Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Bài dịch chương 4 môn định giá doanh nghiệp báo cáo tài chính và phân tích rủi ro công ty

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 49 trang )

CHƯƠNG 4
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
VÀ PHÂN TÍCH RỦI RO CÔNG TY
Với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ như
hiện nay, cùng sự trợ giúp đắc lực của Internet, các nhà phân tích có
khả năng thu thập một số lượng lớn dữ liệu để khai thác và phân tích
sâu hơn về những điểm mạnh điểm yếu, cơ hội, mối đe dọa của một
công ty cụ thể hoặc của một ngành cụ thể. Họ cũng tìm cách xác
định được những yếu tố có hoặc không có khả năng làm tăng tỷ suất
sinh lợi yêu cầu trong tương lai của công ty, đồng nghĩa với việc họ
phải thực hiện đánh giá rủi ro công ty theo chiều sâu. Do đó, việc
phân tích định giá hợp lý bao gồm một số yếu tố quan trọng:


Ước tính lợi ích kinh tế trong tương lai (tiêu chuẩn hóa và dự
báo dòng tiền trong tương lai)



Đánh giá về xác suất và rủi ro để có được lợi ích kinh tế trong
tương lai và khả năng duy trì lợi ích kinh tế trong dài hạn

Để ước lượng các yếu tố này một cách hợp lý, chúng ta phải tiến
hành phân tích báo cáo tài chính trong quá khứ và những rủi ro của
doanh nghiệp.
Chương này tập trung làm rõ về quy trình phân tích BCTC gồm
những bước như thế nào và phân tích rủi ro của DN. Đồng thời
nghiên cứu các yếu tố làm ảnh hưởng tới BCTC, làm BCTC phản
ánh sai lệch hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Do đó
trước khi tiến hành phân tích cần điều chỉnh BCTC về dạng bình
thường hay chuẩn hóa BCTC, để BCTC phản ánh một cách trung


thực nhất về hiệu quả hoạt động của DN. Sau đó mới tiến hành các
1


phân tích như phân tích tỷ lệ, phân tích tỷ lệ, phân tích cơ cấu, phân
tích so sánh BCTC đã được chuẩn hóa.
Quy trình thực hiện phân tích BCTC thường gồm 5 bước:
1. Thể hiện báo cáo tài chính quá khứ dưới định dạng cột
2. Tiêu chuẩn hóa báo cáo tài chính quá khứ
3. Đánh giá chung các báo cáo tài chính đã được chuẩn hoá
4. Thực hiện phân tích chỉ số trên các báo cáo tài chính đã được
chuẩn hóa
5. Áp dụng các báo cáo tài chính đã được chuẩn hóa để so sánh
trong ngành
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG QUÁ KHỨ
Các báo cáo tài chính trong quá khứ của công ty thường cung
cấp những thông tin đáng tin cậy nhất để đánh giá hoạt động và đánh
giá rủi ro trong tương lai của công ty. Các báo cáo tài chính đã được
kiểm toán thì được ưa thích hơn. Các báo cáo được xem xét lại, mặc
dù không có được sự đảm bảo như báo cáo đã được kiểm toán, tuy
nhiên nhìn chung là đáng tin cậy vì chúng được thực hiện theo
Nguyên tắc Kế toán Chung (GAAP) và có những thuyết minh và
phụ lục bổ sung. Tuy nhiên khi các báo cáo tài chính của nhiều công
ty không được kiểm toán mà cũng không được xem xét lại, nhà
phân tích có thể phải dựa vào các BCTC mà mức độ đảm bảo không
cao và có thể không có những thuyết minh. Trong những trường hợp
khác, nhà phân tích có thể dựa vào thu nhập chịu thuế TNDN hoặc
BCTC nội bộ, chất lượng của nó có thể là vấn đề cho sự chính xác
trong phân tích báo cáo tài chính. Nếu phù hợp hoặc không phù hợp
các nhà phân tích có thể muốn xem lại chứng từ hoặc sổ sách điện tử

cho những bút toán gốc (bút toán trước điều chỉnh).
THỜI GIAN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUÁ KHỨ
2


