Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Ngân hàng đề Kiểm Tra Học Kì I 2014-2015 Hệ Thường Xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91 KB, 5 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN
TRƯỜNG THCS&THPT MỸ QUÝ
**********
NGÂN HÀNG CÂU HỎI GDCD KHỐI 12TX
Câu 1 : Nêu các đặc trưng cơ bản của PL?
Trả lời:
- Tính qui phạm phổ biến vì: PL là những qui tắc xử sự chung, áp dụng với tất cả mọi người,
trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. ( khác các qui phạm xã hội khác- đạo đức).
Mỗi qui tắc xử sự thể hiện một qui phạm PL, do đó tính qui phạm phổ biến làm nên giá trị công
bằng, bình đẳng của PL; bất kì ai cũng xử sự theo khuôn mẫu PL qui định.
- Tính quyền lực, bắt buộc chung: PL do nhà nước ban hành, bảo đảm sức mạnh quyền lực nhà
nước.
Tính bắt buộc chung: Bắt buộc mọi người phải tuân theo PL ( Là điểm khác đạo đức).
- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: hình thức thể hiện là các văn bản qui phạm PL.
Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm PL của các cơ quan nhà nước qui định chặt chẽ trong
HP, luật, bộ luật. Nội dung bảo đảm sự thống nhất của hệ thống PL
Câu 2: Đạo đức và PL có quan hệ với nhau không ? Lấy ví dụ chứng minh ?
Trả lời:
- Quá trình xây dựng PL, nhà nước luôn đưa những qui phạm đạo đức có tính phổ biến phù hợp
sự phát triển và tiến bộ xã hội vào các qui phạm PL.
- PL là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.
- Những giá trị cơ bản của PL như công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải, đều là những giá trị đạo
đức cao cả mà con người luôn hướng tới
Ví dụ: HS tự ví dụ
Câu 3 : Nhà nước quản lý xã hội bằng PL như thế nào? Lấy ví dụ chứng minh trên một lĩnh vực
nào đó?
Trả lời:
- Nhà nước quản lý xã hội bằng cách :
+ Nhà nước ban hành luật và tổ chức thực hiện PL, đưa PL vào đời sống.
+ Người dân phải hiểu PL, làm đúng PL.
+ Nhà nước phổ biến, tuyên truyền giáo dục PL để “dân biết” “dân làm” theo PL.


Ví dụ: HS tự ví dụ
Câu 4: Tại sao nói “PL là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp chính đáng của mình”. Liên hệ bản thân
Trả lời:
- Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, trong
đó nêu rõ công dân được phép làm gì. Căn cứ vào các quy định đó, công dân thực hiện quyền
của mình.
- Các văn bản quy phạm pháp luật về hành chính, khiếu nại và tố cáo hình sự, tố tụng quy định
thẩm quyền, nội dung hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lý các vi
phạm pháp luật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Công cứ các quy định
này, công dân bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Câu 5: Vì sao nhà nước phải quản lí xh bằng PL? Nêu VD?
Trả lời:
- Không có PL, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được.
- Nhờ PL nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được mọi hoạt
động của đời sống xã hội.
Ví dụ: HS tự cho ví dụ


Câu 6:Có quan điểm cho rằng, chỉ cần phát triển kinh tế thật mạnh là sẽ giải quyết được mọi
hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Vì vậy, quản lí xã hội và giải quyết các xung đột bằng các
công cụ kinh tế là thiết thực nhất, hiệu quả nhất! Ý kiến của em?
Trả lời: Em không đồng tình với các ý kiến trên, nếu chỉ chăm chú phát triển kinh tế mà không
giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong kinh tế sẽ dẫn đến hàng loạt các vấn đề xã hội, nếu
không có pháp luật để điều chỉnh những vấn đề nảy sinh sẽ làm cho xã hội mất ổn định, không
phát triển được.
Câu 7: Chị A thường hay bán vé số cho anh B.Hôm đó như mọi lần anh B lấy 4 tờ vé số và anh
trả cho chị A 20.000 đ(5.000 đ/vé).Nhưng do số giống nhau chị A đã đưa nhầm cho anh B 5
tờ.Hôm sau anh B dò vé thì trúng 250.000.000 đ(50 tr/1 vé).Chị A đòi anh B trả lại 50 triệu
bằng giá trị 1 tờ vé số.Nhưng anh B chỉ trả 5.000 đ bằng giá trị 1 tờ vé ban đầu.Hỏi ai đúng ai

