ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA CHẤT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH
ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN
ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT
ĐỚI KHỐNG HĨA ĐỒNG KHU VỰC
KON RÁ, KON RẪY, KON TUM
GVHD: ThS. Trần Phú Hưng
KS. Trần Dn
SVTH: Đỗ Thanh Tuấn
KHĨA: 2012 - 2016
TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 7, NĂM 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA CHẤT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH
ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN
ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT
ĐỚI KHỐNG HĨA ĐỒNG KHU VỰC
KON RÁ, KON RẪY, KON TUM
GVHD: ThS. Trần Phú Hưng
KS. Trần Dn
SVTH: Đỗ Thanh Tuấn
KHĨA: 2012 - 2016
TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 7, NĂM 2016
LỜI CẢM ƠN
-------Trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên tôi đã
nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong nhà trường, và đặc
biệt là các thầy cô trong Khoa Địa Chất. Các thầy cô đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi có thể hoàn thành chường trình học tập, rèn luyện và cũng như đã cung cấp cho
tôi những kiến thức cần thiết để làm hành trang trên con đường sau này. Tôi xin
chân thành cảm ơn!
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này tôi vô cùng biết ơn thầy Trần Phú
Hưng, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy
Nguyễn Kim Hoàng, trưởng Khoa Địa Chất, đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong việc
lựa chọn đề tài và các chuẩn bị cần thiết cho quá trình thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bác, cô, chú, anh ở Đoàn Địa Chất III – Liên
đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam, và đặc biệt là chú Trần Duân và chú Nguyễn
Năng Thành đã hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình thực tập – thực địa.
Tôi xin cảm ơn quý tác giả của các tài liệu được sử dụng trong bài khóa luận
tốt nghiệp này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn quan tâm,
chia sẻ, giúp đỡ, ủng hộ tôi trong suốt thời gian học tập, rèn luyện.
Trong suốt quá trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện khóa luận
tốt nghiệp này tôi không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của
quý thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 7, năm 2016
Đặc điểm cấu trúc địa chất đới khoáng hóa đồng khu vực Kon Rá, Kon Rẫy, Kon
Tum
MỤC LỤC
SVTH: Đỗ Thanh Tuấn
4
Khóa luận tốt nghiệp
Đặc điểm cấu trúc địa chất đới khoáng hóa đồng khu vực Kon Rá, Kon Rẫy, Kon
Tum
ST
T
1
DANH MỤC BẢNG
Trang
4
6
Bảng 1.1: Toạ độ các điểm góc khu vực nghiên cứu.
Bảng 3.1: Thành phần khoáng hóa đồng khu vực Kon Rá
Bảng 3.2: Tần suất xuất hiện khoáng vật quặng của khoáng hóa
đồng khu vực Kon Rá
Bảng 3.3: Kết quả phân tích mẫu hấp thụ nguyên tử (ppm) (mẫu
điểm) tại thân quặng 2
Bảng 3.4: Kết quả phân tích mẫu hấp thụ nguyên tử (ppm) (mẫu
rãnh)
Bảng 3.5 : Kết quả phân tích mẫu hấp thụ nguyên tử (ppm)
7
Bảng 3.6: Kết quả phân tích mẫu quang phổ ICP (ppm)
45
8
9
Bảng 3.7: Tiến trình tạo khoáng hóa đồng khu vực Kon Rá
Bảng 4.1: Bảng tổng hợp khe nứt hình thành trong tổ hợp đá
phiến kết tinh.
Bảng 4.2: Bảng tổng hợp khe nứt hình thành trong tổ hợp gneis
biotit.
Bảng 4.3: Bảng tổng hợp khe nứt hình thành trong đá siêu mafic.
Bảng 4.4: Bảng tổng hợp khe nứt hình thành trong granit hạt
nhỏ.
Bảng 4.5: Bảng tổng hợp khe nứt hình thành trong giai đoạn
trước tạo quặng.
Bảng 4.6: Bảng tổng hợp khe nứt hình thành trong giai đoạn sau
tạo quặng.
47
57
2
3
4
5
10
11
12
13
14
SVTH: Đỗ Thanh Tuấn
5
34
34
43
44
45
60
63
65
69
72
Khóa luận tốt nghiệp
Đặc điểm cấu trúc địa chất đới khoáng hóa đồng khu vực Kon Rá, Kon Rẫy, Kon
Tum
ST
T
1
2
3
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
SỐ HIỆU
DANH MỤC BẢN VẼ
Bản vẽ số Sơ đồ vị trí địa lý khu vực Kon Rá, Kon Rẫy, Kon Tum
01
Bản vẽ số Sơ đồ địa chất vùng Kon Rá, Kon Rẫy, Kon Tum
02
Bản vẽ số Sơ đồ địa chất – khoáng sản đồng khu vực Kon Rá, Kon
03
Rẫy, Kon Tum
DANH MỤC ẢNH
Trang
Ảnh 1.1: Địa hình núi cao trung bình, khu vực Kon Rá.
Ảnh 1.2: Sông Đắk A Kôi, khu vực Kon Rá.
Ảnh 1.3: Dân cư tập trung thưa thớt dọc tỉnh lộ TL.677
(thung lũng sông Đắk A Kôi), khu vực Kon Rá.
Ảnh 1.4: Dân đốt rừng làm nương rẫy, khu vực Kon Rá.
Ảnh 1.5: Tỉnh lộ TL.677 (thung lũng sông Đắk A Kôi),
khu vực Kon Rá.
Ảnh 2.1: Pyroxen xiên đơn (Py) tiếp xúc với mạch quặng bị nén ép,
dập vỡ mạnh. Mẫu KR.VL1, 2N+, 10x5, d=3mm.
Ảnh 2.2: Plagiolas (Pla) cấu tạo song tinh theo luật albit, các dãy
song tinh mảnh, bề mặt khoáng vật có nhiều đường nứt.
Mẫu KR.VL1, 2N+, 10x5, d=3mm.
Ảnh 2.3: Pyroxen xiên đơn (Py) bị talc hóa mạnh dọc theo rìa tiếp
xúc tiếp xúc với khoáng vật quặng. Mẫu KR.VL3/4, 2N+,
10x5, d=3mm.
