Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

VÀI nét về xòe THÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.3 KB, 50 trang )

MỤC LỤC

11


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời và là một quốc
gia đa dân tộc, 54 dân tộc là 54 màu sắc văn hóa tạo nên nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Mỗi dân tộc được phân bố ở các vùng miền của
Tổ quốc và có giá trị truyền thống, sắc thái văn hóa riêng.Vùng văn hóa Tấy Bắc
là một nơi có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Nơi đây còn lưu giữ, bảo
tồn được nhiều nét văn hóa truyền thống tộc người rất đa dạng và độc đáo, một
trong những nét đặc sắc đó là văn hóa Thái.
Nhắc đến dân tộc Thái là nhắc đến những nét văn hóa đặc sắc, những tinh
hoa ẩm thực của một dân tộc vùng cao Tây Bắc. Mà trong đó, múa xòe được coi
là một đặc trưng của nghệ thuật dân gian và trở thành biểu tượng văn hóa của
dân tộc Thái. Mường So mảnh đất sơn thủy hữu tình, giàu bản sắc văn hóa dân
tộc, đặc biệt là văn hóa Thái và là cái nôi của điệu xòe mê đắm lòng người.
Nằm trong hệ thống múa dân gian Việt Nam, múa xòe đã đóng góp vai trò
quan trọng vào kho tàng múa dân gian cổ truyền. Múa xòe được dân tộc Thái tự
hào vì là đặc trưng văn hóa truyền thống, góp phần xây dựng cuộc sống lành
mạnh, thúc đẩy sản xuất, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc.
Việc tìm hiểu văn hóa Thái ở Mường So, Phong Thổ, Lai Châu cụ thể hơn
đó là điệu xòe biểu trưng cho tộc người Thái góp phần bảo lưu những giá trị văn
hóa nghệ thuật dân gian của dân tộc. Chính vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài:
“Tìm hiểu nghệ thuật xòe Thái ở xã Mường So – huyện Phong Thổ - tỉnh Lai
Châu”, làm đề tài nghiên cứu, nhằm mở rộng vốn kiến thức chuyên ngành, phần
nào đó góp công trong việc bảo lưu và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc
của mảnh đất Tây Bắc trong nền văn hóa dân tộc.



22


2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Vấn đề lịch sử - văn hóa cuả người Thái ở Việt Nam đã được sưu tầm, nghiên
cứu từ rất lâu nay với các tác phẩm như: “Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam” của
Cầm Trọng: “Văn hóa Thái Việt Nam” (Cầm Trọng - Phan Hữu Dật). Cầm Trọng là
tác giả có nhiều công trình nghiên cứu về dân tộc Thái ở Việt Nam .
Ông cùng Ngô Đức Thịnh viết tác phẩm “Luật tục Thái ở Việt Nam” xuất
bản năm 2003. Năm 2005, cuốn “Những hiểu biết về người Thái ở Việt Nam”
của ông được tái bản, với nội dung là giới thiệu văn hóa Thái trong lịch sử Việt
Nam, sự phân chia thành các vùng văn hóa, các nhóm địa phương, nơi cư trú,
sinh hoạt kinh tế, sinh hoạt ăn uống, ở, mặc, đi lại, quan hệ gia đình, xã hội.
Ngoài ra, còn có tác giả Phạm Ngọc Khuê với “Mỹ thuật dân tộc Thái ở
Việt Nam” trong đó giới thiệu về nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật trang trí trên
vải, trang sức, đồ gốm.
Lê Ngọc Thắng với “Nghệ thuật trang phục Thái”. Hai tác giả Hoàng Nam
và Lê Ngọc Thắng với “Nhà sàn Thái”.
Một loạt những công trình nghiên cứu về nghệ thuật ngôn từ của người
Thái cũng được ra đời. “Truyện dân gian Thái” với ba tác giả Cầm Cường, Cầm
kỳ, Hà Thị Thiệc. Gần đây nhất là tác phẩm “Tìm hiểu văn học dân tộc Thái ở
Việt Nam” của Cầm Cường nói về nguồn gốc và thành tựu của văn học Thái và
vai trò cuả nó trong đời sống xã hội dân tộc Thái.
Ngoài những công trình nghiên cứu đồ sộ thì trên một số báo và tạp chí
cũng xuất hiện những bài viết tản mạn về dân tộc Thái nhưng khai thác ở một số
khía cạnh văn hóa , kinh tế, xã hội. Trên Việt báo số ra ngày 10/2/2005 có bài
“Lần theo huyền thoại đất múa mường So”.
Cuốn “Xòe Thái” của Lâm Tô Lộc ( 1985 ) đã trình bày khá rõ về xòe thái
nói chung và vai trò của Xòe Thái.

Có thể nói, các tác phẩm cùng với những kết quả nghiên cứu đều khẳng
định vai trò, vị trí, ý nghĩa của Mường So với lịch sử - văn hóa của người Thái.
33


Đều nêu và đề cập đến xòe Thái ở mức độ chung chung hay nặng về nghệ thuật
mà chưa có góc nhìn văn hóa về xòe Thái.
Chính vì vậy, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài này để nghiên cứu với
mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc giúp gìn giữ, bảo tồn và phát
huy nét đẹp trong xòe Thái ở Mường So - Phong Thổ - Lai Châu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
- Áp dụng những lý thuyết khoa học đã được học vào đời sống thực tiễn.
- Tìm hiểu rõ hơn về Xòe Thái ở Mường So, Phong Thổ, Lai Châu.
- Qua đó đưa ra các ý kiến và cách thức góp phần bảo tồn và giữ gìn giá trị
văn hóa, đặc sắc của xòe Thái.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu về Xòe Thái, quá trình hình thành và phát triển của xòe Thái.
- Khảo sát nghiên cứu, đánh giá thực trạng, từ đó nêu lên những đặc điểm,
nghệ thuật của xòe Thái ở Mường So, Phong Thổ, Lai Châu.
- Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị cuả xòe Thái trong thực
trạng hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thu thập tài liệu: tìm kiếm tài liệu có liên quan đến Xòe Thái
ở Mường So trên các phương diện sách, báo, tài liệu khoa học, internet…
Phương pháp so sánh: Đặt Xòe Thái hiện nay trong sự phát triển kinh tế xã
hội để tìm ra những nét đổi mới của Xòe Thái xưa và nay.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Tiến hành phân chia vấn đề nghiên
cứu về văn hóa Thái thành các bộ phận nhỏ để thuận tiện hơn trong việc tìm hiểu

44


và đảm bảo tính sâu sắc của từng bộ phận. Sau khi phân tích các bộ phận xong,
sử dụng phương pháp tổng hợp để tổng hợp lại các bộ phận đã được tìm hiểu để
có cái nhìn sâu sắc, toàn diện nhất của khách thể nghiên cứu.

