Chuyên đề 5:
Kỹ năng hỗ trợ đại biểu
trong hoạt động thẩm tra, xem xét,
cho ý kiến về dự án luật, dự thảo
nghị quyết
Nguyễn Mạnh Cường
1
• Thẩm tra, xem xét, cho ý kiến về các dự án luật,
dự thảo NQ là các hoạt động quan trọng trong
hoạt động lập pháp của Quốc hội và hoạt động
ban hành NQ của HĐND
• Nhiệm vụ của cán bộ, chuyên viên Văn phòng
Đoàn ĐBQH và HĐND:
– Phục vụ đại biểu trực tiếp đóng góp ý kiến, tổ chức
lấy ý kiến đóng góp vào dự án Luật, dự thảo NQ
(Điều 2 – NQ thành lập và quy định vị trí, chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức của VP)
• Hỗ trợ (tham mưu, giúp việc):
– Về chuyên môn và về kỹ thuật và hành chính
– Theo các công việc cụ thể mà đại biểu yêu cầu
2
Hỗ trợ thẩm tra,
xem xét, cho ý kiến
Thu thập, xử lý
thông tin
Nghiên cứu
Báo cáo
Đọc, Phát hiện,
Phân tích, Giải pháp
Khảo sát, Tham vấn
Sử dụng BC RIA
3
Các nội dung hỗ trợ đại biểu
• Thu thập, xử lý, báo cáo thông tin cần thiết về dự luật, dự
thảo nghị quyết;
• Tổ chức khảo sát, ngiên cứu; tham vấn (lấy ý kiến đối
tượng chịu sự tác động, họp chuyên gia…)
• Hỗ trợ đại biểu tìm hiểu các vấn đề chính sách trong các
qui định chuyên môn sâu trong dự thảo (thuật ngữ, khái
niệm, lý luận đằng sau các quy định);
• Tham mưu cho đại biểu về các nội dung lớn trong dự luật,
dự thảo nghị quyết.
• Đánh giá và sử dụng báo cáo đánh giá tác động (RIA); hỗ
trợ đại biểu xác định tương quan giữa chi phí- lợi ích của
văn bản dự kiến ban hành.
• Xây dựng các Báo cáo
4
Thu thập, xử lý thông tin
•
•
•
Áp dụng chuyên đề 2 – ôn lại
Thông tin là cơ sở quan trọng để có thể lập luận, đưa ra các kiến nghị
một cách khoa học và thuyết phục
Khi nào?
– Trước khi nghiên cứu dự thảo luật, NQ để tham mưu, hỗ trợ đại biểu
– Trong quá trình nghiên cứu dự thảo luật, NQ
– Theo yêu cầu của đại biểu
•
Thông tin gì?
– Dự thảo luật, NQ; Tờ trình, bản thuyết minh
– Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật và đánh giá thực trạng quan hệ
xã hội có liên quan
– Báo cáo đánh giá tác động (RIA)
– Ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; báo cáo giải trình, tiếp
thu; báo cáo thẩm định, thẩm tra
– Các văn bản QPPL hiện hành có liên quan; các chủ trương, chính sách
của Đảng
– Các tài liệu khác: kinh nghiệm nước ngoài, dự thảo văn bản hướng dẫn….
5
Thu thập, xử lý thông tin
• Tìm ở đâu?
– Hồ sơ trình (Điều 42 và 51 Luật BHVBQPPL- gửi đến đại biểu Quốc hội;
Điều 27 Luật BHVBQPPL của HĐND, UBND)
– Trang thông tin điện tử của Quốc hội
– Liên hệ với các vụ, đơn vị hữu quan của VPQH; Cơ quan soạn thảo; cơ
quan, tổ chức hữu quan
– Internet (google…)
– Báo cáo giám sát; Báo cáo đoàn nghiên cứu, khảo sát; tiếp xúc cử tri; Hội
thảo….
– Kết quả nghiên cứu của cơ quan NN, cơ sở khoa học, tổ chức xã hội
– Phương tiện thông tin đại chúng – sách, báo chí (các vấn đề nổi cộm
được dư luận xã hội quan tâm)
• Phương thức?
