Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

thuyết trình maclenin Kinh tế nông nghiệp việt nam điểm mạng và điểm yếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.09 KB, 11 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á. Vùng Đông Nam
châu Á này bao gồm miền chân núi Himalaya và Thiên Sơn. Các dòng sông lớn
của khu vực đều bắt nguồn từ hai dãy núi này. Hạ lưu của các dòng sông ấy
Dương Tử, sông Hồng, MêCông, Chaophaya… đều là những vùng đồng bằng màu
mỡ, đầy phù sa. Đặc trưng tiêu biểu của vùng này là sự chênh lệch khá lớn giữa
bình nguyên và núi rừng, sự chênh lệch tương đối nhỏ giữa bình nguyên và mặt
biển. Chính nét đặc trưng này cùng với điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và
có gió mùa là cơ sở thuận lợi cho việc phát sinh nghề nông trồng lúa nước từ rất
sớm với văn hoá Hoà Bình, văn hoá Bắc Sơn.
Nông dân Việt Nam có câu “nhứt nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Giả sử rằng
trong tương lai gần nông dân VN vẫn chuyên cần, thông minh, cấp tiến và đủ khả
năng tài chính để sử dụng phân bón hợp lý và nhiều kỷ thuật tân tiến khác, hai yếu
tố “giống” và những yếu tố liên quan đến “nước” sẽ là những thử thách lớn cho các
nhà khoa học nông nghiệp và hoạch định chiến lược nông nghiệp ở Việt Nam.Việt
Nam là vùng đất "rừng vàng biểm bạc" được thiên nhiên ban tặng.Sau
đây là bài
phân tích về điều kiện tự nhiên nước ta,mong được sự góp ý và chỉ bảo của Thầy
để bài làm của em được hoàn chỉnh hơn!

I, Khái quát Nông nghiệp Việt Nam:
Nông nghiệp luôn là vấn đề trọng yếu của mỗi quốc gia, kể cả những nước đã đạt


đến trình độ phát triển cao.Nó là một trong hai ngành sản xuất vật chất quan trọng
của nền kinh tế, là khu vực sản xuất chủ yếu, đảm bảo việc làm và đời sống cho xã
hội, là thị trường rộng lớn cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm của nền kinh
tế, là nguồn nhân lực và tích lũy cho công nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn còn là
một nước sản xuất chủ yếu về nông nghiệp với trên 75% dân số cả nước sống tập
trung ở các vùng nông thôn. Lao động nông nghiệp chiếm trên 80% lao động nông


thôn và trên 70% lao động trong toàn xã hội. Trong nhiều năm qua, sản xuất nông
nghiệp ở nông thôn ch iếm từ 25 - 40% tổng sản phẩm trong nước và đạt trên 40%
tổng giá trị giá trị xuất khẩu cho cả nước.Vì vậy phát triển nông nghiệp trong giai
đoạn hiện nay luôn là một yêu cầu cấp thiết của nước ta. Để nông nghiệp có thể
hoà nhịp cùng đất nước phát triển trong thời kỳ hội nhập. Trong những năm qua
nông nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến lớn. Từ một nước nông nghiệp lạc
hậu nghèo đói, thiếu lương thực,thực phẩm đã ngày một phát triển trở thành nước
xuất khẩu nhiều sản phẩm nông nghiệp thu về nhiều ngoại tệ cho ngân sách nh à
nước. Đó là nhờ sự nổ lực của nông dân , đảng, nhà nước với các cơ chế chinh sách
phát triển nông nghiệp thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp. Trong quá trình phát triển thì nông nghiệp thì luôn tồn tại những thuận lợi
và khó và thách thức. Tuy nhiên đến ngày nay, qua một thời gian dài phát triển đã
có thể khẳng định ngành nông nghiệp Việt Nam đã và đang làm tốt vai trò của
mình trong trong việc xây dựng và phát triển nền nông nghiệp hiện đại bền vững,
đảm bảo an ninh lương thực và dự trữ quốc gia.
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Trải qua hơn 65 năm hình
thành và phát triển từ ngày 14/11/1945 đến nay với những tên gọi khác nhau ở


từng thời kỳ cách mạng, d ưới sự lãnh đạo của đảng, nhà nư ớc, ngành nông n
ghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn , thử thách,
đấu tranh với đói nghèo, thiên tai, địch họa. Con đường đi dù có nhiều khó khăn,
thách thức bởi mang trên mình trọng trách lớn lao song ngành nông nghiệp ngày
càng khẳng định được vị trí của m ình trong nền kinh tế. Đặc biệt là liên tiếp trong
hai thập kỷ gần đây, trước những khó khăn về kinh tế thậm chí là khủng hoảng
kinh tế( điển hình là khủng hoảng tài chính năm 1994 và khủng hoảng lương thực
năm 2008) nông nghiệp luôn trở thành yếu tố quan trọng, là ưu thế nâng đỡ và còn
được coi là “cứu cánh” cho nền kinh tế Việt Nam. - Trong 5 năm qua (2005 -

