Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của cảng VICT trong bối cảnh Việt Nam hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 102 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN
PHẠM TUẤN ANH

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CẢNG VICT TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM HỘI
NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HẢI PHÒNG - 2016


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN : PHẠM TUẤN ANH

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CẢNG VICT TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM HỘI
NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGÀNH: KINH TẾ; MÃ SỐ:
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. HỒ THỊ THU HÒA

HẢI PHÒNG - 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh của cảng VICT
trong bối cảnh Việt Nam hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN” là công trình nghiên
cứu của tôi, đƣợc thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn dƣới sự
hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. Hồ Thị Thu Hòa
Các thông tin, số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn là trung thực. Kết quả
nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn chƣa từng đƣợc công bố trong các công
trình nghiên cứu nào khác.
TP. HCM, ngày ....... tháng ...... năm 2016
Tác giả

Phạm Tuấn Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn các Thầy Cô Trƣờng Đại Học Hàng Hải Việt
Nam đã truyền đạt cho tôi kiến thức trong suốt những năm học ở trƣờng.
Tôi xin chân thành cám ơn công ty FLDC đã tạo điều kiện cho Tôi cập nhật
thông tin, số liệu và khảo sát trong thời gian làm Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Cô Hồ Thị Thu Hòa đã tận tình hƣớng dẫn tôi
hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả bạn bè, và đặc biệt là
cha mẹ và anh trai, những ngƣời luôn kịp thời động viên và giúp đỡ tôi vƣợt qua
những khó khăn trong cuộc sống.

ii



MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ............................................. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... viii
LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................... ix
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... ix
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ........................................................................ x
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................................... x
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài ................................................................. xi
5. Kết cấu của đề tài ............................................................................................. xi
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA DOANH NGHIỆP............................................................................. 1
1.1. Khái niệm về cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh đối với hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp ........................................................................................ 1
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh.......................................................................... 1
1.1.2. Các loại hình cạnh tranh .......................................................................... 2
1.1.3. Vai trò của cạnh tranh đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 2
1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .......................................................... 4
1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh........................................................... 4
1.2.2. Các cấp độ của năng lực cạnh tranh ........................................................ 7

iii


1.2.3. Ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh ...................................... 9
1.2.4. Ma trận hình ảnh cạnh tranh (Competitive Profile Matrix) .................... 9

1.3. Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực khai thác Cảng..................................... 11
1.3.1. Các dịch vụ chủ yếu của Cảng .............................................................. 11
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ Cảng
......................................................................................................................... 13
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh ........................................... 18
1.4.1. Môi trƣờng bên ngoài ............................................................................ 18
1.4.2. Môi trƣờng nội bộ ................................................................................. 21
1.5. Cơ sở pháp lý của hoạt động kinh doanh dịch vụ Cảng............................... 23
1.6. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số Cảng ở khu vực
thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................................... 24
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
TRONG LĨNH VỰC CẢNG CỦA CÔNG TY FLDC (CẢNG VICT) ................. 27
2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty FLDC (Cảng VICT) ................................. 27
2.1.1. Giới thiệu khái quát về công ty FLDC .................................................. 27
2.1.2. Giới thiệu khái quát về Cảng VICT ...................................................... 27
2.1.4. Các dịch vụ, Khách hàng và thị trƣờng ................................................. 36
2.1.5. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động SXKD của công ty ...... 38
2.1.6. Đánh giá chung kết quả hoạt động kinh doanh của Cảng VICT giai
đoạn 2012-2014 ............................................................................................... 41
2.2. Thực trạng kinh doanh dịch vụ Cảng của công ty giai đoạn 2012-2014 ..... 43
2.2.1. Các sản phẩm dịch vụ về Cảng của công ty .......................................... 43
2.2.2. Đánh giá tình hình thực hiện sản lƣợng ................................................ 44
2.2.3. Đánh giá tình hình thực hiện doanh thu ................................................ 46

iv


2.2.4. Đánh giá tình hình thực hiện chi phí ..................................................... 47
2.2.5. Đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận ................................................. 48
2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ Cảng của công ty ..... 49

2.3.1. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực dịch
vụ cảng của công ty FLDC .............................................................................. 49
2.3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực
Cảng của công ty FLDC .................................................................................. 56
2.3.3. Xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh (Competitive Profile Matrix) .. 62
2.3.4. Các biện pháp công ty đang thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh
......................................................................................................................... 70
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH TRONG LĨNH VỰC CẢNG CỦA CÔNG TY FLDC (CẢNG VICT)
TRONG GIAI ĐOẠN VIỆT NAM GIA NHẬP CỘNG ĐỒNG ASEAN ............. 74
3.1. Cơ sở thực hiện các giải pháp ...................................................................... 74
3.1.1. Định hƣớng phát triển của ngành trong quá trình hội nhập .................. 74
3.1.2. Định hƣớng phát triển của công ty FLDC (Cảng VICT) trong quá trình
hội nhập ........................................................................................................... 75
3.2. Mục tiêu của các giải pháp ........................................................................... 77
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực Cảng
của công ty FLDC (Cảng VICT) trong giai đoạn hội nhập ................................ 77
3.3.1. Giải pháp về nguồn nhân lực................................................................. 77
3.3.2. Giải pháp về hoạt động marketing ........................................................ 78
3.3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tƣ cơ sở hạ tầng cảng ....................... 79
3.3.4. Giải pháp về thị trƣờng ......................................................................... 81
3.3.5. Giải pháp về tổ chức công ty................................................................. 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 84
v


