Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

HSG địa 9 nam đàn 2010 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (845.39 KB, 4 trang )

PHÒNG GD - ĐT NAM ĐÀN
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH
THAM DỰ KỲ THI CHỌN HSG TỈNH (lẦN 2)
NĂM HỌC 2010-2011
Môn: Địa lí 9
Câu 1.
a. Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta?
b. Hãy nêu các phương hướng chính để giải quyết việc làm.
Câu 2.
Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá trị thực tế phân theo thành
phần kinh tế của nước ta năm 2004 và năm 2008. (Đơn vị: tỷ đồng)
Năm
2004
2008
TP Kinh tế
Kinh tế nhà nước
221450,7
352721,7
Kinh tế ngoài nhà nước
234242,8
709377,8
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
353264,8
847907,4
a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp
phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2004 và năm 2008.
b. Qua biểu bảng số liệu và biểu đồ. Hãy nhận xét và giải thích về quy mô và cơ cấu
giá trị sản xuất ngành công nghiệp giai đoạn 2004-2008.
Câu 3.
Nêu đặc điểm khác nhau về cơ cấu ngành công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ và
vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Nguyên nhân nào tạo ra sự khác biệt đó?


Câu 4.
a. Hãy nêu các thế mạnh kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
b. Phân tích ý nghĩa của việc phát huy các thế mạnh trên.
Câu 5.
Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học.
a. Hãy nêu tên các loại cây công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ. Giải thích tại sao
Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh trồng cây công nghiệp quan trọng nhất của cả
nước?
b. Việc xây dựng hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An có vai trò gì đối với sự phát triển của
vùng Đông Nam Bộ?
HẾT
(Lưu ý: Thí sinh được sử dụng Átlát Địa lí Việt Nam)

/>

PHÒNG GD – ĐT NAM ĐÀN
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH LỚP 9 THAM
DỰ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH – NĂM HỌC 2010-2011
Môn: Địa lý
CÂU
Câu 1
(2,5
điểm)

Câu 2
(5,0
điểm)

NỘI DUNG
a. Việc làm là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta vì:

- Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn và thất nghiệp ở thành thị còn cao
+ Năm 2003. Tỉ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động
nông thôn nước ta là 77,7%
+ Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị tương đối cao: 6%
- Nguồn lao động là vốn quý của quốc gia nếu không sử dụng hết sẽ
gây ra lảng phí vừa gây ra nhiều vấn đề phức tạp cho xã hội.
b. Các phương hướng giải quyết việc làm:
- Đẩy mạnh kế hoạch hoá gia đình để giảm tốc độ tăng lao động
- Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng
- Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn
- Phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ ở đô thị
- Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng
nghiệp dạy nghề giới thiệu việc làm.
a. Xẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu: Đơn vị %
Năm
2004
2008
TP kinh tế
Kinh tế nhà nước
27,4
18,5
Kinh tế ngoài nhà nước
28,9
37,1
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
43,7
44,4
Tổng
100,0

100,0
- Tính quy mô bán kính: R1 =
R2 =

1910006,9
x R1 =
808958,3

- Vẽ: 2 biểu đồ hình tròn, đảm bảo chính xác đẹp, có đầy đủ tên biểu
đồ, chú thích, ghi giá trị.
(Nếu thiếu tên biểu đồ hoặc chú thích, không đảm bảo chính xác trừ
¼ số điểm)
b. Nhận xét và giải thích về quy mô và cơ cấu:
* Nhận xét:
+ Về quy mô: giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh
tế năm 2008 tăng gấp 2,4 lần so với năm 2004.
+ Về cơ cấu:
-> Thành phần kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng thấp nhất đang có xu
hướng giảm dần từ 27,4% năm 2004 xuống còn 18,5% năm 2008.
-> Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng cao
nhất đang có xu hướng tăng dần từ 43,7% lên 44,4% (2004-2008)
/>
ĐIỂM
1.25
0,25
0,25
0,25
0,5
1.25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
2.0
0,5

1,5

3.0
1.0
0,25
0,25
0,25


Câu 3
(3,0
điểm)

Câu 4
(4,5
điểm)

