Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

Chính sách an sinh xã hội của một số nước ASEAN và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 173 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ HỒNG HOA

CHÝNH S¸CH AN SINH X· HéI
CñA MéT Sè N¦íC ASEAN Vµ BµI HäC
KINH NGHIÖM §èI VíI VIÖT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ HỒNG HOA

CHÝNH S¸CH AN SINH X· HéI
CñA MéT Sè N¦íC ASEAN Vµ BµI HäC
KINH NGHIÖM §èI VíI VIÖT NAM

Chuyên ngành : Kinh tế Quốc tế
Mã số

: 62.31.01.06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. Trần Quang Lâm
2. TS. Trần Thị Nhung

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong luận án: "Chính sách
an sinh xã hội của một số nước ASEAN và bài học kinh nghiệm đối với
Việt Nam" là kết quả tự nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu và trích
dẫn trong luận án có nguồn gốc rõ ràng và trung thực. Tôi hoàn toàn chịu
trách nhiệm về nội dung và tính chính xác của các tài liệu trích dẫn.

Tác giả luận án

Phạm Thị Hồng Hoa

i


LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ quản lý, giảng viên Khoa
Quốc tế học, Học viện Khoa học xã hội; đặc biệt trân trọng cảm PGS.TS.
Trần Quang Lâm, TS. Trần Thị Nhung đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả
hoàn thành luận án. Tác giả xin chân thành cảm ơn PSG.TS. Nguyễn Duy

Dũng, PGS.TS. Lưu Ngọc Trịnh và các bạn đồng nghiệp, lãnh đạo các đơn vị:
Trung tâm lưu trữ - Bảo hiểm Việt Nam, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Trường Đại
học Sao Đỏ đã giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận án.
Tuy tác giả đã có cố gắng, nhưng với nguồn lực có hạn nên luận án
không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tác giả rất mong được sự góp
ý chân thành của các thầy cô, bạn đồng nghiệp để bổ sung hoàn thiện trong
quá trình nghiên cứu tiếp vấn đề này.
Xin trân trọng cảm ơn !
Tác giả luận án

Phạm Thị Hồng Hoa

ii


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................4
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu .........................................5
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án..............................................................7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án.............................................................8
7. Kết cấu của luận án .............................................................................................8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI .. 9

1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài...............................................9

1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài......................................................................9
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ....................................................................24
1.2. Nhận xét các nghiên cứu đã thực hiện ...........................................................29
1.2.1. Nghiên cứu về chính sách an sinh xã hội ...............................................29
1.2.2. Nghiên cứu về chính sách bảo hiểm (xã hội, y tế, thất nghiệp)..............30
1.2.3. Nhận xét chung và khoảng trống nghiên cứu .........................................31
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TRONG HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ............................................................................................. 33

2.1. Chính sách an sinh xã hội và các bộ phận cấu thành .....................................33
2.1.1. Các khái niệm cơ bản .............................................................................33
2.1.2. Các quan điểm khác nhau về chính sách an sinh xã hội ........................35
2.1.3. Các bộ phận cấu thành chính sách an sinh xã hội .................................46
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạch định và thực thi chính sách an sinh xã hội ...48
2.2.1. Hoạch định và thực thi chính sách an sinh xã hội .................................48
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạch định chính sách an sinh xã hội ........51
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới thực thi chính sách an sinh xã hội ..............54
2.3. Mô hình hoạch định và thực thi chính sách an sinh xã hội của một số nước
trên thế giới ...........................................................................................................56
2.4. Chính sách an sinh xã hội trong hội nhập kinh tế quốc tế .............................59
2.4.1. Vai trò của chính sách an sinh xã hội trong hội nhập kinh tế quốc tế ...59
2.4.2. Chính sách an sinh xã hội trong hội nhập kinh tế quốc tế .....................61
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI CỦA THAILAND
VÀ MALAYSIA ................................................................................................................. 64

3.1. Thực trạng chính sách an sinh xã hội của Thailand.......................................64
iii


3.1.1. Thực trạng hoạch định chính sách an sinh xã hội của Thailand ...........64

3.1.2. Thực trạng thực thi các chính sách an sinh xã hội của Thailand ..........70
3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách an sinh xã hội của Thailand ......84
3.2. Thực trạng chính sách an sinh xã hội của Malaysia ......................................88
3.2.1. Thực trạng hoạch định chính sách an sinh xã hội của Malaysia ...........88
3.2.2. Thực trạng thực thi các chính sách an sinh xã hội của Malaysia ..........91
3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách an sinh xã hội của Malaysia ...103
3.3. Nhận xét, đánh giá từ thực trạng chính sách an sinh xã hội tại Thailand và
Malaysia ..............................................................................................................107
3.3.1. Về hoạch định chính sách .....................................................................107
3.3.2. Về thực thi chính sách ..........................................................................108
CHƯƠNG 4. VẬN DỤNG BÀI HỌC CỦA THAILAND VÀ MALAYSIA VÀO
HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ASXH CỦA VIỆT NAM ........................................114

4.1. Khung pháp lý về ASXH của Việt Nam ......................................................114
4.2. Các bộ phận cấu thành chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam ....................116
4.3. Quan điểm, mục tiêu về chính sách an sinh xã hội của Việt Nam hiện nay117
4.3.1. Các quan điểm cơ bản ..........................................................................117
4.3.2. Các mục tiêu .........................................................................................119
4.4. Thực trạng hoạch định, thực thi chính sách an sinh xã hội của Việt Nam...........120
4.4.1. Hoạch định và thực thi chính sách an sinh xã hội của Việt Nam.........120
4.4.2. Những đạt được và hạn chế trong hoạch định chính sách an sinh xã hội
của Việt Nam ..................................................................................................136
4.5. Bài học của Thailand và Malaysia - Gợi ý hoàn thiện chính sách an sinh xã
hội của Việt Nam ................................................................................................139
4.5.1. Xây dựng và hoàn thiện các quy định về an sinh xã hội ......................140
4.5.2. Mở rộng độ bao phủ của chính sách an sinh xã hội ............................140
4.5.3. Xã hội hóa các hoạt động về an sinh xã hội để đảm bảo tính bền vững ..141
4.5.4. Tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội trong nước và sự trợ giúp
của các tổ chức quốc tế ..................................................................................141
4.5.5. Đảm bảo tính bền vững tài chính .........................................................142

4.5.6. Tăng cường năng lực quản lý đầu tư và tạo sự công bằng ..................143
4.5.7. Hiện đại hóa hệ thống hành chính ASXH .............................................144
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............ 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 152

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB

: Asian Development Bank
Association of Southeast Asian
ASEAN
:
Nations
ASXH
: Social Security
BHTN
: Unemployment insurance
BHXH
: Social insurance
BHYT
: Health Insurance
CNH, HĐH : Industrialization, modernization
CPI
: Consumer Price Index
CSSK
: Health care

