Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài 1. Sống giản dị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.05 KB, 5 trang )

Bài 1 tiết 1
Tuần dạy: 1
Ngày dạy:……….

SỐNG GIẢN DỊ

1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Hiểu thế nào là sống giản dị.
- Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị.
- Phân biệt được giản dị với xa hoa cầu kì, phô trương hình thức, với luộm
thuộm, cẩu thả.
- Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị.
- Hiểu được, Bác Hồ là một tấm gương sống giản dị. Bác giản dị trong cách
ăn mặc, lời nói, tác phong…
1.2. Kĩ năng:
- Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống.
- Biết làm theo Bác về lối sống giản dị.
- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
+ Kĩ năng xác định giá trị về biểu hiện và ý nghĩa của sống giản dị.
+ Kĩ năng so sánh những biểu hiện giản dị và trái với giản dị.
+ Kĩ năng tư duy phê phán đối với những biểu hiện giản dị hoặc
thiếu giản dị.
+ Kĩ năng tự nhận thức giá trị bản thân về dức tính giản dị.
1.3.Thái độ:
- Quí trọng lối sống giản dị; không đồng tình với lối sống xa hoa, phô
trương hình thức.
- Thường xuyên học tập tấm gương của Bác về lối sống giản dị.
2. Nội dung học tập :
Ý nghĩa của sống giản dị.


3. Chuẩn bị:
3.1. Giáo viên:
Những mẩu chuyện về cuộc sống giản dị của Bác Hồ. Bảng phụ. Tranh
cuộc sống giản dị của Bác Hồ.
3.2. Học sinh:
- Xem trước bài ở nhà.


- Bảng nhóm, ca dao, tục ngữ về sống giản dị.
4. Tổ chức các hoạt động dạy học:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:1’
Kiểm
diện
học
sinh
………………………………………………………
…………………………………………………………………………….
.
4.2 Kiểm tra miệng:4’
Kiểm tra sách vở và việc chuẩn bị bài của học sinh.
4.3 Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
- Hoạt động 1: Vào bài 2’
GV: Giới thiệu chương trình sách giáo khoa lớp 7..
GV: Giới thiệu tình huống :
1. Gia đình An có mức sống bình thường ( bố mẹ
đều là công nhân). Nhưng An ăn mặc rất diện, còn
học tập thì lười biếng.
2. Gia đình Nam có cuộc sống sung túc. Nhưng

Nam ăn mặc rất giản dị, chăm học, chăm làm.
GV: Em hãy nêu suy nghĩ của em về các nhân vật
trong hai tình huống này?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét dẫn vào bài mới. Giới thiệu nội
dung bài học.
- Hoạt động 2: Tìm hiểu truyện .10’
I.Truyện đọc:
HS: Đọc truyện.
Bác Hồ trong ngày Tuyên
GV: Cho HS thảo luận nhóm .
ngôn Độc lập.
HS: Thảo luận, trả lời .
Nhóm 1,2: Tìm chi tiết biểu hiện cách ăn mặc, tác
phong và lời nói của Bác Hồ?
HS: - Bác mặc bộ quần áo Kaki…
- Bác cười đôn hậu…
Nhóm 3,4: Em có nhận xét gì về cách ăn mặc, tác
phong và lời nói của Bác Hồ trong truyện này?
HS: Bác ăn mặc đơn sơ, thái độ chân tình, cởi mở ,
lời nói dễ hiểu…
Nhóm 5,6: Hãy tìm thêm ví dụ khác nói về sự
giản dị của Bác?
HS: Trả lời.
* Cho học sinh quan sát tranh cuộc sống giản dị


của Bác Hồ.
GV: Nêu suy nghĩ của em sau khi quan sát bức
tranh?

