Tải bản đầy đủ (.pptx) (73 trang)

Thuyết trình môn định giá doanh nghiệp phân tích tình hình tài chính và rủi ro doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 73 trang )

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH RỦI RO CÔNG TY

GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên
Nhóm thực hiện:
- Nguyễn Việt Phong
- Phạm Thị Thùy Vi
- Lê Thị Thanh Thái
- Trần Thị Diễm Châu
- Trần Ngọc Khánh Nguyên
1


CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

KHÁI NIỆM MỤC TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
.

BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CHUẨN HÓA BÁO CÁO TÀI CHÍNH
.

NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CƠ BẢN

1

2

3

.



CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BÁO
CÁO TÀI CHÍNH

4


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH RỦI RO
DOANH NGHIỆP

1

PHÂN TÍCH KINH TỄ VĨ MÔ
.

PHÂN TÍCH CẤU TRÚC NGÀNH – MÔ HÌNH PORTER
.

2

3

PHÂN TÍCH SWOT
.

QUẢN LÝ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP – MÔ HÌNH MCKINSEY 7-S

4



KHÁI NIỆM MỤC TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

 Khái niệm: Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là việc đánh giá tình hình tài chính của
doanh nghiệp để xác định giá trị nội tại của doanh nghiệp

 Mục tiêu:
 Kịp thời xác định các bất ổn xảy ra trong tình hình tài chính của doanh nghiệp.
 Đánh giá tiềm năng triển vọng của doanh nghiệp
 Hoạch định chiến lược tài chính cho doanh nghiệp.
 Đánh giá vị thế tài chính của doanh nghiệp trong ngành

4


TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH.

 Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các
luồng tiền của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và
nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.

 Báo cáo tài chính bao gồm:

Bảng cân đối kế toán
Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng lưu chuyển tiền tệ
Thuyết minh báo cáo tài chính

5



BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

 Về nguyên tắc bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mang tính thời điểm, thể hiện các
quyết định đầu tư (tài sản) và quyết định tài trợ (nguồn vốn), qua đó giúp cho việc đánh giá phân
tích thực trạng tài chính của doanh nghiệp như: tình hình biến động về quy mô và cơ cấu tài sản,
nguồn hình thành tài sản, về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán, tình hình phân phối lợi
nhuận…
 Mẫu bảng CĐKT năm tại VN (Ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12
năm 2014 của Bộ Tài chính)

6


BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH

 Báo cáo kết quả HĐSXKD là một báo cáo tài chính mang tính thời kỳ, phản ánh tóm lược các
khoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một năm tài chính nhất
định, bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh và hoạt động khác

 Mẫu bảng KQKD năm tại VN (Ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12
năm 2014 của Bộ Tài chính)

7


BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong
kỳ báo cáo của DN. Thông tin về LCTT của DN cung cấp cho người sử dụng thông tin có cơ

sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và việc sử dụng những khoản tiền đó trong
hoạt động SXKD của DN. DN trình bày các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh, hoạt động
đầu tư và hoạt động tài chính theo cách phù hợp nhất với đặc điểm kinh doanh của DN.
 Có hai phương pháp lập BCLCTT: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.Hai
phương pháp này chỉ khác nhau trong phần “Lưu chuyển tiền từ hoạt động SXKD”, còn
phần “Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư” và “Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính” thì
giống nhau.

8


BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

 Theo phương pháp trực tiếp: BCLCTT được lập bằng cách xác định
và phân tích trực tiếp các khoản thực thu thực chi bằng tiền theo
từng nội dung thu chi.
 Theo phương pháp gián tiếp: BCLCTT được lập bằng cách điều
chỉnh lợi nhuận trước thuế thu nhập DN của hoạt động SXKD khỏi
ảnh hưởng của các khoản mục không phải bằng tiền, các thay đổi
trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu phải trả từ hoạt động
kinh doanh và các khoản mà ảnh hưởng về tiền của chúng thuộc
hoạt động đầu tư. Sau đó luồng tiền từ hoạt động đầu tư tiếp tục
được điều chỉnh với sự thay đổi vốn lưu động, chi phí trả trước dài
hạn và các khoản thu chi khác nhau từ hoạt động kinh doanh.
 Mẫu báo cáo LCTT năm tại VN (Ban hành kèm theo Thông tư số
200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính)
9