–
–
–
–
–
Mối quan hệ phối hợp trong công tác
Dựa vào các căn cứ do pháp luật quy định
Đề nghị đại biểu sử dụng quyền yêu cầu
Sử dụng chuyên gia, cộng tác viên
Tự tìm kiếm thông tin theo các nguồn lực sẵn có
6
Thu thập, xử lý thông tin
• Kiểm tra, đánh giá, sàng lọc thông tin nhằm bảo đảm thông tin thu
thập được là chính xác, đáng tin cậy:
– Rất cần thiết trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay. Trong điều
kiện kinh tế thị trường thì không phải mọi thông tin trên phương tiện thông
tin đại chúng đã là nguồn thông tin tin cậy. Có nhiều thông tin mang tính
chủ quan, cảm tính hoặc được đưa một cách thiên lệch để phục vụ một
lợi ích nào đó.
– Việc kiểm tra, sàng lọc thông tin được thực hiện thông qua các câu hỏi:
•
•
•
•
•
Thông tin được lấy từ nguồn nào?
Có được thu thập một cách khách quan, trung thực không?
Thông tin này đã bị “lạc hậu” chưa?
Độ tin cậy của thông tin đến mức nào?
Những thông tin nào có liên quan trực tiếp tới vấn đề và thông tin nào là không
cần thiết?…
• Báo cáo các thông tin cần thiết:
– Sàng lọc, báo cáo các thông tin chính, cần thiết
– Trung thực, đầy đủ, đa chiều, không phiến diện
– Kinh nghiệm qua 1 số dự án luật (các kinh nghiệm nước ngoài; kinh
nghiệm xây dựng Luật pc bệnh truyền nhiễm)
7
Kỹ năng nghiên cứu
dự án luật, dự thảo NQ
• Thực trạng xây dựng dự thảo luật, nghị quyết
– Về quy trình
– Về bộ máy, kinh phí, thời gian xây dựng
– Vấn đề tham vấn, báo cáo đánh giá tác động
• Thảo luận của các Tổ về những thuận lợi, khó khăn và
các giải pháp khắc phục khó khăn trong hỗ trợ đại biểu
nghiên cứu dự án luật, dự thảo NQ (10ph)
- Tổ… :Thuận lợi
- Tổ…: Khó khăn và giải pháp khắc phục
- Tổ…: Khó khăn và giải pháp khắc phục
• Chú ý: các tổ bổ sung ý kiến cho nhau; tổ báo cáo sau chỉ
báo cáo những nội dung mới chưa được đề cập
8
Kỹ năng nghiên cứu
dự án luật, dự thảo NQ
•
Xác định vấn đề (1)
•
Thu thập, kiểm tra thông tin (2)
•
Nghiên cứu, phân tích và tham vấn (3)
•
Xác định mục tiêu (4)
•
Tìm hoặc đánh giá giải pháp giải quyết (5)
Lưu ý: thực tiễn giữa lý thuyết và thực hành; xắp
xếp, thêm bớt các bước là tuỳ thuộc vào sự vận
dụng và khả năng, kinh nghiệm của mỗi người.
9
Kỹ năng nghiên cứu
dự án luật, dự thảo NQ
(1) Xác định vấn đề
– Kỹ năng đọc dự án:
• Đọc Tờ trình: là báo cáo nêu một cách tổng quát nhất về thực
trạng các vấn đề có liên quan tới phạm vi điều chỉnh của dự án;
sự cần thiết phải ban hành; quan điểm chỉ đạo và quá trình xây
dựng dự án; thuyết minh về những nội dung cơ bản của dự án
và những nội dung quan trọng của dự án còn có ý kiến khác
nhau. Khi nghiên cứu Tờ trình đã có thể phát hiện được các
vấn đề cần tập trung xem xét
• Đọc dự án luật là công việc rất quan trọng để phát hiện vấn
đề.Khó hơn nhiều so với đọc Tờ trình hoặc các báo cáo khác vì
các văn bản QPPL bao giờ cũng được thiết kế theo kỹ thuật lập
pháp: ngắn gọn, cô đọng; sử dụng các thuật ngữ pháp lý; giữa
các điều luật có mối quan hệ mật thiết với nhau, đặt trong tổng
thể của cả văn bản đồng thời đặt trong tổng thể của cả hệ
thống pháp luật….