HS: trả lời.
GV: Nhận xét, chuyển ý.
- Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế.
GV: Em hãy kể một số tấm gương sống giản dị ở
lớp, trường và ngoài xã hội mà em biết?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, chuyển ý
Họat động 4: Tìm hiểu nội dung bài học . 15’
GV: Em hiểu thế nào là sống giản dị ?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét chốt ý: Sống phù hợp với điều kiện,
hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội là
sống đúng mực và hòa hợp với xung quanh, thể
hiện sự chân thực và trong sángtừ tác phong, đi
đứng, cách ăn mặc, nói năng giao tiếp đến việc sử
dụng của cải vật chất.
GV: Cho lớp thảo luận nhóm đôi.
GV: Biểu hiện của lối sống giản dị là gì?
HS: Trả lời.
GV: Tìm 5 biểu hiện của lối sống giản dị và 5 biểu
hiện trái với lối sống giản dị?
HS:Trả lời.
? Trái với giản dị là gì?
HS: Trái với giản dị: Xa hoa, lãng phí, phô trương
hình thức …
HS: Các nhóm khác bổ sung.
GV: Nhấn mạnh Phân biệt giản dị với xa hoa cầu
kì, phô trương hình thức, với luộm thuộm, cẩu
thả. Giản dị không có nghĩa là qua loa đại khái,
cẩu thả, tuỳ tiện…

Ví dụ: quần áo xộc xệch, nói năng tùy tiện…
GV: Nhận xét chốt ý.
GV: Sống giản dị có ý nghĩa như thế nào?
HS: Giản dị giúp đỡ tốn thời gian, sức lực vào
những việc không cần thiết, để làm những việc có
ích cho bản thân và mọi người; được mọi người
quý mến, cảm thông và giúp đỡ.
GV: Nhận xét, chốt ý.

II.Nội dung bài học:
1. Đinh nghĩa:
Sống giản dị là sống phù hợp
với điều kiện, hoàn cảnh của bản
thân, gia đình và xã hội.

2. Biểu hiện của lối sống giản dị:
- Không xa hoa, lãng phí, không
cầu kì, kiểu cách, không chạy theo
những nhu cầu vật chất và hình
thức bề ngoài.
- Trái với giản dị: Xa hoa, lãng
phí, phô trương hình thức …

3.Ý nghĩa của sống giản dị:
- Đối với cá nhân:Giản dị giúp đỡ
tốn thời gian, sức lực; được mọi
người quý mến, cảm thông và
giúp đỡ.
- Đối với gia đình: giúp con người



biết tiết kiệm, đem lại sự bình
yên, hạnh phúc cho gia đình.

GV: HS phải rèn luyện như thế nào để trở thành
người sống giản dị?
HS: trả lời.
GV: Nhận xét, chốt ý.

Hoạt động 5: Bài tập 5’

GV: Cho HS làm bài tập a.
HS: trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, cho điểm.
GV: Kết luận bài học.

- Đối với xã hội: tạo ra mối quan
hệ chan hòa, chân thành với nhau;
loại trừ được những thói hư tật
xấu, làm lành mạnh xã hội.
4. Cách rèn luyện tính giản dị:
- Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ,
không mặc quần áo trông kì quặc
hoặc mua mất nhiều tiền, quá sức
của cha mẹ;
- Giữ tác phong tự nhiên, đi đứng
đàng hoàng nghiêm trang, không
điệu bộ, kiểu cách;
- Nói năng dễ hiểu;
- Không tiêu dùng nhiều tiền bạc

vào việc giải trí và giao tiếp.
III. Bài tập:
* Bài tập a SGK/5.
- Bức tranh thể hiện tính giản dị
của học sinh: 3

4.4. Tổng kết: 5’
GV: Cho HS chơi sắm vai:
HS: Phân vai để giải quyết tình huống
TH: Lan hay đi học muộn, kết quả học tập chưa cao nhưng Lan không cố gắng rèn
luyện mà suốt ngày đòi mẹ mua sắm quần áo, giày dép, thậm chí cả đồ mỹ phẩm
trang điểm.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Kết luận toàn bài.
4.5/ Hướng dẫn học tập:2’
* Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 6.
+ Làm các bài tập sách giáo khoa trang 6.
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị bài 2: “Trung thực”.
+ Đọc truyện, trả lời câu hỏi gợi ý SGK trang 6.
+ Xem nội dung và bài tập SGK trang 7, 8.
5/ Phụ lục




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×