CHUẨN HÓA BÁO CÁO TÀI CHÍNH


 MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC CHUẨN HÓA BÁO CÁO TÀI CHÍNH
 Để chuẩn hoá thông tin tài chính trong quá khứ, nghĩa là, thông tin được thể hiện trong điều
kiện hoạt động bình thường, từ đó sử dụng những thông tin này nhằm dự đoán thu nhập trong
tương lai
 Để tạo thuận lợi cho việc so sánh một công ty xác định với chính nó, với các công ty khác trong
cùng ngành hoặc với tiêu chuẩn ngành được chấp nhận

10


CÁC ĐIỀU CHỈNH TRONG CHUẨN HÓA

 Các khoản mục bất thường
 Các khoản mục phi hoạt động
 Thay đổi nguyên tắc kế toán
 Không phù hợp với chuẩn mực kế toán
 Nhóm lợi ích nắm quyền sở hữu

11


CÁC KHOẢN MỤC PHI HOẠT ĐỘNG

 Tài sản phi hoạt động và tài sản vượt trội
 Tài sản phi hoạt động: là các tài sản được ghi trong bảng cân đối kế toán của công ty không liên
quan đến hoạt động của doanh nghiệp

 Tài sản vượt trội: là những tài sản không bắt buộc trong hoạt động kinh doanh.


12


CÁC KHOẢN MỤC PHI HOẠT ĐỘNG

 Tiền mặt vượt trội
 Chứng khoán thị trường (nếu vượt quá nhu cầu hợp lý của công ty)
 Bất động sản (nếu không được sử dụng trong hoạt động kinh doanh, hoặc trong một số trường hợp,
nếu công ty có thể hoạt động trong các cơ sở thuê)

 Máy bay tư nhân, các thiết bị giải trí hoặc các thiết bị thể thao, đồ cổ, bộ sưu tập cá nhân, v.v.

13


CÁC KHOẢN MỤC BẤT THƯỜNG

 Các khoản mục không thông thường
Các sự kiện hoặc giao dịch có mức độ bất thường cao, rõ ràng không liên quan hoặc chỉ liên quan
ngẫu nhiên đến các hoạt động bình thường và điển hình của công ty, xét trong môi trường hoạt động
của công ty.

 Các khoản mục không có tính liên tục
Các sự kiện hoặc giao dịch không được mong đợi hợp lý để tái diễn trong tương lai có thể dự đoán
được, xét trong môi trường hoạt động của công ty.

14


CÁC KHOẢN MỤC BẤT THƯỜNG


 Lãi / Lỗ từ việc bán tài sản như tòa nhà, máy móc, máy bay hoặc xe
cộ…

 Khoản bồi thường từ việc chiến thắng một vụ kiện/ Khoản chi phải trả
do việc thua một vụ kiện

 Chi phí phải chịu do đóng máy.
 Xóa sổ hoặc ghi giảm xuống hàng tồn kho và khoản phải thu
 Lãi/ Lỗ từ việc thanh toán sớm khoản nợ
 Chi phí tái cơ cấu công ty đi cùng với việc sa thải nhân viên
 Chi phí ghi giảm tài sản vô hình hoặc giá trị thương hiệu
 Các tổn thất không được bảo hiểm do những thảm hoạ không lường
trước được như hoả hoạn hoặc lũ lụt

 Thiệt hại do cháy nhà máy
 Bồi thường do tước quyền sở hữu tài sản.
15


SỰ THAY ĐỔI TRONG CHUẨN MỰC KẾTOÁN

 Sự thay đổi trong phương pháp định giá hàng tồn kho, chẳng hạn như LIFO (nhập sau xuất trước)
thành FIFO (nhập trước xuất trước) hoặc FIFO thành LIFO

 • Sự thay đổi trong phương pháp khấu hao các tài sản đã ghi nhận trước đây, chẳng hạn như từ
phương pháp đường thẳng thành phương pháp khấu hao nhanh hoặc từ phương pháp khấu hao
nhanh thành phương pháp đường thẳng

 • Thay đổi phương pháp kế toán hợp đồng xây dựng công trình dài hạn

 • Thay đổi hoặc từ phương pháp hạch toán chi phí đầy đủ trong ngành công nghiệp khai khoáng

16


KHÔNG PHÙ HỢP VỚI GAAP
 Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở tính thuế hoặc cơ sở tiền mặt
 Không ghi nhận doanh thu trong kỳ kinh doanh
 Dự phòng nợ xấu không đầy đủ (hoặc sử dụng bút toán xóa sổ)
 Không dự phòng giảm giá hàng tồn kho, hàng tồn kho lỗi thời hoặc chậm luân chuyển và các vấn đề về kế toán hàng tồn kho
khác

