca-chiu-sa
ND tích hợp

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Tác giả:
- GV: Bài hát Ca-chiu-sa là một
trong những sáng tác nổi tiếng của
- HS lắng nghe và ghi
nhạc sĩ Blan-te.
bài
Nhạc sĩ Blan-te:
+ Nhạc sĩ Blan-te sinh
- GV giới thiệu hình ảnh nhạc sĩ

ngày 10/02/1903 và mất
ngày 24/09/1990.
+ Ông xuất thân trong
một gia đình thợ thủ
công nghèo, cuộc đời

ông để lại cho chúng ta
hơn 2000 bài hát.

Nhạc sĩ Blan-te
- GV: Bài hát được phổ biến vào
- HS lắng nghe và ghi
Việt Nam từ những năm 1955-1956
và nhạc sĩ Phạm Tuyên đã đặt lời bài
cho bài hát.
+ Nhạc sĩ Phạm Tuyên
sinh ngày 12/01/1930
Nhạc sĩ Phạm Tuyên:
- GV giới thiệu hình ảnh nhạc sĩ

+ Âm nhạc của nhạc sĩ
Phạm Tuyên trong sáng,
giản dị, đằm thắm…có
sức sống lâu bền trong
lòng tuổi thơ.

- HS trả lời:
Nhạc sĩ Phạm Tuyên
- GV: Em hãy kể tên một số tác
19

Tác phẩm tiêu biểu
như: Cánh én tuổi thơ,
Như có Bác Hồ trong



phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Phạm
Tuyên mà em biết?
2. Bài hát:

ngày vui đại thắng,
Chiếc đèn ông sao…
- HS đọc bài

- GV chỉ định HS đọc phần giới
thiệu sgk
- GV: Nêu hoàn cảnh ra đời bài
hát?

- GV: Các cô gái Nga đã hát bài
Ca-chiu-sa để động viên các chiến
sĩ Hồng quân bên chiến hào.

- HS trả lời:
+ Bài hát được sáng
tác trong cuộc đấu tranh
vệ quốc vĩ đại của nhân
dân Liên Xô chống phát
xít Đức (1939 - 1945)
- HS lắng nghe

Yêu thích bài hát, các chiến sĩ
Hồng quân đã lấy tên Ca-chiu-sa
đặt cho một loại vũ khí gọi là tên
lửa Ca-chiu-sa.


Tên lửa Ca-chiu-sa

Môn Lịch sử
- Học sinh sẽ
được
biết
nguyên
nhân
bùng nổ chiến
tranh thế giới
thứ 2 (19391945) và vì sao

- GV giới thiệu với HS những
hình ảnh thực tế và đoạn video
Chiến tranh Xô- Đức, sự xuất hiện
của tên lửa Ca-chiu-sa.
Cuộc chiến giữa Liên Xô và
Đức trong thế chiến thứ hai, trải
dài khắp Bắc, Nam và Đông Âu từ
ngày 22 tháng 6 năm 1941khi quân
đội Đức theo lệnh Hitler xoá bỏ
hiệp ước “Không xâm phạm lẫn
20

- HS theo dõi

- HS lắng nghe


hai khối đế quốc

lại coi Liên Xô
là kẻ thù cần
phải tiêu diệt.

nhau Liên Xô - Đức” và bất ngờ
tấn công Liên Xô. Trận phản công
thành công của quân đội Liên Xô ở
Xta-lin-grát đã tạo nên bước ngoặt,
làm xoay chuyển tình thế của cuộc
chiến tranh. Hồng quân Liên Xô
tiếp tục phản công trên diện rộng,
quét sạch quân Đức ra khỏi lãnh
thổ của mình. Ngày 9 tháng 5 năm
1945 đại diện Đức đã ký kết biên
bản đầu hàng không điều kiện quân
đội Xô Viết.

- Vai trò hết
sức quan trọng
của Liên Xô
trong việc đánh
thắng chủ nghĩa
phát xít. Qua đó
thấy được tinh
thần đoàn kết
của nhân dân Xô Trên đường truy kích quân Đức
Viết làm nên Hồng quân Liên Xô đã giúp nhân
chiến thắng.
dân các nước Đông Âu giải phóng
khỏi ách phát xít. Chiến tranh kết

thúc ở châu Âu với sự thất bại hoàn
toàn của chủ nghĩa phát xít.
Chiến tranh thế giới thứ 2 kết
thúc nhưng nó đã gây tổn thất lớn
nhất về người và của trong lịch sử
nhân loại.
Trong chiến tranh thế giới thứ 2,
những người yêu nước ở Tây Ba
Nha đã dùng bài hát Ca-chiu-sa
làm bài hát chính thức của tổ chức
du kích chống phát xít Đức.
3. Tìm hiểu bài hát :
? Bài hát được viết ở nhịp gì?

- HS trả lời:
=>Bài hát được viết ở
nhịp 2/4.

? Sắc thái tình cảm của bài hát?

=> Nhanh, vui tươi.

? Bài hát được chia làm mấy
đoạn? Mỗi đoạn gồm mấy câu?

=>Bài hát gồm 2 đoạn
mỗi đoạn có 2 câu:
Đoạn1: Từ đầu ...