European Economic
EEC
:
Community
EPF
: Employees Provident Fund
GDP
: Gross Domestic Product
International Labour
ILO
:
Organization
IMF
: International Monetary Fund
The Japan International
JICA
:
Cooperation Agency
Kumpulan Wang Persaraan KWAP
:
Diperbadankan
North Eastern Athletic
NEAC
:
Conference
NEM
: New Economy Model
Non-Governmental
NGO
:

Organization
NSNN
: State budget
Organization for Economic CoOCDE
:
operation and Development
OPP3
Third Outline Perspective Plan
SOCSO
: Social Security Organization
TKBH
: Insurance statistics
TGXH
: Social help
ƯĐXH
: Social preference
UNWTO : World Tourism Organization
WB
: World Bank
WHO
: World Health Organization
XHCN
: Socialist

v

Ngân hàng Phát triển Châu Á
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
An sinh xã hội
Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Chỉ số giá tiêu dùng
Chăm sóc sức khỏe
Cộng đồng kinh tế Châu Âu
Quỹ tiết kiệm nhân viên
Tổng sản phẩm quốc dân
Tổ chức lao động quốc tế
Quỹ tiền tệ quốc tế
Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
Quỹ ủy thác hưu trí
Hội đồng tư vấn kinh tế quốc dân
Mô hình kinh tế mới
Tổ chức phí chính phủ
Ngân sách nhà nước
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế
Kế hoạch thứ 3
Văn phòng An sinh xã hội
Thống kê bảo hiểm
Trợ giúp xã hội
Ưu đãi xã hội
Tổ chức Du lịch Thế giới
Ngân hàng Thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới
Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG


Trang
Bảng 3.1

Lợi ích của Luật ASXH 1999 và Luật ASXH 2015 của Thailand

69

Bảng 3.2

Số trường hợp sử dụng quỹ ASXH tại Thailand

73

Bảng 3.3

Tính toán định suất phí cho BHYT tại Thailand

77

Bảng 3.4

Hệ số của hệ thống chi trả theo trường hợp bệnh đối với các
nhóm chuẩn đoán liên quan đến thai sản

79

Bảng 3.5

Dự báo dân số Thailand đến năm 2050


88

Bảng 3.6

Số thành viên đăng ký với SOCSO

93

Bảng 3.7

Số người hưởng lương hưu tại Malaysia

95

Bảng 3.8

Dự báo số người, tỷ lệ thất nghiệp tại Malaysia đến năm 2050

100

Bảng 3.9

Cơ cấu và tỷ lệ tăng trưởng dân số Malaysia

106

Bảng 3.10 Các chỉ tiêu cơ cấu dân số Malaysia năm 2016

106


Bảng 4.1

Số người hưởng lương hưu tại Việt Nam đến năm 2016

125

Bảng 4.2

Số người tham gia bảo BHTN tại Việt Nam

133

Bảng 4.3

Số người thất nghiệp được tư vấn giới thiệu việc làm, có nhu
cầu học nghề và được hỗ trợ học nghề tại Việt Nam

136

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1

Mô hình sàn ASXH


57

Hình 3.1

Hệ thống ASXH của Thailand

66

Hình 3.2

Cơ cấu tổ chức của văn phòng ASXH của Thailand

66

Hình 3.3

Số người tham gia bảo hiểm xã hội (tính đến 31/12/2016)

71

Hình 3.4

Số người thất nghiệp tại Thailand năm 2016

82

Hình 3.5

Tốc độ tăng trưởng của Thailand giai đoạn 2006-2016


84

Hình 3.6

Tỷ lệ thất nghiệp của Thailand giai đoạn 2006-2016

85

Hình 3.7

Tỷ lệ sản xuất công nghiệp của Thailand giai đoạn 2006-2016

86

Hình 3.8

Tỷ lệ sinh của Thailand/1000 dân

87

Hình 3.9

Thành viên tham gia tích cực vào SOCSO

93

Hình 3.10 Chi tiêu y tế bình quân đầu người\USD của Malaysia

99


Hình 3.11 Số người thất nghiệp tại Malaysia giai đoạn từ tháng 01/2016-3/2017

100

Hình 3.12 Tỷ lệ thất nghiệp tại Malaysia giai đoạn 2000-2016

102

Hình 3.13 Số người thất nghiệp tại Malaysia giai đoạn 2008-4/2017

104

Hình 4.1

Tổng chi ngân sách của Việt Nam cho ASXH giai đoạn 2012-2016

120

Hình 4.2

Số người tham gia BHXH tại Việt Nam giai đoạn 2007-2016

121

Hình 4.3

Số người tham gia BHXH tự nguyện tại Việt Nam giai đoạn
2008-2016

123


Hình 4.4

Lương hưu của nam giới, phụ nữ và các chuẩn TKBH

125

Hình 4.5

Quỹ hưu trí và khả năng cân đối tài chính của quỹ hưu trí

126

Hình 4.6

Tuổi nghỉ hưu trung bình của lao động Việt Nam

127

Hình 4.7

Vị trí của quỹ hưu trí của Việt Nam nếu lương hưu được điều
chỉnh dựa trên CPI

127

Hình 4.8

Lộ trình bao phủ các đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT
tại Việt Nam từ năm 1992 - 2014


129

Hình 4.9

Số lượng người/tỷ lệ dân số tham gia BHYT giai đoạn 2012-2016

130

Hình 4.10 Tỷ lệ tham gia BHYT tại Việt Nam được nhà nước hỗ trợ

vii

130


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cuộc sống nói chung và trong lao động nói riêng, con người có mối
quan hệ, tác động qua lại với nhau và với thiên nhiên. Những tác động đó không
phải lúc nào cũng mang lại kết quả thuận lợi mong muốn. Trái lại, có rất nhiều
trường hợp đe dọa sự an toàn đời sống con người, làm cho họ bị giảm hoặc mất khả
năng lao động, ảnh hưởng đến thu nhập và các điều kiện sinh sống khác [19,tr.4].
Những rủi ro có thể ảnh hưởng đến cá nhân, gia đình và cộng đồng như ốm đau, tai
nạn, mất việc làm, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh,… Khi rủi ro xảy ra, mỗi cá nhân,
mỗi gia đình cố gắng tìm mọi cách khắc phục. Tuy nhiên, nhiều trường hợp rủi ro
quá lớn vượt quá khả năng khắc phục của cá nhân và gia đình, đòi hỏi phải có sự
giúp đỡ của cộng đồng, xã hội và nhà nước. Những giúp đỡ này nhằm góp phần
đảm bảo an toàn cuộc sống cho mỗi thành viên khi còn đang làm việc cũng như khi
tuổi già, ốm đau,… và được gọi là an sinh xã hội. Do vậy, quyền được hưởng an

sinh xã hội là một trong những quyền cơ bản và là một đòi hỏi chính đáng xuất
phát từ nhu cầu phòng tránh rủi ro của con người. Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc
tế năm 1948 đã ghi nhận: "Mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền
hưởng an sinh xã hội…" [57, tr.469]. Quyền đó đặt cơ sở trên sự thoả mãn các
quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá cần thiết cho sự tự do phát triển cá nhân. Để cụ
thể hoá quyền được hưởng an sinh xã hội, Tổ chức Lao động quốc tế đã khẳng định
"An sinh xã hội là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông
qua một loạt các biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế xã hội do bị ngừng hoặc bị giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời, bảo đảm chăm sóc y tế và
trợ cấp cho các gia đình đông con..." [112, tr.18].
An sinh xã hội là một trong những chính sách cốt lõi quyết định sự phát triển
ổn định và bền vững của một quốc gia, góp phần giảm bất bình đẳng, giảm mức độ
nghèo đói và tổn thương của người dân và cộng đồng trước những rủi ro hay nguy
cơ giảm hoặc mất thu nhập. Mặc dù ở mỗi quốc gia có cách tiếp cận khác nhau về
an sinh xã hội, song nhận thức chung đều nhất trí rằng một chính sách an sinh xã