10
Kỹ năng nghiên cứu
dự án luật, dự thảo NQ
– Kỹ năng đọc dự án:
• Có thể đọc lướt hoặc xem một cách tổng thể về bố cục, mục
lục các điều luật (tên các điều luật) trước khi tiến hành đọc kỹ
về dự án luật
• Tập trung vào đọc kỹ để xem xét chi tiết về mỗi điều luật và
tập trung hơn vào các vấn đề lớn, nổi cộm của dự án.
• Luôn luôn liên hệ với thực tiễn, kinh nghiệm bản thân và sử
dụng sự hiểu biết của mình
• Mỗi người cũng có thể có những kinh nghiệm riêng khi đọc
các văn bản như đánh dấu, gạch chân những nội dung cần
lưu ý; ghi ra giấy các nội dung cần thiết…
• Sử dụng các kỹ năng chung khác (có được nhờ rèn luyện,
học hỏi, tích luỹ từ kinh nghiệm) như kỹ năng nhớ, kỹ năng
nghe…
11
Kỹ năng nghiên cứu
dự án luật, dự thảo NQ
– Phát hiện vấn đề:
• Các vấn đề được quy định trong dự thảo.
• Các vấn đề chưa được quy định trong dự thảo.
• Các vấn đề nêu trên được phát hiện thông qua:
–
–
–
–
Qua đọc Tờ trình,
Qua nghiên cứu Báo cáo đánh giá thực trạng
Qua đối chiếu với phạm vi điều chỉnh
Qua các thông tin đã được thu thập (báo chí, báo cáo kết quả giám sát,
hội thảo, ý kiến của các cơ quan, tổ chức, chuyên gia…)
– Qua vận dụng kinh nghiệm và hiểu biết cá nhân
– …
– Các nội dung cần tập trung trong phát hiện vấn đề:
• Phạm vi, đối tượng điều chỉnh của văn bản;
• Nội dung của dự thảo văn bản và những vấn đề còn có ý kiến khác
nhau;
• Sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản với đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, với Hiến pháp, pháp luật và tính thống nhất của
dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật;
• Tính khả thi của các quy định trong dự thảo văn bản.
12
Kỹ năng nghiên cứu
dự án luật, dự thảo NQ
– Để thực hiện tốt việc phát hiện vấn đề cần:
• Hiểu biết các chủ trương, chính sách lớn của Đảng
• Kiến thức cơ bản về pháp luật, về chức năng, nhiệm vụ, tổ
chức bộ máy nhà nước. Trường hợp nghi ngờ, hãy mở văn
bản QPPL ra xem; sử dụng google (ví dụ: về xử lý vi phạm;
luật quy chuẩn, tiêu chuẩn…)
• Kinh nghiệm từ thực tiễn cuộc sống và công việc. (ví dụ:
những vấn đề đã xảy ra và được giải quyết ở các luật đã
được thông qua có thể sẽ có trong dự thảo luật đang được
xem xét, như về cấp phép, đơn giản hoá thủ tục hành
chính…)
• Tâm huyết với công việc; Có tư duy logic, suy nghĩ kỹ, thận
trọng dưới nhiều góc độ khác nhau
13
Kỹ năng nghiên cứu
dự án luật, dự thảo NQ
– Ví dụ - Phát hiện các vấn đề liên quan tới bảo đảm
tính hợp hiến, hợp pháp và tính đồng bộ, thống nhất
của HTPL trên cơ sở nắm vững các tiêu chí:
• Việc đánh giá về tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất
sẽ bao gồm các nội dung: thẩm quyền ban hành? văn bản
có trái với Hiến pháp, có mâu thuẫn với các văn bản cùng
thứ bậc với nó hay không? các quyền cơ bản của công dân
có bị vi phạm hay không? …
• Việc xem xét về ngôn ngữ, kỹ thuật văn bản: kỹ thuật soạn
thảo văn bản có thống nhất với các văn bản khác hay
không? ngôn ngữ sử dụng trong văn bản có chính xác, phổ
thông, cách diễn đạt có đơn giản, dễ hiểu hay không? thuật
ngữ chuyên môn mà cần phải xác định rõ nội dung có được
định nghĩa trong văn bản hay không?