5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài bao gồm ba chương chính sau:
Chương 1: Khái quát chung về điều kiện tự nhiên và người Thái ở Mường
So – Phong Thổ – Lai Châu.
Chương 2: Xòe Thái ở Mường So – Phong Thổ – Lai Châu.
Chương 3: Gía trị, thực trạng và biện pháp bảo tồn xòe Thái ở Mường So –
Phong Thổ – Lai Châu.

55


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ
NGƯỜI THÁI Ở MƯỜNG SO – PHONG THỔ - LAI CHÂU
1.1 Vài nét về Mường So - Phong Thổ - Lai Châu
Phong Thổ là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Bắc của tỉnh Lai Châu. Phía
Bắc tiếp giáp huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây giáp huyện Sìn
Hồ, phía Đông giáp huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp huyện Tam Đường.
Nhiệt độ trung bình hằng năm là 22OC, lượng mưa trung bình hằng năm
2.226 mm, độ ẩm 84,34%. Diện tích tự nhiên của huyện là 1.029,25 km 2, trong
đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 17.915,4 ha; diện tích đất lâm nghiệp
50.264,4 ha...
Dân số 71,32 nghìn người, có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, trong
đó dân tộc Dao; dân tộc H’Mông; dân tộc Thái; dân tộc Hà Nhì; dân tộc Kinh;

dân tộc Giáy,... Mật độ dân số trung bình 69,29 người/km2.
Phong Thổ là huyện có nhiều tài nguyên khoáng sản, trữ lượng khá lớn như
đất hiếm, đồng, vàng… là điều kiện quan trọng để phát triển các ngành công
nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản. Có suối nước nóng Vàng Bó, di tích của
người Việt cổ Nậm Phé, Nậm Tun, miếu Nàng Han; có nhiều lễ hội văn hóa đặc
sắc: Kin Lẩu Khẩu Mẩu, Lễ hội Nàng Han, lễ hội Then Kin Pang của người
Thái, lễ hội Gầu Tào của người Mông;… thuận lợi cho phát triển du lịch. Ngoài
ra, có cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng tạo điều kiện quan trọng để trao đổi hàng
hóa giữa tỉnh Lai Châu với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) góp phần thúc đẩy kinh
tế - xã hội địa phương phát triển.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, chủ quyền
biên giới được giữ vững, quan hệ đối ngoại với huyện Kim Bình (tỉnh Vân Nam
- Trung Quốc) được duy trì và mở rộng; hệ thống chính trị được củng cố, từng
bước đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; tinh thần đoàn kết giữa nhân dân các
66


dân tộc, bản sắc văn hóa các dân tộc nhất là những giá trị văn hóa truyền thống
tiếp tục được lưu giữ và phát huy.
Huyện có 18 xã, thị trấn: thị trấn Phong Thổ , Mường So, Sì Lở
Lầu, Vàng Ma Chải, Ma Ly Chải, Mồ Sì San, Pa Vây Sử, Mù Sang, Tung Qua
Lìn, Dào San, Bản Lang, Ma Ly Pho,Hoang Thèn, Khổng Lào, Nậm Xe, Sin
Súi Hồ, Lản Nhì Thàng, Huổi Luông. Trong đó có 13 xã biên giới tiếp giáp với
Trung Quốc, với 98,95 km đường biên giới.
1.2. Vài nét về người Thái ở Phong Thổ - Lai Châu
Tên gọi khác: Tày Khao (Thái Trắng), Tày Đăm (Thái Đen), Tày Mười, Tày
Thanh (Man Thanh), Hàng Tổng (Tày Mường), Pu Thay, Thổ Đà Bắc... thuộc
nhóm ngôn ngữ Tày - Thái, chữ Thái có cùng hệ với chữ Sanscrít (Ấn Độ).
Phương thức sản xuất: chủ yếu là làm ruộng cấy lúa nước, ruộng bậc
thang, nương và các cây lương thực khác. Ngoài ra, người Thái còn có các hoạt

động sản xuất khác như: làm vườn, chăn nuôi gia súc, gia cầm, các nghề phụ,
săn bắn hái lượm, đánh cá…
Nhà ở: chủ yếu là nhà sàn, với cấu trúc riêng biệt, có các phòng dành riêng
cho nữ giới, nam giới và mỗi bên đều có cầu thang lên xuống, ngoài ra còn có
các gian dành cho bếp sưởi, bếp chính, gian tiếp khách…
Cưới hỏi: Tục cưới xin của người Thái phải trải qua rất nhiều thủ tục: thách
cưới, ở rể, nhập phòng, cưới lên, cúng hồn, cưới xuống…tuy nhiên đã có sự đơn
giản hoá đi rất nhiều so với trước kia, nhưng vẫn mang đậm bản sắc văn hoá dân
tộc.
Tang ma: người chết được tắm rửa bằng nước lá cây, mặc quần áo mới, trải
tấm quàn ra giữa nhà đặt thi thể lên, đặt một vuông thổ cẩm lên mặt rồi đậy tiếp
một sải khăn phiêu lên người chết; sau đó gọi hồn, ngày hôm sau đem chôn ở
rừng ma, làm tiếp lễ gom hồn và lễ đón hồn thiêng lại nhà…

77


Các lễ hội truyền thống: Người Thái ở Lai Châu có một số lễ hội lớn như:
Lễ hội Then Kin Pang được tổ chức vào ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm kéo dài
trong 3 ngày (ở xã Mường So - Phong Thổ); lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu (lễ hội
cốm), tổ chức vào rằm tháng 9 âm lịch hàng năm (ở xã Mường So -Phong Thổ);
lễ hội cơm mới (đầu tháng Mười âm lịch); hội hoa ban (vào tháng 2 âm lịch); Lễ
Hội Nàng Han (ở Phong Thổ) tổ chức vào 15 tháng 2 âm lịch...