1


hội tốt thể hiện ở khả năng và các biện pháp nhằm che chắn cho các cá nhân và
nhóm xã hội trước những rủi ro, đảm bảo duy trì được mức sống và điều kiện sinh
hoạt thiết yếu. Tuy nhiên, chính sách an sinh xã hội cần phải phù hợp với đặc điểm
kinh tế - xã hội, thể chế và nền hành chính của quốc gia đó, đồng thời gắn với hệ
thống các chính sách khả thi nhằm thực hiện và áp dụng trên thực tế.
Tuy vậy, kinh tế chậm phát triển ở một số khu vực trên quy mô toàn cầu
đang đặt ra nhiều thách thức đối với mục tiêu phát triển bền vững và cân bằng trên
toàn thế giới. Do vậy, thiết lập chính sách an sinh xã hội bền vững đang là vấn đề
cấp bách tại Đông Á nói chung và ASEAN nói riêng. Với vị trí là trung tâm của quá
trình liên kết Đông Á, ASEAN là một khu vực mở, năng động, dồi dào nguồn lực
và có vai trò quan trọng đóng góp vào sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế toàn

cầu,... Mặc dù vậy, những tác động tiêu cực về mặt xã hội của cuộc khủng hoảng
vừa qua, đã dẫn đến tình trạng đói nghèo và sự gia tăng của nhóm dân cư có mức
thu nhập trung bình đang đặt ra nhiều vấn đề cần xử lý cả ở tầm vĩ mô và vi mô tại
từng quốc gia trong khu vực.
Thailand, Maylasia là hai trong 11 quốc gia khu vực ASEAN có những đặc
điểm khá riêng biệt, và đã thực hiện nhiều chính sách xã hội có hiệu quả trong việc
giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Tại Việt Nam, chính phủ đã đặt quyết tâm
phát triển hệ thống an sinh xã hội phù hợp với một quốc gia có thu nhập trung
bình phù hợp các chuẩn mực quốc tế, đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền cơ
bản của con người. Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban chấp hành
Trung ương Đảng về "Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020"
khẳng định đến năm 2020, Việt Nam cơ bản hình thành hệ thống an sinh xã hội
bao phủ toàn dân với các yêu cầu: Bảo đảm để người dân có việc làm, thu nhập
tối thiểu; tham gia bảo hiểm xã hội, bảo đảm hỗ trợ những người có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn (trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người cao tuổi thu thập thấp,
người khuyết tật nặng, người nghèo… ) và bảo đảm cho người dân tiếp cận được
các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, thông
tin) với các chỉ tiêu cụ thể: Tỷ lệ thất nghiệp cả nước dưới 3%; thu nhập bình quân
đầu người của hộ nghèo tăng trên 3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 1,5-2%/năm;
50% lực lượng lao động tham gia BHXH; 35% lực lượng lao động tham gia BHTN;

2


2,5 triệu người được hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên; 99% trẻ em đi học đúng
độ tuổi ở bậc tiểu học, 95% ở bậc trung học cơ sở; 98% người trong độ tuổi từ 15
trở lên biết chữ; trên 70% lao động qua đào tạo; 80% dân số tham gia BHYT [5].
Mặc dù vậy, cho đến nay Việt Nam chưa có một hệ thống an sinh xã hội
hoàn chỉnh, chính phủ đã ban hành trên 50 loại chính sách về an sinh xã hội (do
ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý) liên quan đến các đối tượng khác

nhau. Các chính sách này được phân loại theo các thành phần (trụ cột) của hệ thống
an sinh xã hội mà Việt Nam theo đuổi (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp, cứu trợ xã hội, trợ giúp xã hội) và đã đạt được những thành tựu nhất
định như quy mô đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tăng nhanh; tốc độ giảm
nghèo nhanh và liên tục qua các năm; số lượng đối tượng được trợ giúp xã hội
thường xuyên ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, chính sách an sinh xã hội Việt Nam
còn một số hạn chế như: (i) thiếu tính hệ thống, chưa đầy đủ, thiếu sự liên kết và hỗ
trợ nhau; (ii) thể chế đảm bảo công bằng xã hội trong kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa chưa được hoàn thiện, đặc biệt chưa phân định rõ vai trò của nhà
nước và vai trò của thị trường trong phân bổ các nguồn lực, nhất là phân bổ chi cho
an sinh xã hội; (ii) việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách, luật pháp về an sinh
xã hội chưa nghiêm; cải cách hành chính về an sinh xã hội chưa đạt kết quả, còn
nhiều rào cản, gây phiền hà, người dân khó tiếp cận; hiện tượng lãng phí, thất thoát,
tiêu cực còn xảy ra ở nhiều nơi; hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về an sinh xã hội và
áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý an sinh xã hội còn yếu kém [13], [18].
Để có cơ sở khoa học khuyến nghị các cơ quan có thẩm quyền trong việc
hoạch định và thực thi chính sách an sinh xã hội tại Việt Nam, cần phải học hỏi kinh
nghiệm của các nước khác (trong đó có Thailand và Malaysia) để phân tích các
điểm mạnh, điểm yếu và những kết quả cụ thể về hoạch định và thực thi chính sách
an sinh xã hội của Thailand, Malaysia, từ đó có những gợi ý chính sách nhằm hoàn
thiện chính sách an sinh xã hội đối với Việt Nam trong thời gian tới.
Với ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài "Chính sách an sinh xã hội của một số
nước ASEAN và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam" làm đề tài cho luận án
tiến sĩ kinh tế của mình.