Ảnh 2.4: Pyroxen xiên đơn (Py) bị serpentin hóa (Ser) dọc theo rìa
tiếp xúc khoáng vật quặng. Mẫu KR.VL3/4, 2N +, 10x5,
d=3mm.
Ảnh 2.5a: Clorit (Chl) lấp đầy khe nứt trên nền pyroxen xiên đơn
(Py). Mẫu KR.VL3/4, 2N+, 10x5, d=3mm.
Ảnh 2.5b: Clorit (Chl) có màu lục nhạt lấp đầy khe nứt trên nền
pyroxen xiên đơn. Mẫu KR.VL3/4, 1N-, 10x5, d=3mm.
Ảnh 2.6: Các hạt thạch anh (TA), orthoclas (Fk) bị nén ép. Mẫu
KR.VL3/3, 2N+, 10x5, d=3mm.
Ảnh 2.7: Các hạt thạch anh (TA) tròn cạnh trên nền orthoclas (Fk).
Mẫu KR.VL3/3, 2N+, 10x5, d=3mm.
Ảnh 2.8: Plagioclas (Pla) bị sericit hóa (Se), thạch anh (TA) bị ép
7
7
8
SVTH: Đỗ Thanh Tuấn
6
8
9
25
25
26
26
27
27
28
28
29
Khóa luận tốt nghiệp
Đặc điểm cấu trúc địa chất đới khoáng hóa đồng khu vực Kon Rá, Kon Rẫy, Kon
Tum
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
thành dải. Mẫu KR.12, 2N+, 10x5, d=3mm.
Ảnh 2.9: Sulfur xâm tán trong granit hạt nhỏ thuộc pha 2
của phức hệ Hải Vân tại lộ điểm KR.5
Ảnh 3.1: Thân quặng sulfur-đồng phát triển trong đá siêu mafic
của phức hệ Hiệp Đức, lộ ra dọc suối, tại lộ điểm
KR.VL1.
Ảnh 3.2: Chalcopyrit (Cha) lấp vào đường nứt của magnetit (Ma).
Mẫu KR.9/1, 1N-, 10x4, d=3,2mm.
Ảnh 3.3: Chalcopyrit (Cha) dạng keo phân bố theo đường nứt của
magnetit (Ma). Mẫu KR.VL3/1, 1N-, 10x4, d=3,2mm.
Ảnh 3.4: Chalcopyrit (Cha) có phần rìa biến đổi thành covellit (Cv)
và chalcocit (Cs) bên trong phi quặng. Mẫu KR.9/1, 1N -,
10x4, d=3,2mm.
Ảnh 3.5: Magnetit (Ma) bao quanh phi quặng.
Mẫu KR.VL4/1, 1N-,10x4, d=3,2mm.
Ảnh 3.6: Chalcopyrit (Cha) thay thế lấp đầy trong magnetit (Ma).
Mẫu KR.9/1, 1N-, 10x4, d=3,2mm.
Ảnh 3.7: Pyrit (Py) tự hình xâm tán trong phi quặng (Pq).
Mẫu KR.2, 1N-, 10x4, d=3,2mm.
Ảnh 3.8: Pyrit (Py) tha hình dạng mạch xuyên cắt qua phi quặng
(Pq). Mẫu KR.VL1, 1N-, 10x4, d=3,2mm.
Ảnh 3.9: Bornit (Bor) tha hình trong phi quặng (Pq).
Mẫu KR.VL4/1, 1N-, 10x10, d=1,4mm.
Ảnh 3.10: Hematit (He) tha hình xâm tán trong phi quặng (Pq).
Mẫu KR.2, 1N-, 10x10, d=1,4mm.
Ảnh 4.1: Vi uốn nếp lồi trên đá phiến kết tinh tại điểm khảo sát
KR.12, khu vực Kon Rá.
Ảnh 4.2: Mặt trượt của đứt gãy thuận F1 tại điểm khảo sát: KR.11,
khu vực Kon Rá.
Ảnh 4.3: Bậc trượt, rãnh trượt của đứt gãy thuận F1,
tại điểm khảo sát: KR.11, khu vực Kon Rá.
Ảnh 4.4: Mặt trượt của đứt gãy thuận F2, tại phía Nam của TQ4,
khu vực Kon Rá.
Ảnh 4.5: Mặt trượt của đứt gãy thuận F2, tại KR.VL2,
khu vực Kon Rá
Ảnh 4.6: Khe nứt kéo theo của đứt gãy F2, trên đá siêu mafic,
tại KR.VL2, khu vực Kon Rá.
Ảnh 4.7: Hệ thống khe nứt sau tạo quặng (phương: Đ-T, B-N) cắt
qua và làm dịch chuyển hệ thống khe nứt trước tạo
quặng (phương TB-ĐN) trên đá granit hạt nhỏ tại điểm
SVTH: Đỗ Thanh Tuấn
7
29
38
38
39
39
40
40
41
41
42
42
52
55
55
56
56
75
75
Khóa luận tốt nghiệp
Đặc điểm cấu trúc địa chất đới khoáng hóa đồng khu vực Kon Rá, Kon Rẫy, Kon
Tum
33
34
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
khảo sát KR.5, khu vực Kon Rá.
Ảnh 4.8: Đới cà nát – dập vỡ trên tổ hợp amphibolite
tại điểm khảo sát KR.4, khu vực Kon Rá.
Ảnh 4.9: Dăm kết kiến tạo (mẫu trong khu vực nghiên cứu).
76
78
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Sơ đồ định hướng các hệ thống khe nứt đối với các trục
biến dạng chính.
Hình 4.2: Đồ thị hoa hồng biểu thị các hệ thống khe nứt trong tổ
hợp đá phiến kết tinh.
Hình 4.3: Biểu đồ đồng mật độ điểm thể hiện thế nằm của các
khe nứt trong tổ hợp đá phiến kết tinh.
Hình 4.4: Đồ thị hoa hồng biểu thị các hệ thống khe nứt trong tổ
hợp gneis biotit.