Một phân tích báo cáo tài chính trong thời gian năm năm nhìn
chung được coi là đủ để xác định xu hướng xảy ra trong kinh doanh.
Giai đoạn năm năm này được gợi ý trong Quy chế Doanh thu
(Revenue Ruling) 59-60 cho các báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh (hai năm cho bảng cân đối kế toán) và thường được sử dụng.
Tuy nhiên, các báo cáo tài chính có thể cần nhiều hoặc ít hơn năm
năm nếu chu kỳ kinh doanh của công ty này không trùng với khung
thời gian 5 năm hoặc nếu những năm trước đó không liên quan hoặc
có sẵn.
THỂ HIỆN CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH DƯỚI ĐỊNH DẠNG
CỘT
Nói chung, bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh trong giai đoạn được lựa chọn được đặt ra bên cạnh nhau
theo kiểu cột. Định dạng này cho phép nhà phân tích so sánh hoạt
động công ty qua từng giai đoạn, để phát hiện các xu hướng hoặc để
xác định những khoản mục bất thường cần được nghiên cứu và phân
tích thêm. Định dạng này cũng cho phép nhà phân tích kết hợp dữ
liệu của công ty nghiên cứu với dữ liệu so sánh. Các hình 4.1 và 4.2
cho thấy kết quả của việc trình bày bảng cân đối kế toán và báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh của một công ty hư cấu, Công ty phân
phối Ale, cho giai đoạn năm năm, kết thúc vào ngày 31 tháng 12,
20X5.

3



4


5


ĐIỀU CHỈNH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Một trong những mục tiêu của việc phân tích báo cáo tài chính
là đảm bảo rằng báo cáo tài chính, có thể cung cấp những cơ sở cho
bất kỳ ước tính kinh tế nào trong tương lai, phản ánh đúng hiệu quả
hoạt động thực sự của công ty. Vì vậy, các báo cáo tài chính quá khứ
có thể cần được điều chỉnh (sửa đổi) cho một số khoản mục mà theo
đánh giá của nhà phân tích là nó bóp méo hiệu quả hoạt động thực
sự của công ty.
Điều chỉnh báo cáo tài chính được thực hiện vì nhiều lý do,
một số trong đó là:


Sử dụng thu nhập quá khứ để dự đoán thu nhập trong tương
lai



Để trình bày thông tin tài chính quá khứ trên cơ sở dữ liệu
được chuẩn hoá, nghĩa là, theo điều kiện hoạt động bình
thường




Điều chỉnh cho các nghiệp vụ kế toán được hướng dẫn từ
ngành hoặc tiêu chuẩn GAAP



Để tạo thuận lợi cho việc so sánh một công ty xác định với
chính nó, với các công ty khác trong cùng ngành hoặc với tiêu
chuẩn ngành được chấp nhận



So sánh nợ và / hoặc cấu trúc vốn của công ty với đối thủ
cạnh tranh hoặc các công ty cùng ngành



Để so sánh lợi ích với định mức ngành.
Việc điều chỉnh báo cáo tài chính trước đây phải được thực

hiện nếu ảnh hưởng của việc điều chỉnh sẽ trình bày chính xác hơn
hiệu suất hoạt động của công ty. Vì vậy, tất cả các điều chỉnh thích
hợp nên được thực hiện, bất kể có phản ánh tích cực về công ty hay
không. Vì các điều chỉnh thích hợp cho một định giá có thể không
6


phù hợp với một định giá khác, điều quan trọng là phải giải thích
được các giả định chính cho những điều chỉnh.
TIÊU CHUẨN HÓA BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG QUÁ
KHỨ

Để dễ dàng phân tích và diễn giải thích hợp các báo cáo tài
chính của công ty, các báo cáo này cần được điều chỉnh để phản ánh
thực tế của nền kinh tế trong điều kiện hoạt động "bình thường".
Mục tiêu của việc tiêu chuẩn hóa các báo cáo tài chính quá khứ là
trình bày dữ liệu trên cơ sở so sánh với các công ty khác trong
ngành, từ đó cho phép nhà phân tích đưa ra kết luận về điểm mạnh
hoặc điểm yếu của công ty so với các công ty khác.
Tiêu chuẩn hóa thường liên quan tới điều chỉnh một số loại:


Các khoản mục không thông thường.