3


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện với mục đích đánh giá những thành công và hạn
chế trong việc hoạch định và thực thi chính sách ASXH của Thailand, Malaysia về
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp dựa trên cơ sở lý thuyết và
phân tích thực trạng chính sách ASXH của hai quốc gia trên. Từ thực tiễn của Việt
Nam và vận dụng thành công của Thailand, Malaysia trong giải quyết chính sách
ASXH để khuyến nghị và hàm ý chính sách về hoạch định và thực thi chính sách
ASXH ở Việt Nam trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án có các nhiệm vụ chính sau:
+ Thứ nhất, xây dựng cơ sở lý luận về chính sách ASXH (hoạch định, thực
thi chính sách) chung, từ đó nêu ra quan điểm của tác giả về vấn đề này cũng như
các nhân tố ảnh hưởng.
+ Thứ hai, phân tích nội dung cơ bản chính sách ASXH (BHXH, BHYT,
BHTN) của Thailand, Malaysia và vai trò của chính phủ các nước trong việc hoạch
định và thực hiện chính sách ASXH. Từ đó, rút ra các bài học kinh nghiệm về
hoạch định và thực thi chính sách ASXH.
+ Thứ ba, phân tích nội dung cơ bản chính sách ASXH (BHXH, BHYT,
BHTN) hiện nay của Việt Nam, kết hợp với những thành công trong hoạch định và
thực thi chính sách ASXH của Thailand, Malaysia, đề xuất các khuyến nghị và hàm ý
chính sách nhằm hoàn thiện chính sách ASXH ở Việt Nam trong giai đoạn tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chính sách ASXH và hoạch định, thực thi chính sách ASXH của Thailand,
Malaysia và Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
+ Luận án tập trung nghiên cứu chính sách trong ASXH của Thailand,
Malaysia xét trên phương diện hoạch định và thực thi chính sách.

4



+ ASXH có nội dung rộng lớn, có tầm ảnh hưởng lớn đến các chính sách
phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Do đó, luận án tập trung nghiên cứu
chính sách ASXH với các trụ cột chính là BHXH, BHYT và BHTN.
+ Luận án nghiên sâu cứu quá trình hoạch định và thực thi chính sách ASXH
của Thailand, Malaysia và có đề cập đến quá trình này tại Việt Nam như: Quan
điểm, các bộ phận cấu thành, nhân tố ảnh hưởng, vai trò của chính sách, nguồn lực tài
chính, nguồn lực con người,... và các kết quả đạt được của các chính sách.
- Về không gian:
Trong khu vực ASEAN có nhiều quốc gia khác nhau, mỗi quốc gia có những
đặc thù riêng về kinh tế, chính trị. Thailand, Malaysia là hai quốc gia trong khu vực
có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về hoạch định và thực thi các chính sách
ASXH trong nhiều giai đoạn. Vì vậy, luận án tập trung nghiên cứu chính sách
BHXH, BHYT, BHTN của hai quốc gia trên để rút ra những thành công trong việc
hoạch định và thực thi chính sách ASXH mà Việt Nam có thể học hỏi những kinh
nghiệm trong hoàn thiện chính sách ASXH trong bối cảnh hiện nay.
- Về thời gian:
Luận án tập trung nghiên cứu các chính sách ASXH của Thailand, Malaysia
giai từ năm 2010 đến nay và đề xuất giải pháp về chính sách ASXH cho Việt Nam
đến năm 2025. Những số liệu sử dụng trong luận án được giới hạn chủ yếu từ các
công trình nghiên cứu trước và số liệu công bố trên website các cơ quan có thẩm
quyền của Thailand, Malaysia, Việt Nam. Đặc biệt nghiên cứu sử dụng bộ số liệu
của các tổ chức quốc tế (Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Tổ
chức Lao động quốc tế).
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn
- Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng, nền tảng khoa học của chuyên ngành kinh tế quốc tế, vận dụng
các kiến thức liên ngành chính sách công, quản lý công và quan điểm về chính sách

ASXH của Liên hợp quốc, Tổ chức Lao động quốc tế, Ngân hàng Thế giới và các
quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về chính sách ASXH của Việt Nam trong thời kỳ

5


hội nhập quốc tế. Luận án có tham khảo kết quả nghiên cứu một số công trình của
các tác giả đi trước có liên quan đến đề tài.
- Cơ sở thực tiễn: Luận án căn cứ vào kết quả thực hiện chính sách ASXH
của Thailand, Malaysia và Việt Nam trong những năm qua để tiếp cận và đánh giá
chính sách ASXH như là một cơ chế phân phối lại thu nhập xã hội nhằm điều hoà
lợi ích, thu hẹp chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân cư, giảm bớt sự bần
cùng, nghèo đói, cải thiện điều kiện sống của mọi thành viên xã hội, đặc biệt là các
đối tượng gặp biến cố, rủi ro.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó luận án tập
trung sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp: Thông qua phương pháp
nghiên cứu này, tác giả đi từ cái chung, tổng hợp (khái niệm, quan điểm, bộ phận
cấu thành, nhân tố ảnh hưởng) để chi tiết các vấn đề nghiên cứu của luận án. Từ
những nội dung riêng, cụ thể, tác giả tổng hợp thành vấn đề nghiên cứu mang tính
hệ thống phù hợp với mục đích nghiên cứu. Qua đó, vận dụng lý luận làm sáng tỏ
khung chính sách ASXH, cũng như các bộ phận cấu thành, nhân tố ảnh hưởng đến
chính sách ASXH và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế. Đồng thời, vận
dụng các quan điểm, đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước để khái quát, hệ
thống và khẳng định các kết quả nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được tác giả sử dụng chủ
yếu trong chương 3 và một phần của chương 4 để thu thập các số liệu trong hoạch
định và thực thi các chính sách ASXH của Thailand, Malaysia, Việt Nam. Từ đó,
tác giả đối chiếu các điều kiện thực hiện các chính sách, kết quả thực hiện chính

sách ASXH để rút ra sự khác nhau giữa những số liệu thống kê. Qua đó, có những
kết luận quan trọng, tìm ra nguyên nhân thành công và những nhược điểm của các
chính sách ASXH, đưa ra những giải pháp cho vấn đề mà luận án nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia: Qua phương pháp chuyên gia để có sự đánh giá
của các nhà khoa học về vấn đề nghiên cứu với mục đích tìm ra giải pháp tối ưu cho

6


quá trình nghiên cứu, đặc biệt là trong củng cố các luận cứ, nhận định, đề xuất các
giải pháp về chính sách ASXH.
- Luận án sử dụng số liệu thứ cấp từ các cuộc điều tra có quy mô và tính đại
diện khác nhau, cũng như từ các tài liệu có liên quan. Trong phân tích, luận án cố
gắng sử dụng số liệu có tính đại diện quốc gia, ví dụ như số liệu từ tổng điều tra dân
số và nhà ở và điều tra mức sống dân cư. Luận án cũng sử dụng một số thông tin từ
các cuộc điều tra quy mô nhỏ hơn, nghiên cứu cụ thể để minh họa cho một số nội
dung phân tích. Do các vấn đề có liên quan đến ASXH rất đa dạng và thuộc nhiều
lĩnh vực khác nhau nên nguồn số liệu và thông tin được thu thập từ các cơ quan, tổ
chức khác nhau. Đây cũng là một hạn chế của đề tài trong trường hợp số liệu thống kê
giữa các nguồn không tương thích với nhau về định nghĩa, cách đo lường.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án đã luận giải rõ nội hàm về chính sách ASXH trên cơ sở xuất phát
từ bản chất và các hình thức biểu hiện (hệ thống các giải pháp, công cụ được luật
hóa), đồng thời khẳng định chính sách ASXH là phạm trù kinh tế (phân phối lại thu
nhập xã hội, điều hoà lợi ích), xã hội (sự tập hợp có tổ chức của các thành viên xã
hội nhằm chống lại những rủi ro, bất hạnh của mỗi cá nhân) tổng hợp không thể
tách rời và luôn phải đặt trong mối tương quan hài hoà.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng chính sách ASXH tại Thailand, Malaysia,
luận án đã khẳng định việc hoạch định và thực thi chính sách ASXH có ảnh hưởng
đến tăng trưởng kinh tế và chịu ảnh hưởng của các nhân tố: chủ trương, đường lối,

