Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

HSG địa 9 thanh chương(v2) 2012 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.83 KB, 3 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG
KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN VÒNG I NĂM HỌC 2012 - 2013
Môn thi: Địa lý 9
Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu 1 ( 2.0 điểm):
a. Trình bày tình hình phân bố của dân tộc Việt ( Kinh) và các dân tộc ít người ở nước ta.
b. Hiện nay sự phân bố các dân tộc có gì thay đổi?
Câu 2 ( 2.0 điểm):
a. Nét đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là gì? Thể hiện ở những mặt
nào?
b. Nêu một số thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế của nước ta?
Câu 3 ( 3.0 điểm):
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và các kiến thức đã học, hãy:
a. Trình bày những hiểu biết của em về công nghiệp điện ở nước ta ( các đặc điểm: cơ
cấu ngành, sản lượng điện, các nhà máy thủy điện và nhiệt điện lớn)
b. Phân tích đặc điểm chung về sự phân bố các nhà máy điện ở nước ta.
Câu 4 ( 3.0 điểm):
Dựa vào bảng số liệu dưới đây
Sản lượng thủy sản nước ta
( đơn vị: nghìn tấn)
Năm
1990
1994
1998
2002
2005

Tổng số
890,6
1465,0
1782,0


2647,4
3465,4

Khai thác
728,5
1120,9
1357,0
1802,6
1987,9

Nuôi trồng
162,1
344,1
425,0
844,8
1478,0

Hãy:
a. Tính tỉ lệ ( %) sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng trong tổng sản lượng thủy
sản của nước ta từ năm 1990 đến năm 2005 và rút ra nhận xét.
b. Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng của nước ta
năm 2005.
( Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lý khi làm bài)
.........................................................hết .................................................................
PHÒNG GD & ĐT

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN VÒNG I LỚP 9

/>


THANH CHƯƠNG

NĂM HỌC: 2012-2013

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA LÝ
(Hướng dẫn gồm 02 trang)
Câu 1 (2.0 điểm):
a. Tình hình phân bố của dân tộc Việt ( Kinh) và các dân tộc ít người ở nước ta:
+ Người Việt phân bố rộng khắp cả nước song tập trung hơn ở các vùng đồng bằng,
trung du và duyên hải => 0.25 điểm
+ Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du => 0.25 điểm
Trong đó:
- Trung du và miền núi Bắc bộ là địa bàn cư trú đan xen của trên 30 dân tộc, ví dụ: Tày,
Nùng, Thái Mường...=> 0.25 điểm
- Khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người cư trú thành vùng khá
rõ rệt, ví dụ: Ê-đê ở Đăk Lăk, người Gia-rai ở Kon Tum...=> 0.25 điểm
- Các tỉnh cực Nam Trung bộ có dân tộc Chăm, Khơ-me cư trú thành từng dải hoặc xen
kẽ với người Việt, người Hoa chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh.
=> 0.25 điểm
b. Hiện nay, sự phân bố các dân tộc có sự thay đổi:
+ Một số dân tộc ít người từ miền núi phía Bắc đến cư trú ở Tây Nguyên => 0.25 điểm
+ Một số dân tộc vùng hồ thủy điện Hòa Bình, Y-a-ly, Sơn La sống hòa nhập với các dân
tộc khác tại các địa bàn tái định cư => 0.25 điểm
+ Tình trạng du canh, du cư của một số dân tộc núi cao đã được hạn chế, đời sống các
dân tộc được nâng cao, môi trường được cải thiện => 0.25 điểm.
Câu 2 ( 2.0 điểm):
a. Nét đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta và thể hiện:
+ Nét đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế => 0.5 điểm
+ Thể hiện qua các mặt ( 0.5 điểm):

- Chuyển dịch cơ cấu ngành;
- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ;
- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
(Yêu cầu thí sinh nói rõ đặc điểm)
b. Một số thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế của nước ta:
+ Thành tựu ( 0.5 điểm): thể hiện tập trung ở:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế;
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
- Sự hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu
+ Những khó khăn và thách thức ( 0.5 điểm):
- Sự phân hóa giàu nghèo và tình trạng vẫn còn xã nghèo, vùng nghèo.
- Những bất cập trong phát triển văn hóa, y tế, giáo dục.
- Vấn đề việc làm.
- Những khó khăn trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Câu 3 ( 3.0 điểm):
/>

a. Các đặc điểm về công nghiệp điện ở nước ta:
- Cơ cấu ngành: gồm nhiệt điện và thủy điện (không yêu cầu trình bày về phong điện và
điện hạt nhân) => 0.5 điểm
- Sản lượng điện: Mỗi năm sản xuất trên 40 tỉ kw hvà sản lượng điện ngày càng tăng
=> 0.5 điểm
- Các nhà máy thủy điện lớn: Hòa Bình, Y-a-ly, Trị An...=> 0.25 điểm
- Các nhà máy nhiệt điện lớn: Phú Mỹ, Phả Lại...=> 0.25 điểm
b. Đặc điểm chung về sự phân bố các nhà máy điện ở nước ta:
- Các nhà máy điện ở nước ta có đặc điểm chung về phân bố là: phân bố gần các nguồn
năng lượng => 0.5 điểm. Cụ thể:
+ Các nhà máy điện than phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh, đồng bằng sông Hồng => 0.25
điểm
+ Các nhà máy điện khí phân bố chủ yếu ở Đông Nam bộ => 0.25 điểm

+ Các nhà máy thủy điện phân bố trên các dòng sông có trữ năng thủy điện lớn => 0.5
điểm (Yêu cầu thí sinh lấy ví dụ minh họa).
Câu 4 ( 3.0 điểm):
a. + Tính tỉ lệ (%) sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng trong tổng sản lượng thủy
sản nước ta (yêu cầu để sau dấu phẩy một chữ số):
Năm
Tổng số (%)
Khai thác (%)
Nuôi trồng (%)
1990
100
81,8
18,2
1994
100
76,5
23,5
1998
100
76,2
23,8
2002
100
68,1
31,9
2005
100
57,4
42,6
=> 1.0 điểm

+ Nhận xét: Yêu cầu học sinh so sánh được sự khác nhau giữa sản lượng và tỉ trọng (1.0
điểm):
- Thủy sản khai thác:
* Sản lượng tăng: Năm 2005 gần gấp 2,7 lần năm 1990
* Tỉ trọng giảm: Năm 1990: 81,8% năm 2005 còn 57,4%, giảm 24,4%.
- Thủy sản nuôi trồng:
* Sản lượng tăng: Năm 2005 gấp 9,1 lần năm 1990 (tăng nhanh hơn tổng số khai thác).
* Tỉ trọng tăng: Từ 18,2% năm 1990 lên 42,6 % năm 2005 tăng 24,4%.
- Như vậy, trong 15 năm, sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng đều tăng. Tuy
nhiên, sản lượng thủy sản khai thác tăng ít hơn so với sản lượng thủy sản nuôi trồng. Tỉ
trọng sản lượng thủy sản khai thác giảm trong lúc đó tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi
trồng tăng rất nhanh.
Lưu ý: Tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác luôn lớn hơn tỉ trọng sản lượng nuôi trồng,
b. Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng của nước ta
năm 2005=> 1.0 điểm.
Yêu cầu:
- Vẽ biểu đồ hình tròn;
- Bảo đảm chính xác, khoa học, thẩm mĩ.
/>


×