88


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Thông qua chương này giúp chúng ta hiểu hơn về cuộc của người Thái ở
Mường So – Phong Thổ - Lai Châu với những nét đặc trưng về văn hóa vật chất

và yếu tố tinh thần, biết được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Lai Châu
nói chung đồng thời từ đó nhận biết được yếu tố thuận lợi và khó khăn ảnh
hưởng đến quá trình lao động sản xuất của đồng bào nơi đây.
Người Thái ở Lai Châu sống tại một nơi có địa hình là núi cao chót vót, khí
hậu khắc nghiệt như vậy nhưng họ vẫn khắc phục được và còn cải tạo được đất
đai trở lên màu mỡ hơn để canh tác sản xuất tạo tiền đề cho những giá trị văn
hóa tinh thần phát triển. Chinh phục tự nhiên là cả một quá trình lâu dài , bền bỉ
mới có thể khiến nó phục vụ lại mình. Người Thái đã thành công trong việc ứng
phó và tận dụng tự nhiên để hình thành nên văn hóa sản xuất giúp đời sống của
họ ngày càng đi lên.

99


CHƯƠNG 2: XÒE THÁI Ở MƯỜNG SO - PHONG THỔ - LAI CHÂU
2.1 Khái quát về xòe Thái ở Mường So – Phong Thổ – Lai Châu
2.1.1. Danh xưng và nguồn gốc
Xoè được dịch ra theo tiếng Thái ghi trong cuốn “Quán tố mương" có nghĩa
là "xé", nhằm chỉ một hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian tập thể, trong tiếng
việt gọi là múa.
Xòe bắt nguồn từ đời sống lao động của nhân dân và được ra đời từ rất xa xưa.
Xòe có từ bao giờ, đến nay chưa ai có thể trả lời chính xác được. Chỉ biết
rằng, từ khi được sinh ra, người Thái được lớn lên cùng với điệu xòe.
2.1.2. Đất múa Mường So - nơi phát tích những điệu xòe Thái
Huyền sử của người Thái vùng Tây Bắc kể rằng, vào khoảng thế kỷ X, vị tù
trưởng ở vùng Mường Lò (thuộc địa phận tỉnh Yên Bái ngày nay) là Lạc Trượng
dẫn dân đến vùng Mường So (thuộc huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu ngày nay)
để khai hoang, lập bản. Tương truyền, chính vùng đất mới này là nơi khởi thủy
của những điệu xòe nổi tiếng của người Thái vùng Tây Bắc.
Trước ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), cả vùng đồng bào

Thái ở xứ Mường So nằm dưới sự cai trị của vua Thái Đèo Văn Ân.
Đèo Văn Ân mồ côi từ năm 15 tuổi, là người Bố Chánh (Lai Châu) được
một người họ Lý ở Mường So đem về nuôi nấng. Lớn lên Ân theo Pháp làm vua
xứ Thái nhưng không dám đối xử tệ bạc với người dân nơi đây.
Đèo Văn Ân vốn là ông vua đa tình và rất yêu xòe Thái. Vậy nên, dưới tay
Ân, Mường So nổi tiếng với những đội xoè với hàng trăm đội gái xòe và những
lễ hội xòe thường được tổ chức từ ngày này đến tháng khác. Quan khách thuở
10


trước lên Mường So đã có điện máy nổ phục vụ, được Ân đãi những đêm thuốc
phiện say nồng nằm ngất ngưởng thưởng thức những đội xoè do Ân tổ chức, chỉ
toàn con gái đẹp từ các bản tuyển về, múa, hát, xoè.
Ngoài ra, Thời Đèo Văn Ân, khắp bãi trên bờ dưới sông Nậm Na là nơi tổ
chức các cuộc xòe vui bất tận. Trai Mường trên đi thuyền đuôi én sang sông, gái
bản dưới xinh đẹp áo cóm về bờ sông tụ họp bắt chuyện làm quen rồi xòe. Rồi
cùng nhau uống rượu ngô thơm lừng, tiếng hát gọi bạn, tiếng tính tẩu réo rắt
dưới ánh lửa bập bùng tạo nên những đêm Tây Bắc trao tình mộng mị và vòng
xòe cứ rộng mãi, dài mãi tưởng như bất tận.
Như vậy, mà những đội xoè từ xứ Mường So từng một thời nức tiếng khắp
một dải núi rừng Tây Bắc.
Nghệ nhân Lò Pẩu ở xã Khổng Lào (huyện Phong Thổ, Lai Châu) và Bà
Đèo Thị Ly hiểu Mường So như bàn tay cho biết: Đất Mường So vốn là "nôi”
của các điệu múa xoè, các làn điệu dân ca cổ truyền của người Thái trắng.
Mường So vốn được xưng tụng là đất múa.
Nguyên bản, xoè không có nhiều làn điệu, không bài bản như sau này. Xoè
vốn chỉ là điệu múa sinh hoạt dân dã xuất phát từ đời sống văn hoá của người
miền núi cao Tây Bắc từ đời xưa truyền lại: đối đáp làm quen, cầm tay múa hát,
cùng đi làm nương, rồi gả cưới.
Dưới thời Đèo Văn Ân, những điệu múa, khúc hát quen thuộc được phổ

vào xoè, vậy nên xoè có tới hơn 30 làn điệu. Những làn điệu dân gian quen
thuộc: hát Ói Ói, hát Nôm, hát Then... bởi vậy mà phổ biến hơn bao giờ hết.
Với người Thái ở Mường So, thì ngày Tết vui chơi "cũng là một trách
nhiệm" của người trong bản, để cả bản có không khí vui ngày Tết. Mỗi bản có
một nhà họp, sân rộng để bà con quây quần tụ hội. Cuối chiều, sau hai hồi ba
tiếng trống báo hiệu, nam thanh nữ tú, già trẻ gái trai cùng có mặt. Đêm tối thì
thắp đèn dầu, hoặc đốt lửa củi. Trăng sáng thì tiệc xoè tổ chức ngoài sân. Từ
ngày mùng Một tới 15 tháng Giêng, đêm nào cũng có tiệc múa xoè. Đúng ngày
11


15 tháng Giêng, xào xẹ suốt ngày đêm. Mường So được gọi là đất xoè có thể
cũng vì lẽ đó.