chính sách, nhận thức của người dân, thu nhập của người lao động, thể chế tài
chính, yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Từ nghiên cứu thành công và hạn chế trong việc hoạch định và thực thi
chính sách ASXH của Thailand, Malaysia và thực trạng của Việt Nam, luận án rút
ra kết luận: Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của Thailand trong việc cấp
BHYT cho toàn dân, đặc biệt là thay đổi hệ thống chăm sóc lão khoa dựa trên cộng
đồng, chính sách hỗ trợ tài chính cho người trẻ mua nhà để sống cùng bố mẹ, người
già hay chính sách quỹ tiết kiệm nhân viên của Malaysia. Qua đó, luận án khuyến
nghị Việt Nam cần: (i) xây dựng và hoàn thiện thể chế về ASXH theo chuẩn ILO;

7


(ii) mở rộng độ bao phủ của chính sách ASXH; (iii) xã hội hóa các hoạt động về
ASXH để đảm bảo tính bền vững; (iv) quản lý đầu tư chặt chẽ và tạo sự công bằng;
(v) hiện đại hóa hệ thống hành chính ASXH.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Về lý luận
Trên cơ sở rà soát các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đã được thực
hiện, luận án làm rõ được nội hàm của chính sách an sinh xã hội; đặc biệt nghiên
cứu đã xác định được vai trò và tác động của chính sách an sinh xã hội đến sự phát
triển kinh tế của mỗi quốc gia (chỉ số tương quan về an sinh xã hội và chỉ số tăng
trưởng kinh tế của mỗi quốc gia).
6.2. Về thực tiễn
Luận án phân tích quan điểm, phương hướng và mục tiêu quốc gia về phát
triển an sinh xã hội, cũng như yêu cầu về hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã
hội của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập (đặc biệt là sau ngày 31/12/2015 Việt
Nam tham gia cộng đồng ASEAN) trên cơ sở những kết quả đạt được và hạn chế,
luận án nêu ra một số khuyến nghị và hàm ý chính sách nhằm hoàn thiện chính sách
an sinh xã hội của Việt Nam trong thời gian tới.

7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu về chính sách an sinh xã hội.
Chương 2. Cơ sở lý luận về chính sách an sinh xã hội trong hội nhập kinh tế
quốc tế.
Chương 3. Thực trạng chính sách an sinh xã hội của Thailand và Malaysia.
Chương 4. Vận dụng bài học của Thailand và Malaysia vào hoàn thiện chính
sách an sinh xã hội của Việt Nam.

8


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI
1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài
Các nghiên cứu về chính sách ASXH nói chung, chính sách ASXH của
Thailand, Malaysia, Việt Nam nói riêng được nghiên cứu nhiều tại Việt Nam và các
nước khác trong khoảng thời gian, góc độ tiếp cận khác nhau như: Vai trò của nhà
nước, các tổ chức kinh tế, xã hội đối với ASXH; các trụ cột chính trong ASXH của
các nước phát triển; tiếp cận ASXH của người dân các nước khu vực Châu Á;
ASXH với phát triển bền vững trên toàn cầu; vai trò của ASXH trong tăng trưởng
kinh tế,… Các nghiên cứu đã đề cập đến cách tiếp cận về ASXH trong nhiều bối
cảnh khác nhau tùy thuộc vào hệ thống chính trị, văn hóa của mỗi quốc gia. Do vậy,
chương này tác giả sẽ tập trung vào tóm tắt các nghiên cứu liên quan đến việc hoạch
định và thực thi chính sách ASXH, đồng thời có những nhận xét đánh giá về các kết
quả của các nghiên cứu đã được thực hiện.
1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài
1.1.1.1. Nghiên cứu ASXH tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương và ASEAN
Với quan điểm về bảo trợ xã hội, Paguman Singh (2007) trong công trình
"Social Protection in Asean: Issues and Challenges for Asean and Its Member

Countries" đã nêu bật được thách thức với đối các nước thành viên ASEAN trong
bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng. Mặc dù, nghiên cứu được thực hiện từ năm
2007, khi đó khối ASEAN chưa hội nhập sâu rộng và đặc biệt chưa có cam kết cộng
đồng kinh tế như hiện nay, nhưng một số vấn đề mà tác giả khuyến nghị các chính
phủ trong công trình nghiên cứu của mình như: Tính chuyên nghiệp và đồng bộ
trong thiết kế chính sách ASXH nhằm cung cấp dịch vụ bảo vệ cho người dân chỉ
mang tính ngắn hạn, chưa có lộ trình dài hạn cụ thể; các hướng dẫn trong quản lý tài
chính của chính phủ được thực hiện bởi quá nhiều cơ quan khác nhau, không thực
hiện theo nguyên tắc quản lý tài chính quốc tế dẫn đến việc sử dụng các quỹ tài
chính ASXH trong bảo trợ xã hội thường bị lạm phát; chính sách ASXH của các
nước ASEAN có sự can thiệp quá lớn từ yếu tố chính trị làm giảm khả năng tham
gia vào chính sách ASXH của tư nhân, trong khi đó có quá nhiều các quy tắc và tiêu
chuẩn khác nhau áp dụng cho các chương trình ASXH. Tác giả khuyến nghị với

9


chính phủ các nước phải coi việc quản lý chính sách ASXH như một nhà cung cấp
dịch vụ và giám sát hoặc điều tiết kế hoạch thực hiện của các tổ chức này [135,
tr.29-31].
Năm 2010, khi nền kinh tế toàn cầu dần chuyển sang hậu công nghiệp, Peter
A.Kemp trong công trình nghiên cứu "Socical Protection for a Post-Industrial
World (International Studies on Socical Security)" đã đánh giá khá chi tiết về chính
sách ASXH trên toàn thế giới cũng như các chính sách thực thi hệ thống này. Từ
các quan điểm về ASXH của các học giả ở các nước khác nhau, Peter A.Kemp đã
phân tích các hệ thống chính sách và đối chứng với kết quả đạt được của các quốc
gia giai đoạn 1990-2010 thông qua số liệu của ILO. Dựa vào tính chất và hệ thống
chính sách được thực thi ở các quốc gia, tác giả đã khẳng định: (i) chính sách
ASXH của thế giới cơ bản được phân ra làm ba loại khác nhau (chính sách ASXH
của các nước phát triển, các nước đang phát triển ở khu vực Châu Á Thái Bình