Hình 4.5: Biểu đồ đồng mật độ điểm thể hiện thế nằm của các
khe nứt trong tổ hợp gneis biotit.
Hình 4.6: Đồ thị hoa hồng biểu thị các hệ thống khe nứt trong đá
siêu mafic.
Hình 4.7: Biểu đồ đồng mật độ điểm thể hiện thế nằm của các
khe nứt trong đá siêu mafic.
Hình 4.8: Đồ thị hoa hồng biểu thị các hệ thống khe nứt trong
granit hạt nhỏ.
Hình 4.9: Biểu đồ đồng mật độ điểm thể hiện thế nằm của các
khe nứt trong granit hạt nhỏ.
51
Hình 4.10: Đồ thị hoa hồng biểu thị các hệ thống khe nứt trước
tạo quặng.
Hình 4.11: Biểu đồ đồng mật độ điểm thể hiện thế nằm các khe
nứt trước tạo quặng.
Hình 4.12: Đồ thị hoa hồng biểu thị các hệ thống khe nứt sau tạo
quặng.
Hình 4.13: Biểu đồ đồng mật độ điểm thể hiện thế nằm các khe
nứt sau tạo quặng.
SVTH: Đỗ Thanh Tuấn
8
58
59
61
62
63
64
65
66
70
71
73
74
Khóa luận tốt nghiệp
Đặc điểm cấu trúc địa chất đới khoáng hóa đồng khu vực Kon Rá, Kon Rẫy, Kon
Tum
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đồng và các hợp kim của đồng đã được sử dụng cách đây hàng ngàn năm,
được con người khai thác và chế tạo thành những đồ dùng hằng ngày. Đồng là vật
liệu dễ dát mỏng, dễ uốn, có khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, vì vậy nó được sử
dụng một cách rộng rãi trong sản xuất các sản phẩm như: dây điện, que hàn đồng,
cuộn từ của nam châm điện, động cơ, các động cơ điện,…
Đồng là khoáng sản mới được phát hiện trong quá trình đo vẽ của Đề án “Lập
bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Kon Plong”, Trần
Duân và nnk. Khu vực thiết kế điều tra chi tiết khoáng sản đồng thuộc địa phận xã
Đắk Tơ Lung và xã Đắk Ruồng, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum. Diện tích nằm ở
trung tâm xã Đắk Tơ Lung, phía bắc huyện lỵ Kon Rẫy khoảng 4km; thuộc 2 tờ bản
đồ địa hình tỉ lệ 1:50.000, hệ tọa độ Việt Nam Quốc Gia VN.2000, có danh pháp: D49-25-C (Đắk Rve), D-49-37-A (Kon Tum). Sự hiện diện của khoáng hóa đồng này
có ý nghĩa rất lớn về mặt quy hoạch khoáng sản của tỉnh Kon Tum nói riêng và của
cả Tây Nguyên nói chung. Tuy nhiên, mức độ nghiên cứu chỉ mới ở mức điều tra
phát hiện, chưa rõ về đặc điểm khoáng hóa, nguồn gốc, chất lượng cũng như quy mô
của chúng.
Được sự giúp đỡ, hướng dẫn của ThS. Trần Phú Hưng và KS. Trần Duân
cùng với các cô chú trong Đoàn Địa chất III, tôi đã được tham gia lộ trình khảo sát
địa chất và điều tra khoáng sản chi tiết tỉ lệ 1:25.000 để thực hiện khóa luận tốt
nghiêp với đề tài: “Đặc điểm cấu trúc địa chất đới khoáng hóa đồng khu vực Kon
Rá, Kon Rẫy, Kon Tum”. Tôi hi vọng, với kết quả đạt được sẽ làm rõ đặc điểm cấu
trúc địa chât, cũng như các yếu tố khống chế quặng đồng tại khu vực này, góp phần
làm cơ sở tìm kiếm, thăm dò và khai thác đồng ở khu vực mang lại hiệu quả cao
hơn.
2. Mục đích của đề tài
SVTH: Đỗ Thanh Tuấn
Trang 9
Khóa luận tốt nghiệp
Đặc điểm cấu trúc địa chất đới khoáng hóa đồng khu vực Kon Rá, Kon Rẫy, Kon
Tum
- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc địa chất khu vực Kon Rá, xã Đắk Tơ Lung và xã
Đắk Ruồng, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum.
- Nghiên cứu sự khống chế quặng hóa đồng của các yếu tố cấu trúc địa chất khu vực
Kon Rá, xã Đắk Tơ Lung và xã Đắk Ruồng, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum.
- Làm sáng tỏ nguồn gốc khoáng hóa đồng khu vực Kon Rá, xã Đắk Tơ Lung và xã
Đắk Ruồng, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Thu thập và tổng hợp các tài liệu về đặc điểm địa lý tự nhiên, địa chất, khoáng sản
và các tài liệu khác có liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu đặc điểm địa chất, thạch học khoáng vật của đá chứa quặng trong khu
vực nghiên cứu.
- Xác định trình tự tiến hóa cấu trúc địa chất – quặng hóa đồng khu vực Kon Rá.
4. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu
Thu thập các tài liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu – Kon Rá, xã Đắk Tơ
Lung và xã Đắk Ruồng, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum. Phân tích, tổng hợp xác
định nhiệm vụ nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài. Các tài liệu thu thập gồm:
- Đề án “Lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỉ lệ 1:50.000 nhóm tờ Kon
Plong”, Trần Duân và nnk, năm 2007.
- Các kết quả phân tích và đo vẽ bản đồ địa chất trong Đề án Kon Plong.
b. Phương pháp lộ trình địa chất
Quan sát, mô tả các thân quặng, thu thập mẫu lát mỏng, mẫu khoáng tướng,
đo khe nứt và chụp hình các vết lộ.