 Một số kiến nghị với nhà nƣớc ...................................................................... 85
+/ Hoàn chỉnh hệ thống luật pháp và cũng nhƣ quy định có liên quan........... 85
+/ Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ logistics .................................................. 85
+/ Tƣ vấn, thông tin cho doanh nghiệp ........................................................... 86

+/ Khuyến khích liên kết các doanh nghiệp trong ngành ................................ 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 87

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Chữ viết tắt
CP
DN
FLDC

NCL
NLCT
NLĐ
VICT
VIFFAS
VHF
TMS
EDI

Nghĩa tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt
Chính phủ
Doanh nghiệp
FIRST
LOGISTICS Công ty liên doanh phát triển tiếp
DEVELOPMENT
vận số 1

COMPANY
Nguồn nhân lực
Năng lực cạnh tranh
Ngƣời lao động
Vietnam
International Cảng Container Quốc Tế Việt
Container Terminals
Nam
Hiệp hội giao nhận Việt Nam
Very high frequency
Tần số cao
Terminal
Managerment Hệ thống quản lý nội bộ
System
Electronic Data Interchange
Truyền dữ liệu điện tử

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

STT

Trang

1

Bảng 1.1


Ma trận hình ảnh cạnh tranh

11

2

Bảng 2.1

Cơ cấu lao động trong Công ty

33

3

Bảng 2.2

Thu nhập bình quân của nhân viên tại cảng

34

4

Bảng 2.3

Hoạt động kinh doanh năm 2012, 2013, 2014

41

5


Bảng 2.4

Bảng báo cáo tình hình thực hiện sản lƣợng của cảng 44
VICT

6

Bảng 2.5

Tình hình doanh thu tại công ty FLDC

46

7

Bảng 2.6

Tình hình chi phí tại công ty FLDC

47

8

Bảng 2.7

Tình hình lợi nhuận tại công ty FLDC

48


9

Bảng 2.8

Bảng giá nâng hạ container tại các cảng

50

10

Bảng 2.9

Tình hình cầu bến tại VICT

63

11

Bảng 2.10

Các thiết bị chính tại cảng VICT

64

12

Bảng 2.11

Bảng báo cáo tài chính của công ty


67

13

Bảng 2.12

Ma trận hình ảnh cạnh tranh

68

DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

1

Hình 1.1

Mô hình 5 tác lực của M. Porter

20

2

Hình 2.1

Cơ cấu tổ chức cảng VICT


30

3

Hình 2.2

Các thiết bị thƣờng đƣợc dùng tại cảng

36

viii


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam (VN) đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu
và rộng với việc hoàn tất ký kết 10 Hiệp định Thƣơng mại Tự do (FTA), trong đó
có FTA với Hàn Quốc và FTA với Liên minh Kinh tế Á-Âu (bao gồm: Nga,
Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan) đƣợc ký trong tháng 5 vừa qua. VN
cũng đã kết thúc cơ bản đàm phán FTA VN-EU (EVFTA) và gần đây nhất là hoàn
tất đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) tại Atlanta vào
ngày 5/10/2015. Đồng thời , cùng với việc gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN
(AEC) vào cuối năm 2015, VN đang tích cực đàm phán các FTA khác nhƣ Hiệp
định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) (ASEAN+6), FTA giữa VN và Khối
Thƣơng mại Tự do châu Âu - EFTA (gồ m các nƣớc Thu ̣y Sỹ , Na-uy, Ireland và
Liechstentein).
Việc VN tham gia vào các FTA đƣợc dự báo sẽ tác động lớn đến sự phát
triển của nền kinh tế. Đó không chỉ là tác động đối với công cuộc cải cách nền kinh

tế, đổi mới mô hình tăng trƣởng và hoàn thiện thể chế mà còn đòi hỏi các doanh
nghiệp (DN) cần phải nỗ lực cải thiện và tăng cƣờng năng lực cạnh tranh.
Chúng ta đã đƣợc nghe nói rất nhiều về tính tiến bộ và đòi hỏi cao của
những FTA thế hệ mới, đi kèm với đó là những cơ hội và thách thức lớn hơn. Chắc
chắn là dịch vụ khai thác cảng cũng sẽ không nằm ngoài xu hƣớng này. Thậm chí,
các các Cảng càng cần phải trang bị tốt hơn, bởi dịch vụ khai thác cảng đóng vai
trò quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh cho nhiều ngành khác của nền kinh tế khi
gia nhập thị trƣờng thế giới
Cảng biển là một bộ phận không thể thiếu của hệ thống giao thông vận tải
thuỷ trong thƣơng mại quốc tế, 80% hàng hoá đƣợc vận chuyển bằng đƣờng biển.
Cảng không những phục vụ cho nhu cầu đi lại cho con ngƣời mà còn là nơi trao
đổi hàng hoá cho nhu cầu nội địa và cho nhu cầu xuất nhập khẩu góp phần không
nhỏ thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