Dương và các nước khu vực Châu Phi); (ii) chính sách ASXH của một quốc gia phụ
thuộc hoàn toàn vào thể chế chính trị và văn hóa của quốc gia đó; (iii) chính sách và
thực thi chính sách khác nhau ở mỗi quốc gia, nhưng đều cùng mục đích là giảm
thiểu rủi ro cho người dân và tạo sự công bằng trong xã hội [139].
Mukul G. Asher (2010), trong nghiên cứu "Social Security Reform Imperatives:
The Southeast Asian Case" đã tiếp cận khung chính sách ASXH của các nước khu
vực Đông Nam Á và so sánh các chính sách này với một số chính sách của các nước
Châu Âu, qua đó tác giả khẳng định: Chính sách ASXH là một chính sách công lớn,
chịu sự tác động của cơ cấu kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, trong đó yếu tố chính
trị có ảnh hưởng lớn nhất đến chính sách ASXH. Do vậy, không có một công thức
chi tiết chung về ASXH mà các nước có thể áp dụng. Cải cách chính sách ASXH
liên quan đến một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự cam kết chính trị bền vững. Việc
thiết kế một chính sách ASXH như trình tự thực hiện, quy định pháp lý, mối tương
tác với các cải cách lĩnh vực khác (chẳng hạn như thị trường tài chính, vốn…) thực
sự có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện ban đầu của mỗi quốc gia (cơ cấu kinh tế,
xã hội, thể chế, quy định năng lực và cam kết chính trị). Tác giả có khuyến nghị
chung liên quan đến hướng cải cách ASXH trong khu vực Đông Nam Á mà các
quốc gia có thể thực hiện: Thứ nhất, cải cách ASXH phải được tiếp cận theo một hệ
thống chứ không phải là các trường hợp cụ thể. Điều này có thể liên quan đến việc

10


kiểm tra sự phù hợp của cơ chế tài chính. Ở một số nước, chẳng hạn như Singapore,
Thailand điều này có thể dẫn đến giảm sự phụ thuộc vào nhà nước, gắn trách nhiệm
đóng góp của các gia đình để có chính sách với người cao tuổi, yếu tố này được thể
hiện bằng chính sách thuế và coi đó là trụ cột về tài chính trong ASXH nhằm chia
sẻ rủi ro trong xã hội. Trong những nước khác, như Philippines, điều này có thể liên
quan đến sự phụ thuộc lớn hơn vào phương pháp tiết kiệm bắt buộc và tương ứng
giảm sự phụ thuộc của hệ thống vào tài trợ của chính phủ. Thứ hai, với trường hợp

của Việt Nam, Lào, Myanma thì bước đầu cần thiết phải đảm bảo tính bền vững quỹ
tài chính ASXH. Ở các quốc gia này, lương hưu phần lớn chủ yếu được trả cho
những người trong bộ máy của chính phủ và lực lượng vũ trang. Đây là gánh nặng
tài chính cho quỹ BHXH, điều này gây cản trở trong phân bổ ngân sách cho toàn
mạng lưới ASXH và chi phí khác hiện tại cũng như trong tương lai. Thứ ba, nếu
không có những cải cách trong chính sách, thực hiện đầu tư quỹ tiết kiệm và hưu trí,
chính sách ASXH trong khu vực Đông Nam Á sẽ không thể cung cấp tỷ lệ thay thế
đầy đủ một cách bền vững cho hiện tại và tương lai đối với người về hưu. Ở mức độ
rộng hơn, các nước Đông Nam Á sẽ cần phải giải quyết tốt hơn các căng thẳng giữa
việc sử dụng các quỹ này để hỗ trợ trong việc đạt được mục tiêu của chính phủ về
kinh tế, chính trị và mục tiêu xã hội. Với quan điểm sở hữu của nhà nước ở nhiều
nước Đông Nam Á, đặc biệt ở Việt Nam việc giải quyết sự căng thẳng sẽ không dễ
dàng. Tính minh bạch, trách nhiệm giải trình của các nước trong khu vực còn hạn
chế trong sử dụng các chính sách đầu tư của quỹ ASXH và hoạch định chính sách
cần phải xem xét để giảm thiểu nợ tiềm tàng phát sinh từ đảm bảo các khoản vay
của chính phủ và đầu tư ra ngoài của cơ quan quản lý quỹ lương hưu (đặc biệt đối
với Malaysia và Indonesia). Ở một số nước như Indonesia và Philippines, tác giả đề
xuất cần phải giảm chi phí quản lý của quỹ tiết kiệm, hưu trí, nâng cao hiệu quả và cải
thiện tuân thủ quy định quốc tế là rất cần thiết để nâng cao hiệu quả đầu tư. Thứ tư, các
nước Đông Nam Á cần phải xem xét lại các chính sách liên quan số dư lũy kế tài
chính ASXH. Hiện nay, Indonesia, Malaysia và Thailand đều cho phép người về
hưu có thể được thanh toán một lần. Điều này dẫn đến các quỹ ASXH không đáp
ứng đủ nhu cầu của người được hưởng [131, tr.25-28].
David Coady và đồng sự (2012) trong công trình "The Economics of Public
Health Care Reform in Advanced and Emerging Economies", đã đề cập đến tổng

11


hòa mối quan hệ giữa các chính sách của quốc gia, cũng như các hiệp định song

phương, đa phương của một số quốc gia nhằm làm giảm thiểu rủi ro xã hội, đặc biệt
là vấn đề sức khỏe của người dân. Với sự kết hợp của World Bank khu vực Châu Á
Thái Bình Dương, David Coady và đồng sự đã tiếp cận được khá nhiều người dân
dân tộc thiểu số ở các quốc gia trong khu vực để so sánh việc tiếp cận các chính
sách về ASXH trong các nhóm dân cư, trong đó nghiên cứu tập trung vào các nhóm
dân cư yếu thế trong xã hội như người lao động tự do, dân tộc thiểu số, vùng sâu,
vùng xa và người nghèo. Từ cách tiếp cận này và thông qua phân tích các dữ liệu
thu thập được từ 127 quốc gia (trong đó có 7 quốc gia khu vực Đông Nam Á),
nghiên cứu đã có những kết luận về sự cam kết của các chính phủ trong việc thực
hiện các chính sách ASXH. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến chính sách ASXH của
Thailand, Lào, Campuchia, Myanma, Việt Nam, Malaysia và Philippin chỉ có sự
thay đổi nhằm tăng độ bao phủ tới toàn dân, nhưng chưa theo kịp với sự phát triển
kinh tế và các đối tượng yếu thế trong xã hội khó tiếp cận tới chính sách nên vẫn
còn sự bất bình đẳng trong tiếp cận chính sách công. Đặc biệt, nghiên cứu nhấn
mạnh các chính sách có sự thay đổi nhanh chóng và đa số tiếp cận theo dư luận xã
hội mà không có tầm nhìn dài hạn để người dân có được định hướng tiếp cận. Tuy
nhiên, nghiên cứu lại chưa đi sâu vào các chính sách cụ thể của từng nước và điều
kiện của các quốc gia để có những khuyến nghị cụ thể với chính phủ các nước [85].
Ngoài ra, đối với khu vực Châu Á năm 2011 Liên Hợp quốc đã có nghiên
cứu về phát triển con người trong công trình "Social services for human
development", trong đó đặc biệt nhấn mạnh các nước thuộc khối ASEAN đang tìm
kiếm mô hình chuyển đổi từ nhà nước giàu đơn thuần sang một nhà nước giàu phúc
lợi. Nghiên cứu đã khẳng định, trước đây ASXH không được quan tâm ở nhiều
nước Châu Á, thời gian gần đây khi Châu Á trở nên giàu có hơn, chính phủ các
nước trong khu vực càng chịu nhiều áp lực hơn về các chính sách ASXH. Hệ thống
chính sách ASXH của các nước này hầu hết không phù hợp với sự phát triển kinh tế
(trong đó có việc hoạch định và thực thi các chính sách ASXH của Việt Nam).
Nghiên cứu đã đề xuất năm nhóm giải pháp mà các quốc gia trong khu vực cần lưu
tâm như: Xây dựng chiến lược phát triển bền vững, gắn biến đổi khí hậu với ASXH;
xây dựng hệ thống phát triển sinh kế cụ thể cho từng nhóm người dân; bình đẳng