2010), ngành nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, cả nước xuất khẩu

gần 25 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD, vượt chỉ tiêu kế hoạch 5 năm
bình quân một triệu tấn và 1,1 tỷ USD/năm. Giá trị gia tăng ngành nông nghiệp
bình quân đ ạt khoảng 3,7-4%/năm, an ninh lương thực quốc gia được đảm bảo.
Đặc biệt trong năm 2 010, giá trị sản lượng nông lâm ngiệp và thủy sản theo giá so
sánh năm 1994, ước đạt 232,65 nghìn tỷ đồng, cao hơn 3% so với năm 2009.Trong
con số kể trên, giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 168,39 n ghìn tỷ đồng, tăng 4,2
%, thủy sản ước đạt 56,9 nghìn tỷ đồng tăng 6,1% và lâm n ghiệp đạt 7,37 nghìn tỷ
đồng tăng 4,6%. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã từng bước đ
ược đổi m ới theo hướng hiệu quả hơn nh ằm phát huy thế mạnh của từng vùng,
gắn kết hơn với thị trường tiêu thụ nông sản thị trường .Các ngành nghề phi nông
nghiệp cũng đ ã từng bước được khôi phục và phát triển đã tạo việc làm và tăng
thu nhập cho dân cư. Với truyền thống vượt khó đi lên, mong rằng trong thời gian


tới cùng với nhũng nổ lực của người nông dân cả nước, đội ngũ cán bộ ngành nông
nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục chung tay, đoàn kết đẩy mạnh xây dựng nền nông
nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại,bền vững, sản xuật h àng hóa lớn,
có năng suất, chất lượng và hiệu quả cạnh tranh cao. Phát huy, khai thác những
thuận lợi và h ạn chế khắc phục những khó khăn còn tồn tại trong quá trình phát
triển nông nghiệp giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới, để nông nghiệp Việt Nam với
các sản phẩm của nó có th ể đứng vững trước sự cạnh tranh của mặt hàng nông sản
của các nước khác
II, Thuận lợi,Khó khăn của nông nghệp nước ta:
1, Thuận lợi:
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền
nông nghiệp nhiệt đới.
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa rất rõ rệt theo chiều Bắc-Nam và
theo chiều cao của địa hình, nên có ảnh hưởng rất căn bản đến cơ cấu mùa vụ và cơ
cấu sản phẩm nông nghiệp.
Sự phân hóa của các điều kiện địa hình, đất trồng cho phép và đồng thời đòi hỏi

phải áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng. Ở trung du và miền
núi, thế mạnh là các cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn. Ở đồng bằng, thế mạnh
là các cây trồng ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ và nuôi trồng thủy sản.

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên nước ta làm tăng thêm tính bấp
bênh vốn có của nông nghiệp. Việc phòng chống thiên tai, sâu bệnh hại cây trồng,
dịch bệnh đối với vật nuôi luôn là nhiệm vụ quan trọng.


Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới
-Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.
-Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng, với các giống cây ngắn ngày, chịu
được sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bão, lụt hay hạn hán.
-Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng
rộng rãi công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản. Việc trao đổi nông sản giữa
các vùng, nhất là giữa các tỉnh phía bắc và các tỉnh phía nam nhờ thế mà ngày càng
mở rộng và có hiệu quả.
2, Khó khăn:
Nông nghiệp Việt Nam là một trong 5 nước sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của
biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
-Tình trạng ngập lụt do nước biển dâng sẽ làm mất đất canh tác trong nông
nghiệp. Nếu mực nước biển dâng thêm 1m, ước tính khoảng 40% diện tích đồng
bằng sông Cửu Long, 11% diện tích đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các
tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập. Ngập lụt sẽ làm mất đất canh tác ở hai
khu vực nông nghiệp quan trọng nhất của Việt Nam là đồng bằng sông Cửu Long
và đồng bằng sông Hồng vì khoảng 80% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và
30% diện tích đồng bằng sông Hồng có độ cao dưới 2,5 m so với mực nước biển.
Hiện tại, diện tích đất gieo trồng của Việt Nam là khoảng 9,4 triệu ha (trong đó có
4 triệu ha đất trồng lúa). Tính trên phạm vi cả nước, Việt Nam sẽ bị mất đi khoảng
hơn 2 triệu ha đất trồng lúa (khoảng 50%) nếu mực nước biển dâng thêm 1m.

