Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ĐỀ HSG địa 9 hạ hòa (2010 2011)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.27 KB, 5 trang )

PHÒNG GD&ĐT HẠ HOÀ
TRƯỜNG THCS HẠ HOÀ
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC: 2010- 2011
MÔN: ĐỊA LÝ
(THỜI GIAN LÀM BÀI 150 PHÚT )
Câu 1: (2 điểm)
Trình bày thành phần cấu tạo của khí quyển? Phân tích vai trò của khí
quyển đối với đời sống và giải thích những nhân tố ảnh hưởng đến khí quyển và
gây hậu quả làm thay đổi khí hậu trên Trái Đất?
Câu 2: (2 điểm)
Dựa vào Át lát Địa lý Việt Nam hãy nêu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới
gió mùa qua các thành phần địa hình và sông ngoài ở nước ta?
Câu 3: (3 điểm)
Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng có ý nghĩa quan trọng
trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước:
Em hãy nêu rõ:
1. Tại sao đồng bằng sông Hồng là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước.
2. Các biện pháp chính để giải quyết vấn đề dân số ở đồng bằng sông Hồng.
Câu 4: (3 điểm)
Cho bảng số liệu dưới đây:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá trị thực tế phân theo khu vực
kinh tế của nước ta (đơn vị tính: Tỷ đồng).
Năm Nông - Lâm - Thuỷ sản Công nghiệp - Xây dựng Dịch vụ
1990 16252 9513 16190
1995 62219 65820 100853
1997 80826 100595 132202
2000 108356 162220 171070
2002 123383 206197 206182
1. a. Nêu các dạng biểu đồ có thể vẽ được (chỉ nêu các dạng và cách vẽ không
cần vẽ cụ thể) để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo số liệu đã cho.


b. Lựa chọn một dạng biểu đồ thích hợp nhất và giải thích tại sao lại có sự lựa
chọ này.
c. Vẽ biểu đồ đã được lựa chọn.
2. Từ biểu đồ đã vẽ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân
theo khu vực kinh tế của nước ta.
____________________________________
(Học sinh được sử dụng Át lát địa lý)
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút
Nội dung Điể
m
Câu 1: (2 điểm)
* Thành phần cấu tạo của khí quyển:
- Thành phần: Nitơ chiếm 78%, ôxi chiếm 21%; Hơi nước và khí khác
chiếm 1%.
- Cấu trúc: Gồm 5 lớp (tầng đối lưu; tầng bình lưu, tầng giữa; tầng ion,
tầng ngoài).
* Vai trò của khí quyển:
- Bảo vệ sự sống trên Trái Đất (tầng ôzôn)
- Cung cấp lượng khí ôxi cần thiết cho sinh vật
- Nơi diễn ra các quá trình thời tiết, khí hậu và hoàn lưu khí quyển.
- Điều hoà nhiệt cho bề mặt Trái Đất.
* Những tác nhân làm ảnh hưởng đến khí quyển và gây hậu quả thay
đổi khí hậu Trái Đất:
+ Hiệu ứng nhà kính làm khí hậu Trái Đất nóng lên.
• Khí thải CN (khí CO
2
) làm tăng hiệu ứng nhà kính của khí quyển,
làm nhiệt độ không khí tăng

• Trái Đất nóng lên làm băng ở 2 cực Trát Đất tan ra, nước biển dâng
cao.
+ Sự phá huỷ tầng ôzôn
+ Hiện tượng mưa axít
Câu 2: (2 điểm): Dựa vào át lát Địa lý:
- Địa hình:
+ Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi (địa hình bị cắt xẻ mạnh đất xói mòn rửa
trôi). Vùng núi đá vôi hình thành địa hình cactxơ, các hang động.
+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: Quá trình xâm thực, bào mòn địa
hình bề mặt địa hình ở miền đồi núi là sự bồi tụ, mở mang nhanh chóng ở
đồng bằng hạ lưu sông.
(Rìa phía Đông Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía Tây Nam
đồng bằng châu thổ sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển từ vài chục đến
vài trăm m).
=> Quá trình xâm thực và bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành và
biến đổi địa hình Việt Nam.
- Sông ngòi:
+ Mạng lưới sông dày đặc:
0,5
0,5
1,0
0,5
0,25
Nước ta có 2360 con sông dài trên 10km. Dọc bờ biển trung bình cứ 20km
lại bắt gặp 1 cửa sông. Sông ngòi nhiều phần lớn là sông nhỏ.
+ Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.
• Sông ngòi nước ta có lượng nước lớn, tổng lượng nước là
839tỷm
3
/năm