-> Thành phần kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng khá đang có xu
hướng tăng dần từ 28,9% lên 37,1%
* Giải thích:
-> Giá trị sản xuất công nghiệp từ năm 2004 đến năm 2008 tăng
mạnh, do nước ta đang tích cực đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá.
-> Thành phần kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng thấp và đang giảm

dần, do nước ta đang tiến hành đổi mới nền kinh tế, cổ phần hoá các
doanh nghiệp nhà nước.
-> Thành phần kinh tế ngoài nhà nước tăng dần, do nước ta đang đa
dạng hoá các thành phần kinh tế.
-> Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn
nhất và đang tăng dần, do nước ta đang kêu gọi nước ngoài đầu tư
vào nước ta đặc biệt là ngành công nghiệp.
Đặc điểm khác nhau về cơ cấu ngành công nghiệp của vùng Bắc
Trung Bộ và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
* Cơ cấu ngành công nghiệp vùng Bắc Trung Bộ:
- Gồm các ngành: Khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến
gỗ, cơ khí, dệt kim, chế biến lương thực thực phẩm
- Ngành công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng là
các ngành công nghiệp quan trọng nhất.
* Cơ cấu ngành công nghiệp vùng Duyên hải Nam Trung Bộ:
- Gồm các ngành: Cơ khí, lọc dầu, chế biến lương thực thực phẩm,
chế biến lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng.
- Ngành công nghiệp chế biến thuỷ hải sản đóng vai trò quan trọng
nhất.
* Nguyên nhân:
- Vùng Bắc Trung Bộ có tiềm năng về khoáng sản đặc biết là đá vôi.
- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có ngành ngư nghiệp rất phát triển
tạo nguồn nguyên liệu hải sản là cơ sở để phát triển ngành chế biến
thực phẩm.
a. Các thế mạnh kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
* Đông Bắc:
- Khai thác khoáng sản: Than, sắt, chì, kẽm...
- Điện: Nhiệt điện ở Quảng Ninh, thuỷ điện Thác Bà, Tuyên Quang
- Trồng rừng, trồng cây công nghiệp, cây dược liệu và cây rau quả ôn
đới, cận nhiệt đới, trồng rau vụ đông và sản xuất hạt giống.

- Chăn nuôi gia súc: Trâu, bò, lơn.
- Du lịch sinh thái: Sapa, hồ Ba bể, Tam Đảo, du lịch văn hoá lịch sử:
Pắc pó, Tân Trào, đền Hùng, Yên Tử...
- Phát triển kinh tế biển: Nuôi trồng đánh bắt hải sản, GTVT biển, du
lịch vịnh Hạ Long, bãi tắm Trà Cổ.
* Tây Bắc:
- Điện: Thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu trên sông Đà
- Trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn
- Du lịch lịch sử: Điện Biên Phủ

/>
0,25
2.0
0,5
0,5
0,5
0,5
2.0
0,5
0,5
0,5
0,5
1.0
0,5
0,5
2.75
2.0
0,25
0,25
0,25

0,25
0,5
0,5
0.75
0,25
0,25
0,25


Câu 5
(4,5
điểm)

b. Ý nghĩa của việc phát huy các thế mạnh trên.
- Về kinh tế: Góp phần khai thác sử dụng hợp lí các tài nguyên thiên
nhiên ; tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Về xã hội: Nâng cao đời sống nhân dân, giảm dần sự chênh lệch với
đồng bằng, góp phần tạo việc làm, phân bố lại dân cư và lao động.
- Về chính trị và quốc phòng: Củng cố khối đoàn kết dân tộc, giữ
vững an ninh biên giới.
- Về môi trường: Góp phần bảo vệ môi trường.
a. Nêu tên các loại cây công nghiệp:
- Cao su, cà phê, điều, hồ tiêu, đậu tương, mía, thuốc lá, bông.
* Giải thích: Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn
nhất cả nước vì:
- Điều kiện tự nhiên:
+ Có địa hình thoải, thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp tập
trung và thực hiện cơ giới hoá.
+ Có diện tích đất xám trên phù sa cổ và đất ba dan khá lớn thích hợp
cho việc phát triển cây công nghiệp.

+ Có khí hậu cận xích đạo nóng ẩm thích hợp cho việc phát triển cây
công nghiệp.
+ Có nguồn nước khá phong phú của hệ thống sông Đồng Nai cung
cấp nước tưới cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
- Điều kiện kinh tế xã hội:
+ Có nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm và truyền thống
trông và chế biến cây công nghiệp.
+ Có cơ sở hạ tầng (GTVT, thông tin liên lạc), cơ sở VCKT (công
nghiệp chế biến, thuỷ lợi) phục vụ cho việc phát triển cây công
nghiệp
+ Có thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước.
+ Là vùng thu hút nhiều vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp.
b. Vai trò:
+ Cung cấp nước tưới cho nông nghiệp để đẩy mạnh thâm canh tăng
vụ, điều tiết lũ, nuôi trồng thuỷ sản.
+ Sản xuất điện cho vùng và cả nước.
HẾT

/>
1,75
0,5
0,5
0,5
0,25
3.5
0,5

0,5
0,5
0,5

0,5
0,25
0,5
0,25
0,5
1.0
0,5
0,5



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×