12


2.1.3 Một vài đặc điểm khác
Xòe có thể phân chia ra làm hai hình thức chính đó là xòe vòng và xòe biểu diễu.
Trang phục của xòe là đạo cụ gần gũi cuộc sống hàng ngày như chiếc quạt,
khăn piêu, chiếc nón được bàn tay tài ba của các nghệ nhân dân gian tạo dáng,
tạo mẫu rất công phu. Chiếc áo cóm khuy bạc bó sát người tôn những đường nét
trời phú cho người phụ nữ cùng với khăn piêu thêu hoa văn tinh tế rất công phu
đẹp mắt. Thân mặc tấm áo cóm đủ màu khuy bạc thướt tha, xuôi xuống là tấm
váy đen quanh thắt lưng đeo bộ xà tích bằng bạc lấp lánh tạo nên bộ trang phục
khá hoàn mỹ của người phụ nữ Thái và đó cũng là một bộ trang phục xòe đặc
trưng . Nói đến Điện Biên là người ta nghĩ về vùng đất của xòe. Xòe là văn hóa,
xòe là cuộc sống tinh thần của đồng bào nơi đây, xòe làm nên váy áo cóm của
đồng bào Thái hay áo váy cóm làm nên những điệu xòe làm lòng người nghiêng
ngả… Tất cả những đạo cụ đó đã tôn lên bội phần và gây ấn tượng khó quên cho

các đội xòe, tạo cho xòe Thái một tính cách rất riêng rất phong phú.
Xoè Thái có 2 lối hát là hát thơ (khắp xư) và hát gọi (khắp chiệu). Đó là
những lời hát mở đầu cho điêụ xoè, góp phần làm cho âm nhạc và điệu múa bay
bổng, tràn đầy cảm xúc.
Từ xưa tới nay loại hình nghệ thuật xoè dân gian này được tích luỹ bằng trí
nhớ và trao truyền cho thế hệ sau theo hình thức truyền miệng.
2.2. Xòe vòng (Xé Voóng)
2.2.1. Sự phát triển của xòe vòng
Xòe là một hình thức múa của người Thái. Là một loại múa sinh hoạt được gắn
với một số phong tục tập quán của người Thái ở Phong Thổ. Cho đến nay Xòe được
phổ biến không riêng ở Phong Thổ mà cả ở những vùng cư trú của dân tộc Thái.

13


Xòe vòng là múa theo nhịp trống chiêng. Trước 1954, chỉ có nhà phìa tạo mới
có trống chiêng vì nhà giàu có thế lực mới có điều kiện mua sắm và có quyền sử
dụng các nhạc cụ này. Dân không được sắm trống chiêng, đánh chơi ở nhà, chúng
có cho thì mới được. Có trống chiêng thì mới có thể múa vòng. Ngày tết, thanh
niên nam nữ lên nhà phìa tạo xin phép đánh trống chiêng và xòe vòng với nhau.
Trước năm 1950, Đèo Văn Ân cho dân tụ tập tại sân nhà hắn để xòe. Đêm thì
treo đèn măng sông cho sáng cả san múa. Hắn cho dân đánh trống chiêng từ ngày
mồng một đến mùng năm âm lịch, thấm chí còn bắt dân giữ sao không ngớt tiếng
trống trong năm ngày đầu xuân, chỉ vì một điều mê tín rằng sang năm mới sẽ gặp may.
Khác với tên thổ ti Đèo Văn Long, Đèo Văn Ân cho phép các tạo bản sắm
chiêng trống. Họ có thể có những bộ nhạc cụ gõ này tốt hơn của Đèo Văn Ân. Ở
Mường Lay, nếu Đèo Văn Long nghe thấy có bộ chiêng trống nào tốt hơn của nhà
mình, hắn sẽ gọi người chủ của bộ gõ ấy đến gây khó dễ và tìm cách chiếm đoạt.
Ngày Tết dân xòe rất đông vui, có khi trên bãi rộng. Ban đêm giữa bãi có
đốt lửa. Dân bản nắm tay nhau thành vòng múa quanh đống lửa. Một trống lớn

và hai chiếc cồng được treo ở góc bãi. Dân bản nắm tay nhau thành vòng tròn,
múa quanh đống lửa. Nếu đông người thì múa thành hai vòng, vòng trong nhỏ,
vòng ngoài lớn. Hai vòng xoay ngược chiều nhau. Khi cao hứng thì reo hò, xiết
chặt vòng xòe trong tiếng cồng, nhịp trống rộn ràng. Chẳng những nam nữ
thanh niên Thái yêu thích xòe mà các cụ già cũng hào hứng tham gia. Ban đầu
thì các cụ còn múa nhịp nhàng. Khi rượu đã ngà ngà say hoặc trống chiêng thúc
dục, tuổi xanh như sống lại,các cụ càng nhảy múa sôi nổi. Có người đánh chiêng
đến một, hai giờ sáng. Sáng sớm, lại nổi trống lên. Họ nghĩ rằng múa xòe như
vậy, thánh thần mới phù hộ làm ăn phát đạt trong năm mới.
Ở người Thái trắng, có tục múa mừng nhà mới. Dựng nhà mới là một việc
làm hệ trọng đối với mọi gia đình. Từ việc chọn đát đến việc đẵn gỗ dựng nhà có
nhiều nghi thức. Nhà mới làm xong, chủ nhà làm cỗ, cúng ma nhà và thiết đãi
khách đến mừng. Trong tiệc rượu, những người đến dự, hát chúc chủ nhà nơi ở
tốt, cón cái khỏe mạnh làm ăn khấm khá. Có nhà còn múa xòe sau tiệc rượu,
14


trước nữa để mừng nhà mới, sau là khen chủ nhà đã dựng được ngôi nhà chắc
chắn, dòng người múa nhảy mà nhà không sập.
Nhưng hiện nay kiến trúc nhà ở của người Thái trắng có thay đổi. Tại
Mường So một số gia đình làm nhà đất. Bên trong có dãy buồng ngủ trên sập
thêm kiểu nhà sàn. Kiến trúc này ra đời trong hoàn cảnh đầu bản thiếu nguyên
vật liệu xây dựng (tre, gỗ). Mừng những nhà mới này, nếu có xòe thì không phải
với mục đích thử xem ngôi nhà có chắc không vì múa trên sàn đất, mà là mừng
nhà mới và khen chủ nhà đã dựng được ngôi nhà mới.
Trong Kin Pang Then, tết Nguyên Đán và mừng nhà mới, có xòe vòng.
Trước giải phóng Phong Thổ. Mọi hoạt động múa này thể hiện rõ tính giai cấp.
Dưới các bản, dân múa với dân. Già trẻ, gái trai hòa chung nỗi vui của cộng
đồng bằng xòe tập thể. Tại nhà Đèo Văn Ân, quan múa với quan. Một số gái xoe
được gọi lên đây phục vụ cho những cuộc vui nhảy múa. Thời kỳ đầu, múa theo