- Tình trạng xâm nhập mặn ở khu vực ven biển cũng sẽ làm thu hẹp diện tích đất
nông nghiệp. Một phần diện tích đáng kể đất trồng trọt ở vùng đồng bằng sông


Hồng và đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị nhiễm mặn vì 2 đồng bằng này đều là
những vùng đất thấp so với mực nước biển. Xâm nhập mặn làm cho diện tích đất
canh tác giảm, từ đó hệ số sử dụng đất có thể giảm từ 3-4 lần/năm xuống còn 1-1,5
lần/năm. Ngập mặn sẽ đặc biệt nghiêm trọng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Nếu nước biển dâng cao thêm 1m thì khoảng 1,77 triệu ha đất sẽ bị nhiễm mặn,
chiếm 45% diện tích đất ở đồng bằng sông Cửu Long và ước tính rằng, có khoảng
85% người dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long cần được hỗ trợ về nông nghiệp.

-Nhiệt độ tăng, hạn hán (và thiếu nước tưới) sẽ ảnh hưởng đến sự phân bố của cây
trồng, đặc biệt làm giảm năng suất, cụ thể là năng suất lúa của vụ xuân có xu
hướng giảm mạnh hơn so với năng suất lúa của vụ mùa; năng suất ngô vụ đông có
xu hướng tăng ở đồng bằng Bắc Bộ và giảm ở Trung Bộ và Nam Bộ. Ước tính
rằng, năng suất lúa xuân ở vùng đồng bằng sông Hồng có thể giảm 3,7% vào năm
2020 và giảm tới 16,5% vào năm 2070; năng suất lúa mùa sẽ giảm 1% vào năm
2020 và giảm 5% vào năm 2070 nếu không có các biện pháp ứng phó kịp thời và
hiệu quả.
- Nhiều loại dịch bệnh như dịch rầy nâu, đạo ôn trên lúa đang gây nhiều khó khăn
cho việc sản xuất lúa ở nước ta vì hậu quả mà nó mang lại là rất nặng nề . Hiện nay
theo khuyến cáo của các chuyên gia nông nghiệp, nếu 10% diện tích sản xuất lúa
chính bị nhiễm bệnh thì Việt Nam sẽ phải ngưng xuất khẩu gạo để đảm bảo an
ninh lương th ực và nếu tỷ lệ đó vượt quá 30% thì chúng ta sẽ phải nhập khẩu gạo.
Không chỉ ngành trồng trọt mà ngành chăn nuôi cũng gặp không ít các khó khăn
như b ệnh lở mồm long móng, heo tai xanh, cúm gia cầm liên tục bùng phát gây


thiệt hại cho người chăn nuôi, chính vì vậy m à nông nghiệp Việt Nam luôn đứng

trước những thách thức vô cùng lớn.Tính chất nhiệt đới gió mùa của nước ta làm
tăng thêm tính chất bấp b ênh vốn có của nông nghiệp. Trong thời gian qua trên kh
ắp các vùng sản xuất nông n ghiệp phía Bắc của nước ta đ ã trải qua những đợt rét
gây ảnh hưởng không nhỏ cho ngành nông nghiệp như: Tại Lai Châu trong thời
gian qua ngành chăn nuôi đ ã gặp nhiều khó khăn do các đợt rét đậm, rét hại làm
cho số trâu, bò, dê, ngựa, lợn chết lên đến 1.456 con hay tại Hải Dương cũng các
đợt rét này đ ã gây ảnh h ưởng không chỉ đến tiến độ gieo trồng m à còn gây ra các
bệnh như táp lá, vàng lá, rễ kém phát triển và làm cho mạ chết tập trung.
-Tình trạng sử dụng hóa chất tràn lan trong nông nghiệp hiện nay cũng rất đáng
báo động đẫn đến nguy cơ đất nông nghiệp bị thoái hóa, bạc màu. Trong khi đó,
các công ty trong lĩnh vực chế phẩm sinh học của ta lại rất yếu, nhiều sản phẩm
nhập từ nước ngoài về đã quá hạn sử dụng hoặc đã bị cấm sử dụng trên thế
giới,chính vì vậy mà gây khó khăn thêm cho phát triển nông nghiệp. Không những
vậy diện tích đất canh tác nông nghiệp mỗi năm mỗi giảm, trong khi đó năng suất
lao động nông nghiệp rất thấp, cơ cấu kinh tế nông thôn tuy có thay đổi nh ưng
chưa đáng kể. Diện tích đất nông nghiệp b ình quân trên đầu người của nước ta khá
thấp chỉ có 0,1 ha/ ngư ời, chỉ bằng 1/3 mức binh quân của thế giới. Bên cạnh đó
thì các nguồn lực về sinh học đa dạng, phong phú chưa được khai thác.