sai? Vì sao?
Đáp án là: giao dịch liên quan đến tờ vé số đưa nhầm được xem là giao dịch bị nhầm lẫn nên
theo Điều 131, 135, 137 Bộ luật dân sự thì anh B phải trả lai tấm vé sô đã nhận hoặc trả lại tiền
theo đúng giá trị người trúng thưởng đuợc nhận nếu vé số đã lãnh thuởng rồi. Như vậy, căn cứ
vào những quy định của pháp luật để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Câu 8: Tình huống:(Hoặc vài tình huống) Bình và Tú đang vội đến trường.Tới ngã tư, thấy đèn
đỏ nhưng vắng người qua lại,Tú và Bình vượt đèn đỏ… Hỏi:Em có đồng tình với việc làm của
hai bạn đó không?Tại sao?
Trả lời:
Không đồng tình với việc làm của Tú và Bình.
Vì làm như vậy là không tuân thủ luật giao thông đường bộ. Không vượt đèn đỏ (khi không có
sự điều khiển giao thông khác) là quy định ai cũng phải tôn trọng và thực hiện để đề phòng
trường hợp bất ngờ va chạm với ai đó,nhầm đảm bảo an toàn cho bản thân,cho người khác và
để rèn thói quen nghiêm túc thực hiện pháp luật.
Câu 9: Thế nào là vi phạm pháp luật? Cho ví dụ và chỉ ra các dấu hiệu vi phạm trong tình
huống đó.
Trả lời: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm
pháp lí thực hiện, xâm phạm các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Ví dụ: HS tự cho và nêu được 3 dấu hiệu vi phạm trong ví dụ đó
Câu 10: Có mấy hình thức thực hiện pháp luật? Nêu và giải thích các hình thức thực hiện pháp
luật?
Trả lời: có 4 hình thức thực hiện pháp luật.
-Sử dụng pháp luật: Là hình thức thực hiện các qui phạm PL về các quyền của công dân , của
tổ chức (các chủ thể chủ động sử dụng các quyền của minh không phục thuộc vào ý chí người
khác).(VD)
-Thi hành PL: về các nghĩa vụ mà cá nhân và tổ chức phải làm bằng hành động cụ thể (chủ
động thực hiện nghĩa vụ những việc phải làm .(VD)
-Tuân thủ PL: có tính chất cấm đoán các cá nhân tổ chức không được tiến hành những hành
động bị PL cấm.(VD)
-Áp dụng PL: Về sự tham gia, can thiệp của nhà nước trong quá trình cá nhân tổ chức thực

hiện các quyền và nghĩa vụ của mình( chủ thể, cơ quan , công chức có thẩm quyền: CA, VKS,
TA, KSV, ĐTV, TP, HT,UBND các cấp...) (VD).
Câu 11: Từ khi thành lập đến nay công ty cổ phần gạch men Minh Quang vẫn được đánh giá là
làm ăn nghiêm chỉnh. Vậy mà, hôm trước công ty bị thanh tra môi trường lập biên bản xử phạt
hành chính. Thì ra, công ty này đã không áp dụng các biện môi trường theo qui định PL.
Câu hỏi:
a. Em có nhận xét về việc làm của công ty cổ phần gạch men Minh Quang?
b. Hành vi xử phạt của thanh tra môi trường là biểu hiện của hình thức nào trong các hình thức
thực hiện PL.


Trả lời:
a. Việc làm của công ty cổ phần gạch men Minh Quang là vi phạm pháp luật về môi
trường. việc làm trên có thể gây ảnh hưởng đến những người dân đang sinh sống xung
quanh khu vực của công ty. Việc làm trên góp phần tăng tình trạng ô nhiễm môi trường ở
Việt nam chúng ta.
Hình thức xử phạt của thanh tra môi trường là biểu hiện của hình thức áp dụng pháp luật. Cụ
thể, cơ quan thanh tra môi trường ra quyết định xử phạt hành chính nhằm buộc chủ thể chấm
hành vi vi phạm pháp luật của mình.
Câu 12: Trách nhiệm pháp lí là gì? Mục đích của trách nhiệm pháp lí?
Trả lời: Trách nhiệm pháp lí
* Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ
hành vi vi phạm PL của mình.
* Nhằm: + Buộc các chủ thể vi phạm PL chấm dứt hành vi trái PL và phải chịu các hình phạt về
tinh thần và vật chất.(cảnh cáo, buộc phải xin lỗi công khai…phạt tiền, bồi thường vật chát,
cấm cư trú, đi lại những địa bàn nhất định, phạt tù…
+ Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh, hoặc kiềm chế những việc làm trái
PL , GD ý thức tôn trọng PL, củng cố niềm tin ở tính nghiêm minh của PL, đấu tranh phòng
chống vi phạm PL.
Câu 13: Trình bày các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí?