Phương pháp này được thực hiện với sự giúp đỡ của tập thể đề án Kon Plong.
c. Các phương pháp phân tích
Phân tích các hệ thống khe nứt, đứt gãy: Sử dụng phương pháp thiết lập biểu
đồ đồng mật độ điểm và đồ thị hoa hồng khe nứt dựa vào các số liệu khe nứt đo
được trong quá trình thực địa, thế nằm của các đứt gãy khe nứt để thiết lập biểu đồ
đồng mật độ điểm và đồ thị hoa hồng khe nứt. Mục đích của phương pháp là xác
SVTH: Đỗ Thanh Tuấn
nghiệp
Trang 10
Khóa luận tốt
Đặc điểm cấu trúc địa chất đới khoáng hóa đồng khu vực Kon Rá, Kon Rẫy, Kon
Tum
định thế nằm, phương phát triển chủ yếu của các hệ thống khe nứt trong từng giai
đoan: trước tạo quặng, đồng tạo quặng và sau tạo quặng.
Phương pháp phân tích lát mỏng, khoáng tướng: Mẫu được gia công và tiến
hành phân tích bằng phương pháp thạch học lát mỏng và khoáng tướng. Những kết
quả từ các phương pháp này sẽ làm sáng tỏ hơn về đặc điểm khoáng vật, kiến trúc,
cấu tạo, biến đổi của các đá vây quanh và trong mạch quặng, từ đó có thể lý luận về
nguồn gốc và triển vọng của khoáng hóa đồng của khu vực nghiên cứu.
d. Phương pháp xử lý, đối sánh
- Xử lý các kết quả phân tích sau đó so sánh với tài liệu nghiên cứu trước đây
nhằm làm sáng tỏ mục đích chính của đề tài.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
a. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu góp phần làm rõ hơn về đặc điểm cấu trúc địa chất và xác
định trình tự tiến hóa cấu trúc địa chất của đới khoáng hóa đồng khu vực Kon Rá.
b. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc địa chất ở khu vực Kon Rá sẽ góp
phần định hướng cho công tác điều tra chi tiết và quy hoạch tìm kiếm - thăm dò
trong các giai đoạn tiếp theo trong khu vục Kon Rá này.
6. Cơ sở tài liệu
Khóa luận được hoàn thành dựa trên cơ sở tài liệu sau:
- Các tài liệu gốc của công tác đo vẽ lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ
1:50.000 nhóm tờ Kon Plong (Trần Duân chủ biên, thực hiện năm 2007 - 2017).
- Các tài liệu do chính tác giả thu thập ngoài thực địa và phân tích, xử lý trong
phòng trong quá trình tham gia điều tra chi tiết khoáng sản đồng khu vực Kon Rá tại
đề án Kon Plong, năm 2016.
- Khóa luận được hoàn thành tại Bộ môn Khoáng Thạch - Khoa Địa chất - Trường
Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh dưới sự
hướng dẫn khoa học của ThS. Trần Phú Hưng.
SVTH: Đỗ Thanh Tuấn
nghiệp
Trang 11
Khóa luận tốt
Đặc điểm cấu trúc địa chất đới khoáng hóa đồng khu vực Kon Rá, Kon Rẫy, Kon
Tum
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
I.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Khu vực Kon Rá thuộc địa phận xã Đắk Tơ Lung và xã Đắk Ruồng, huyện
Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum. Nằm về phía Tây – Tây Bắc UBND huyện Kon Rẫy
khoảng 4km (Bản vẽ số 01). Diện tích của vùng thuộc 2 tờ bản đồ địa hình tỷ lệ
1:50.000, hệ tọa độ Việt Nam Quốc Gia VN.2000 có danh pháp: D-49-25-C (Đắk
Rve), D-49-37-A (Kon Tum), được giới hạn bởi các tọa độ (bảng 1.1):
Bảng 1.1: Toạ độ các điểm góc khu vực nghiên cứu.
Điểm góc
Tọa độ VN.2000
KT.111, múi 6º
Tọa độ địa lý
X (m)
Y (m)
Vĩ độ Bắc
Vĩ độ Đông
1
1611 000
191 000
14º 33’ 16,41”
108º 7’ 57.67”
2
1611 000
196 000
14º 33’ 18.40”
108º 10’ 44,55”
3
1602 000
196 000
14º 28’ 25.74”
108º 10’ 48,26”
4
1602 000
191 000
14º 28’ 23,72”
108º 8’ 1,44”
I.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
I.2.1. Địa hình, địa mạo
Khu vực nghiên cứu thuộc địa hình núi cao trung bình, khoảng từ 600m đến
1.072m. Các dãy núi có dạng tuyến kéo dài theo phương á kinh tuyến chạy song
song với lưu vực sông Đắk A Kôi. Đây là dạng địa hình bị bào mòn và phân cắt
tương đối mạnh, tạo nhiều rảnh, mương xói trên bề mặt địa hình, sườn có độ dốc dao
động khoảng 30º-60º (ảnh 1.1).
SVTH: Đỗ Thanh Tuấn
nghiệp
Trang 12
Khóa luận tốt
Đặc điểm cấu trúc địa chất đới khoáng hóa đồng khu vực Kon Rá, Kon Rẫy, Kon
Tum
I.2.2. Mạng lưới sông suối
Mạng lưới thủy văn trong khu vực phát triển mạnh, rìa phía Đông của khu
vực nghiên cứu có lưu vực sông chính Đắk A Kôi chảy từ Bắc xuống Nam và đổ ra
sông Đắk Bla (TP. Kon Tum) với lưu lượng nước lớn (ảnh 1.2).
Ngoài sông chính trên còn có các suối nhánh nhỏ có hướng chảy từ Bắc
xuống Nam (suồi Đắk Nghe, Đắk Dơ Neng) và các suối nhánh nhỏ chảy từ Tây sang
Đông đổ ra sông Đắk A Kôi, chúng có đặc điểm là ngắn, ít nước, lộ nhiều đá gốc ở
lòng sông, suối.
I.2.3. Khí hậu
Khu vực nghiên cứu mang đặc tính khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa.
Trong năm, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm đến
80-85% lượng của cả năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Thời gian tiến
hành thực địa hầu như không có mưa, rất có lợi cho công tác lộ trình thực địa.
- Hướng gió chính: Đông Bắc.
-
Mưa: Lượng mưa trung bình trong năm là 1.884mm.