• Tổng lượng phù sa hàng năm của sông ngòi trên lãnh thổ nước ta
khoảng 200 triệu tấn.
- Chế độ nước theo mùa: Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo
sát nhịp điệu mùa.
Câu 3: (3 điểm)
1. Đồng bằng sông Hồng có dân cư trù mật, mật độ lớn nhất so với các
vùng trong cả nước.
a) Nguyên nhân về tự nhiên
- Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ rộng lớn thứ hai sau đồng
bằng sông Cửu Long, với diện tích khoảng 1,5 triệu ha, đây là điều kiện
thuận lợi cho việc cư trú và sản xuất.
- Nguồn nước tương đối phong phú với hệ thống sông Hồng và sông Thái
Bình, cùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, là những yếu tố quan trọng để thu
hút dân cư tới sinh sống từ lâu đời.
b) Nguyên nhân về lịch sử khai thác lãnh thổ
- Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng được khai phá và định
cư lâu đời nhất ở nước ta, nhờ sự thuận lợi về địa hình và khí hậu.
- Do việc khai thác từ lâu đời cộng với các yếu tố khác làm cho dân cư
đồng bằng sông Hồng trở nên đông đúc.
c) Nguyên nhân về kinh tế - xã hội
Nền nông nghiệp trồng lúa nước ở đồng bằng sông Hồng đã có từ xa xưa
(thời hậu kì đá mới). Ngày nay trình độ thâm canh lúa nước ở đây đạt mức
cao nhất trong cả nước, đòi hỏi phải có nhiều lao động.
- ở đồng bằng sông Hồng đã hình thành một mạng lưới trung tâm công
nghiệp quan trọng và mạng lưới đô thị dày đặc như Hà Nội, Hải Phòng,
Nam Định ....
d) Tổng hợp các nguyên nhân khác:
2. Các biện pháp giải quyết vấn đề dân số ở đồng bằng sông Hồng
a) Phân bố lại dân cư và lao động (......)
b) Thực hiện có kết quả công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình

(........)
c) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Khi chất lượng cuộc sống được
cải thiện thì mức sinh đẻ sẽ giảm đi.
0,5
0,5
0,25
0,5
0,5
0,5
0,25
0,5
0,5
0,25
Câu 4: (3 điểm)
1) Lựa chọn và vẽ biểu đồ thích hợp nhất
a) Nêu các dạng có thể vẽ được để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu
- Biểu đồ tròn (xử lí số liệu và vẽ 5 hình tròn)
- Biểu đồ cột chồng (xử lí số liệu và vẽ 5 hình chồng)
- Biểu đồ ô vuông (xử lí số liệu và vẽ 5 ô vuông)
- Biểu đồ miền (xử lí số liệu và vẽ biểu đồ miền)
b) Chọn một dạng thích hợp nhất và giải thích
- Chọn biểu đồ miền
- Giải thích:
+ Các dạng còn lại tuy không sai, nhưng không thấy được cơ cấu và sự
chuyển dịch cơ cấu một cách trực quan.
+ Dạng biểu đồ miền đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của câu hỏi và rất trực
quan.
c) Vẽ biểu đồ miền.
- Kết quả xử lí số liệu (%):

Năm Tổng cộng
Nông, lâm, thuỷ
sản,
Công nghiệp, xây
dựng
Dịch vụ
1990 100,0 38,7 22,7 38,6
1995 100,0 27,2 28,8 44,0
1997 100,0 25,8 32,1 42,1
2000 100,0 24,5 36,7 38,8
2002 100,0 23,0 38,5 38,5
- Vẽ biểu đồ miền, yêu cầu:
+ Vẽ chính xác khoảng cách năm, chia và ghi đầy đủ % ở trục đứng và
nằm ở trục ngang, đẹp.
+ Có chủ giải và tên biểu đồ.
2) Nhận xét và giải thích:
a) Nhận xét:
- Có sự chuyển dịch rất rõ rệt.
- Xu hướng là tăng tỷ trọng của khu vực II (Công nghiệp - xây dựng) và
khu vực III (Dịch vụ), giảm tỷ trọng khu I (Nông - Lâm - Thuỷ sản).
b) Giải thích:
- Theo xu thế chung của thế giới.
- Đáp ứng được yêu cầu đổi mới đất nước, phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hoá và hiện đại hoá.
0,5
0,5
1,0
1,0


×