- Mất đất canh tác trong nông nghiệp và năng suất cây trồng suy giảm sẽ đặt ra
những thách thức và đe dọa đến đời sống của nông dân, vấn đề xuất khẩu gạo và an
ninh lương thực quốc gia đối với một quốc gia mà nông nghiệp đóng vai vai trò


quan trọng trong nền kinh tế quốc dân như Việt Nam: nông nghiệp chiếm 52,6%
lực lượng lao động và 20% GDP của cả nước. Dự báo đến năm 2100, nếu mực
nước biển dâng 1m, vựa lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long và TP. Hồ Chí Minh có
nguy cơ bị mất đi khoảng 7,6 triệu tấn lúa/năm, tương đương với 40,5% sản lượng
lúa của cả vùng. Do đó, Việt Nam sẽ có nguy cơ đối mặt với tình trạng thiếu lương
thực trầm trọng vào năm 2100 vì mất đi khoảng 21,39% sản lượng lúa (mới tính

riêng cho vùng đồng bằng sông Cửu Long). Trong một tương lai gần hơn, dự báo
đến năm 2020, dân số Việt Nam sẽ đạt khoảng 120 triệu người. Trong bối cảnh
biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng thì mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực cho
120 triệu người sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
Cộng hưởng với hiện tượng hâm nóng toàn cầu, hiện tượng El-Nĩno đã và đang
mang đến khô hạn và nạn cháy rừng trầm trọng, La-Nina mang bảo tố lủ lụt, đồng
thời việc biến đổi thuỷ tính và lưu lượng các dòng sông Mekong, sông Hồng, v.v.,
đang và sẽ đưa đến nhiều hậu quả tai hại hơn lên nền kinh tế nông nghiệp Việt
Nam.
-Khả năng bị nước biển tràn ngập vào năm 2075 khi nước biển dâng cao thêm 50
cm. Vùng duyên hải Bắc Phần và duyên hải đồng bằng Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng
trầm trọng, nhất là nhiều vùng ở Cà Mau, chỉ cao hơn mặt nước biển 0.5 m, trong
lúc thuỷ triều cao là 4m. Đồng bằng Cửu Long chỉ cao hơn mực nước biển trung
bình từ 0 đến 4m, nên khả năng chìm dưới mặt biển khá lớn, nhất là vùng rừng
ngập mặn (mangrove) hiện nay, và coi như một phần lớn đồng bằng bị đe doạ bởi
triều cường từ phía biển hay nước lủ phía thượng lưu sông Cửu Long. Tuy nhiên,
nhờ số lượng phù sa do sông Cửu Long mang vào địa phận Việt Nam hàng năm


khoảng 240 triệu tấn, một phần lắng tụ trên đồng bằng làm phì nhiêu đất đai, một
phần bồi đắp lấn ra biển dọc duyên hải, nhờ rừng ngập mặn, hàng năm đất lấn ra
biển từ 6 m đến 80 m (tại Mủi Cà Mau). Vì vậy diện tích mất đất vì nước biển dâng
cao sẽ không nhiều ở Đồng bằng Cửu Long như đã tưởng tượng (nếu rừng ngập
mặn không bị tàn phá). Vì nạn phá rừng trầm trọng trong lưu vực, đất bị xoi mòn
theo dòng nước làm cạn dần đáy Biển Hồ, sức chứa giảm, vì vậy một khối lượng
lớn nước, thay vì tràn vào Biển Hồ như trước kia, nay chảy thẳng vào Hậu Giang
và Tiền Giang, gây nên lụt lớn ở phần đất Việt Nam. Ngược lại, trong mùa khô
hạn, nước sông Mekong cạn kiệt. Tháng 3/2004, sông Cửu Long cạn nhất trong
vòng 40 năm qua: Tại Chiang Rai (Thái Lan) nước chỉ còn sâu 90 cm, tại Châu