-
Nhiệt độ: Nhiệt độ của vùng trung bình trong năm khoảng 26 0C. Sự chênh lệch nhiệt
độ trung bình tháng nóng nhất và lạnh nhất từ 30C đến 100C.
-
Độ ẩm: Vùng nghiên cứu có độ ẩm cao, trung bình trong năm là 78-87%.
-
Tổng giờ nắng cả năm: từ 2173 đến 2429 giờ.
I.3. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - NHÂN VĂN
I.3.1. Dân cư
Dân cư sinh sống trong vùng chủ yếu là người Xê Đăng, Ba Na và người
Kinh, hầu hết đã được định canh định cư sống tập trung thành các bản dọc theo tỉnh
lộ TL.677 (thung lũng sông Đắk A Kôi) và trung tâm xã Đắk Tơ Lung, Đắk Ruồng
(dọc QL.24) với mật độ dân số thấp, khoảng 55 người/km2 (ảnh 1.3).
SVTH: Đỗ Thanh Tuấn
nghiệp
Trang 13
Khóa luận tốt
Đặc điểm cấu trúc địa chất đới khoáng hóa đồng khu vực Kon Rá, Kon Rẫy, Kon
Tum
I.3.2. Kinh tế
Nền kinh tế chính là nông nghiệp, làm rẫy và khai thác lâm thổ sản, trình độ
canh tác còn lạc hậu, kinh tế gia đình theo lối tự cung tự cấp. Lương thực và thực
phẩm chủ yếu được vận chuyển từ miền xuôi lên (ảnh 1.4).
I.3.3. Giao thông – thông tin liên lạc
Khu vực nghiên cứu có tỉnh lộ TL.677 chạy qua ở rìa phía Đông, xuất phát từ
quốc lộ QL.24 thuộc xã Đắk Ruồng đến xã Kon Rá, huyện Đắk Hà, tuyến đường
này hiện đã được trải nhựa nên thuận tiện cho việc đi chuyển của dân cư trong khu
vực (ảnh 1.5). Ngoài ra, còn có mạng lưới đường đất, đường mòn cắt qua khu vực
nghiên cứu, là đường vận chuyển sản phẩm nông nghiệp và đi lại của cư dân trong
khu vực. (Bản vẽ số 01).
Tại những khu vực có dân cư sinh sống (dọc TL.677) mạng di động được phủ
sóng rộng khắp. Tuy nhiên, càng vào sâu trong khu vực nghiên cứu tín hiệu càng
không ổn định.
I.3.4. Văn hóa – giáo dục – y tế
Hệ thống giáo dục trong vùng nhìn chung khá phát triển, cơ sở vật chất và
văn hóa xã hội tương đối tốt. Các xã đều có trường tiểu học, trường trung học cơ sở
và trạm y tế. Trường trung học phổ thông và bệnh viện tập trung tại huyện lỵ Kon
Rẫy (cách vùng nghiên cứu khoảng 4km). Tuy nhiên, nhìn chung trình độ dân trí vẫn
còn thấp.
SVTH: Đỗ Thanh Tuấn
nghiệp
Trang 14
Khóa luận tốt
Đặc điểm cấu trúc địa chất đới khoáng hóa đồng khu vực Kon Rá, Kon Rẫy, Kon
Tum
Ảnh 1.1: Địa hình núi cao trung bình, khu vực Kon Rá.
Ả
nh 1.2: Sông Đắk A Kôi, khu vực Kon Rá.
SVTH: Đỗ Thanh Tuấn
nghiệp
Trang 15
Khóa luận tốt
Đặc điểm cấu trúc địa chất đới khoáng hóa đồng khu vực Kon Rá, Kon Rẫy, Kon
Tum
Ảnh 1.3: Dân cư tập trung thưa thớt dọc tỉnh lộ TL.677
(thung lũng sông Đắk A Kôi), khu vực Kon Rá.
Ản
h 1.4: Dân đốt rừng làm nương rẫy, khu vực Kon Rá.
SVTH: Đỗ Thanh Tuấn
nghiệp
Trang 16
Khóa luận tốt
Đặc điểm cấu trúc địa chất đới khoáng hóa đồng khu vực Kon Rá, Kon Rẫy, Kon
Tum
Ả
nh 1.5: Tỉnh lộ TL.677 (thung lũng sông Đắk A Kôi), khu vực Kon Rá.
I.4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT KHU VỰC
Khu vực Kon Rá thuộc địa khối Kon Tum, có cấu trúc địa chất phức tạp, đặc
biệt là các thành tạo biến chất cổ rất phát triển, có thể chia lịch sử nghiên cứu làm 2
giai đoạn, trước và sau năm 1975.
I.4.1. Giai đoạn trước năm 1975
Trước năm 1975 công việc nghiên cứu địa chất chủ yếu do các nhà địa chất
Pháp tiến hành. Trong giai đoạn này có các công trình nghiên cứu chính sau đây:
Công trình bản đồ địa chất Đông Dương tỉ lệ 1:4.000.000 do E. Fuchs và E.
Saladin thành lập năm 1882, thực chất là một sơ đồ kiến trúc, trên đó thể hiện đường
phương của các cấu trúc địa chất chung.
Vào những năm đầu của thế kỉ XX (1925) công trình “Bản đồ địa chất Việt
Nam-Campuchia-Lào” tỉ lệ 1:500.000 tờ KHONG của Counillon, R. Bourret và J.
H. Hoffet được thành lập do trợ lý Sở Địa Chất Đông Dương J.H. Hoffet đứng đầu,
SVTH: Đỗ Thanh Tuấn
nghiệp
Trang 17
Khóa luận tốt
Đặc điểm cấu trúc địa chất đới khoáng hóa đồng khu vực Kon Rá, Kon Rẫy, Kon
Tum
về sau (1962) H. Fontaine bổ sung. Lần đầu tiên, địa chất và khoáng sản vùng
nghiên cứu được thể hiện trên bản đồ kèm theo thuyết minh (Notice sur la feuille de
Khong). Trên đó E. Saurin (1935) đã phân chia các đá gneis, đá phiến kết tinh,
pyroxenit, amphibolit kể các các đá granitogneis vào vật liệu Arkeozoi và Agon, còn
các đá xâm nhập gộp chung vào granit, granodiorit Hersin. Bazan được xếp vào loại
bazan giàu olivine có tuổi Pliocen, Đệ Tứ. Các trầm tích Neogen ở Kon Tum cũng
được ghi nhận.