nhịp trống. Về sau mới có kèn loa đệm theo. Quan khách múa với gái xòe. Hình
thức múa theo đôi nam nữ trong phòng khách của tên thỏ tì họ Đèo ít nhiều chịu
ảnh hưởng của khiêu vũ. Tất nhiên một số gái xòe ở đây cũng phải biết qua một
câu lạc bộ khiêu vũ như điệu tăng-gô, van, bốt-xtong để tiếp khách. Ở Lai Châu
tên Đèo Văn Long xây dựng một câu lạc bộ khiêu vũ để tiếp bọn Pháp. Hắn có
sẵn một số gái nhảy và nhạc đệm để mở nhiều cuộc khiêu vũ trong nhà.
Từ năm 1950 đến năm 1954, trong không khí chuẩn bị giải phóng Tây Bắc,
tiếng trống xòe ở Mường So rời rạc, lẻ tẻ. Đèo Văn Ân không dám ở nhà, ăn tết
không ngon vì du kích hoạt động mạnh. Giải phóng Phong Thổ, tên Đèo Văn Ân
theo giặc Pháp. Chính quyền cách mạng tiếp quản vùng mới giải phóng. Dân
bản đề nghị với Chủ tịch Ủy ban hành chính Phong Thổ cho dân xòa từ đêm
giao thừa đến tháng riêng theo phong tục người Thái. Mặc dù ngày giải phóng
Điện Biên, chính quyền cách mạng phải giải quyết hàng loạt vấn đề quan trọng
nhưng sinh hoạt văn hóa của dân bản vẫn được chú ý. Sự quan tâm của Đảng và
Chính phủ thể hiện ở nhiều mặt vấn đề chung như chủ trương phát triển phong
trào trong toàn huyện cho đến những vấn đề cụ thể như trống chiêng, địa điểm
15


xòe. Nhờ vậy phong trào xòe rôm rả hơn trước ngày giải phóng. Từ chưa hiểu
đến tin yêu các bộ, bộ đội, già trẻ, gái trai tham gia sôi nổi những cuộc xòe
vòng. Tiếng trống rộn rã mang một không khí mới. Ngày trước dân với dân,
quan với quan. Bây giờ dân cùng với cán bộ lãnh đạo các cấp. Tình đoàn kết
quần chúng cùng thắm thiết qua lời ca điệu múa.
Sinh hoạt xòe đã làm sôi động cuộc sống ở bản Mường. Đồng bào dân tộc
Thái dần dần hiểu đường đối chính sách của Đảng lao động Việt Nam ai cũng
tham gia múa hát rất đông đảo. Có thể nói rằng ai cũng biết xòe, xòe trở thành
một hình thức dân gian theo ý nghĩa trọn vẹn. Kể từ đấy nó trở thành một điển
hình múa theo kiểu truyền thống.
Ở các xã Mường So, có truyền thống xòe và có phong trào quần chúng. Thế

hệ sau mang lại cho hình thức múa sinh hoạt này một hình thái mới qua những
động tác và điệu bộ. Tiết tấu mới cũng phản ánh nhịp điệu tình cảm mới của
người Thái đương thời. Các em bé tung tăng nhảy múa, các bạn gái trai trao đổi
tâm tình không bằng lời nói mà bằng ánh mắt, nụ cười, nắm tay siết chặt và bằng
đoạn múa theo đôi. Sự chuyển động đội hình cũng thể hiện phần nào tình cảm
mới ấy. Động tác xòe ngày nay có những nét mới do những biến hóa của những
động cơ chủ đạo vốn có trong múa truyền thống. Ngược lại một vài nơi khác,
ngay trong ngày tết cũng chẳng có xòe. Thanh niên tụ tập để cùng nhau vui thú
với những hình thức sinh hoạt múa mới. Một số thanh niên Thái, đi xa về, không
múa xòe mà chỉ thích những điệu thời thượng của phương Tây. Tuy vậy, dân tộc
Thái tại huyện Phong Thổ vẫn còn bảo lưu những hình thức cổ truyền của xòe.
Nếu ở những bản nằm trên các trục đường giao thông, xòe vòng phải chịu
ảnh hưởng của loại múa sinh hoạt nước ngoài đã và đang tác động đến no thì ở
những vùng mà có điều kiện giao lưu khó khăn, xòe vòng chẳng chịu ảnh hưởng
gì của múa mới.
Cho đến nay, phong trào xòe vẫn được duy trì. Thông qua vòng xòe, dân
bản địa, du khách quốc tế được gắn kết vởi nhau bằng chỉ nụ cười và cái nắm
tay thật chặt và từ đó, xòe đã trở thành sản phẩm du lịch góp phần phát triển
kinh tế, xã hội
16


Nhìn lại phong trào múa xòe ở xã Mường So, sự biến chuyển thể hiện ở các
mức độ sau:
- Sự tiến triển.
- Sự duy trì (bảo lưu các hình thức cổ truyển)
- Sự suy thoái

17



2.2.2. Đặc điểm của xòe vòng
Xòe vòng thường có một số đặc điểm cơ bản:
Âm nhạc:
Âm nhạc là phần tất yếu của múa xoè, giúp xoè có những dấu hiệu khu biệt
trong sự phong phú của đời sống ca múa Thái.
Ngày trước, xòe vòng được mở đầu bằng hát, một người cất tiếng hát, sau
đó mọi người mới bắt đầu vào múa chung theo nhịp trống chiêng. Đệm cho múa,
Người Thái ở Phong Thổ dùng một trống lớn, 2 hoặc 3 cái chiêng, một đôi chũm
chọe và mấy ống tre dỗ trên máng gỗ. Có khi còn dùng cả pí, khèn bè, tính tẩu.
Cũng là dàn nhạc và nhịp điệu ấy, nhưng tuỳ lúc và tính chất buổi xòe mà cách
đánh và chuyển âm khác nhau.
Nhạc gõ tạo ra một không khí rộn ràng, sôi động, có sức lôi cuốn mọi
người vào cuộc xòe vòng. Tiếng chiêng (có khi có cả chum chọe) cầm nhịp cho
múa. Những lúc cao trào, chính các nhạc công cũng nhún nhảy với những động
tác tinh nghịch, dí dỏm và tuỳ hứng. Những động tác dí dỏm, tinh nghịch càng
làm cho sinh hoạt múa tập thể thêm vui, không khí âm nhạc sôi động làm cho
mọi người hang say, múa quên cả mệt.
Sau một thời gian, được dùng nhiều. Các bản phải mua hoặc đặt đúc chiêng
mới dưới xuôi.
Trống có hai loại là công và cống. Cống là loại trống dài khoảng 1m,
đường kính khoảng 45 cm làm bằng thân cây gỗ đục rỗng, và bịt bằng da trâu
hoặc da bò. Tiếng Cống đục và vọng gần.
Công (cong) là loại trống dài từ 1,5 – 3 m, đường kính từ 50 - 70 cm, (bịt
bằng da bò) 2 đầu bịt da trâu, bò. Tiếng công trong, gọn, vang xa. Công còn có