Các khoản mục không có tính liên tục



Các khoản mục bất thường



Các khoản mục phi hoạt động



Thay đổi nguyên tắc kế toán




Không phù hợp với GAAP



Mức độ quan tâm tới quyền sở hữu, bao gồm cả việc quan
tâm có quyền kiểm soát hay không
CÁC KHOẢN MỤC KHÔNG THƯỜNG XUYÊN,

KHOẢN MỤC KHÔNG CÓ TÍNH LIÊN TỤC VÀ CÁC
KHOẢN

MỤC

BẤT

THƯỜNG

(UNUSUAL,

NONRECURRING, AND EXTRAORDINARY ITEMS)
Mặc dù APB 30 không nhắm mục tiêu cụ thể đến việc định giá
công ty, nhưng nó cung cấp các định nghĩa hữu ích về các khoản
mục không thường xuyên, không liên tục và bất thường.

7


Các khoản mục không thông thường: Các sự kiện hoặc giao
dịch có mức độ bất thường cao, rõ ràng không liên quan hoặc chỉ
liên quan ngẫu nhiên đến các hoạt động bình thường và điển hình

của công ty, xét trong môi trường hoạt động của công ty.
Các khoản mục không có tính liên tục (Nonrecurring
items): Các sự kiện hoặc giao dịch không được mong đợi hợp lý để
tái diễn trong tương lai có thể dự đoán được, xét trong môi trường
hoạt động của công ty.
Các khoản mục bất thường (Extraordinary items): Sự kiện
hoặc giao dịch được phân biệt bởi bản chất bất thường và bởi sự
không thường xuyên trong sự kiện của họ. Do đó, đối với một khoản
mục được phân loại là khoản mục bất thường, khoản mục đó phải
bao gồm cả khoản mục không thường xuyên và không liên tục.
Doanh thu hoặc chi phí không thường xuyên, không liên tục và
bất thường được loại ra khỏi dữ liệu quá khứ vì chúng có thể bóp
méo hình ảnh của nguồn thu nhập đang diễn ra của công ty. Tuy
nhiên, cần lưu ý rằng trong các khoản mục đó có thể được coi là
không bình thường and không thường xuyên trong một ngành có thể
không được coi là không bình thừơng and không thường xuyên
trong một ngành khác. Một số khoản mục không thường xuyên,
không liên tục và bất thường được điều chỉnh tiêu biểu như:
• Các cuộc đình công và biểu tình (trừ khi thông thường đối với
ngành)
• Chi phí kiện tụng hoặc các khoản nợ khó đòi thu hồi đuợc.
• Các tổn thất không được bảo hiểm do những thảm hoạ không
lường trước được như hoả hoạn hoặc lũ lụt
• Doanh thu, chi phí thực hiện một lần do các hợp đồng không
thường xuyên
8


• Lãi hoặc lỗ khi thanh lý tài sản
• Sự gián đoạn hoạt động

• Số tiền bảo hiểm nhận được cho những thiệt hại về người và
tài sản và những yêu cầu bồi thường thiệt hại khác
KHOẢN MỤC PHI HOẠT ĐỘNG – NONOPERATING ITEM
Để có được một bức tranh rõ ràng về hiệu quả hoạt động thực
sự, nhà phân tích mong muốn loại bỏ tài sản và nợ phi hoạt động và
thu nhập và / hoặc chi phí liên quan của nó từ các báo cáo tài chính
quá khứ. Điều này giả định chúng không được sử dụng, hoặc chỉ
được sử dụng một phần, trong kinh doanh. Các ví dụ phổ biến về các
khoản mục phi hoạt động bao gồm:
• Tiền mặt vượt trội
• Chứng khoán thị trường (nếu vượt quá nhu cầu hợp lý của
công ty)
• Bất động sản (nếu không được sử dụng trong hoạt động kinh
doanh, hoặc trong một số trường hợp, nếu công ty có thể hoạt động
trong các cơ sở thuê)
• Máy bay tư nhân, các thiết bị giải trí hoặc các thiết bị thể
thao, đồ cổ, bộ sưu tập cá nhân, v.v.
SỰ THAY ĐỔI TRONG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN
Các nhà phân tích thường tìm các báo cáo tài chính với sự thay
đổi trong nguyên tắc kế toán. APB20 quy định rằng việc thay đổi
nguyên tắc kế toán là kết quả của việc áp dụng một nguyên tắc kế
toán được chấp nhận rộng rãi khác với nguyên tắc kế toán được sử
dụng trước đây. Thuật ngữ "nguyên tắc" bao gồm không chỉ các
nguyên tắc và thông lệ mà còn các phương pháp áp dụng chúng.
Như vậy, một nhà phân tích phải hiểu đượcviệc thay đổi các nguyên

