Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tiểu luận chương 8 môn định giá doanh nghiệp phương pháp định giá dựa trên tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.61 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA TÀI CHÍNH
-o0o-

Bài soạn:

CHƯƠNG 8: PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ
DỰA TRÊN TÀI SẢN
Môn

:

Giáo viên hướng dẫn:

Định giá doanh nghiệp
TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên


Mục Lục


1. Nguyên tắc định giá theo phương pháp tiếp cận tài sản
Định giá theo phương pháp tiếp cận tài sản là giá trị doanh nghiệp bằng tổng giá trị thị
trường của tất cả các tài sản của doanh nghiệp. Theo bảng cân đối kế toán ( BCĐKT), tài
sản của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn: một là các tài sản được hình thành từ
nợ và hai là các tài sản được hình thành từ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Việc xác
định giá trị doanh nghiệp ở đây được hiểu là đi xác định giá trị thị trường của những tài
sản được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu và được tính như sau:
VE = VA – VD (*)
Trong đó: VE: Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu


VA: Giá trị thị trường của toàn bộ tài sản
VD: Giá trị thị trường của nợ

2. Quy trình thực hiện định giá bằng phương pháp tài sản
Để định giá theo phương pháp tài sản thì BCĐKT chính là điểm xuất phát ban đầu, cần
chọn BCĐKT gần nhất so với ngày định giá. Nhắc lại, giá trị sổ sách không phải là giá trị
thị trường hợp lý nhưng nó là xuất phát điểm để tạo ra một bảng cân đối kế toán giá trị thị
trường hợp lý. Sau đó chúng ta sẽ tiến hành xem xét những khoản mục nào sẽ được giữ
nguyên theo BCĐKT và những khoản mục nào cần phải điều chỉnh, cách điều chỉnh như
thế nào để đưa từ giá trị sổ sách sang giá trị thị trường hợp lý. Ngoài ra, người định giá
còn phải điều chỉnh cho tài sản và nợ ngoại bảng có liên quan và đồng thời xác định
khoản thuế tính trên thặng dư khi định giá lại tài sản
Việc định giá theo cách tiếp cận tài sản sẽ gồm có 3 bước:
Bước 1: Xác định giá trị thị trường của tất cả các tài sản V A
Bước 2: Xác định giá trị thị trường của nợ VD
Bước 3: Xác định giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu VE theo công thức:
VE = V A – VD
3


Ví dụ: Để cụ thể hóa các bước thực hiện của phương pháp tài sản, chúng ta sẽ tiến hành
định giá công ty B.Brothers Holding Company, Inc., với các thông tin của như sau:
-

Công ty hiện đang sở hữu một danh mục đầu tư gồm 20 loại chứng khoán ngắn

-

hạn.
Đầu năm 2016, công ty có cho giám đốc điều hành và các cổ đông lớn mượn


-

75,000 USD.
Công ty đã trả tiền đặt cọc (được phân loại chi phí trả trước) $ 40,000 liên quan
đến việc dự kiến sẽ di dời bộ phận bán hàng của mình sang cơ sở khác. Nhưng sau
đó ban giám đốc xem xét lại , việc di dời bị hủy bỏ vào tháng 7 và khoản tiền đặt
cọc bị mất. Ngoài ra, B.Brothers còn có $60,000 tiền bảo hiểm trả trước cũng đã

-

hết hạn.
Công ty có nợ dài hạn đến hạn trả là $1,250,000 và nợ dài hạn là $5,000,000 và lãi
suất phải trả cho các khoản nợ này là 7%. Tại thời điểm định giá, lãi suất thị

-

trường là 6%.
Ban quản lý công ty cũng báo cáo rằng họ đã được chỉ định làm bị cáo trong vụ
tranh chấp vi phạm hợp đồng. Bên nguyên đơn đòi bồi thường thiệt hại 1 triệu đô
la, với có 25% xác suất bị thua kiện.