ix


Trƣớc tình hình chung của nền kinh tế cả nƣớc, Công Ty Liên Doanh Phát Triển
Tiếp Vận Số 1, Cảng VICT cũng đang từng bƣớc tham gia vào tiến trình hội nhập
kinh tế thế giới; VICT đƣợc đầu tƣ và khai thác bởi công ty liên doanh Phát Triển
Tiếp Vận Số 1 (FLDC), hoạt động trên cơ sở luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam.
Đây là dự án xây dựng cảng container chuyên dụng đầu tiên ở Việt Nam, với sự
tham gia của phía đối tác nƣớc ngoài
Trong giai đoạn hiện nay, cạnh tranh là một điều tất yếu không chỉ riêng
trong lĩnh vực cảng mà nó còn bao hàm tất cả các nền kinh tế. Chính vì thế em đã
chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của cảng VICT trong bối cảnh Việt
Nam hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu các yếu tố làm ảnh hƣởng đến năng lực canh trạnh của Cảng

VICT, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nâng cao tính cạnh tranh
Đánh giá năng lực cạnh tranh của Cảng VICT trong bối cảnh Việt Nam hội
nhập cộng đồng kinh tế ASEAN
Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh, các yếu
tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động cảng biển, đề tài đƣa ra các
nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của cảng VICT trong bối cảnh
Việt Nam hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tƣợng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của cảng VICT trong bối cảnh
Việt Nam hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN.
- Phạm vi nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của cảng VICT trong giai đoạn
2013 – 2015.

x


4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Luận văn sử dụng các phƣơng pháp thống kê, mô tả, phân tích, so sánh, tổng
hợp… Luận văn có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý luận và điều tra thực tế thông
qua phỏng vấn chuyên gia và khảo sát khách hàng để đánh giá năng lực cạnh tranh
của Sotrans Focus trong hoạt động cung cấp dịch vụ cảng biển.
Luận văn còn sử dụng phƣơng pháp thu thập số liệu. Nguồn dữ liệu của
phƣơng pháp thu thập số liệu gồm có 2 nguồn : sử dụng dữ liệu từ nguồn thứ cấp
và sơ cấp:
- Dữ liệu thứ cấp:
+ Nguồn dữ liệu này đƣợc thu thập từ số liệu của cảng trong thời gian 03 năm từ
2012 đến 2014.
+ Các số liệu về sản lƣợng hàng hóa thông qua cảng, doanh thu, chi phí và lợi

nhuận của cảng trong thời gian này.
- Dữ liệu sơ cấp: Khảo sát thu thập ý kiến của khách hàng có sản lƣợng hàng
hóa thông qua cảng.
5. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục các bảng biểu, tài liệu
tham khảo. Kết cấu của luận văn gồm ba chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp.
- Chƣơng 2: Thực trạng và đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty FLDC
(Cảng VICT).
- Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Cảng
VICT

xi


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1. Khái niệm về cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh đối với hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh

“Cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữa những ngƣời sản xuất hàng hóa,
giữa các thƣơng nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng, chi phối
quan hệ cung cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trƣờng có lợi
nhất” [1, tr.12].
Theo Nguyễn Hữu Thắng (2008), “cạnh tranh là một hiện tƣợng phổ biến
trong tự nhiên, kinh tế và xã hội. Cạnh tranh của doanh nghiệp là một loại hình

cạnh tranh trong kinh tế” [9, tr.21].
Trong cuốn Thị Trƣờng Chiến Lƣợc và Cơ Cấu, tác giả Tôn Thất Nguyễn
Nghiêm cho rằng, “cạnh tranh trên thƣơng trƣờng không phải là diệt trừ đối thủ
của mình mà chính là phải mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn
hoặc/và mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không lựa chọn các đối thủ
cạnh tranh của mình. Nói chính xác, sự khác biệt giữa cạnh tranh không lành mạnh
và cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh là một bên có mục đích tiêu diệt đối thủ
bằng mọi cách hầu giữ hoặc tạo thế độc quyền, một bên lại có cứu cánh là phục vụ
khách hàng tốt nhất để khách hàng lựa chọn mình chứ không lựa chọn các đối thủ
của mình” [10, tr.33].
Nhà kinh tế nổi tiếng của Trƣờng Kinh Doanh Havard (Mỹ), Michael Porter,
ngƣời đƣợc xem là cha đẻ của Thuyết Chiến Lƣợc Cạnh Tranh , đƣa ra khái niệm:
“cạnh tranh, hiểu theo cấp độ doanh nghiệp là việc đấu tranh hoặc giành giật từ
một số đối thủ về khách hàng, thị phần hay nguồn lực của các doanh nghiệp. Tuy
nhiên, bản chất của cạnh tranh ngày nay không phải tiêu diệt đối thủ mà chính là
doanh nghiệp phải tạo ra và mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao
1


hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ để họ có thể lựa chọn mình mà không đến với đối thủ
cạnh tranh” [12, tr.26].
Trong khi các tổ chức OECD lại định nghĩa: “Cạnh tranh là khả năng của
các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và các vùng trong việc tạo ra việc làm và thu
nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.
Trên thực tế th́ có nhiều quan niệm về cạnh tranh khác nhau tuy nhiên đều
thống nhất: “Cạnh tranh đƣợc hiểu là sự đấu tranh gay gắt quyết liệt giữa các đối
thủ trên thị trƣờng nhằm giành giật điều kiện sản xuất và nơi tiêu thụ hàng hóa dịch
vụ có lợi nhất. Đồng thời cạnh tranh tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển ”.
Nhƣ vậy có thể thấy cạnh tranh là một trong những đặc trƣng cơ bản và tất
yếu không thể không có trong nền kinh tế thị trƣờng, phản ánh mối quan hệ kinh tế

giữa các chủ thể của nền kinh tế cùng theo đuổi mục đích lợi nhuận tối đa. Và theo
thời gian, tính chất cạnh tranh trong nền kinh tế sẽ ngày càng quyết liệt.
1.1.2. Các loại hình cạnh tranh

Có nhiều hình thức đƣợc dùng để phân loại cạnh tranh bao gồm: căn cứ vào
chủ thể tham gia, phạm vi ngành kinh tế và tính chất của cạnh tranh.
- Căn cứ vào chủ thể tham gia
+ Cạnh tranh giữa ngƣời mua và ngƣời bán
+ Cạnh tranh giữa những ngƣời mua với nhau
+ Cạnh tranh giữa ngƣời bán với nhau
- Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế
+ Cạnh tranh trong nội bộ ngành
+ Cạnh tranh giữa các ngành
- Căn cứ vào tính chất của cạnh tranh trên thị trƣờng
+ Cạnh tranh hoàn hảo:
+ Cạnh tranh không hoàn hảo
1.1.3. Vai trò của cạnh tranh đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế quốc dân:
Canh tranh là động lực phát triển kinh tế nâng cao năng suất lao động xã hội.
Một nền kinh tế mạnh là nền kinh tế mà các tế bào của nó là các doanh nghiệp phát
2


triển có khả năng cạnh tranh cao. Tuy nhiên ở đây cạnh tranh phải là cạnh tranh
hoàn hảo, cạnh tranh lành mạnh, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau để cùng phát
triển, cùng đi lên thì mới làm cho nền kinh tế phát triển bền vững. Còn cạnh tranh
độc quyền sẽ ảnh hƣởng không tốt đến nền kinh tế, nó tạo ra môi trƣờng kinh
doanh không bình đẳng dẫn đến mâu thuẫn về quyền lợi và lợi ích kinh tế trong xã
hội, làm cho nền kinh tế không ổn định. Vì vậy, Chính phủ cần ban hành lệnh

chống độc quyền trong cạnh tranh, trong kinh doanh để tạo môi trƣờng cạnh tranh
lành mạnh. Cạnh tranh hoàn hảo sẽ đào thải các doanh nghiệp làm ăn không hiệu
quả. Do đó buộc các doanh nghiệp phải lựa chọn phƣơng án kinh doanh có chi phí
thấp nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Nhƣ vậy cạnh tranh tạo ra sự đổi mới
mang lại sự tăng trƣởng kinh tế.
- Vai trò của cạnh tranh đối với ngƣời tiêu dùng:
Trên thị trƣờng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng diễn ra gay gắt thì
ngƣời đƣợc lợi nhất là khách hàng. Khi có cạnh tranh thì ngƣời tiêu dùng không
phải chịu một sức ép nào mà còn đƣợc hƣởng những thành quả do cạnh tranh mang
lại nhƣ: chất lƣợng sản phẩm tốt hơn, giá bán thấp hơn, chất lƣợng phục vụ cao
hơn... Đồng thời khách hàng cũng tác động trở lại đối với cạnh tranh bằng những
yêu cầu về chất lƣợng hàng hoá, về giá cả, về chất lƣợng phục vụ... Khi đòi hỏi của
ngƣời tiêu dùng càng cao làm cho cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay
gắt hơn để giành đƣợc nhiều khách hàng hơn.
- Vai trò của cạnh tranh đối với doanh nghiệp:
Cạnh tranh là điều bất khả kháng đối với mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế
thị trƣờng. Cạnh tranh có thể đƣợc coi là cuộc chạy đua khốc liệt mà các doanh
nghiệp không thể tránh khỏi mà phải tìm mọi cách vƣơn nên để chiếm ƣu thế và
chiến thắng. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp luôn tìm cách nâng cao chất lƣợng
sản phẩm, dịch vụ, thay đổi kiểu dáng mẫu mã đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Cạnh tranh khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới, hiện đại ,
tạo sức ép buộc các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của