14
Kỹ năng nghiên cứu
dự án luật, dự thảo NQ
– Ví dụ - Phát hiện các vấn đề có liên quan đến BĐG:
– Các quy định riêng đối với nam và nữ:
» Bất bình đẳng giới
» Bảo đảm BĐG thực chất (biện phá thúc đẩy BĐG)
– Các quy định trung tính
» Bất bình đẳng giới
» Bảo đảm BĐG thực chất (biện pháp thúc đẩy BĐG)
– Các vấn đề có liên quan nhưng chưa được điều chỉnh
trong dự thảo
15
Kỹ năng nghiên cứu
dự án luật, dự thảo NQ
(2) Thu thập, kiểm tra thông tin
–
–
–
Đối chiếu với thông tin đã có để xác định việc thu thập, xử lý
thông tin bổ sung
Kiến nghị tổ chức các đoàn giám sát, khảo sát, nghiên cứu
Họp chuyên gia
(3) Nghiên cứu, phân tích và tham vấn
–
Nghiên cứu và phân tích tác động của vấn đề, xác định
nguyên nhân của vấn đề trên cơ sở:
•
•
•
–
Thông tin đã được thu thập, kiểm tra
Các phân tích, lập luận logic
Báo cáo RIA
Phân biệt giữa hiện tượng (biểu hiện bề ngoài) và bản chất
(nội dung bên trong) của vấn đề. Ví dụ về tỷ lệ phụ nữ giữ vị
trí lãnh đạo trong các cơ quan Nhà nước
16
Kỹ năng nghiên cứu
dự án luật, dự thảo NQ
– Tổ chức tham vấn theo 1 hoặc nhiều hình thức căn cứ vào nội
dung vấn đề cần tham vấn:
•
•
•
•
•
Hội nghị lấy ý kiến tham vấn; Họp dân ở nơi cư trú.
Tham vấn qua Internet:
Sử dụng phương tiện thông tin đại chúng
Tiếp nhận thư góp ý của nhân dân; Tiếp dân trực tiếp
Toạ đàm, trao đổi với nhóm đối tượng hẹp; Gặp gỡ, phỏng vấn riêng
cá nhân về vấn đề cụ thể
• Điều tra xã hội học
• Hội nghị các bên liên quan (Điều trần)
• Sử dụng các tổ chức nghiên cứu độc lập
– Về Quy trình tham vấn:
•
•
•
•
•
Xác định mục đích, yêu cầu tham vấn
Thiết kế các công cụ tham vấn
Tập huấn cán bộ hỗ trợ tham vấn
Triển khai cuộc tham vấn
Xử lý các ý kiến và tiếp thu, phản hồi
17
Kỹ năng nghiên cứu
dự án luật, dự thảo NQ
(4) Xác định mục tiêu
– Cần xác định rõ mục tiêu: vấn đề được xác định phải được
hướng theo chính sách nào; mục tiêu nào là mục tiêu chính,
mục tiêu nào là mục tiêu phụ;
– Các mục tiêu đó có thể đạt được trên thực tế hay không.
– Không nên quá tham vọng mọi vấn đề có thể giải quyết ngay
trong dự án. Hãy lựa chọn những mục tiêu quan trọng nhất, có
tính khả thi (dễ đạt được sự đồng thuận nhất) để kiến nghị và
bảo vệ kiến nghị của mình
– Cơ quan dân cử là thiết chế Nhà nước làm việc tập thể và quyết
định theo đa số, là nơi cân bằng các loại lợi ích khác nhau. Do
đó phải có các phương án trung hoà, cân bằng các loại lợi ích
khác nhau.
– Ví dụ: về tỷ lệ nữ đại biểu trong QH
18
Kỹ năng nghiên cứu
dự án luật, dự thảo NQ
(5) Đánh giá hoặc tìm giải pháp giải quyết
– Đánh giá, phản biện về giải pháp được đề ra để giải quyết vấn đề trong
dự thảo
– Đề xuất giải pháp mới giải quyết vấn đề.
– Giải pháp giải quyết vấn đề phải theo nguyên tắc : gắn giữa giải pháp với
mục tiêu đã đề ra; kết hợp giữa hiện trạng với kinh nghiệm, lý thuyết.