Bảng cân đối kế toán của công ty B.Brothers Holding Company, Inc. tại thời điểm
31/12/2016 như sau:

TÀI SẢN
Tài sản ngắn hạn
Tiền và các khoản tương đương tiền

NGUỒN VỐN

26,575,000
5,200,000
4

Nợ phải trả

16,750,000

Nợ ngắn hạn

10,700,000


Đầu tư chứng khoán ngắn hạn

4,200,000

Vay ngắn hạn

500,000

Phải thu của khách hàng

8,400,000

Phải trả người bán

6,550,000

Khoản phải thu nội bộ


75,000

Nợ dài hạn đến hạn trả

1,250,000

Hàng tồn kho

5,900,000

Người mua trả tiền trước

2,400,000

Chi phí trả trước

2,800,000

Nợ dài hạn

Tài sản dài hạn

13,195,000

6,050,000

Vay nợ dài hạn

5,000,000


Tài sản cố định hữu hình

12,900,000

Thuế thu nhập hoãn lại

800,000

+ Bất động sản (Đất đai,nhà ở..)

7,200,000

Nợ dài hạn phải trả khác

250,000

+ Khấu hao của BĐS

(4,800,000)

Built- in gain ability

0

+ Máy móc thiết bị

23,200,000

Vốn chủ sở hữu


23,020,000

+ Khấu hao của máy móc thiết bị

(12,700,000)

Vôn cổ phần thường

100,000

Tài sản cố định vô hình

295,000

Thặng dư vốn cổ phần

2,000,000

Lợi nhuận giữ lại

20,920,000

Cổ phiếu quỹ

0

TỔNG TÀI SẢN

39,770,000


TỔNG NGUỒN VỐN

39,770,000

2.1 Giá trị thị trường của toàn bộ tài sản (VA)
2.1.1 Tài sản bằng tiền gồm tiền mặt, tiền gửi, các giấy tờ có giá
-

Tiền mặt được xác định theo biên bản kiểm quỹ và thông thường không cần phải điều

-

chỉnh.
Tiền gửi được xác định theo số dư đã đối chiếu xác nhận với ngân hàng.
Các giấy tờ có giá thì xác định theo giá giao dịch trên thị trường, nếu không có giá
giao dịch thì xác định theo mệnh giá của giấy tờ.

5


Trong ví dụ định giá công ty B.Brothers, chúng ta sẽ căn cứ vào báo cáo kiểm toán( nếu
công ty được kiểm toán) hoặc sẽ đối chiếu số dư với ngân hàng, biên bản kiểm quỹ. Như
vậy, khoản mục “tiền và các khoản tương đương tiền” sẽ không bị điều chỉnh.
Xét về các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn thì công ty hiện đang nắm giữ 20 loại chứng
khoán với giá trị sổ sách trên bảng cân

đối kế toán tại thời điểm 31/12/2016 là

$4,200,000. Giá trị sổ sách này cần phải điều chỉnh sang giá trị thị trường của chứng

khoán tại ngày định giá.
Bảng 8.2 Chứng khoán thị trường của công ty B.Brothers Holding ( Tại thời điểm
31/12/2016)

Kết quả là giá trị thị trường hợp lý của danh mục đầu tư vào ngày định giá là 7.568.000
USD. Một sự điều chỉnh tăng $ 3,368,000 được thực hiện cho khoản mục “đầu tư chứng
khoán ngắn hạn”.
Điều chỉnh 1: Điều chỉnh tăng giá trị thị trường hợp lý của danh mục chứng khoán là
$7,568,000-$4,200,000= $3,368,000.
Chỉ tiêu

Bảng CĐKT Nợ
31/12/2016



6

Bảng
CĐKT
điều
chỉnh
31/12/2016


Đầu tư chứng khoán $4,200,000
ngắn hạn

$3,368,000


$7,568,000

2.1.2 Giá trị tài sản ký cược, ký quỹ ngắn hạn và dài hạn
Khoản mục này được xác định theo số dư thực tế trên sổ kế toán đã được đối chiếu xác
nhận vào thời điểm thẩm định giá.
2.1.3 Giá trị các khoản đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp
Về nguyên tắc phải đánh giá một cách toàn diện về giá trị đối với doanh nghiệp hiện đang
sử dụng các khoản đầu tư đó. Tuy nhiên, nếu các khoản đầu tư này không lớn thì chúng ta
căn cứ vào số liệu của bên đối tác đầu tư để xác định
2.1.4 Các khoản phải thu
Không phải lúc nào khoản phải thu của công ty cũng sẽ được thu hồi hoàn toàn 100%, do
đó để điều chỉnh khoản phải thu trên BCĐKT thì chúng ta phải đặt câu hỏi: Liệu 100%
các khoản phải thu có thể thu hồi được hay không ? Nếu có những khoản khó hoặc không
thể thu hồi thì phải bị loại ra, cụ thể chúng ta sẽ xem xét các nhân tố sau:
-