3


mình để giảm giá thành, nâng cao chất lƣợng, cải tiến mẫu mã, tạo ra các sản phẩm
mới khác biệt có sức cạnh tranh cao.
1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh


Khái niệm năng lực cạnh tranh đƣợc đề cập đầu tiên ở Mỹ vào đầu những
năm 1990. Theo Aldington Report (1985): “Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh
là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lƣợng vƣợt trội và
giá cả thấp hơn các đối thủ khác trong nƣớc và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng
nghĩa với việc đạt đƣợc lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu
nhập cho ngƣời lao động và chủ doanh nghiệp”. Định nghĩa này cũng đƣợc nhắc
lại trong “Sách trắng về năng lực cạnh tranh của Vƣơng quốc Anh” (1994). Năm
1998, Bộ thƣơng mại và Công nghiệp Anh đƣa ra định nghĩa “Đối với doanh
nghiệp, năng lực cạnh tranh là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định đúng
giá cả và vào đúng thời điểm. Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu khách hàng với
hiệu suất và hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác” [3, tr.42].
Tuy nhiên, khái niệm năng lực cạnh tranh đến nay vẫn chƣa đƣợc hiểu một
cách thống nhất. Theo Buckley (1988), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần
đƣợc gắn kết với việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp với 3 yếu tố: các giá trị
chủ yếu của doanh nghiệp, mục đích chính của doanh nghiệp và các mục tiêu giúp
các doanh nghiệp thực hiện chức năng của mình.
Điểm lại các tài liệu trong và ngoài nƣớc, có nhiều cách quan niệm về năng
lực cạnh tranh doanh nghiệp. Dƣới đây là một số cách quan niệm về năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp đáng chú ý.
Một là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở
rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là cách quan niệm khá phổ
biến hiện nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ
so với các đối thủ và khả năng “thu lợi” của các doanh nghiệp.

4


Hai là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trƣớc
sự tấn công của doanh nghiệp khác. Chẳng hạn, Hội đồng Chính sách năng lực

cạnh tranh của Mỹ đƣa ra định nghĩa: năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế về
hàng hóa và dịch vụ trên thị trƣờng thế giới…Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế
có trích dẫn khái niệm năng lực cạnh tranh theo Từ điển Thuật Ngữ chính sách
thƣơng mại (1997), theo đó, năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp
“không bị doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế”. Quan niệm về năng
lực cạnh tranh nhƣ vậy mang tính chất định tính, khó có thể định lƣợng.
Ba là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động. Theo Tổ chức
Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức
sản xuất ra thu nhập tƣơng đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu
quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc
tế. Theo M.Porter (1990), năng suất lao động là thƣớc đo duy nhất về năng lực
cạnh tranh. Tuy nhiên, các quan niệm này chƣa gắn với việc thực hiện các mục tiêu
và nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Bốn là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh
tranh. Chẳng hạn, tác giá Vũ Trọng Lâm (2006) cho rằng, năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp, tác giả Trần Sửu (2005) cũng có ý kiến tƣơng tự:
“Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, có
khả năng tạo ra năng suất và chất lƣợng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị
phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững” [11, tr.8].
Theo tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm: trong tác phẩm Thị trƣờng, chiến
lƣợc, cơ cấu nêu lên tầm quan trọng của việc gia tăng giá trị nội sinh và ngoại sinh
của doanh nghiệp, đây chính là năng lực cạnh tranh mà mỗi doanh nghiệp cố gắng
đạt đƣợc, là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện các chiến lƣợc kinh doanh của
mình.[2, tr.22]
Theo tác giả Lê Đăng Doanh trong tác phẩm Nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp thời hôi nhập: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đƣợc đo

5



bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận cho doanh nghiệp trong
môi trƣờng cạnh tranh trong nƣớc và ngoài nƣớc”.[1, tr.28]
Ngoài ra, không ít ý kiến đồng nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
với năng lực kinh doanh.
Nhƣ vậy, cho đến nay quan niệm về năng lực cạnh tranh vẫn chƣa đƣợc hiểu
thống nhất. Để có thể đƣa ra quan niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phù
hợp, cần lƣu ý những đặc thù khái niệm này nhƣ Henricsson và các cộng sự (2004)
chỉ ra: đó là tính đa nghĩa (có nhiều định nghĩa), đa trị (có nhiều cách đo lƣờng), đa
cấp (với các cấp độ khác nhau), phụ thuộc, có tính quan hệ qua lại, tính chất động
và là một quá trình [15, tr.9].
Ngoài ra, khi đƣa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cần
lƣu ý thêm một số vấn đề sau đây:
Một là, quan niệm năng lực cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện, bối cảnh
và trình độ phát triển trong từng thời kỳ. Chẳng hạn, trong nền kinh tế thị trƣờng tự
do trƣớc đây, cạnh tranh chủ yếu trong lĩnh vực bán hàng và năng lực cạnh tranh
đồng nghĩa với việc bán đƣợc nhiều hàng hóa hơn đối thủ cạnh tranh. Trong điều
kiên thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh trên cơ sở tối đa hóa số lƣợng hàng
hóa nên năng lực cạnh tranh thể hiện ở thị phần. Còn trong điều kiện kinh tế tri
thức hiện nay, cạnh tranh đồng nghĩa với mở rộng “không gian sinh tồn”, doanh
nghiệp phải cạnh tranh không gian, cạnh tranh thị trƣờng, cạnh tranh tƣ bản và do
vậy quan niệm về năng lực cạnh tranh cũng phải phù hợp với điều kiện mới.
Đối với Việt Nam hiện nay, với trình độ phát triển kinh tế còn thấp, nhƣng
lại đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh gay gắt, việc đƣa ra
khái niệm năng lực cạnh tranh cho phù hợp với bối cảnh hiện nay là không đơn
giản.
Hai là, năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng đua tranh, tranh giành giữa
các doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các yếu tố sản xuất,
khả năng tiêu thụ hàng hóa, mà cả khả năng mở rộng không gian sinh tồn của sản
phẩm, khả năng sáng tạo sản phẩm mới.