21



“sương mờ”
- Câu 1: Từ đầu ...
“đôi bờ”
- Câu 2: Lặng lờ ...
“sương mờ”
Đoạn 2: “Kìa bóng” ...
“chan hòa”
Đoạn 2 này được nhắc
lại thêm 1lần nữa
- Câu 1: “Kìa bóng” ...
“Ca-chiu-sa”
- Câu 2: “Giữa trời” ...
“chan hòa”
=> Bài hát sử dụng kí
? Trong bài có sử dụng những kí
hiệu:
hiệu nào?
Dấu luyến, dấu chấm
dôi, dấu lặng đơn, dấu
nhắc lại.
4. Học hát:

- HS nghe và cảm
nhận giai điệu bài hát

Nghe hát mẫu:
HS nghe và cảm nhận bài hát Cachiu-sa.
Luyện thanh:


- HS luyện thanh 1 - 2
- GV cho HS luyện thanh theo phút
mẫu âm:

Mi

i Ma a

a

5. Tập hát từng câu:
- GV đàn giai điệu bài hát cho HS - HS nghe và hát nhẩm
22


nghe qua 1 lần.

theo

- GV tiến hành tập từng câu cho
HS.
- GV đàn giai điệu và hát mẫu
câu 1 khoảng 2-3 lần sau đó bắt
nhịp và đệm đàn cho HS hát.

- HS thực hiện
- HS hát to câu 1

- GV nghe và sửa sai

- HS nghe và sửa sai
- GV tiếp tục hướng dẫn hs tập
- HS tiếp tục tập các
các câu còn lại theo lối móc xích
câu còn lại theo hướng
đến hết bài.
dẫn của GV
- GV giúp HS nhận ra sự khác
- HS chú ý nghe và
biệt về cao độ giữa câu 1 và câu 2
để hát cho chính xác (Câu 2 nét sửa sai
nhạc gần giống với câu 1 nhưng
được nâng cao hơn một quãng 2
trưởng)
+ Đầu câu thứ 4 của bài hát xuất
hiện nghịch phách tạo nên sự xáo
động trong âm nhạc, phù hợp với
nội dung tình cảm của bài hát. GV
giới thiệu về nghịch phách để học
sinh làm quen và hướng dẫn HS
thể hiện tiết tấu nghịch phách.
+ GV giúp HS phân biệt nghịch
phách với đảo phách bằng ví dụ cụ
thể.
+ Tiếng Nga không có 5 dấu
giọng như tiếng Việt nên khi hát
Ca-chiu-sa thành Ca-chiu-sà nhưng
ngữ nghĩa vẫn không bị thay đổi.
- GV hướng dẫn HS hát hoàn
thiện bài hát.

- GV hướng dẫn HS cách lấy hơi
23

- HS trình bày bài hát


để ngân đủ trường độ các nốt. Thể
hiện được sắc thái giản dị, trong
sáng, đem đến cho người nghe
niềm hy vọng.

- HS thực hiện

- GV nghe và sửa sai
- HS nghe và điều
- GV hướng dẫn HS thể hiện
chỉnh
được sắc thái bài hát kết hợp gõ
- HS thực hiện
nhịp.
- GV hướng dẫn HS trình bày bài
hát với các hình thức khác nhau hát
lĩnh xướng, hòa giọng.

- HS nghe và cảm
- HS nghe toàn bộ bài hát Ca- nhận
chiu-sa bằng tiếng Nga.
- HS trả lời:
- GV: Em hãy nêu nội dung của
=> Bài hát nói về hình

bài hát?
ảnh của người con gái
đang chờ đợi người yêu
của mình chiến đấu nơi
xa trường. Bài hát đã
khích lệ, động viên tinh
thần chiến đấu của hồng
quân Liên Xô - là biểu
tượng sinh động về tình
yêu của người phụ nữ,
sự thủy chung son sắt
và lòng yêu nước tha
thiết .
Môn Lịch Sử, - GV: Để chiến thắng được phát
Giáo dục công xít Đức một phần lớn cũng nhờ
tinh thần đoàn kết, tinh thần yêu
dân
nước của mỗi người dân Xô Viết
- Giúp học sinh
để làm nên chiến thắng lịch sử. Bài
rút ra được bài
học về tinh thần đoàn kết sẽ luôn
học về tinh thần
còn mãi và cần thiết trong mỗi
đoàn kết.
24

- HS lắng nghe



- Học sinh
được biết về mối
quan hệ gắn bó
chặt chẽ giữa
Việt Nam và
Liên Bang Nga.
Bên cạnh đó còn
hiểu thêm về
tình hữu nghị
giữa các dân tộc
trên thế giới. Từ
đó có nhận thức
đúng đắn về sự
cần thiết phải
giữ mối quan hệ
hữu nghị này.

chúng ta.
- GV: Đạo lý “Uống nước nhớ
nguồn” là truyền thống quý báu và
tốt đẹp của dân tộc ta. Trong những
năm tháng cam go nhất của cuộc
đấu tranh giành độc lập dân tộc,
Việt Nam luôn nhận được sự ủng
hộ chí tình của nhân dân Liên Xô.
Không chỉ giúp đỡ về tiền bạc,
hiện vật, các chuyên gia Liên Xô
còn sang tận nơi giúp Việt Nam
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Sau khi Liên Xô tan rã (tháng

12/1991), quan hệ hợp tác nhiều
mặt, cùng có lợi giữa Việt Nam và
Liên Bang Nga tiếp tục được coi
trọng và phát triển. Quan hệ Việt
-Nga được xây dựng và phát triển
trên nền tảng của tình hữu nghị gắn
bó giữa hai dân tộc và đã được
kiểm chứng bởi thời gian. Mối
quan hệ này không chỉ vì lợi ích
của nhân dân hai nước mà còn góp
phần vì hòa bình, ổn định, hợp tác,
phát triển ở khu vực và trên thế
giới.
- GV giới thiệu những hình ảnh
về mối quan hệ Việt - Nga.
- GV: Vì sao chúng ta cần phải
giữ mối quan hệ hữu nghị giữa các
dân tộc trên thế giới?

25

- HS theo dõi
- HS trả lời:
=> Quan hệ hữu nghị
tạo cơ hội và điều kiện
để các nước, các dân
tộc cùng hợp tác phát



×