Chính sách cung cấp tín dụng của công ty
Tỷ lệ thu hồi các khoản phải thu của công ty trong quá khứ đạt khoảng bao nhiêu %
Xem xét tình trạng quá hạn của các khoản phải thu
Tỷ lệ nợ xấu / tổng các khoản phải thu của ngành
Tình trạng tổng quan về các khách hàng thông thường của công ty
Có hay không việc công ty trì hoãn việc trả tiền hoa hồng hay các lợi ích khác cho các
nhà bán sỉ , các đại lý và người đại diện của công ty , nếu có , đó chính là một khoản
chi phí phải giảm trừ khi tính giá trị của tài sản .
• Phải thu của khách hàng

Trong ví dụ này, chúng tôi thấy được rằng việc xem xét các khoản phải thu khó đòi đã
không được công ty thực hiện trong 8 tháng trở lại đây và có hai khoản phải thu với tổng
số tiền 32.000 USD là không thể thu hồi được. Ngoài ra, sau khi xóa bỏ nợ, căn cứ vào
tình hình trả nợ các đối tác thì đòi hỏi khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi phải bổ sung


7


thêm là 63.000 USD. Như vậy, tổng điều chỉnh cho khoản mục “ Phải thu khách hàng” là
$ 95,000.
Điều chỉnh 2: Điều chỉnh giảm giá trị $ 95,000 cho khoản “ Phải thu khách hàng”
Chỉ tiêu

Bảng CĐKT Nợ
31/12/2016



BCĐKT Đã điều
chỉnh 31/12/2016

Phải thu khách hàng

$8,400,000

$95,000

$8,305,000



Phải thu từ nội bộ

Đầu năm 2016, công ty cho giám đốc điều hành và cổ đông lớn mượn $ 75.000. Mặc dù

thể hiện trên sổ sách như một khoản vay, nhưng nhân viên không có ý định trả nợ và công
ty không có kế hoạch thu hồi. Vì thế, khoản phải thu này cần được xoá hoàn toàn.

Điều chỉnh 3: Điều chỉnh giảm giá trị $ 75,000 cho khoản “ Phải thu nội bộ”
Chỉ tiêu

Bảng CĐKT Nợ
31/12/2016

Khoản phải thu nội $75,000
bộ



BCĐKT
Đã
điều
chỉnh
31/12/2016

$75,000

0

2.1.5 Chi phí trả trước
Những chi phí trả trước, chẳng hạn như tiền đặt cọc và bảo hiểm, phải được kiểm tra để
xác định xem giá trị ghi nhận trên sổ sách có đại diện cho lợi ích kinh tế trong tương lai
hay không, nếu không thì phải thực hiện những điều chỉnh cần thiết.

8



Giả định rằng công ty đã trả tiền đặt cọc (được phân loại chi phí trả trước) $ 40,000 liên
quan đến việc dự kiến sẽ di dời bộ phận bán hàng của mình sang cơ sở khác. Nhưng sau
đó ban giám đốc xem xét lại , việc di dời bị hủy bỏ vào tháng 7 và khoản tiền đặt cọc bị
mất. Ngoài ra, B.Brothers còn có $60,000 tiền bảo hiểm trả trước cũng đã hết hạn. Do
vậy, cần thực hiện điều chỉnh lại chi phí trả trước
Điều chỉnh 4: Điều chỉnh giảm “Chi phí trả trước” giảm $100,000.
Chỉ tiêu

Bảng CĐKT Nợ
31/12/2016



Bảng CĐKT dã
điều
chỉnh
31/12/2016

Chi phí trả trước

$2,800,000

$100,000

$2,700,000

2.1.6 Hàng tồn kho
Hàng tồn kho bao gồm:

- Hàng hóa mua về để bán: Hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa
gửi đi gia công chế biến
- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán
- Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ
tục nhập kho thành phẩm;
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua
đang đi trên đường.
Theo nguyên tắc kế toán, hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc. Trường hợp giá trị
thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực
hiện được. Giá trị thuần có thể thực hiện được: là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong
kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và
chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Chính vì nguyên tắc ghi nhận này đưa
đến sự không hợp lý cho việc xác định giá trị thị trường của hàng tồn kho, vì thế cần phải
9