Trả lời: Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
+ Vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xh, được coi là tội phạm, qui định trong BLHS.
* Người phạm tội phải chịu trách nhiệm HS, phải chấp hành hình phạt theo QĐ của toà án.
+ Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm PL có mức độ nguy hiểm cho xh thấp hơn tội phạm.
xâm phạm các qui tắc quản lí của nhà nước.
* Người vi phạm phải chịu trách nhiệm HC theo qui định PL.
+ Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm PL, xâm phạm các quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu, quan
hệ hợp đồng…) qh nhân thân (quyền được khai sinh, bí mật đời tư, quyền xác định giới
tính…).
* Người có hành vi vi phạm DS phải chịu trách nhiệm DS..
+ Vi phạm kỉ luật là vi phạm PL xâm phạm các qh lao động, công vụ nhà nước, do PL lđ, PL
HC bảo vệ..
* Cán bộ công chức, viên chức vi phạm kỉ luật phải chịu trách nhiệm kỉ luật với hình thức
khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác khác, buộc thôi việc…
Câu 14 : Em hiểu thế nào là công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ ? Cho ví dụ ?
Trả lời : Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ: Là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa
vụ trước Nhà nước và xã hội theo qui định của PL. Quyền của công dân không tách rời nghĩa
vụ công dân
Ví dụ : HS tự cho ví dụ
Câu 15 : Trình bày nội dung công dân bình đẳng và quyền và nghĩa vụ ?
Trả lời :
- Một là: Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Bất kì
công dân nào, nếu có đủ đk theo qui định của PL đều được hưởng các quyền: bầu cử, ứng cử,
quyền sở hữu, thừa kế... Công dân còn bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ: bảo vệ Tổ
quốc, đóng thuế... theo qui định của PL.
- Hai là: Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, tôn giáo, giới tính, giàu,
nghèo, thành phần và địa vị xh.
Câu 16 : Thế nào là bình đẳng về trách nhiệm pháp lí ? Cho ví dụ ?
Trả lời :
- Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm PL đều phải chịu trách nhiệm

về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo qui định của PL.


Ví dụ : HS tự cho ví dụ
Câu 17 : Trình bày nội dung cơng dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí ?
Trả lời : Trách nhiệm pháp lí là do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng với các chủ thể vi
phạm PL. Do đó, cơng dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì khi vi phạm PL đều phải chịu
trách nhiệm pháp lí theo qui định của PL, khơng phân biệt đối xử. (trách nhiệm hành chính,
dân sự, hình sự, kỉ luật).
Câu 18 : Bản thân em được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ gì theo qui định của PL? Nêu
vd cụ thể?
Trả lời : HS tự liên hệ bản thân : thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập,....
Câu 19 : Theo em, để cơng dân được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, Nhà nước có nhất thiết
phải qui định các quyền và nghĩa vụ của cơng dân vào HP và luật khơng? Vì sao?
Trả lời: - Để đảm bảo cho cơng dân bình đẳng trước PL, Nhà nước qui định quyền và nghĩa vụ
cơng dân trong hiến pháp và luật. Vì: Khơng một tổ chức, cá nhân nào được đặt ra quyền và
nghĩa vụ cơng dân trái với HP và luật. HP và luật qui định quyền và nghĩa vụ cơng dân là đk
cần thiết để thực hiện các quyền cuả mình; Nhà nước mới đảm bảo cho cơng dân thực hiện
quyền bình đẳng trước PL.
Câu 20: Vì sao Nhà nước khơng ngừng đổi mới và hồn thiện hệ thống PL?
Trả lời:
- Nhà nước khơng ngừng đổi mới, hồn thiện hệ thống PL phù hợp từng thời kì nhất định, làm
cơ sở pháp lí cho việc xử lí mọi hành vi xâm hại quyền và lợi ích của cơng dân, của Nhà nước
và xã hội.
Câu 21: Em hãy cho biết các dân tộc Viêt Nam đều được bình đẳng về chính trị như thế
nào? Ví dụ?
Trả lời: Quyền cơng dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội , tham gia bộ máy nhà nước,
thảo luận, góp ý các vấn đề chung, khơng phân biệt dân tộc, tơn giáo...
Ví dụ: Cùng tham gia bầu cử đại biểu quốc hội
Câu 22: Em hãy cho biết các dân tộc Viêt Nam đều được bình đẳng về kinh tế như thế nào?