18


thể dùng để báo động khi bản mường có giặc hoặc sự việc cần thiết triệu tập dân

đến hội họp.
Chiêng là loại nhạc cụ gõ đúc bằng đồng, thường được mua dưới xuôi vì
đồng bào Thái chưa đúc được. Thông thường người ta dùng hai, có khi ba
chiêng thành 1 dàn: một chiếc có thanh trầm, một chiếc có thanh cao, một chiếc
có thanh trung. Ngoài tiếng công còn có tiếng chiêng vang rộn ràng tạo nên âm
thanh lôi cuốn người xem hào hứng nhập cuộc vui. Tiếng nhạc công, cống,
chiêng hòa vang đệm theo nhịp 2/4 tạo nên không khí tưng bừng ngày hội bản
làng, đặc biệt sự nhún nhảy của người chơi nhạc tạo nên sự rạo rực, tăng thêm
sức sôi động của vòng xòe.
Không gian, thời gian, đối tượng tham gia diễn xướng:
Địa điểm tổ chức múa xòe vòng thường diễn ra ở các bãi đất trống, ở sân
nhà, trên sân khấu, dưới gốc cây hoặc nhà văn hóa thôn, bản vào những ngày vui
như lễ hội, tết Xíp xí, lễ mừng cơm mới, mừng nhà mới, cúng giỗ Xên bản, Xên
mường, sinh hoạt Hạn khuống...
Múa xòe Thái là một điệu múa tập thể vui nhộn, số người tham gia không
hạn chế, không phân biệt già trẻ, trai gái, tôn giáo, đẳng cấp. Mọi người đều có
quyền vui và được phép nắm tay nhau nhảy múa.
Nghệ thuật biểu diễn:
- Đội hình vòng tròn:
Người múa xòe đứng thành vòng tròn nắm tay nhau, thường thì nam, nữ
đan xen. Vòng xòe ban đầu ít người thì một vòng nhỏ hẹp; nhiều người thì vòng
lớn, nhiều hơn nữa thì vòng tròn kép: vòng lớn ngoài, vòng nhỏ trong. Nếu vòng
đơn thì vòng xòe quay ngược chiều kim đồng hồ, nếu vòng xòe kép thì các vòng
xòe quay ngược chiều nhau trông rất đẹp mắt.
19


Nếu số người chơi nhiều lên nữa, hội xoè được thiết kế thành các vòng tròn
đồng tâm, “tâm” được xác định bởi một hũ rượu cần hoặc một đống lửa (nếu vào
ban đêm). Khi ấy, vòng xoè này vận động theo chiều kim đồng hồ, thì vòng xoè kia

vận động theo hướng ngược lại. Tuỳ theo tính chất của từng cuộc vui, nếu là vòng
xoè đám cưới hoặc tiệc mừng nhà mới chẳng hạn, về cuối xoè vòng có thể tách ra
thành xoè cụm, xoè nhóm hoặc xoè đôi. Lúc này, âm nhạc đột ngột chuyển tiết tấu,
động tác múa cả tay lẫn chân cũng có những thay đổi tương thích linh hoạt và uyển
chuyển, đòi hỏi cầu kỳ và phức tạp hơn nhiều so với xoè vòng tập thể.

20


Động tác chủ đạo:
Nhịp 1 – 2: chân phải đưa ra đằng trước, chân trái nhún xuống; đồng thời
hai tay vung ra đằng trước. Trong đội hình vòng tròn mọi người phải nắm tay
nhau. Nhịp 2 – 2: chân phải rút về nguyên về vị trí, chân trái nhún ký bên cạnh
chân phải (làm trụ); đồng thời hai tay hạ xuống ngang đùi.
2.3. Xòe biểu diễn
Tổ chức và hoạt động của đội xòe
Xòe biểu diễn là loại múa do gái xòe ngày trước biểu diễn. Theo các cụ
nghệ nhân còn sống và theo các nguồn tư liệu khác, tên tri châu Phong Thổ Đèo
Văn Ân đã lập một đội xòe tại Mường So. Hắn cho người tập hợp một số con
gái Thái đẹp. Đội xòe học một số điệu múa lấy từ kin pang then. Những điệu
chầu pô, nả lăng, lang lxả, nhum hơ, tủm xoog tơ, ca ớk, quát bó héo được đưa
lên sân khấu từ khi đội xòe ấy ra đời. Đội xòe này có trước đội xòe của Đèo Văn
Long, một tên chúa đất khét tiếng dâm ô và tàn ác ở Lai Châu.
Đèo Văn Ân dùng đội xòe để tiếp đón bọn quan Pháp lên kinh lý tại Phong Thổ
và đưa đi biểu diễn ở Lào Cai, Hà Nội, Lai Châu.. Đầu tiên ở Mường So có đội xòe
của Đèo Văn Ân vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ XX, đội này tuyển gái xòe ở các bản
Khổng Bát, Khổng Lào, Khổng Tự, Vàng Pheo. Bốn bản này thuộc địa phận Mường
So cũ. Cho đến giả phóng Điện Biên, đội xòe Đèo Văn Ân đã có nhiều thế hệ gái
xòe. Thế hệ đầu tiên là các cụ Pèm, cụ Păn, cụ Khiêm. Thế hệ cuối cùng là các bà
Lỡ, bà Phè, bà Pang, bà Lầu, bà Đeng, bà Chẽ, bà Hĩm, bà Kẻng.