có sự điều chỉnh. Cụ thể nghĩa là giá hàng tồn kho tăng trong khoảng thời gian kiểm kê
được giữ để bán bị bỏ qua, nhưng việc giảm giá thì được công nhận.
Cách tính giá trị hàng tồn kho theo FIFO, LIFO hay giá trị trung bình có ảnh hưởng đến
báo cáo thu nhập và BCĐKT và cần phải điều chỉnh. Thông thường các công ty sẽ trình
bày phương pháp tính hàng tồn kho trong phần thuyết minh BCTC. Nếu trong bảng báo
cáo tài chính không bao gồm chú thích và công ty sử dụng phương pháp LIFO ( rất hiếm
khi) , thì nhân viên kế toán của công ty phải cung cấp những thông tin cần thiết để điều
chỉnh bảng CĐKT sang dạng FIFO. Trong những thời kỳ xảy ra lạm phát, phương pháp
FIFO sẽ ghi nhận giá trị lớn của hàng tồn kho trên bảng báo cáo thu nhập , nó sẽ làm
giảm giá vốn hàng bán và gia tăng lợi nhuận ròng và thuế thu nhập DN . Phương pháp
FIFO có xu hướng thổi phồng thu nhập nhưng nó phản ánh giá trị hàng tồn kho phù hợp
với giá trị thị trường . Ngược lại , phương pháp LIFO , sẽ làm gia tăng chi phí giá vốn
hàng bán , và do đó làm cho lợi nhuận của DN thấp đi cùng với thuế TNDN , tuy nhiên
phương pháp này đo lường thu nhập của DN chính xác hơn , tuy nhiên nó sẽ không phản

ánh đúng giá trị thực của hàng tồn kho trong điều kiện lạm phát, hàng tồn kho sẽ có giá
trị thấp trong bảng CĐKT.
Để tính giá trị hàng tồn kho hợp lý đòi hỏi phải có sự xem xét nhiều yếu tố như chất
lượng thành phẩm, công cụ dụng cụ, những hao hụt mất mát về số lượng và ngay cả mục
đích việc dự trữ hàng tồn kho, ví dụ nếu hàng tồn kho được dữ trữ để thực hiện cho các
hợp đồng đã ký kết thì thì phải điều chỉnh theo giá trị trong hợp đồng.
+ Đối với những hàng hoá, vật tư, thành phẩm có giá trên thị trường thì xác định theo giá
thị trường:
Giá trị thực tế của hàng hoá, vật tư, thành phẩm = Số lượng hàng hoá, vật tư, thành phẩm
* Đơn giá hàng hoá, vật tư, thành phẩm tính theo giá thị trường tại thời điểm định giá *
Chất lượng còn lại của hàng hoá, vật tư, thành phẩm
+ Đối với những hàng hoá, vật tư, thành phẩm không có giá trên thị trường thì xác định
theo nguyên giá ghi trên sổ sách kế toán * Chất lượng còn lại của hàng hoá, vật tư, thành
phẩm
10


kiểm kê được giữ để bán bị bỏ qua, nhưng việc giảm giá được công nhận.
Trong ví dụ trên giả định rằng tại ngày định giá, giá trị thị trường của hàng tồn kho tăng
đưa đến một gia tăng giá trị hàng tồn kho của công ty theo giá hiện tại là $6,500,000. Do
đó, cần điều chỉnh tăng lên “hàng tồn kho” tăng thêm $600.000.
Điều chỉnh 5: Điều chỉnh “Hàng tồn kho” tăng $100,000.
Chỉ tiêu

Bảng CĐKT Nợ
31/12/2016

Hàng tồn kho

$5,900,000




$600,000

Bảng CĐKT đã
điều
chỉnh
31/12/2016
$6,500,000

2.1.7 Tài sản cố định
Giá trị thực tế của tài sản cố định = Nguyên giá tính theo giá thị trường x Chất lượng còn
lại của tài sản cố định tại thời điểm định giá.
-

Đối với những tài sản có giao dịch phổ biến trên thị trường thì căn cứ vào giá thị
trường và áp dụng phương pháp so sánh giá bán để ước tính nguyên giá.