 Không ghi nhận các khoản nợ như thuê tài chính, chi phí lao động (tiền lương, tiền ốm đau / nghỉ phép, vv), thuế thu nhập
hoãn lại

 Chính sách vốn hóa / chi phí cho tài sản cố định và chi phí trả trước
 Chính sách xóa sổ tài sản cố định
 Phương pháp khấu hao
 Kế toán cho các khoản đầu tư vào công ty con hoặc các công ty liên kết
 Thời điểm ghi nhận doanh thu/ chi phí để hạch toán hợp đồng, bán hàng, bảo hành, các khoản đặt trước dài hạn, và tương tự.

17


NHÓM LỢI ÍCH NẮM QUYỀN SỞ HỮU

 Khi điều chỉnh những khoản mục liên quan đến nhóm lợi ích, trước tiên phải xét đến tỷ lệ sở







hữu của những đối tượng đó có đạt mức kiểm soát hay không (thường là trên 50% cổ phần).
Những điều chỉnh thường chỉ xảy ra trong trường hợp tỷ lệ sở hữu đạt mức kiểm soát, khi đó
nhóm lợi ích nắm quyền kiểm soát có thể đưa ra quyết định tác động đến thu nhập, tài sản, cấu
trúc vốn của doanh nghiệp
Lương, thưởng vượt mức hoặc dưới mức;
Chi phí phát sinh tùy nghi theo chủ sở hữu;
Lợi ích chi trả cho gia đình của chủ sở hữu hoặc những người thân khác;
Thay đổi trong cấu trúc vốn do quyết định của nhóm lợi ích.

18


19


20


CHUẨN HÓA CÁC ĐIỀU CHỈNH

-

Bảng 4.4, 4.4A và 4.5 cung cấp các điều chỉnh chuẩn hóa chi tiết cho cả bảng cân đối kế
toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty phân phối Ale, đối với một số
khoản mục thường gặp của nhà phân tích, nhiều trong số đó đã được mô tả trong các nội
dung trước.


-

Các bảng 4.6, 4.6A và 4.7 cung cấp bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh đã được chuẩn hóa cho giai đoạn 5 năm được phân tích.

21


CHUẨN HÓA CÁC ĐIỀU CHỈNH

22


CHUẨN HÓA CÁC ĐIỀU CHỈNH

23


CHUẨN HÓA CÁC ĐIỀU CHỈNH
Hình 4.4 & 4.4A—GHI CHÚ
Chuẩn hóa các điều chỉnh – Bảng cân đối kế toán:
Các khoản mục không thường xuyên và không định kỳ
Không
Các khoản mục không có tính chu kỳ
Điều chỉnh #1 – Căn cứ đánh giá phân tích, bao gồm so sánh với dữ liệu chuẩn về tỷ số tài chính, đã xác định rằng công ty có
chứng khoán khả hoán vượt trội thì yêu cầu về vốn lưu động cũng vượt trội
• Không phù hợp với GAAP
Điều chỉnh #2 – Trên cơ sở thảo luận với nhà quản trị người ta đã phát hiện ra rằng công ty đã không ghi giảm giá hàng tồn
kho một cách hợp lý.
• Kiểm soát điều chỉnh

Điều chỉnh #3 – Căn cứ vào các đánh giá về đất đai, bất động sản và tài sản cố định của công ty, đã có sự điều chỉnh để định
giá lại tài sản cố định của công ty để phản ánh giá trị thị trường hợp lý. Lưu ý: Một số nhà phân tích không thực hiện điều
chỉnh này để so sánh vì dữ liệu chuẩn của các công ty được so sánh với thường không thực hiện việc điều chỉnh này. Đây là
quyết định mà mỗi nhà phân tích phải đưa ra. Ngoài ra, một số nhà phân tích thực hiện điều chỉnh thuế đối với giá trị tài sản.

24


CHUẨN HÓA CÁC ĐIỀU CHỈNH

-

Các bảng 4.4 và 4.4A, và các bảng 4.6 và 4.6A chỉ ra sự khác biệt trong các Phụ lục
4.4A và 4.6A bao gồm việc chuẩn hóa các điều chỉnh lại tài sản cố định sang giá trị thị
trường hợp lý. Các bảng 4.4 và 4.6 không bao gồm điều chỉnh này.

25


×