9


tắc kế toán có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của công ty. Một số

ví dụ phổ biến về những thay đổi trong các nguyên tắc kế toán là:
• Sự thay đổi trong phương pháp định giá hàng tồn kho, chẳng
hạn như LIFO (nhập sau xuất trước) thành FIFO (nhập trước xuất
trước) hoặc FIFO thành LIFO
• Sự thay đổi trong phương pháp khấu hao các tài sản đã ghi
nhận trước đây, chẳng hạn như từ phương pháp đường thẳng thành
phương pháp khấu hao nhanh hoặc từ phương pháp khấu hao nhanh
thành phương pháp đường thẳng
• Thay đổi phương pháp kế toán hợp đồng xây dựng công trình
dài hạn
• Thay đổi hoặc từ phương pháp hạch toán chi phí đầy đủ trong
ngành công nghiệp khai khoáng
KHÔNG PHÙ HỢP VỚI GAAP
Trường hợp thích hợp, các công ty đại chúng thường có xu
hướng lựa chọn phương pháp kế toán làm hài lòng các cổ đông với
thu nhập cao hơn trong báo cáo KQKD. Hầu hết các closely held
business owners (công ty do 1 người nắm nắm giữ hoặc một nhóm
nhỏ người kiểm soát) có xu hướng lựa chọn một phương pháp kế
toán nhằm giảm thiểu thu nhập, và do đó làm giảm gánh nặng thuế
công ty. Những lựa chọn này có thể có nghĩa là, nếu các báo cáo tài
chính của một công ty tư nhân chưa được kiểm toán hoặc xem xét,
thông lệ kế toán được thông qua bởi ban quản trị có thể không phù
hợp với GAAP. Nhà phân tích có thể chọn điều chỉnh để làm đúng
hoặc gần đúng hơn với sự tuân thủ của GAAP để kết quả tài chính
của công ty có thể được so sánh với kết quả tài chính của các đối thủ
niêm yết của nó, nếu có sẵn và áp dụng được. Các điều chỉnh cũng
có thể được thực hiện để tính toán dòng tiền.
10



Các ví dụ về các điểm thường gặp của việc không phù hợp với
GAAP là:
• Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở tính thuế hoặc cơ sở
tiền mặt
• Không ghi nhận doanh thu trong kỳ kinh doanh
• Dự phòng nợ xấu không đầy đủ (hoặc sử dụng bút toán xóa
sổ)
• Không dự phòng giảm giá hàng tồn kho, hàng tồn kho lỗi thời
hoặc chậm luân chuyển và các vấn đề về kế toán hàng tồn kho khác
• Không ghi nhận các khoản nợ như thuê tài chính, chi phí lao
động (tiền lương, tiền ốm đau / nghỉ phép, vv), thuế thu nhập hoãn
lại
• Chính sách vốn hóa / chi phí cho tài sản cố định và chi phí trả
trước
• Chính sách xóa sổ tài sản cố định
• Phương pháp khấu hao
• Kế toán cho các khoản đầu tư vào công ty con hoặc các công
ty liên kết
• Thời điểm ghi nhận doanh thu / chi phí để hạch toán hợp
đồng, bán hàng, bảo hành, các khoản đặt trước dài hạn, và tương tự.
THUẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC KHOẢN THU NHẬP CỦA CÔNG
TY S VÀ CÁC ĐIỀU CHỈNH KHÁC

Một trong những vấn đề gây tranh cãi lớn nhất trong định giá hoạt
động kinh doanh là việc xử lý thuế thu nhập trong việc định giá công
ty S.
Thuế suất thuế TNDN đặc biệt tạo ra lợi thế về thuế đối với các công
ty S vì thu nhập chịu thuế của một công ty S không bị đánh thuế ở
cấp độ công ty nhưng các cổ đông của Công ty S bị đánh thuế ở cấp
11



độ cá nhân. Do S không bị đánh thuế công ty, và các điều kiện khác
đều như nhau, nên S có nhiều dòng tiền thu nhập hơn công ty C.