- Đối những tài sản không có giao dịch phổ biến trên thị trường thì áp dụng các phương

pháp thẩm định giá bất động sản, máy thiết bị phù hợp khác để ước tính giá.
Có ba phương pháp được sử dụng để định giá bất động sản. Phương pháp tiếp cận chi phí
ước tính chi phí để tạo mới hoặc thay thế BĐS hiện có. Phương pháp thị trường liên quan
đến việc so sánh thu nhập gần đây được tạo ra từ tài sản với một tài sản khác (có thể là
của công ty khác) có tính chất tương tự. Phương pháp dựa trên thu nhập xác định giá trị
bằng cách vốn hóa các dòng tiền dự kiến được tạo ra từ tài sản trong một khoảng thời
gian nắm giữ xác định. Việc thẩm định bất động sản là một quá trình khá phức tạp và
thường rất tốn kém, chính vì vậy tốt nhất nên để lại cho các chuyên gia. Nếu bất động sản
của một công ty gần đây đã được mua lại hoặc chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong giá trị tài

sản ròng, thì việc sử dụng giá trị sổ sách thay thế cho các giá trị thị trường hợp lý có thể
được chấp nhận.

11


Trong ví dụ định giá này, giả sử rằng đã nhận được đánh giá bất động sản(đất và nhà) từ
thẩm định của khách hàng, tổng giá trị thị trường là $19,200,000
Điều chỉnh 6: Điều chỉnh bất động sản tăng thêm $12,000,000
Chỉ tiêu

Bảng
CĐKT
31/12/2016

Nợ



Đất đai nhà ở

$7,200,000

$12,000,000

Bảng CĐKT đã
điều
chỉnh
31/12/2016
$19,200,000


Cũng như việc thẩm định bất động sản, việc thẩm định máy móc thiết bị(M & E) thường
tốt nhất nên nhờ đến các chuyên gia thẩm định M & E, những người là chuyên gia trong
lĩnh vực này. Việc định giá máy móc thiết bị phải dựa trên giả thiết về giá trị trong định
giá doanh nghiệp, nghĩa là nếu doanh nghiệp được đánh giá là hoạt động liên tục thì giả
thiết về định giá M&E là "việc sử dụng vẫn được tiếp diễn", còn nếu doanh nghiệp ngừng
hoạt động thì giá trị định giá máy móc, thiết bị sẽ đứng trên góc độ là giá trị thanh lý.
Để định giá máy móc thiết bị trong ví dụ này, công ty đã nhờ các chuyên gia định giá
trong lĩnh vực định giá máy móc thiết bị và xác định được rằng tổng giá trị thị trường là
$24,400,000. Các khoản điều chỉnh được ghi nhận vào máy móc, thiết bị và các khoản
khấu hao lũy kế để phản ánh số tiền định giá.
Điều chỉnh số 7: Điều chỉnh giá trị thuần máy móc thiết
Chỉ tiêu

Bảng CĐKT Nợ
31/12/20XX



Báo cáo Đã điều
chỉnh
31/12/20XX

Máy móc thiết bị

$23,200,000

$1,200,000

$24,400,000


Khấu hao

$(12,700,000)

$12,700,000

0

2.1.8 Tài sản vô hình
Tài sản vô hình thường được phản ánh trên bảng CĐKT dưới dạng chi phí cho các vụ
mua bán ( acquisition) hoặc chi phí được tạo ra thêm như chi phí quản lý tổ chức doanh
nghiệp, chi phí nghiên cứu phát triển.. . Trong một số trường hợp phải điều chỉnh sang
12


giá trị thị trường từ giá trị sổ sách của chúng, nếu là các tài sản vô hình cụ thể như : bản
quyền , thương hiệu , giá trị nắm giữ, giấy chứng nhận , những giá trị này có thể được
xem xét bằng các phương pháp tiếp cận như thu nhập, chi phí , thị trường . Trên bảng
CĐKT , lợi thế thương mại hoặc thông thường các giá trị tài sản vô hình khác cần được
thay thế bởi các giá trị thị trường hợp lý.
Bảng cân đối kế toán của công ty phản ánh tài sản vô hình là $ 295,000. Nhưng khi xem
xét lại thì đây không phải là giá trị của bản quyền, lợi thế thương mại… đơn giản chỉ là
chi phí tổ chức quản lý doanh nghiệp và không mang lại lợi ích trong tương lai, vì thế nó
cần được xoá bỏ
Điều chỉnh 8: loại bỏ tài sản vô hình $295.000.
Chỉ tiêu