Đốc ngày 18/3/2004 nước sâu 80 cm tại mốc đo, chỉ còn sâu 40 cm vào ngày
25/3/2004. Tiên đoán cho biết ẩm độ không khí có khuynh hướng giảm, và vủ
lượng giảm trong mùa khô ở đồng bằng Cửu Long, nên hạn hán sẽ trầm trọng hơn
và kéo dài hơn ở các tỉnh Miền Nam trong tương lai.
-Vấn đề nước mặn xâm nhập Vì mực nước biển dâng cao, ảnh hưởng triều cường,
và lưu lượng dòng sông xuống thấp trong mùa khô hạn, nên nước biển xâm nhập
sâu vào nội địa. Riêng năm hạn hán 1993 và 1998, nước ngọt sông Cửu Long
xuống rất thấp ở vùng Cà Mau, nên khoảng 1/3 diện tích Cà Mau bị nhiểm mặn 4%
muối, không canh tác được. Năm 1999, riêng tại các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Tiển
Giang và Cà Mau khoảng 100,000 ha đất canh tác bị nhiểm mặn. Ngay cả đầu năm
2001, khi bắt đầu mùa mưa vào tháng 5, một số tỉnh đồng bằng Cửu Long vẫn bị
nước mặn xâm nhập trầm trọng. Cũng vào thời điểm này, vùng Bình Trị Thiên Đà


Nẳng cũng bị nước mặn xâm nhập. Độ nhiểm mặn có khuynh hương gia tăng hàng
năm. Chẳng hạn, độ nhiểm mặn đo cùng một địa diểm ở vùng Long An gia tăng từ
300 mg muối/lít vào tháng 3/2002 lên 1800 mg/l vào tháng 3/2004. Tại cống Cái
Xe (ranh Mỷ Xuyên và thị xả Sóc Trăng) ngày 20/2/2005 độ mặn trong nước là
5,900 mg/lít.
Đó là những thách đố to lớn dành cho các nhà khoa học nông nghiệp và hoạch định
chiến lược nông nghiệp tại Việt Nam.
III, Kết luận:
Sự đa dạng của môi trường sinh thái, điều kiện tự nhiên là yếu tố góp phần tạo nên
sự đa dạng văn hoá. Trong vô vàn yếu tố tác động đến cuộc sống hàng ngày từ góc
độ tự nhiên, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước hầu như đều nêu bật hai tính
trội của văn hoá Việt Nam truyền thống: sông nước và thực vật. Văn minhViệt
Nam,nền văn minh thực hay văn minh thôn dã, văn hoá lúa nước tính chất thực vật
(mà cốt lõi là cây lúa) in dấu ấn đạm nét trong đời sống hàng ngày của người Việt
Nam như ở, đi lại, mặc và ăn. Bữa ăn (bữa cơm) được mô hình hoá Cơm – Rau –
Cá cộng với không có thói quen ăn sữa và các sản phẩm từ sữa động vật, không có

truyền thống chăn nuôi đại gia súc lấy thịt – chăn nuôi gắn liền với trồng trọt, phục
vụ trồng trọt. Tính chất thực vật còn được thể hiện trong đời sống tâm linh mà điển
hình là tục thờ cây. Môi trường sông - nước được coi là yếu tố đặc biệt quan trọng
khi xem xét những vấn đề văn hoá, con người Việt Nam. Có thể nói đặc trưng

nước chính là kết quả tổng thể của những đặc điểm về địa lí, địa hình cũng như khí
hậu. Yếu tố nước mang tính phổ quát và đặc thù này đã tạo nên sắc thái riêng biệt


trong tập quán kĩ thuật canh tác (đê, ao, kênh, rạch), cư trú (làng ven sông, trên
sông “vạn chài, từ chợ búa, bến ” tới những đô thị ven sông, biển hay ngã ba, ngà
tư sông), ở (nhà sàn, nhà mái hình thuyền, nhà – ao, nhà thuyền…) tới tâm lí ứng
xử (linh hoạt, mềm mại như nước), sinh hoạt cộng đồng (đua thuyền, bơi chài…),
tín ngưỡng, tôn giáo (thờ cá, rắn, thuỷ thần…), phong tục tập quán, thành ngữ, tục
ngữ, ca dao, nghệ thuật (chèo, tuồng, rối nước, hò, lí,…) và truyền thống.



×