Do đó, có nhiều bài viết trình bày về chủ đề này đối với việc định
giá cả lợi ích kiểm soát và không kiểm soát được trong các công ty
S. Vào cuối ngày, các sự kiện và hoàn cảnh của một tình huống định
giá nhất định phải được chuyên gia phân tích cẩn thận xem xét trước
khi đưa ra quyết định liệu cần phải có những điều chỉnh khác nhau.
CẤP ĐỘ SỞ HỮU
Sự phù hợp của những điều chỉnh báo cáo tài chính chắc chắn phụ
thuộc vào mức độ kiểm soát hay không kiểm soát của chủ sở hữu.
Một số điều chỉnh thông thường chỉ được thực hiện trong việc định
giá phần lợi ích kiểm soát trừ khi có bằng chứng rằng lợi ích của chủ
sở hữu có thể trở thành lợi ích kiểm soát trong tương lai. Báo cáo tài
chính chưa được điều chỉnh phản ánh sự thiếu sự kiểm soát để ảnh
hưởng đến kết quả tài chính, phân phối, hoặc vận mệnh của công ty
dưới bất kỳ hình thức nào.
Ví dụ về các điều chỉnh kiểm soát thường gặp là:
• Xử lý chênh lệch các khoản bồi thường hoặc các khoản tiền thù lao

12


• Loại bỏ chi phí tùy ý (phí tổn tủy chọn) và chi phí hoạt động không
hiệu quả
• Loại bỏ các giao dịch với người thân hoặc các nhân viên nội bộ
khác như tiền lương, trợ cấp, hoặc các giao dịch phi thị trường
• Thực hiện các thay đổi trong cơ cấu vốn có thể được thực hiện bởi

sự kiểm soát lợi ích
CHUẨN HÓA CÁC ĐIỀU CHỈNH
Bảng 4.4, 4.4A và 4.5 cung cấp các điều chỉnh chuẩn hóa chi tiết cho
cả bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
Công ty phân phối Ale, đối với một số khoản mục thường gặp của
nhà phân tích, nhiều trong số đó đã được mô tả trong các nội dung
trước. Các bảng 4.6, 4.6A và 4.7 cung cấp bảng cân đối kế toán và
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đã được chuẩn hóa cho giai
đoạn 5 năm được phân tích.
Các bảng 4.4 và 4.4A, và các bảng 4.6 và 4.6A chỉ ra sự khác biệt
trong các Phụ lục 4.4A và 4.6A bao gồm việc chuẩn hóa các điều
chỉnh lại tài sản cố định sang giá trị thị trường hợp lý. Các bảng 4.4
và 4.6 không bao gồm điều chỉnh này. Nhiều nhà phân tích không
thực hiện điều chỉnh này vì ngành hoặc các hướng dẫn dữ liệu chuẩn
của công ty thường không có sự điều chỉnh này, do đó việc so sánh
với chủ thể một công ty sẽ khó khăn hơn. Những người khác nghĩ
rằng việc điều chỉnh sẽ cho kết quả so sánh tốt hơn trong phân tích
giai đoạn quá khứ. Đây là quyết định mà mỗi nhà phân tích phải đưa
ra. Cả hai phương pháp đều được trình bày ở đây

13


14


Hình 4.4 & 4.4A—GHI CHÚ
15



Chuẩn hóa các điều chỉnh – Bảng cân đối kế toán:
• Các khoản mục không thường xuyên và không định kỳ
Không
• Các khoản mục không có tính chu kỳ
Điều chỉnh #1 – Căn cứ đánh giá phân tích, bao gồm so sánh
với dữ liệu chuẩn về tỷ số tài chính, đã xác định rằng công ty có
chứng khoán khả hoán vượt trội thì yêu cầu về vốn lưu động cũng
vượt trội
• Không phù hợp với GAAP
Điều chỉnh #2 – Trên cơ sở thảo luận với nhà quản trị người ta
đã phát hiện ra rằng công ty đã không ghi giảm giá hàng tồn kho một
cách hợp lý.
• Kiểm soát điều chỉnh
Điều chỉnh #3 – Căn cứ vào các đánh giá về đất đai, bất động
sản và tài sản cố định của công ty, đã có sự điều chỉnh để định giá lại
tài sản cố định của công ty để phản ánh giá trị thị trường hợp lý. Lưu
ý: Một số nhà phân tích không thực hiện điều chỉnh này để so sánh
vì dữ liệu chuẩn của các công ty được so sánh với thường không
thực hiện việc điều chỉnh này. Đây là quyết định mà mỗi nhà phân
tích phải đưa ra. Ngoài ra, một số nhà phân tích thực hiện điều chỉnh
thuế đối với giá trị tài sản.