Việc tập múa được tổ chức theo lứa tuổi, từ những em bé 12 - 13 tuổi đi tập
xòe vì ham vui cho đến những cô gái Thái 16 - 17 tuổi được chọn vào đội xòe, ở
Phong Thổ cách tổ chức đội xòe không giống như ở Mường Lay. Đèo Văn Ân
không tập trung gái xòe về nhà hắn để đào tạo theo từng lớp mà để họ sống cùng
với bố mẹ. Khi nào cần tập múa thì gọi lên nhưng không nuôi cơm. Chị em phải tự
mua sắm quần áo, theo một sự quy định thống nhất: áo trắng, váy đen. Đèo Văn Ân
21


chỉ cấp khăn múa, hắn không cấp ruộng cho gia đình gái xòe. Khi nào đi biểu diễn
thì được nuôi cơm. Trên đường lưu diễn, các trạm đón tiếp sẽ giả quyết vấn đề ăn ở
cho đội xòe. Diễn xong về đến nhà lại làm ruộng như thường ngày. Cũng có trường
hợp không phải nộp thuế diễn nếu thổi kèn phục vụ cho quan châu.
Cũng có năm, Đèo Văn Ân cho quân đi bắt gái xòe. Các cô gái đẹp nhất
phải đi trốn. Gái xòe nào lấy chồng thì bỏ nghề, có cô mới ăn hỏi cũng đã thôi
múa. Thấy cô nào đẹp, Đèo Văn Ân ép lấy hắn, hắn có 11 vợ, trong số đó có gái
xòe như người vợ thứ bảy ở bản Phai Gui xã Khổng Lào. Đèo Văn Ân cấp cho
mỗi vợ một mẫu ruộng nhưng không phải mất tiền cưới.
Cứ vài ba năm, hắn thay đổi gái xòe một lần, cho nghỉ lớp già và tuyển lớp
trẻ vào đội để thay thế. Trường hợp cá biệt mới có người được giữ lại để dạy
múa cho lớp trẻ. Ở đồng bào Thái, mẹ là gái xòe thì sẵn sàng cho con gái mình
đi xòe. Thậm chí còn chỉ bảo cho con về kỹ thuật múa. Bố cũng cho đi xòe.
So hai cách tổ chức lực lượng biểu diễn cũng như các chế độ đãi ngộ đối
với gái xòe của Đèo Văn Ân và Đèo Văn Long, ta sẽ thấy một khác biệt rõ rệt:
Đèo Văn Long tuyển những người đẹp, có khả năng, tiếp thu múa tốt, hắn
cấp cho gia đình gái xòe một mẫu rưỡi ruộng hoặc 1500ki lô gam thóc nếu
không nhận ruộng. Ai ốm được cấp thuốc men, mỗi năm được cấp một bộ quần
áo, phát vào dịp Tết. Gái đẹp bị bắt hầu hạ hắn. Gái xòe phải sống tập trung tại
nhà của Đèo Văn Long để tập múa hát. Họ bị bóc lột rất tinh vi. Ngoài việc biểu
diễn nghệ thuật, họ còn phải hầu bọn Tây và quan châu. Ở Phong Thổ cũng như

ở Mường Lay, phần lớn gái xòe bị thất học. Ngoài việc biểu diễn họ không tham
gia các hoạt động sáng tạo khác trong đội xòe. Đội trưởng thường được chọn
trong số báo khóa chứ chưa bao giờ trong số gái xòe. Từ ngày lập đội xòe cho
đến giả phóng Điện Biên, báo khóa thực hiện mấy nhiệm vụ sau đây:
- Đệm đàn: Tính tầu là nhạc cụ chính, có khi hai cây hoặc bốn cây đàn hòa
tấu. Từ khi Phan Xân đệm cho múa nón, múa cờ bằng pi kẻo thì đàn nhạc nhỏ
đệm cho múa còn có người thổi kèn, người đánh trống và chum chọc.

22


- Biểu diễn múa: Trong một vài điệu như phá pét ( tám người đan với
nhau), lôông leo, báo khóa có tham gia múa. Bốn nam vừa đánh tính lầu vừa
múa trong phá pét. Còn trong lôông leo họ đeo quả nhạc sau tay mà múa. Họ
múa chung với bốn gái xòe.
- Hướng dẫn múa: Trong những lúc đội xòe ôn tập chương trình tiết mục
hoặc dạy múa cho những người mới học nghề, báo khóa hướng dẫn một mình
hoặc với một gái xòe phụ giảng.
- Sáng tác: Từ thế hệ báo khóa đầu tiên là các cụ Đèo Văn Phung, Hoàng Văn
Ẻo, Nùng Văn Nôi, Pở Văn Mùa (đã quá cố) cho đến thế hệ sau cùng là các ông
Đèo Văn Len, Đèo Văn Phu, Lù Văn Giào, Vàng Văn Mặc, đã có một vài báo khóa
tham gia sáng tạo múa. Từ những điệu xòe cũ được cải biên cho đến những sáng
tác mới, các cấp độ của sự sáng tạo ấy được thể hiện trong tiến trình lịch sử của
nghệ thuật xòe Thái Phong Thổ, có những báo khóa thất học nhưng một vài người
có học. Trình độ học vấn đã giúp họ. Hoàng Văn Ẻn là một trong số ít đó.
Cuộc đời sân khấu của người đệm đàn dài hơn cuộc đời sân khấu của gái
xòe. Các ông Len, Phu đã tham gia biểu diễn đến năm 20 30 tuổi. Một vài cá
nhân được Đèo Văn Ân cân nhắc sau một thời gian phục vụ đắc lực cho hắn.
Người thì được chức danh chánh tổng người thì được chức lý trưởng
Thông thường cơ cấu tổ chức của một đội xòe gồm hai thành phần: 8 xao