6


Ba là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thể hiện đƣợc phƣơng thức
cạnh tranh phù hợp, bao gồm cả những phƣơng thức truyền thống và các phƣơng
thức hiện đại – không chỉ dựa trên lợi thế so sánh mà dựa vào lợi thế cạnh tranh,
dựa vào quy chế.
Từ những yêu cầu trên, có thể đƣa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp nhƣ sau:
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi
thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lƣới tiêu thụ, thu hút và
sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững.
Nhƣ vậy, năng lực cạnh tranh không phải là chỉ tiêu đơn nhất mà mang tính
tổng hợp, bao gồm nhiều chỉ tiêu cấu thành và có thể xác định đƣợc cho nhóm
doanh nghiệp (ngành) và từng doanh nghiệp.
1.2.2. Các cấp độ của năng lực cạnh tranh

- Năng lực cạnh tranh quốc gia
Năng lực cạnh tranh quốc gia có thể hiểu là việc xây dựng một môi trƣờng
kinh tế chung, đảm bảo phân bố hiệu quả các nguồn lực, đạt và duy trì mức tăng
trƣởng cao, bền vững. Môi trƣờng cạnh tranh kinh tế chung có ý nghĩa rất lớn đối
với việc thúc đẩy quá trình tự điều chỉnh, lựa chọn của các nhà kinh doanh và các
doanh nghiệp theo các tín hiệu thị trƣờng đƣợc thông tin đầy đủ. Ngƣợc lại, sự
dịch chuyển cơ cấu ngành theo hƣớng ngày càng có hiệu quả hơn, tốc độ tăng
trƣởng, sự phồn thịnh kinh tế lại phụ thuộc vào sự phát triển năng động của doanh
nghiệp.
- Năng lực cạnh tranh ngành
Nhƣ đã định nghĩa trong phần phân loại cạnh tranh, cạnh tranh giữa các
ngành là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác

nhau nhằm mục đích đầu tƣ có lợi hơn. Kết quả của cuộc cạnh tranh này là hình
thành nên tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá trị hàng hóa thành giá trị sản xuất.
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

7


Một doanh nghiệp muốn có một vị trí vững chắc và thị trƣờng ngày càng
đƣợc mở rộng thì cần có một tiềm lực đủ mạnh để có thể cạnh tranh trên thị
trƣờng. Đó chính là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Do vậy, năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp là tổng hợp năng lực nắm giữ và nâng cao thị phần của chủ
thể trong sản xuất kinh doanh hàng hoá, là trình độ sản xuất ra sản phẩm đáp ứng
đƣợc yêu cầu của thị trƣờng. Để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp,
ngƣời ta dựa vào nhiều tiêu chí: thị phần, doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận,
thu nhập bình quân, phƣơng pháp quản lý, bảo vệ môi trƣờng, uy tín của doanh
nghiệp đối với xã hội, tài sản của doanh nghiệp nhất là tài sản vô hình, tỷ lệ công
nhân lành nghề, tỷ lệ đội ngũ quản lý giỏi, nghiên cứu và sáng tạo..... Những yếu tố
đó tạo cho doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh, tức là tạo cho doanh nghiệp có khả
năng triển khai các hoạt động với hiệu suất cao hơn các đối thủ cạnh tranh, tạo ra
giá trị cho khách hàng dựa trên sự khác biệt hoá trong các yếu tố của chất lƣợng
hoặc chi phí thấp, hoặc cả hai.
- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ
Khi nói tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không
thể không bàn tới năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp
sản xuất cung cấp. Vì doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh thì một trong những
yếu tố quan trọng là các hàng hóa dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp phải có năng
lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ thể hiện năng lực của
sản phẩm, dịch vụ đó thay thế một sản phẩm, dịch vụ khác đồng nhất hoặc khác
biệt, có thể do đặc tính, chất lƣợng hoặc giá cả sản phẩm, dịch vụ. Năng lực cạnh
tranh của sản phẩm, dịch vụ là một trong những yếu tố cấu thành năng lực cạnh

tranh của doanh nghiệp. Nhƣ vậy, ngƣời ta thƣờng phân biệt năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ. Nhƣng nếu trên
cùng một thị trƣờng, có thể nói, năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ và năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp là hai khai niệm rất gần với nhau.