Bảng CĐKT Nợ
31/12/2016




Bảng CĐKT Đã
điều
chỉnh
31/12/2016

Tài sản vô hình

$295,000

$295,000

0

2.2 Giá trị thị trường của Nợ ( VD )
2.2.1 Vay nợ ngắn hạn, dài hạn có trả lãi
Việc phân biệt nợ ngắn hạn hay dài hạn tùy thuộc vào thời hạn nợ. Nếu các khoản nợ phát
sinh với thời hạn 1 năm hoặc trong 1 chu kỳ kinh doanh thì được xếp là nợ ngắn hạn và
ngược lại. Lý do cơ bản tại sao giá trị thị trường hợp lý của nợ vay khác với giá trị sổ
sách là sự khác biệt trong lãi suất. Người định giá có thể so sánh lãi vay thị trường với
với lãi vay mà công ty đang phải trả cho các khoản nợ để tính toán gí trị hợp lý của khoản
mục này.
Trong ví dụ trên, công ty có nợ dài hạn đến hạn trả là $1,250,000 và nợ dài hạn là
$5,000,000 và lãi suất phải trả cho các khoản nợ này là 7%. Tại thời điểm định giá, lãi
suất thị trường là 6%.

13



+ Trong ngắn hạn:
Lãi vay phải trả: 1.25 x 7% = 87.500USD
Nợ gốc: 1.25 triệu USD
Tổng phải trả ngắn hạn = 1.337 .000 USD
Giá trị thị trường hợp lý của nợ chính là hiện giá tổng số tiền phải trả với lãi suất chiết
khấu chính là lãi suất thị trường tại thời điểm định giá:
1.337.000 x 1/( 1+0.06%)= 1.261.800 USD
+ Trong dài hạn:
Dưới đây là bảng chi tiết kế hoạch trả nợ của công ty
Đvt:USD
Năm

1

2

3

4

5

Số dư nợ gốc vào 5,000,000
cuối mỗi năm

5,000,000

3,750,000


2,500,000

1,250,000

Tiền lãi phải trả

350,000

350,000

262,500

175,000

87,500

Nợ gốc phải trả

0

1,250,000

1,250,000

1,250,000

1,250,000

Tổng chi trả


350,000

1,600,000

1,512,500

1,425,000

1,337,500

Lãi suất chiết khấu

0,934

0,89

0,8396

0,7921

0,7473

Tổng hiện giá

330,190

1,424,000

1,269,900


1,128,740

999,510

Giá trị thị trường 5,512,300
hợp lý của nợ

Điều chỉnh 9: Nợ dài hạn đến hạn trả tăng $11.800 và nợ dài hạn tăng $152.300
14


Chỉ tiêu

Bảng CĐKT Nợ
31/12/2016



Bảng
CĐKT
điều
chỉnh
31/12/2016

Nợ dài hạn đến hạn $1,250,000
trả

$11,800

$1,261,800


Chỉ tiêu

Bảng CĐKT Nợ
31/12/20XX



Báo cáo Đã điều
chỉnh
31/12/20XX

Nợ dài hạn

$5,000,000

$152,300

$5,152,300

2.2.2 Phải trả người bán
Tài khoản này thể hiện các nghĩa vụ ngắn hạn phát sinh trong quá trình kinh doanh thông
thường. Phải trả người bán là số tiền phải trả cho các chủ nợ là các nhà cung cấp hàng
hoá và dịch vụ cho công ty. Các khoản phải trả này cần được xem xét để xác định xem
liệu có khoản tiền nào không phải là nghĩa vụ thực sự hay không. Tài khoản này thường
không được điều chỉnh, và trong ví dụ của chúng tôi cũng không cần điều chỉnh.
2.2.3 Tài sản và nợ chưa được ghi nhận trên bảng CĐKT
Người thẩm định viên thực hiện một số phân tích hợp lý để xác định xem có tồn tại bất
kỳ tài sản hay khoản nợ phải trả nào không được ghi nhận trong các tài khoản. Tài sản
chưa được ghi nhận có thể dưới dạng tài sản vô hình hoặc các yêu cầu bồi thường. Các

khoản nợ chưa được ghi nhận có thể dưới hình thức phát sinh bất ngờ, chẳng hạn như
kiện tụng hay tranh chấp chưa giải quyết hoặc có khả năng xảy ra. Việc định lượng các
loại tài sản và nợ này có thể rất khó khăn.
Trong ví dụ của chúng tôi, ban quan lý đã tiết lộ hai khoản nợ tiềm ẩn có thể phát sinh
liên quan đến sự thất bại trong các vụ tranh chấp hay kiện tụng. Khi kiểm tra thêm chúng
tôi thấy chúng không đáng kể (hay mang tính trọng yếu) nên không cần phải thực hiện
bất kỳ điều chỉnh nào.
15