– Mỗi một vấn đề đều có thể có các giải pháp khác nhau để giải quyết, vì
vậy cần cân nhắc lựa chọn giải pháp tối ưu nhất. Có thể chia ra làm 3 loại
giải pháp khác nhau:
• Không làm gì (giữ nguyên hiện trạng, không cần có sự can thiệp của Nhà
nước);
• Giải pháp không phải là lập pháp (như giải pháp về thông tin, giáo dục, truyền
thông; giải pháp về tổ chức thực hiện pháp luật…)
• Giải pháp lập pháp (trong dự thảo cần có quy định điều chỉnh)- thường không
phải là giải pháp tối ưu
– Đánh giá phương án lập pháp cụ thể thông qua các công cụ phân tích
như RIA; phân tích chi phí – lợi ích; phân tích rủi ro..
19
Kỹ năng nghiên cứu
dự án luật, dự thảo NQ
• Báo cáo đánh giá tác động RIA
– RIA ( Regulatory Impact Assessment ) là một phương
pháp dự báo tác động điều chỉnh của quy phạm pháp
luật, được thực hiện trong qua trình làm luật hoặc ban
hành chính sách mới. RIA là một công cụ không thể
thiếu đối với quy trình làm luật của nhiều quốc gia
(các nước OECD), nhằm xem xét các vấn đề sau:
• Xác định hình thức của quy định ban hành: ban hành luật;
không ban hành…;
• Liệt kê đầy đủ các tác động tiềm năng đối với kinh tế, xã hội
và môi trường;
• Đối tượng tác động có thể chịu ảnh hưởng ….
• Vấn đề ban hành, tuyên truyền, tổ chức thi hành và bảo
đảm thi hành.
20
Kỹ năng nghiên cứu
dự án luật, dự thảo NQ
Các bước tiến hành RIA
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
Xác định các vấn đề ưu tiên đánh giá dựa trên các tiêu chí
rõ ràng;
Xác định các mục tiêu của vấn đề;
Lựa chọn các giải pháp để giải quyết từng vấn đề;
Xác định các yếu tố chi phí và lợi ích chính cho từng vấn
đề;
Xác định các dữ liệu phân tích;
Xác định cách thức thu thập dữ liệu và tham vấn về
phương pháp đó;
Thu thập, tập hợp dữ liệu và tham vấn ;
Đánh giá, phân tích các dữ liệu đã thu thập được;
Diễn giải kết quả phân tích, các giải pháp và kết luận;
Viết báo cáo RIA.
21
Kỹ năng nghiên cứu
dự án luật, dự thảo NQ
- Phương pháp phân tích, đánh giá
• Có nhiều phương pháp phân tích, đánh giá như: phân tích lợi ích chi
phí, hiệu quả chi phí (cùng mức chi phí, phương án có hiệu quả hơn
được chọn), đánh giá tính tiết kiệm của chi phí (cùng mức lợi ích,
phương án có chi phí thấp được chon) hoặc phân tích rủi ro (không
xem xét đến chi phí, quan tâm đến rủi ro về môi trường, an toàn xã
hội..).
• Phân tích chi phí, lợi ích: kết hợp cả phương pháp định lượng và
định tính, các phương pháp lượng hoá phải được sử dụng tối đa
trong phạm vi thời lượng và nguồn lực cho phép. Tuy nhiên, có thể
một số tác động quan trọng không thể lượng hoá được, nhưng phải
được mô tả theo phương pháp định tính chính xác nhất có thể, và
kết luận phải được kèm theo các giả định và lô-gic.
Lợi ích và chi phí của mỗi phương án sẽ được so sánh với nhau và
đề xuất đưa ra phải dựa trên tính toán lợi ích và chi phí của mỗi
phương án. Các giả định đưa ra phải rõ ràng. Kết luận có thể không
dựa trên dữ liệu chuẩn xác nhưng phải có cơ sở hợp lý trên các
thông tin có được.
22
Báo cáo kết quả
• Thực hiện theo yêu cầu của đại biểu hoặc bộ
máy giúp việc tự thực hiện theo chức năng,
nhiệm vụ
• Hình thức:
– Văn bản hoặc
– Miệng
• Yêu cầu: ngắn gọn, rõ ràng, logic, có sức thuyết
phục. Trường hợp cần thiết: giải thích, tranh
luận, thuyết phục đối với đại biểu
23
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!
24