Công trình “Đông Dương cấu tạo địa chất, các đá, các mỏ và mối liên quan
có thể của chúng với kiến tạo” của J. Fromaget (1941) và bản đồ địa chất Đông
Dương tỷ lệ 1:2.000.000, sau đó cuốn “Từ điển địa tầng Đông Dương” của E. Saurin
năm 1959 được tổng hợp khá đầy đủ các kết quả nghiên cứu địa chất của người
Pháp, được giới thiệu trong “Việt Nam địa chất khảo lục” từ số 1 đến 17 đã được
xuất bản tại Sài Gòn năm 1972.
Riêng công tác địa vật lí hàng không tỉ lệ 1:1.000.000 được các nhà địa vật lí
Mỹ tiến hành trên toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam vào năm 1967.
Năm 1974, bản đồ địa chất và kiến tạo Nam Việt Nam tỉ lệ 1:500.000 do Trần
Kim Thạch thành lập với những nét phác thảo về địa chất khu vựa trên cơ sở tài liệu
ảnh Landsat có đối sánh với tài liệu địa chất trước đó.
I.4.2. Giai đoạn sau năm 1975
Sau năm 1975, công tác điều tra, nghiên cứu địa chất khu vực toàn Miền Nam
nói chung và vùng nghiên cứu nói riêng được tiến hành tương đối đồng bộ theo từng
bước, nên đã thu được nhiều kết quả khả quan về địa chất và khoáng sản cho toàn
vùng.
Đầu tiên, công trình đo vẽ bản đồ địa chất miền Nam Việt Nam tỉ lệ
1:500.000 do Nguyễn Xuân Bao làm chủ biên (1976-1981). Cùng với bản đồ địa
chất, các bản đồ khoáng sản, vỏ phong hóa, trọng sa tỉ lệ 1:500.000 cũng đã được
SVTH: Đỗ Thanh Tuấn
nghiệp
Trang 18
Khóa luận tốt
Đặc điểm cấu trúc địa chất đới khoáng hóa đồng khu vực Kon Rá, Kon Rẫy, Kon
Tum
thành lập. Đây là công trình làm cơ sở nền tảng cho các công trình nghiên cứu địa
chất về sau.
Năm 1986-1993, Trần Tính và các cộng sự đã thành lập bản đồ địa chất tỷ lệ
1:200.000 nhóm tờ Kon Tum – Ban Mê Thuột. Đến năm 1995, Nguyễn Xuân Bao
(chủ biên) và nnk đã tiến hành hiệu đính bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 loạt tờ phía
nam vĩ tuyến 15020’00”. Bên cạnh đó còn có công trình lập bản đồ sinh khoáng Kon
Tum do Nguyễn Tường Tri làm chủ biên và nnk (1995). Trong giai đoạn này, các
nghiên cứu về địa chất, khoáng sản, địa mạo, vỏ phong hóa, thủy văn được tiến hành
đồng bộ và chi tiết, đã góp phần làm sáng tỏ hơn về cấu trúc địa chất và triển vọng
khoáng sản của vùng. Ngoài ra, liên quan đến khu vực nghiên cứu còn có báo cáo
nghiên cứu sinh khoáng và dự báo triển vọng khoáng sản vùng Sông Ba (Nguyễn
Quang Nương và nnk; 2006), các tác giả đã phân ra các đới quặng khác nhau, trong
đó có đới quặng Kan Nack với quặng hóa đặc trưng là bauxit laterit.
Từ năm 1994 đến năm 2006, kế cận vùng nghiên cứu đã có công trình đo vẽ
bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 gồm: nhóm tờ Đắk Tô
(Nguyễn Quang Lộc, 1998), Bồng Sơn (Trương Khắc Vy, 2003), Ba Tơ (Dương Văn
Cầu, 2004), Kon Tum (Thân Đức Duyện, 2006). Trong các công trình này, các thành
tạo địa chất được các tác giả phân chia chi tiết hơn giai đoạn trước, một số phân vị
biến chất như hệ tầng Tắc Pỏ, Khâm Đức, Sông Re đã được xếp vào phức hệ biến
chất không phân tầng (nhóm tờ Ba Tơ, Kon Tum). Đây là những công trình có ý
nghĩa tham khảo, đối sánh các thành tạo địa chất và khoáng sản với cùng vùng
nghiên cứu.
Năm 1981-2002, một số khoáng sản trong vùng đã được Liên Đoàn Địa Chất
Trung Trung Bộ tìm kiếm đánh giá: Báo cáo kết quả công tác tìm kiếm tỷ mỷ mỏ
bauxit Măng Đen (Dương Quang Huy, 1982). Báo cáo kết quả công tác tìm kiếm tỷ
mỷ mỏ bauxit Kon Hà Nừng, Gia Lai-Kon tum (Bùi Thặng, 1983).
SVTH: Đỗ Thanh Tuấn
nghiệp
Trang 19
Khóa luận tốt
Đặc điểm cấu trúc địa chất đới khoáng hóa đồng khu vực Kon Rá, Kon Rẫy, Kon
Tum
Đến năm 2007-2016, đề án “Lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ
1:50.000 nhóm tờ Kon Plong” (chủ biên Trần Duân) hiện đang thi công bao trùm lên
diện tích nghiên cứu. Từ kế thừa các tài liệu nghiên cứu của các tác giả trước cùng
với tài liệu thực tế của các tác giả của đề án đã khoanh định một số phân vị địa chất
khác so với tài liệu trước đây cũng đã đưa ra được thang chú giả mới.
Các kết quả nghiên cứu trên đã góp phần cung cấp rất nhiều số liệu tham
khảo trong quá trình thực hiện khóa luận này.