hóa các chính sách ASXH đối với những nhóm người dân tộc thiểu số; không phân

12


biệt đối tượng hưởng ASXH và các chính sách thực thi không phụ thuộc vào quan
điểm chủ quan của hệ thống chính trị; tối giản hóa các quy trình tiếp cận ASXH của
người dân [158].
1.1.1.2. Nghiên cứu ASXH của Thailand
Tiếp cận trên vấn đề hưu trí Niwat Kanjanaphoomin (2004) trong nghiên cứu
"Pension Fund, Provident Fund and Social Security System in Thailand", đã chỉ ra
rằng Thailand là một trong những nước đang phát triển phải đối mặt với một thách
thức lão hóa dân số do những biến động tỷ lệ sinh giảm và tuổi thọ tăng cao. Hiện
nay, hệ thống hưu trí đang phải đối mặt với một sự gia tăng liên tục của lão hóa dân
số buộc chính phủ xem xét việc cải cách hệ thống hưu trí, qua đó tác giả nêu vấn đề
chính phủ Thailand cần lựa chọn chính sách cho tương lai là thay thế quỹ hưu trí
bằng các khoản đóng góp nhằm tăng tiết kiệm hưu trí, cải cách hệ thống hành chính
để giảm chi phí quản lý và sử dụng quỹ đó để đầu tư ra các lĩnh vực kinh tế xã hội
nhằm làm tăng quỹ hưu trí [133].
Năm 2008, James Midgley trong nghiên cứu "Social Securiy, the Economy
and development" đã tiếp cận một cách toàn diện các chương trình bảo hiểm vi mô
của các hiệp hội ở Châu Á nơi mà các chương trình này được phát triển đặc biệt tốt.
Công trình đã cung cấp một số nghiên cứu quan trọng như thông tin chi tiết về các
hiệp hội tác động lẫn nhau trong các phần khác nhau của khu vực, bao gồm Nam Á,
Sri Lanka, Thailand, Mông Cổ, Indonesia và Philippines. Nghiên cứu cung cấp
những hiểu biết quan trọng về tiềm năng của các hiệp hội để cung cấp dịch vụ bảo
vệ thu nhập hiệu quả và làm thế nào các hoạt động của họ có thể đóng góp vào việc
xây dựng chiến lược ASXH toàn diện với mục tiêu xoá đói, giảm nghèo và cải thiện
mức sống [118].
Ngoài ra Tangcharoensathien và đồng sự (2013) trong nghiên cứu

"Promoting universal financial protection: how the Thai universal coverage scheme
was designed to ensure equity" đã chỉ ra rằng các chương trình ASXH của Thailand
đã có từ năm 1901, trong đó chương trình trợ cấp cho nhân viên chính phủ là
chương trình đầu tiên. Hiện nay, cơ chế ASXH của Thailand đã thể hiện được chế
độ về BHXH và bảo hiểm sức khỏe. Các cơ chế này bao gồm chăm sóc sức khỏe,
thương tật, tuổi già và tử vong, người tàn tật, thất nghiệp, lợi ích giáo dục và trợ cấp
trẻ em. Các loại cơ chế này được quản lý bởi các tổ chức khác nhau như: Tổng cục

13


quản lý các chương trình ASXH cho nhân viên chính phủ; các văn phòng an sinh xã
hội (SSO) thuộc Bộ Lao động quản lý các chương trình ASXH đối với người lao
động trong lĩnh vực tư nhân, phi nông nghiệp; quỹ ủy thác giáo viên thuộc Bộ Giáo
dục quản lý các chương trình ASXH cho giáo viên trường tư; Bộ Y tế công cộng
chăm sóc sức khỏe phổ cập cho người dân nói chung, bao gồm chính phủ và nhân
viên tư nhân, lĩnh vực phi nông nghiệp. Ngoài ra, chính sách ASXH của Thailand
còn cung cấp trợ giúp xã hội cho những người không có khả năng lao động và khó
khăn. Qua đó, tác giả đưa chỉ ra những thách thức về chính sách, cụ thể: Một là:
Chính sách ASXH của Thailand đã được phát triển từ cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ
XXI, nhưng do những thay đổi trong cơ cấu kinh tế, chính phủ Thailand đã có nhiều
chính sách để cung cấp dịch vụ ASXH khác nhau. Tuy nhiên, để chính sách ASXH
phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, các nhà hoạch định và thực
thi chính sách cần phải hoàn thiện chính sách ASXH, đặc biệt là chính sách BHXH
cho người lao động làm trong lĩnh vực tư nhân, những người thất nghiệp tự nguyện
và khả năng thanh toán của quỹ cho người già. Hai là: Những năm gần đây chính
phủ Thailand đã có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp có quy
mô nhỏ, các doanh nghiệp hoạt động theo mùa vụ để họ giảm bớt chi phí sản xuất
và cạnh tranh với các công ty lớn. Điều đó đã dẫn đến lực lượng lao động trong các
doanh nghiệp nhỏ của Thailand tăng lên (mà chủ yếu là lao động trong các ngành

công nghiệp không cần đòi hỏi trình độ cao và làm theo mùa vụ). Trong khi đó, các
chính sách ASXH chưa theo kịp với sự phát triển kinh tế, mặc dù Đạo luật ASXH
được sửa đổi vào năm 2002 nhưng phạm vi bảo hiểm chưa mở rộng, nên người lao
động trong các doanh nghiệp nhỏ và theo mùa vụ chưa được hưởng lợi ích từ dịch
vụ ASXH. Điều này, sẽ gây hậu quả về lợi ích của nhóm đối tượng đó khi về già;
đồng thời sẽ làm mất cân bằng lợi ích về ASXH đối với nhóm đối tượng làm việc
trong các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp lớn [154].
Năm 2010, Srawooth Paitoonpong và đồng sự trong công trình nghiên cứu
"Social Protection in Thailand" đã phân tích, đánh giá công tác bảo trợ xã hội ở
Thailand qua hai nhóm đối tượng (người cao tuổi và trẻ em), các tác giả đã có
những khuyến nghị chính sách: (1) Hệ thống bảo trợ xã hội hiện có của Thailand
cần đánh giá liên tục, tiếp tục phải cải cách theo bối cảnh chính trị. Hệ thống này đã
có vấn đề về sự chênh lệch giữa các phương án khác nhau như tài chính cho bảo