Ban quản lý cũng báo cáo rằng họ đã được chỉ định làm bị cáo trong vụ tranh chấp vi
phạm hợp đồng. Bên nguyên đơn đòi bồi thường thiệt hại 1 triệu đô la. Trong khi thảo
luận về vụ tranh tụng đang chờ xử lý với ban quản lý và các cố vấn, chúng tôi thấy rằng
các cuộc thảo luận về dàn xếp tranh chấp có khả năng bồi thường từ 300.000 đến 400.000
đô la. Tuy nhiên, vị cố vấn cũng cho biết thêm rằng nếu vụ việc được đưa ra tòa, họ tin
rằng có 25% xác suất bị thua kiện với số tiền được yêu cầu bồi thường (1 triệu đô), do đó
khoản thiệt hại do điều chỉnh xác suất (hay khoản tổn thất kỳ vọng) là 250.000 USD. Dựa
trên các kết quả có thể xảy ra, chúng tôi ước tính giá trị thị trường hợp lý của khoản nợ
tranh chấp đang chờ xử lý là 300.000 đô la.
Điều chỉnh 10: ước tính một khoản phải trả dài hạn khác trong tương lai là $300.000.
Chỉ tiêu

Bảng CĐKT Nợ
31/12/2016

Nợ phải trả dài hạn $250,000
khác




Bảng CĐKT đã
điều
chỉnh
31/12/2016

$300,000

$550,000

2.2.4 Build-In Gain- Thuế đánh trên thặng dự vốn
Sau khi điều chỉnh cho tài sản và nợ thì chúng ta sẽ tiếp tục tính toán đến phần thuế trên
lãi vốn mà công ty phải chịu.
Tổng tài sản

73,873,000

(-)Tổng nợ

(10,711,800)

Giá trị VCSH trước khi nộp thuế

56,658,900

(-)Lãi cơ bản

(9,468,000)

Giá trị VCSH chịu thuế


47,190,900

Mức thuế suất

40%

Thuế trên lãi vốn phải nộp

18,876,360

Điều chỉnh số 11: “build-In gain” tăng $18,876,360
16


Chỉ tiêu

Build-In Gain

Bảng CĐKT Nợ
31/12/2016



Bảng CĐKT

0

$18,876,36
0


Đã điều chỉnh
31/12/2016
$18,876,360

2.3 Giá trị thị trường của Vốn chủ sở hữu
Đến đây, chúng ta đã tính toán xong giá trị thị trường của toàn bộ tài sản (V A) và giá trị
thị trường của Nợ ( VD), vậy giá trị thị trường của Vốn chủ sở hữu sẽ là:
VE = VA - VD = 73,873,000 – 36,090,460= $ 37,782,540
Theo phương pháp tiếp cận tài sản, sau khi điều chỉnh giá trị thị trường hợp lý đối với tài
sản và nợ phải trả như mô tả ở trên, giá trị sổ sách của vốn CSH là 23.020.000 USD đã
tăng lên là 37.782.540,12 USD.
Điều chỉnh 12: tổng các điều chỉnh vào vốn chủ sở hữu để cân bảng cân đối kế toán
Chỉ tiêu

Bảng CĐKT Nợ
31/12/20XX



Báo cáo Đã điều
chỉnh
31/12/20XX

Thu nhập còn lại

$29,920,000

$34,668,00
0


$35,682,540

19,905,460

BCĐKT 31/12/2016

BCĐKT đã điều chỉnh
31/12/16

26,575,000

30,273,000

Tài sản ngắn hạn

Tiền và các khoản tương đương 5,200,000
tiền

5,200,000

Đầu tư chứng khoán ngắn hạn

4,200,000

7,568,000

Phải thu của khách hàng

8,400,000


8,305,000

Khoản phải thu nội bộ

75,000

0

Hàng tồn kho

5,900,000

6,500,000

17


Chi phí trả trước

2,800,000

Tài sản dài hạn

2,700,000

13,195,000

43,600,000

Tài sản cố định hữu hình


12,900,000

43,600,000

+ Bất động sản (Đất đai,nhà ở..)

