Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Dự thảo Nghị quyết chuyên đề năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.3 KB, 3 trang )

ĐẢNG UỶ XÃ BÃI THƠM
CHI BỘ GIÁO DỤC
*
Số: NQ/CB

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Bãi Thơm, ngày tháng 02 năm 2017

NGHỊ QUYẾT CHUYÊN ĐỀ
VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ HỌC SINH YẾU KÉM VÀ
CHƯA HOÀN THÀNH MÔN HỌC
Qua thống kê học lực của học sinh toàn trường trong học kỳ I vừa qua, nhìn
chung ta thấy kết quả học tập của học sinh là chưa cao, tỷ lệ học sinh yếu là rất
cao(chiếm 25,3% đối với THCS) và 6,7% chưa hoàn thành môn học của khối Tiểu
học. So với nghị quyết của Chi bộ chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Ngoài ra, so với tỷ lệ
chung của toàn huyện thì tỷ lệ học sinh yếu của trường chúng ta cũng cao hơn.
Thực hiện theo nghị quyết, nhiệm vụ thực hiện năm 2017 của Chi bộ, nhằm giảm
thiểu tối đa tỷ lệ học sinh yếu cuối năm học và nâng cao chất lượng giáo dục
QUYẾT NGHỊ
Những giải pháp nhằm giảm thiểu tối đa
học sinh yếu và chưa hoàn thành môn học
I. Ban giám hiệu:
1. Có kế hoạch cho mỗi năm học sát với tình hình cụ thể thực tế của năm học
dựa trên đặc thù riêng của trường và các quan điểm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo.
Từ đó xây dựng lên kế hoạch hoạt động chung cho trường theo từng kỳ, từng tháng
và từng tuần học.
2. Phân công lao động hợp lý dựa theo năng lực chuyên môn của mỗi giáo viên.
3. Có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém thường
xuyên và có tính lâu dài.
4. Có những biện pháp kích thích tập thể giáo viên tự học tập để nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trình độ tin học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ


mới vào giảng dạy và giáo dục học sinh; Kích thích cho đội ngũ giáo viên khai thác
thong tin trên mạng, học hỏi những bài dạy hay, giáo án tốt…
5. Thường xuyên kiểm tra theo dõi các hoạt động của trường; theo dõi việc thực
hiện các công việc xem có đúng tiến độ không? Chất lượng có đảm bảo theo kế
hoạch không?... Từ đó có những bổ sung cần thiết, kịp thời.
6. Thường xuyên dự giờ các giáo viên trong trường cùng các giáo viên có nhiều
kinh nghiệm vừa mang tính chất kiểm tra vừa mang tính chất bồi dưỡng học hỏi lẫn
nhau trong giảng dạy.
7. Đôn đốc các tổ chức trong trường hoạt động đặc biệt là các tổ chuyên môn hoạt
động.


8. Phối hợp tốt các tổ chức trong và ngoài nhà trường đặc biệt là hội phụ huynh
học sinh và chính quyền địa phương trong các hoạt động của trường với mục đích
đem lại kết quả tốt nhất.
9. Tăng cường thông báo kết quả học tập và rèn luyện của học sinh về cho gia
đình bằng phiếu lien lạc hằng tháng…
II. Giáo viên:
1. Thực hiện tốt nề nếp chuyên môn như soạn giảng có chất lượng, chấm trả bài
có sữa chữa và phê bình động viên cho mỗi học sinh; tích cực đổi mới phương pháp
trong dạy học bộ môn, học ở nhà đạt hiệu quả.
2. Hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, tạo cho học sinh tính tự giác trong
học tập.
3. Cần tích cực hơn nữa trong học tập và giảng dạy, tích cực tham gia trao đổi
đóng góp ý kiến trong các buổi chuyên đề của tổ và của cấp lãnh đạo tổ chức.
4. Thường xuyên quan tâm đến các học sinh thuộc các đối tượng, đặc biệt là học
sinh thuộc đối tượng khá giỏi và yếu kém.
5. Tăng cường kiểm tra học sinh về việc chuẩn bị bài ở nhà; Tăng cường kiểm tra
miệng đầu giờ, tăng cường kiểm tra 15 phút….
6. Tích cực dự giờ thăm lớp lẫn nhau để học hỏi kinh nghiệm, tăng cường trao đổi

thông tin giữa các đơn vị với nhau thậm chí có thể trao đổi thông tin gữa các miền
với nhau.
7. Tăng cường sử dụng các đồ dùng và các thiết bị dạy học, tuyệt đối không dạy
chay, tích cực sáng tạo trong việc sử dụng và làm đồ dùng dạy học.
8. Thường xuyên liên hệ với gia đình học sinh hoặc thông qua ban đại diện phụ
huynh học sinh để nắm bắt thông tịn về học ở nhà, đặc biệt là đối với giáo viên chủ
nhiệm.
9. Thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
10. Cần thiết có thể phân công học sinh thành các nhóm ở gần nhau học nhóm với
nhau theo một lịch cụ thể nào đó để kèm cặp giúp đỡ lẫn nhau.
11. Phối hợp chặt chẽ với các đồng nghiệp trong giảng dạy và công tác.
III. Tổ chuyên môn:
1. Thường xuyên theo dõi các hoạt động của tổ chuyên môn và của các thành viên
trong tổ như tiến độ chương trình việc chấm trả bài của các giáo viên trong tổ.
2. Thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề hội thẻo về các nội dung giảng dạy
về các kiểu bài dạy, các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
tích cực, các chuyên đề về sử dụng thiết bị thí nghiệm…
3. Động viên khuyết khích các thành viên tích cực của tổ, phê bình các thành viên
thiếu tích cực, đề nghị nhà trường khen thưởng tuyên dương các cá nhân có thành
tích, tích cực trong công tác.
IV. Học sinh:
1. Thực hiện tốt các quy định, nội quy của trường, của lớp.
2. Chăm chỉ học tập tại lớp và học tập ở nhà.
3. Đến lớp phải hoàn thành các bài tập được giao và đọc trước bài mới.


4. Tích cực tham gia phát biểu, hợp tác với các cá nhân trong lớp để thực hiên
nhiệm vụ của mình.
5. Phải có kế hoạch học tập phù hợp với bản thân chẳng hạn như: sáng học ở lớp,
chiều làm bài tập. tối học lý thuyết và làm bài tập, sáng sớm học lý thuyết và đọc

trước bài mới…
6. Có thể phải phối hợp với nhau ngay cả khi học ở nhà theo hình thức học nhóm
có sự phân kèm để giúp đỡ lẫn nhau.
7. Nghiêm túc thực hiện tốt giờ chủ nhiệm: học bài cũ, đọc bài mới, truy bài lẫn
nhau, giải đáp khúc mắc cho nhau….
8. Có ý thức tự giác trong học tập, có thói quen tự học.
V/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Trên cơ sở Nghị quyết, Ban giám hiệu, các bộ phận xây dựng kế hoạch thực hiện
những giải pháp cụ thể để giảm thiểu học sinh yếu.
- Chi bộ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết. Nghị
quyết này được triển khai đến tất cả CB-VC trong nhà trường.
Nơi nhận:
- VP Đảng ủy;
- Đ/c Phan Xuân Trí-BTĐU;
- Các bộ phận, tổ khối;
- Đảng viên trong CB:
- Lưu.

TM. BAN CHI ỦY
BÍ THƯ

Nguyễn Thế Anh



×