16


17


Hình 4.5 continued
GHI CHÚ:

Chuẩn hóa điểu chỉnh – Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
• Các khoản mục không thường xuyên và bất thường
Điều chỉnh #1 – Trên cơ sở thảo luận với nhà quản trị người
ta đã phát hiện ra rằng Công ty đã tham gia vào một vụ kiện trong
năm 20X5 đã được xác định là bất thường
• Các khoản mục không có tính chu kỳ
Điều chỉnh #2 – Dựa vào đánh giá phân tích, xác định rằng
Công ty có chứng khoán khả hoán vượt trộ có vốn lưu động vượt
quá yêu cầu về của Công ty. Thu nhập và lãi/lỗ của chứng khoán
khả hoán vượt trội đã được loại bỏ khỏi báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh
• Không phù hợp với GAAP
Không
• Kiểm soát các điểu chỉnh
Điều chỉnh #3 – Trên cơ sở thảo luận với nhà quản trị,
người ta phát hiện ra rằng các thành viên trong gia đình của chủ sở
hữu của Công ty đã sử dụng thẻ xăng của Công ty để mua và sử
dụng xăng đối với xe cá nhân của họ để đi du lịch không liên quan
đến kinh doanh.
Điều chỉnh #4 – Trên cơ sở thảo luận với nhà quản trị, người
ta phát hiện ra rằng phí tham gia câu lạc bộ cho chủ sở hữu của
công ty đã được Công ty trả mặc dù chưa có cuộc họp nào được tổ
chức tại câu lạc bộ đồng quê.
Điều chỉnh #5 – Trên cơ sở đánh giá phân tích và thảo luận
với ban quản trị, những khoản điều chỉnh đối với tiền bồi thường,
tiền lương và thuế lương bổng của các nhân viên nhằm (1) đưa ra
18


mức bồi thường hợp lý cho các nhân viên, (2) xóa bỏ biên chế mà

thành viên gia đình của Chủ sở hữu của công ty – những người
không liên quan đối với hoạt động của Công ty và (3) loại bỏ các
khoản thuế lương bổng liên quan đến những điều chỉnh như vậy.
Điều chỉnh #6 – Trên cơ sở xem xét phân tích và thảo luận
với ban quản trị, nhằm xác định giá thuê trên thị trường đã được
Công ty đi thuê một tòa nhà do một bên liên quan sở hữu.
PHÂN TÍCH CƠ CẤU CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐÃ
CHUẨN HÓA
Một khi các dữ liệu tài chính đã được chuẩn hóa, các nhà phân tích
thường sử dụng một phương pháp phân tích để xác định xu hướng
hoạt động - "phân tích cơ cấu" các báo cáo tài chính. So sánh chung
bao gồm việc thể hiện từng khoản mục trên báo cáo tài chính theo tỷ
lệ phần trăm của một con số cơ sở và được thực hiện trên cả bảng
cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đã được
chuẩn hoá cho từng thời kỳ. Trên bảng cân đối kế toán, mỗi khoản
mục được trình bày dưới dạng phần trăm của tổng tài sản và trên báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh, mỗi khoản mục được thể hiện
dưới dạng phần trăm doanh thu
Phân tích cơ cấu tài chính cung cấp thông tin chi tiết về hiệu suất
hoạt động của công ty, tạo điều kiện đánh giá các mối quan hệ giữa
các tài khoản xác định, các xu hướng xác định hoặc các khoản mục
bất thường và có thể được sử dụng để so sánh các chỉ số hoạt động
của công ty so với ngành của nó hoặc đưa ra cho các công ty hướng
dẫn cụ thể. Phân tích này đôi khi hữu ích trước khi thực hiện các
chuẩn hóa điều chỉnh để xác định các điều chỉnh tiềm năng khác, với
quá trình chuẩn hóa lần thứ hai được tiến hành sau đó. Phụ lục 4.8,
4.8A, và 4.9 trình bày phân tích cơ cấu của bảng cân đối kế toán và
19



báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Ale cho giai đoạn
năm năm được phân tích. Phụ lục 4.8A bao gồm điều chỉnh điều
chỉnh lại tài sản cố định theo giá trị thị trường hợp lý.

20


21


22


23


24


25


×