7,200,000

19,200,000

+ Khấu hao của BĐS

(4,800,000)

0

+ Máy móc thiết bị

23,200,000

24,400,000

+Khấu hao của máy móc thiết bị

(12,700,000)

0

Tài sản cố định vô hình


295,000

0

TỔNG TÀI SẢN

39,770,000

73,873,000

Nợ phải trả

16,750,000

36,090,460

Nợ ngắn hạn

10,700,000

10,711,800

Vay ngắn hạn

500,000

500,000

Phải trả người bán


6,550,000

6,550,000

Nợ dài hạn đến hạn trả

1,250,000

1,261,800

Người mua trả tiền trước

2,400,000

2,400,000

Nợ dài hạn

6,050,000

25,378,660

Vay nợ dài hạn

5,000,000

5,152,300

Thuế thu nhập hoãn lại


800,000

800,000

Nợ dài hạn phải trả khác

250,000

550,000

Built- in gain ability

0

18,876,360

Vốn chủ sở hữu

23,020,000

37,782,540

Vôn cổ phần thường

100,000

100,000

Thặng dư vốn cổ phần


2,000,000

2,000,000

Lợi nhuận giữ lại

20,920,000

35,682,540

Cổ phiếu quỹ

0

0

TỔNG NGUỒN VỐN

3.

39,770,000

73,873,000

Ưu và nhược điểm của phương pháp định giá theo cách tiếp cận tài sản
 Ưu điểm:

-


Việc định giá tài sản không đòi hỏi những kỹ thuật phức tạp, giá trị các yếu tố vô
18


hình là không đáng kể.
-

Phương pháp định giá giá trị tài sản thuần có thể áp dụng cho doanh nghiệp đang
trong giai đoạn thua lỗ có dòng tiền tương lai âm vì đối với các doanh nghiệp này
việc dự đoán dòng tiền tương lai sẽ rất khó khăn vì doanh nghiệp có khả năng bị phá
sản.

-

Phương pháp này cũng có thể được sử dụng khi phương pháp chiết khấu dòng tiền
cho ra kết quả giá trị doanh nghiệp thấp hơn giá trị của tài sản hữu hình của doanh
nghiệp vì trong trường hợp này giá trị của doanh nghiệp (chẳng hạn như công ty đầu
tư kinh doanh bất động sản) có thể phần lớn phụ thuộc vào giá trị tài sản mà nó nắm
giữ.
 Nhược điểm:

-

Thứ nhất, giá trị doanh nghiệp đơn giản được tính bằng tổng giá trị thị trường của
số tài sản trong doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, nó đánh giá giá trị công ty
trong trạng thái tĩnh. Nó bỏ qua giá trị tiềm năng phát triển của công ty trong tương

-

lai hay nói cách khác, hiện giá cơ hội tăng trưởng PVGO = 0.

Thứ hai, phương pháp này bỏ sót giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp, trong
khi với một số doanh nghiệp giá trị tài sản vô hình còn lớn hơn cả giá trị tài sản hữu
hình : thương hiệu, bản quyền, uy tín kinh doanh… Mặt khác nếu có định giá tài sản
vô hình thì cũng mang nhiều yếu tố chủ quan của người định gía, trong điều kiện Việt
Nam chưa có văn bản pháp luật cụ thể quy định về hoạt động này nên việc định gía

-

chính xác giá trị tài sản vô hình là một điều khá nan giải .
Thứ ba, trong nhiều trường hợp việc xác định giá trị tài sản thuần của công ty trở
nên cực kỳ khó khăn khi mà công ty có quá nhiều công ty con, có nhiều các hoạt
động đầu tư tài chính tại các công ty con khác nhau, mỗi chi nhánh lại có quá nhiều

-

các tài sản đặc biệt, đã qua sử dụng, tài sản thanh lý…
Thứ tư, định giá doanh nghiệp bằng phương pháp giá trị tài sản thuần thường mất
nhiều thời gian và chi phí. Để xác định giá thị trường của các loại tài sản hữu hình
khác nhau của doanh nghiệp, cần phải có sự tham gia của nhiề chuyên gia chuyên
định giá cho nhiều loại tài sản khác nhau.
19


20



×