SVTH: Đỗ Thanh Tuấn
nghiệp
Trang 20
Khóa luận tốt
Đặc điểm cấu trúc địa chất đới khoáng hóa đồng khu vực Kon Rá, Kon Rẫy, Kon
Tum
CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐỊA CHẤT
VÙNG NGHIÊN CỨU
II.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT
Đặc điểm địa chất khu vực Kon Rá và lân cận được phản ánh trên bản vẽ số
02.
II.1.1. ĐỊA TẦNG
a. Hệ tầng Di linh (N13-N21dl)
Hệ tầng Di Linh (Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao và nnk, 1988), hệ tầng
có mặt cắt đặc trưng ở vùng Đại Hiệp, Di Linh. Tại khu vực nghiên cứu hệ tầng Di
Linh phân bố ở phía Đông Bắc vùng Kon Rá với diện hẹp khoảng 1km.
Thành phần thạch học gồm: basalt, basalt pyroxen – plagioclas, xen kẹp các
lớp sạn sỏi, cát pha bột, sét xám trắng hoặc loang lỗ trắng phớt tím.
b. Đệ Tứ
Đệ Tứ được tác giả Desnoyers xác lập năm 1829, tại khu vực nghiên cứu
thành tạo Đệ Tứ gồm có: Pleistocen thượng, Holocen hạ-trung, Holocen thượng.
- Pleistocen thượng, Trầm tích sông (aQ13)
Phân bố thành dải hẹp dọc theo thung lũng sông Đăk A Kôi, rộng 50-250m,
dài 300-1.000m. Chúng tạo bề mặt có độ cao tương đối 8-10m.
Thành phần thạch học gồm cuội sỏi, cát sạn; sét bột pha cát màu xám vàng,
xám nâu. Mặt cắt chung gồm 2 tập:
+ Tập trên: bột sét pha cát, chuyển xuống dưới cát pha bột sét màu xám vàng
xám nâu. Dày 3,2-7m.
+ Tập dưới: cuội, sạn sỏi, cát pha bột sét. Cuội đa thành phần, có kích thước
1-10cm, mài tròn tốt. Dày 1-7,5m.
Chiều dày chung: 2,2-14,5m.
SVTH: Đỗ Thanh Tuấn
nghiệp
Trang 21
Khóa luận tốt
Đặc điểm cấu trúc địa chất đới khoáng hóa đồng khu vực Kon Rá, Kon Rẫy, Kon
Tum
- Holocen hạ-trung, Trầm tích sông (aQ21-2)
Trầm tích phân bố dưới dạng bãi bồi cao dọc theo thung lũng sông Đắk A
Kôi, tạo bề mặt có độ cao tương đối 2-4m, rộng vài chục mét đến khoảng 100m, kéo
dài vài trăm mét đến 500m.
Thành phần thạch học gồm cuội, sạn sỏi, cát, cát bột màu xám vàng, bột sét
pha cát màu xám nâu đến xám xanh. Mặt cắt chung gồm 2 tập:
+ Tập trên: bột sét pha cát hoặc cát pha bột sét màu xám vàng-nâu. Dày 1m.
+ Tập dưới: cát pha bột sét màu vàng. Dày 3m.
Chiều dày chung: 2 - 4m.
- Holocen thượng, Trầm tích sông (aQ23)
Phân bố dưới dạng tướng lòng dọc theo thung lũng sông Đắk Ne và Đắk A
Kôi.
Thành phần trầm tích gồm: cát, cuội sạn sỏi lẫn ít bột, bở rời. Dày 2-3m.
Hàm lượng % các cấp độ hạt: sạn sỏi 0,27-23,34; cát 76,26; bột sét 0,02-0,32.
II.1.2. MAGMA XÂM NHẬP
Các thành tạo magma xâm nhập trong diện tích nghiên cứu lộ ra các khối
nhỏ, với sự hiện diện của các phức hệ sau:
a. Phức hệ Hiệp Đức (σNP-ε 1hđ)
Phức hệ Hiệp Đức được tác giả Huỳnh Trung xác lập (1980) khi thành lập
bản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000 phần phía Nam Việt Nam khi nghiên cứu chúng tại
Hiệp Đức. Tại khu vực nghiên cứu, phức hệ Hiệp Đức lộ ra dưới dạng các thể nhỏ,
thấu kính rộng vài mét đến vài chục mét, xuyên chỉnh hợp với các tổ hợp đá biến
chất thuộc phức hệ Khâm Đức.
Thành phần thạch học: Dunit, peridotit, pyroxenit, hornblendit và các đá biến
đổi từ siêu mafic: tremolitit, đá phiến anthophylit-cordierit.
SVTH: Đỗ Thanh Tuấn
nghiệp
Trang 22
Khóa luận tốt
Đặc điểm cấu trúc địa chất đới khoáng hóa đồng khu vực Kon Rá, Kon Rẫy, Kon
Tum
Quan hệ địa chất: Gặp chúng xuyên chỉnh hợp theo mặt phân phiến các tổ
hợp đá biến chất thuộc phức hệ Khâm Đức, và bị granitoid phức hệ Hải Vân xuyên
cắt và bắt tù.
b. Phức hệ Tà Vi (υNP-ε 1tv)
Phức hệ Tà Vi được các tác giả Nguyễn Văn Quyển, Nguyễn Đức Thắng,
Nguyễn Văn Trang xác lập năm 1982. Tại vùng nghiên cứu, phức hệ Tà Vi lộ thể
nhỏ dạng thấu kính rộng vài chục mét phân bố ở phía Đông của vùng nghiên cứu.
Thành phần thạch học: Gabroamphibolit, meta gabro.
Quan hệ địa chất: Gặp chúng xuyên chỉnh hợp theo mặt phân phiến các tổ
hợp đá biến chất phức hệ Khâm Đức.
c. Phức hệ Nậm Nin (δ-γδNP-ε1nn)
Phức hệ Nậm Nin được các tác giả Nguyễn Văn Quyển, Nguyễn Đức Thắng,
Nguyễn Văn Trang xác lập năm 1982. Tại vùng nghiên cứu, phức hệ Nậm Nin
chúng lộ ra dưới dạng các thể nhỏ, thấu kính rộng vài mét đến vài trăm mét, xuyên
chỉnh hợp với các tổ hợp đá biến chất thuộc phức hệ Khâm Đức.