14


hiểm không đầy đủ trong khi dân số Thailand ngày một lão hóa; đồng thời xã hội lại
đòi hỏi an ninh thu nhập ngày càng tốt hơn. (2) Mức độ bao phủ của các đề án
ASXH vẫn còn thấp, đặc biệt là người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ (sử
dụng 19 công nhân) và người được bảo hiểm tự nguyện (theo Điều 40 của Luật An
sinh xã hội - 2542) lợi ích hạn chế, mặc dù đối tượng này trước đây là bắt buộc theo
Luật Bảo trợ xã hội nhưng tỷ lệ tuân thủ là thấp. Vì vậy, chính phủ nên xây dựng
chính sách và các biện pháp để tăng tỷ lệ tham gia. (3) Các thủ tục tham gia bảo
hiểm xã hội phức tạp, việc áp dụng quy trình tham gia BHTN tự nguyện cần được
sửa đổi và nhân rộng để người lao động nhận thức được quyền lợi của mình khi
tham gia. (4) Để người lao động tiếp cận được chính sách ASXH, hệ thống cơ sở dữ
liệu của các đề án ASXH phải tốt hơn và có tính minh bạch cao trong việc sử dụng
các quỹ ASXH. (5) Mặc dù chính phủ đã có những đóng góp chung cho các thành
viên và cung cấp các ưu đãi về thuế đối với các khoản đóng góp thêm để tiết kiệm

cho hưu trí, nhưng tỷ lệ tiết kiệm cá nhân là thấp và sự phụ thuộc của người cao tuổi
trên tiết kiệm cá nhân cũng thấp. Do đó, chính phủ cần cung cấp đầy đủ thông tin
đến người dân để họ hiểu được vai trò của tiết kiệm cá nhân bằng cách tham gia
đóng góp vào các quỹ ASXH. Qua những khuyến nghị, nhóm tác giả khẳng định hệ
thống bảo trợ trong ASXH của Thailand mặc dù liên tục được phát triển, nhưng
phần hưởng lợi từ các đề án chủ yếu là nhóm người trẻ tuổi, trong khi đó nhóm
người cao tuổi được hưởng lợi ít hơn và tỷ lệ được hưởng lợi cũng thấp hơn. Vì vậy,
chính phủ cần phải cải cách mạnh mẽ để tạo môi trường đóng và hưởng ASXH cho
phù hợp với điều kiện dân số của đất nước [136, tr.265-291].
Nghiên cứu trên khía cạnh BHTN tại Thailand, năm 2012 Worawan
Chandoevwit trong công trình "The Case Study of Unemployment Insurance Scheme
in Thailand" đã xem xét, đánh giá lại định nghĩa về thất nghiệp tại Thailand và tác
giả đã khẳng định Thailand đã thông qua định nghĩa về thất nghiệp của ILO để coi
thất nghiệp là sự mất mát thu nhập do không có khả năng tìm được công việc phù
hợp, trong trường hợp có người có khả năng lao động, sẵn sàng làm việc và tích cực
tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp chính thức thấp ở Thailand lại đang
gây tranh cãi bởi nền kinh tế phi chính thức lớn, trong đó mọi người phải làm việc
để tồn tại, thì khái niệm về việc làm dưới mức sống trung bình lại không được xem
là thất nghiệp. Do đó, người lao động Thailand hiểu biết rất ít về BHTN. Tuy nhiên,

15


tác giả chỉ xem xét trong nghiên cứu của mình dưới khía cạnh người lao động ở khu
vực phi chính thức, mà chưa xem xét tổng thể thu nhập, mức sống của toàn thể
người dân Thailand ở các khu vực khác nhau, đặc biệt là khu vực nông thôn và dân
tộc thiểu số, nên chưa có đề xuất chính sách chung mang tính bao quát và có thể áp
dụng cho lao động ở cả khu vực chính thức và phi chính thức [160].
Năm 2012, Peter Lloyd-Sherlock và Elisabeth Schröder-Butterfill trong công
trình "Social security pension “reforms” in Thailand and Indonesia: Unsustainable

and unjust" đã khẳng định rất khó để tìm ra nhiều mặt tích cực trong cải cách lương
hưu ở Thailand và Indonesia. Các tác giả khẳng định vào thời điểm khủng hoảng
kinh tế (1997) tại Thailand gần một phần tư lực lượng lao động đã đăng ký nhận
lương hưu (gồm cả những lao động ở khu vực công và tư), trong khi đó tại
Indonesia chỉ khoảng 10% lực lượng lao động đăng ký nhận lương hưu. Các quỹ
hưu trí của các nước này hoạt động dưới dạng các chương trình đóng góp hoặc theo
các chương trình trợ cấp các khoản lương hưu rất lớn của các quỹ ASXH và nhường
như các bên liên quan không có ảnh hưởng nhiều. Hai quốc gia này đang có nhiều
nỗ lực để mở rộng cung cấp lương hưu cho người lao động trong khu vực kinh tế
không chính thức hoặc người thất nghiệp nhiều năm theo các quy định trong luật
pháp, nhưng do quỹ lương hưu còn hạn chế việc mở rộng chưa thực sự được thực
hiện. Hiện nay, hai chính phủ vẫn tiếp tục hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp chính sách
ASXH bằng các chương trình hưu trí khác nhau để phân phối lại cho những nhân
viên lâu năm được trả lương cao hơn, người nghèo có thu nhập thấp và lao động
trong khu vực tư nhân.
Tác giả khẳng định, tính đến thời điểm hiện tại thì hai cuộc cải cách của
Thailand, Indonesia đã không học hỏi được gì từ những cải cách tương tự ở Châu
Mỹ la tinh. Điều này là đáng ngạc nhiên, mặc dù có sự tham gia của các tổ chức
quốc tế như ILO và WB trong các kế hoạch và tham vấn ban đầu. Điểm khác biệt
chính trong bối cảnh chính trị của cải cách ở Indonesia và Thailand là việc mở rộng
quỹ ASXH (SSF) ở Thailand đã diễn ra trước cuộc khủng hoảng Châu Á năm 1997
và đã được thúc đẩy bởi một chính quyền quân sự. Do vậy, chính sách này phải phù
hợp với một loạt các yêu cầu chính trị của chính quyền mới mà cụ thể là chính
quyền phải tìm kiếm sự sửa đổi nhanh chóng để tăng cường tính hợp pháp và làm
giảm bất ổn xã hội. Cuộc cải cách ở Indonesia diễn ra sau cuộc khủng hoảng ở Châu

16



×