mổ hay còn gọi là xào mỗ (tức là gái múa) và 4 báo khóa.
Đội xòe Mường So (tức đội xòe của Đèo Văn Ân) là đội mạnh nhất của
Châu Phong Thổ. Đèo Văn Ân hay điều đội xòe Mường So đi phục vụ cho bọn
quan Pháp và phìa tạo dòng họ Đèo.
Hằng năm bọn Pháp từ Hà Nội lên hoặc từ Lào Cai sang Phong Thổ để
xem xòe vì chuộng lạ. Tổ chức hội chợ đấu xảo tại Hà Nội, bọn chúng cũng điều
đội xòe Phong Thổ về phục vụ. Múa xòe được trình diễn trên sân khấu Nhà hát
lớn, có lần về Hà Nội bầu quan Tây, Đèo Văn Ân dẫn đội xòe theo.
Đèo Văn Ân còn cho đội xòe sang Sa Pa biểu diễn phục vụ bọn quan Pháp. Lần
biểu diễn tại thị Xã Lai Châu cùng với đội Mường Lay, đội xòe Phong Thổ cũng
23


múa trên sân khấu nổi với một mảng bè lớn trên một khúc sông ở khu nhà tên Đèo
Văn Long. Hai đội đua tài với nhau diễn tại Giào San cho một đối tượng toàn là
người Dao và người H’Mông xem, đội xòe Phong Thổ cũng được hoan nghênh.
Ngôn ngữ múa không cần phiên dịch cho nên ở vùng cư trú của các dân tộc ít người
những cuộc biểu diễn xòe rất đông khán giả. Đội xòe Phong Thổ có lần được thưởng
một chiếc lọ đồng đen và một lư hương. Sức sáng tạo phong phú của nhiều thế hệ
báo khóa đã làm cho nghệ thuật xòe ở Phong Thổ mang một bản sắc độc đáo.
2.3.2. Sự phát triển của xòe biểu diễn
Tiến trình của nghệ thuật xòe Thái có thể tạm chia thành hai giai đoạn: có
giai đoạn đầu và giai đoạn cuối. Cũng có thể gọi hai giai đoạn ấy là giai đoạn kế
thừa và giai đoạn phát triển.
Ở giai đoạn đầu, xòe biểu diễn tiếp thu hầu hết những điệu múa lễ thức của Kin
Pang Then nhưng có biến đổi phù hợp với yêu cầu và đặc trưng nghệ thuật trình diễn.
Trong xòe Thái điệu múa là một cấu trúc nghệ thuật đơn giản được tạo lên
bởi một, hai (thường là một động tác). Những điệu múa đa số được xây dựng
bằng một động tác chính, lặp đi lặp lại. Đệm cho múa là một mẩu nhạc ngắn
được lặp đi lặp lại nhiều lần như múa. Từ đó ta có thể thấy rằng tên điệu múa

cũng là tên của động tác chủ đạo. Hệ thống động tác xòe biểu diễn ở giai đoạn
đầu được gọi bằng hai cách:
- Gọi tên theo nội dung động tác: Chầu pô = chầu vua; Cô lạy = múa lạy;
Nhụm hơ = dậm đầy thuyền; Chau khon = mời điếu; Quát bó héo = quét hoa tàn.
Những động tác múa kể trên đều là động tác sinh hoạt, lao động được cách
điệu hóa nghệ thuật. Tuy khác tên gọi, hai động tác chầu pô và cô lạy cùng một
gốc và một ý nghĩa. Nếu múa có hát đệm thì ta dễ đối chiếu nội dung lời ca với
nội dung động tác múa. Nếu chỉ có nhạc đàn (tính tẩu) thì sự xác định nội dung
động tác sẽ khó hơn nhưng vẫn được. Ông Đèo Văn Chựa lấy một điệu hát trong
then, cải biên thành múa nhụm hơ. Hoàng Văn Ẻn và sau đó Đèo Văn Phái đã
chỉnh lý điệu múa này, cho đến thế hệ các Bà Lỡ, bà Dím, bà Phè, bà Hỉm, chất
24


múa của chầu pô, nhụm hơ, chau khon, quát bó héo, được nâng lên. Thông qua
nghệ thuật múa khăn, nội dung cuộc sống xã hội của người Thái đã phần nào
được phản ánh một cách nên thơ.
- Gọi theo luật động:
Nả lăng = (quay ra) đằng trước, đằng sau; Tủm xoong lơ = (đưa sang bên
cạnh) hai lần; Khóa hô = (vung khăn) quá đầu; Ca ớk = (đưa khăn lên) ngang ngực.
Nhóm động tác tủm xoong lớ, ca ớk, khóa hô thể hiện kỹ thuật múa khăn
của người Thái, loại khăn dài có ở các dân tộc Việt, Thái, Tày nhưng kỹ thuật
múa đạo cụ này rất khác nhau ở mỗi dân tộc. Khoác lên khăn hình đẹp đẽ của
các cô gái xòe, chiếc khăn lụa dài đã biến những động tác sinh hoạt hằng ngày
thành những động tác múa duyên dáng nên thơ,
Ngoài kỹ thuật cơ bản trên thì xòe biểu diễn ở Phong Thổ còn có động tác
vung khăn quàng sau lưng, hai tay cầm hai đoạn đầu khăn để cùng chụm vào và
vẫy ra. Rồi thì động tác gập đôi khăn mà múa, chẳng hạn như tay phải nắm một đầu
khăn trước hông bên phải, tay trái đưa đầu khăn kia ra đằng trước ngang tầm vai.
Trong múa then, đạo cụ chính là khăn lụa dài. Đạo cụ thứ hai là một ống

nửa ngắn tượng trưng cho ống điếu cây trong mùa chau khon. Các xao chạu ngồi
thành hình vòng cung. Tay thì múa khăn, người thứ nhất đạo chiếc đệm ghế tròn
sang cho người thứ hai ngồi bên cạnh. Đến lượt người này vừa múa khăn vừa
đạp chiếc đệm ghế sang cho xao chạu thứ ba… Động tác múa ấy quá phức tạp
cho nên các bà then sau này bỏ đi, không tập cho các xao chạu.
Ngoài việc tiếp thu vốn múa khăn – múa lễ thức của Kin Pang Then – đội xòe
Đèo Văn Ân còn xây dựng múa nón và tiếp thu múa nhạc của địa phương khác.
Trải qua một quá trình thể nghiệm, múa nón Phong Thổ trở thành một điệu
múa nữ duyên dáng uyển chuyển nhưng không kém phần linh hoạt.
Đầu tiên nhạc đệm chỉ là một bài khổ trống đơn giản, về sau điệu múa ấy
được đệm bằng pi kẻo và trống chũm chọe.
Múa nón thời đó có sáu động tác chính. Khác với múa khăn, nó có những
tên gọi riêng cho từng điệu múa hoặc cho từng động tác, vì mỗi người gọi theo
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×