8


1.2.3. Ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh

Cạnh tranh là một đặc trƣng cơ bản của nền kinh tế thị trƣờng . Ở đâu có nền
kinh tế thị trƣờng thì ở đó có nền kinh tế cạnh tranh . Bất kỳ một doanh nghiệp nào
cũng vậy, khi tham gia vào kinh doanh trên thị trƣờng muốn doanh nghiệp ḿnh tồn
tại và đứng vững th́ phải chấp nhận cạnh tranh . Trong giai đoạn hiện nay do tác
động của khoa học kỹ thuật và công nghệ, nền kinh tế nƣớc ta đang ngày càng phát
triển, nhu cầu cuộc sống của con ngƣời đƣợc nâng lên ở mức cao hơn rất nhiều. Để
đáp ứng kịp thời nhu cầu đó, doanh nghiệp phải không ngừng điều tra nghiên cứu
thị trƣờng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp nào bắt kịp và đáp ứng
đầy đủ nhu cầu đó thì sẽ chiến thắng trong cạnh tranh. Chính vì vậy cạnh tranh là
rất cần thiết, nó giúp cho doanh nghiệp:
- Tồn tại và đứng vững trên thị trƣờng
- Cạnh tranh để phát triển
- Cạnh tranh để thực hiện các mục tiêu
1.2.4. Ma trận hình ảnh cạnh tranh (Competitive Profile Matrix)

Để đánh giá năng lực cạnh tranh của một sản phẩm, cần phải xác định đƣợc
các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh từ những lĩnh vực hoạt động khác nhau và
cần thực hiện việc đánh giá bằng cả định tính và định lƣợng.
Ma trận hình ảnh cạnh tranh sản phẩm cho ta nhận diện những đối thủ cạnh
tranh chủ yếu cùng những ƣu thế và nhƣợc điểm sản phẩm của họ. Các bƣớc cụ thể

để xây dựng công cụ ma trận đánh giá các yếu tố của sản phẩm, gồm:
Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đến năng lực cạnh
tranh cho sản phẩm trong một ngành kinh doanh (thông thƣờng là khoảng từ 10
đến 20 yếu tố).
Bước 2: Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan
trọng) đến 1,0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố. Cần lƣu ý, tầm quan trọng đƣợc
ấn định cho các yếu tố cho thấy tầm quan trọng tƣơng đối của yếu tố đó với thành
công của các sản phẩm của doanh nghiệp trong ngành kinh doanh. Nhƣ thế, đối với
các sản phẩm trong ngành thì tầm quan trọng của các yếu tố Đýợc liệt kê trong
býớc 1 là giống nhau.
9


Bước 3: Phân loại từ 1 đến 5 cho mỗi yếu tố đại diện (có thể định khoảng
điểm rộng hơn). Cho điểm yếu lớn nhất khi phân loại bằng 1, điểm yếu ít lớn hơn
phân loại bằng 2, điểm trung bình phân loại bằng 3, điểm khá mạnh phân loại bằng
4 và điểm mạnh nhất phân loại bằng 5. Nhƣ vậy, đây là điểm số phản ánh năng lực
cạnh tranh của từng yếu tố sản phẩm của doanh nghiệp so với sản phẩm của các
đối thủ cạnh tranh trong ngành.
Bước 4: Tính điểm cho từng yếu tố bằng cách nhân mức độ quan trọng của
yếu tố đó với điểm số phân loại tƣơng ứng.
Bước 5: Tính tổng điểm cho toàn bộ các yếu tố đƣợc đƣa ra trong ma trận
bằng cách cộng điểm số các yếu tố thành phần tƣơng ứng của mỗi sản phẩm. Tổng
số điểm này cho thấy đây là năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, theo đó:
- Nếu tổng số điểm của toàn bộ danh mục các yếu tố đƣợc đƣa vào ma trận
từ 3.0 trở lên, thì sản phẩm của doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh trên mức
trung bình
- Nếu tổng số điểm của toàn bộ danh mục các yếu tố đƣợc đƣa vào ma trận
nhỏ hơn 3.0 thì sản phẩm của doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh thấp hơn mức
trung bình.

Bảng 1.1: Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Mức độ
Các yếu tố

Sản phẩm của

Sản phẩm của

Sản phẩm của

Công ty cạnh

Công ty cạnh

Công ty cạnh

tranh mẫu

tranh 1

tranh 2

quan
trọng

Phân
loại

Điểm

quan
trọng

Phân
loại

Điểm
quan
trọng

Phân
loại

Điểm
quan
trọng

Liệt kê các yếu tố
Tổng số điểm:

Nguồn : Nguyễn Trọng Hoài, Phùng Thanh Bình, Nguyễn Khánh Duy (2009), Dự
báo và phân tích dữ liệu trong kinh tế và tài chính. Nhà xuất bản thống kê.