Thành phần thạch học: Dioritogneis, granodiorittogneis, plagiogranitogneis.
Quan hệ địa chất: Gặp chúng xuyên chỉnh hợp các tổ hợp đá biến chất phức hệ
Khâm Đức.
d. Phức hệ Ngọc Hồi (υPZ1nh)
Phức hệ Ngọc Hồi được tác giả Huỳnh Trung và nnk xác lập năm 2001. Tại
khu vực nghiên cứu, chúng lộ ra đưới dạng các thể nhỏ, thấu kính rộng vài mét đến
vài trăm mét.
Thành phần thạch học: Metagabro, metagabro norit.
Quan hệ địa chất: Gặp chúng xuyên chỉnh hợp các đá biến chất thuộc phức hệ
Khâm Đức và bị tù trong granitoid phức hệ Hải Vân.
SVTH: Đỗ Thanh Tuấn
nghiệp
Trang 23
Khóa luận tốt
Đặc điểm cấu trúc địa chất đới khoáng hóa đồng khu vực Kon Rá, Kon Rẫy, Kon
Tum
c. Phức hệ Chu Lai (γOcl)
Phức hệ Chu Lai được các tác giả Huỳnh Trung, Nguyễn Đức Thắng và nnk
xác lập năm 1979. Tại khu vực nghiên cứu, phức hệ Chu Lai lộ những thể nhỏ dạng
thấu kính rộng vài chục đến vài trăm mét phân bố ở phía Bắc và Tây vùng nghiên
cứu.
Thành phần thạch học: Granitogneis, granit migmatit.
Quan hệ địa chất: Gặp chúng xuyên chỉnh hợp theo mặt phân phiến các tổ
hợp đá biến chất phức hệ Khâm Đức.
d. Phức hệ Hải Vân (γT1-2hv)
Phức hệ Hải Vân được các tác giả Huỳnh Trung, Nguyễn Xuân Bao và nnk,
xác lập năm1981.
- Pha 1 (γT1-2hv1)
Phân bố ở phía Nam của vùng nghiên cứu, diện lộ >0,15km2.
Thành phần thạch học: Granit biotit, granit hai mica hạt vừa-lớn.
- Pha 2 (γT1-2hv2)
Lộ các khối nhỏ với diện tích từ 0,04 đến 4,5km2 phân bố ở trung tâm và phía
Nam của vùng nghiên cứu.
Thành phần thạch học: Granit biotit, granit hai mica hạt nhỏ.
- Pha đá mạch (γi, γp, qT1-2hv)
Thành phần thạch học: Granit aplit, pegmatit và mạch thạch anh.
Quan hệ địa chất: Các đá của phức hệ xuyên cắt và bắt tù các đá biến chất
phức hệ Khâm Đức. Các đá pha 2 của phức hệ xuyên cắt pha 1.
e. Phức hệ Phan Rang (γ π Epr)
Phức hệ Phan Rang được các tác giả Huỳnh Trung, Nguyễn Xuân Bao xác
lập năm 1980. Tại khu vực nghiên cứu, phức hệ Phan Rang lộ dưới dạng đai mạch
có chiều dày 1m đến vài chục mét xuyên cắt qua tất cả các thành tạo địa chất có tuổi
trước Paleogen với đường phương Tây Bắc-Đông Nam.
SVTH: Đỗ Thanh Tuấn
nghiệp
Trang 24
Khóa luận tốt
Đặc điểm cấu trúc địa chất đới khoáng hóa đồng khu vực Kon Rá, Kon Rẫy, Kon
Tum
Thành phần thạch học: Granit porphyr.
f. Phức hệ Cù Mông (βEcm)
Phức hệ Cù Mông được tác giả Huỳnh Trung và nnk xác lập năm 1978, 1979.
Tại khu vực nghiên cứu, chúng lộ dưới dạng các đai mạch có chiều dày vài mét
xuyên cắt qua tất cả các thành tạo địa chất có tuổi trước Paleogen với đường phương
chủ yếu á kinh tuyến.
Thành phần thạch học: Diabas.
g. Các đá mạch không phân chia
Các đá mạch không phân chia lộ dưới dạng các đai mạch nhỏ dày 1m đến vài
chục mét xuyên cắt các đá biến chất phức hệ Khâm Đức, phức hệ Hải Vân,… với
đường phương chủ yếu là á kinh tuyến.
Thành phần thạch học: Ryolit porphyr, felsit porphyr, dacit porphyr.
II.1.3. THÀNH TẠO BIẾN CHẤT KHÔNG PHÂN TẦNG
Trong diện tích nghiên cứu, có sự hiện diện của phức hệ đá biến chất không
phân tầng Khâm Đức.
Phức hệ Khâm Đức (NP-ε1kđ)
Phức hệ Khâm Đức bao gồm các thành tạo biến chất từ tướng amphibolit đến
tướng đá phiến lục thuộc hệ tầng Khâm Đức (Nguyễn Văn Trang, 1985). Thành tạo
biến chất xếp vào phức hệ Khâm Đức phân bố trên phần lớn diện tích khu vực
nghiên cứu. Trong diện tích nghiên cứu, đá biến chất không phân tầng của phức hệ
Khâm Đức (NP-ε1kđ) phân bố rộng rãi bao gồm: Các đá bị biến vị, bị migmatit hóa
mạnh mẽ và bị vò uốn nếp phức tạp với đường phương cấu trúc chung Đông BắcTây Nam đến á kinh tuyến; ít hơn là phương Tây Bắc-Đông Nam. Dựa vào thành
phần thạch học chia ra các tổ hợp đá sau:
1- Tổ hợp amphibolit (aNP-ε1kđ): Thành phần thạch học gồm amphibolit, đá
phiến tremolit-pyroxen, đá phiến talc.
SVTH: Đỗ Thanh Tuấn
nghiệp
Trang 25
Khóa luận tốt