Nêu 1 chương trình của đảng để phát triển kinh tế các cùng miền?
Trả lời: Thể hiện ở chính sách KT của Nhà nước khơng phân biệt giữa các dt; Nhà nước
ln quan tâm đầu tư phát triển KT đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa,
vùng đồng bào dt thiểu số.
Ví dụ: Chương trình 134 giao đất giao rừng cho người dân định cư, ổn định cuộc sống.
Câu 23: Em hãy cho biết các dân tộc Viêt Nam đều được bình đẳng về văn hóa, giáo dục
như thế nào?Cho ví dụ?
Trả lời:
* Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình; những phong tục, tập qn,
truyền thống văn hóa được bảo tồn, giữ gìn, khơi phục, phát huy.
* Nhà nước tạo mọi điều kiện để cơng dân thuộc các dân tộc khác nhau đều được bình đẳng
về cơ hội học tập\
Ví dụ: HS vùng biên giới được miễn giảm học phí
Câu 24: Trình bày nội dung quyền bình đẳng giữa các tơn giáo?
Trả lời:
- Các tôn giáo được NN công nhận đều bình đẳng trước PL, có
quyền hoạt động tôn giáo theo quy đònh của PL.
- Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy đònh của PL được NN
bảo đảm; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được PL bảo hộ.
Câu 25: Theo em, có phải trong mọi trường hợp, cơng an đều có quyền bắt người hay
khơng? Vì sao?
Trả lời:


- Trong mọi trường hợp, công an đều có quyền bắt người là không đúng.
- Vì tự tiện bắt người, giam giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ
không có căn cứ là sai với những quy định của pháp luật.
- Trong một số trường hợp việc bắt, giam, giữ người để giữ gìn an ninh, trật tự, phục vụ
công tác điều tra tội phạm, ngăn chặn tội phạm,... thì được cho phép nhưng phải theo đúng
trình tự và thủ tục.

Câu 38: Trong lĩnh vực văn hóa – giáo dục, quyền bình đẳng giữa các dân tộc Việt Nam
được thể hiện như thế nào? Em hãy lấy ví dụ chứng tỏ Nhà nước ta luôn tạo điều kiện để
đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực giáo dục?
Trả lời:
+ Về văn hóa:
. Cùng với tiếng phổ thông, các dân tộc có quyền dùng tiếng, chữ viết của mình Những
phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi
phục và phát huy
+ Về giáo dục:
.Các dân tộc ở Việt Nam được bình đẳng trong việc hưởng thụ một nền giáo dục của nhà
nước, đều được bình đẳng về cơ hội học tập
Một ví dụ chứng tỏ Nhà nước luôn tạo điều kiện để đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân
tộc: Nhà nước dành nguồn đầu tư tài chính để mở mang hệ thống trường, lớp ở vùng sâu,
vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và miền núi.
HS có thể nêu ví dụ khác.
Câu 11: Tình huống: Do ghen ghét với bà C, Bà A đã tung tin rằng: bà C thường xuyên đi
vay tiền của hàng xóm mà không trả,là một người lẳng lơ, hay phá gia can của người khác.
Câu hỏi:
- Em có nhận xét gì về việc làm của bà A?
- Theo quy định của Bộ luật Hình sự, bà A phải bị xử lý như thế nào?
- Hãy nêu thái độ của bản thân đối với thực trạng bạo lực học đường hiện nay ở
trường?
Trả lời:
- Việc làm của bà A là sai và vi phạm pháp luật.
- Vì bà A đã có hành vi bịa đặt, loan truyền những tin bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự, nhân
phẩm của người khác. Căn cứ vào điều 122 của Bộ luật Hình sự 1999, bà A đã xâm phạm
đến quyền được pháp luật bảo hộ tín mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
- Căn cứ vào điều 122 của Bộ luật Hình sự, bà A phạm tôi vu khống. Bà sẽ bị phạt cảnh cáo,
cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
- Em phản đối thực trạng bạo lực học đường vì nó gây hậu quả xấu đối với người bị hại và

cả người thực hiện hành vi bạo lực



×