10


1.3. Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực khai thác Cảng
1.3.1. Các dịch vụ chủ yếu của Cảng

Những năm từ năm 1990 trở về trƣớc, trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập

trung, các hoạt động dịch vụ kinh doanh chính đều do Nhà nƣớc thực hiện và giám
sát. Khi đó, hàng hải đƣợc coi là ngành tiếp xúc nhiều với ngƣời nƣớc ngoài nên
càng đƣợc giám sát chặt chẽ. Mọi hoạt động liên quan đến dịch vụ cảng biển nhƣ
bốc xếp, lƣu kho lƣu bãi,… và dịch vụ khác đều do các doanh nghiệp Nhà nƣớc
nắm giữ, chẳng hạn nhƣ dịch vụ bốc xếp đều do các cảng thực hiện. Trong thời kỳ
đó, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dịch vụ tại cảng biển không có
cạnh tranh vì mỗi doanh nghiệp thực hiện một dịch vụ độc lập theo kế hoạch của
Nhà nƣớc. Nhiệm vụ của các doanh nghiệp là thực hiện kế hoạch mà Nhà nƣớc
giao cho.
Nhằm tạo điều kiện cho các loại hình dịch vụ tai cảng phát triển, có các hình
thức kinh doanh dịch vụ tại cảng biển sau đây:
 Dịch vụ đại lý tầu biển:
Đại lý tàu biển là một dịch vụ mà ngƣời đại lý nhân danh chủ tàu hoặc ngƣời
khai thác tàu tiến hành dịch vụ liên quan đến tàu biển, hoạt động tại cảng gồm:
- Thực hiện các thủ tục tàu biển vào rời cảng
- Ủy thác ký kết các hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp
đồng xếp dỡ hàng hóa, hợp đồng thuê thuyền viên
- Ký phát các vận đơn và các chứng từ liên quan
- Thu xếp việc cung ứng vật tƣ, nhiên liệu, lƣơng thực, nƣớc ngọt cho tàu
- Trình kháng nghị hàng hải
- Giải quyết các tranh chấp liên quan đến tàu hoặc thuyền viên
- Thông tin liên lạc với chủ tàu hoặc ngƣời khai thác tàu
+ Ngƣời đại lý tàu biển là ngƣời đƣợc ủy thác chỉ định làm đại diện tiến hành các
dịch vụ liên quan đến tàu tại cảng

11


+ Ngƣời đại lý tàu biển có thể thực hiện dịch vụ đại lý cho ngƣời thuê vận chuyển,
cho chủ tàu, cho ngƣời khai thác tàu hoặc những ngƣời khác có quan hệ với chủ

tàu nếu đƣợc chủ tàu đồng ý
 Dịch vụ đại lý vận tải đƣờng biển:
Là nhân danh ngƣời ủy thác thu xếp việc vận tải, giao nhận hàng hóa mà
không đóng vai trò là ngƣời vận tải. Bản chất của ngƣời đại lý vận tải là cầu nối
giữa ngƣời gửi hàng và ngƣời vận chuyển. Đại lý vận tải có thể thực hiện cùng lúc
2 hợp đồng vận tải. Hợp đồng với chủ tàu (với tƣ cách là ngƣời gửi hàng) và hợp
đồng với chủ hàng (với tƣ cách là ngƣời vận chuyển).
 Dịch vụ môi giới hàng hải:
Là ngƣời làm trung gian trong việc kí kết hợp đồng cho thuê tàu, hợp đồng
mua bán tàu, hợp đồng lai dắt và các hợp đồng khác liên quan đến hoạt động hàng
hải theo sự uỷ thác từng vụ việc của ngƣời uỷ thác.
Môi giới hàng hải có thể làm dịch vụ cho các bên liên quan không cần sự
đồng ý của bên nào chỉ với điều kiện là thông báo cho các bên cùng biết, doanh thu
của ngƣời môi giới tính theo phần % của giá trị hợp đồng làm môi giới.
 Dịch vụ cung ứng tầu biển: là dịch vụ thực hiện các công việc sau đây liên
quan đến tầu biển:
- Cung cấp cho tầu biển lƣơng thực, thực phẩm, vật tƣ, thiết bị, nhiên liệu, dầu
nhờn, vật liệu chèn, lót, ngăn cách hàng
- Cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu về đời sống, chăm sóc y tế, vui chơi,
giải trí của hành khách và thuyền viên, tổ chức đƣa đón, xuất nhập cảnh, chuyển
đổi thuyền viên.
 Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa là dịch vụ thực hiện kiểm đếm số lƣợng hàng
hóa thực tế khi giao hoặc nhận với tàu biển hoặc các phƣơng tiện khác theo
ủy thác của ngƣời giao hàng, ngƣời nhận hàng hoặc ngƣời vận chuyển.
 Dịch vụ lai dắt tầu biển:

12



×