Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu định tính, định lượng triclosan và triclocarban trong kem đánh răng và nước rửa tay bằng HPLC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.29 MB, 81 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐỖ ĐỨC QUÝ
MÃ SINH VIÊN: 1201505

NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG
TRICLOSAN VÀ TRICLOCARBAN
TRONG KEM ĐÁNH RĂNG VÀ
NƯỚC RỬA TAY BẰNG HPLC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2017


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐỖ ĐỨC QUÝ
MÃ SINH VIÊN: 1201505

NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG
TRICLOSAN VÀ TRICLOCARBAN
TRONG KEM ĐÁNH RĂNG VÀ
NƯỚC RỬA TAY BẰNG HPLC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. GS.TS. Thái Nguyễn Hùng Thu
2. TS. Lê Thị Hường Hoa
Nơi thực hiện:


Khoa mỹ phẩm
Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin cảm ơn GS.TS. Thái Nguyễn Hùng Thu, TS. Lê Thị
Hường Hoa – hai người thầy đã hướng dẫn cho tôi những kỹ năng cần thiết trong
quá trình thực hiện khóa luận.
Khóa luận của tôi được thực hiên tại Khoa Mỹ phẩm – Viện kiểm nghiệm thuốc
Trung ương. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới ThS. Đỗ Thu Trang cùng với sự
giúp đỡ của cán bộ, nhân viên trong khoa Mỹ phẩm.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Bộ môn Hóa Phân tích – Độc chất và Khoa Mỹ
phẩm Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa
luận này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của Ban giám hiệu, Phòng đào tạo
nhà trường và các thầy cô đã dạy dỗ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới người thân, bạn bè đã luôn động viên tôi
trong suốt quá trình học tập cũng như thời gian tôi thực hiện đề tài này.
Hà Nội, tháng 05 năm 2017
Sinh viên
Đỗ Đức Quý


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ................................................................................ 2
1.1. TỔNG QUAN VỀ TRICLOSAN.................................................................... 2
1.1.1. Đặc điểm chung ........................................................................................... 2

1.1.2. Ứng dụng của triclosan ................................................................................ 3
1.1.3. Độc tính của triclosan .................................................................................. 4
1.1.4. Sự đề kháng của vi khuẩn với TCS và kháng sinh ........................................ 6
1.1.5. Một số nghiên cứu về phân tích triclosan trong mỹ phẩm ............................ 6
1.2. TỔNG QUAN VỀ TRICLOCARBAN ........................................................... 9
1.2.1. Đặc điểm chung ........................................................................................... 9
1.2.2. Ứng dụng của triclocarban ........................................................................... 10
1.2.3. Độc tính của triclocarban ............................................................................. 12
1.2.4. Mối đe dọa về gia tăng tình trạng kháng kháng sinh khi phơi nhiễm với
triclocarban ........................................................................................................... 14
1.2.5. Một số nghiên cứu về phân tích triclocarban trong mỹ phẩm ....................... 15
1.3. SƠ LƯỢC VỀ PHƯƠNG PHÁP HPLC ...................................................... 17
1.3.1. Sắc ký lỏng hiệu năng cao............................................................................ 17
1.3.2. Cấu tạo máy HPLC ...................................................................................... 17
1.3.3. Ứng dụng HPLC .......................................................................................... 17
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 20
2.1. THIẾT BỊ VÀ HÓA CHẤT ......................................................................... 20
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...................................................................... 20
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................................... 21
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 21
2.5. XỬ LÝ THỐNG KÊ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM .................................... 23
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ BÀN LUẬN ............................ 24
3.1. KHẢO SÁT LỰA CHỌN CÁCH XỬ LÝ MẪU ......................................... 24
3.1.1. Lựa chọn dung môi hòa tan mẫu .................................................................. 24


3.1.2. Cách chuẩn bị mẫu....................................................................................... 24
3.2. XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH .............................................. 25
3.2.1. Lựa chọn điều kiện sắc ký ............................................................................ 25
3.2.2. Thẩm định phương pháp ........................................................................... 27

3.2.2.1. Đánh giá độ thích hợp hệ thống................................................................. 27
3.2.2.2. Độ đặc hiệu ............................................................................................... 28
3.2.2.3. Khảo sát khoảng tuyến tính ....................................................................... 31
3.2.2.4. Đánh giá độ đúng ...................................................................................... 33
3.2.2.5. Độ lặp lại .................................................................................................. 37
3.2.2.6. Độ chính xác trung gian ............................................................................ 39
3.2.2.7. Giới hạn phát hiện (LOD), giới hạn định lượng (LOQ) ............................. 41
3.3. Áp dụng kiểm tra các mẫu kem đánh răng và nước rửa tay trên thị trường
.............................................................................................................................. 42
3.4. BÀN LUẬN ................................................................................................... 45
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................. 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AOAC: Association of Official Analytical Chemists (Hiệp hội những nhà hóa học
phân tích chính thức)
ACN: Acetonitril
CSSX: Cơ sở sản xuất
FDA: Food and Drug Administration (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa
Kỳ)
HL: Hàm lượng
HPLC: Hight performance liquid chromatography (Sắc ký lỏng hiệu năng cao)
ICH: International Conference on Harmonisation (Hội nghị về hòa hợp quốc tế)
LOD: Limit of Detection ( Giới hạn phát hiện)
LOQ: Limit of Quantification (Giới hạn định lượng)
MeOH: Methanol
NSX: Nước sản xuất
RSD: Độ lệch chuẩn tương đối

TCC: Triclocarban
TCS: Triclosan
UV – VIS: tử ngoại – khả kiến


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tính chất của TCS ................................................................................. 2
Bảng 1.2. Một số tính chất của triclocarban ........................................................... 10
Bảng 2.1. Các mẫu nền được sử dụng để xác định phương pháp phân tích ............ 20
Bảng 3.1. Độ thích hợp của hệ thống sắc ký .......................................................... 28
Bảng 3.2. Thời gian lưu và hệ số phân giải của các chất nghiên cứu trên các nền mẫu
thử khác nhau ........................................................................................................ 31
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát khoảng tuyến tính của triclosan ................................... 31
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát khoảng tuyến tính của triclocarban.............................. 33
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát độ đúng của phương pháp đối với triclosan trên nền kem
đánh răng............................................................................................................... 34
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát độ đúng của phương pháp đối với triclocarban trên nền
kem đánh răng ....................................................................................................... 35
Bảng 3.7. Kết quả xác định lượng triclocarban có trong mẫu thử nước rửa tay Life
buoy ...................................................................................................................... 36
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát độ đúng của phương pháp đối với triclocarban trên nền
nước rửa tay .......................................................................................................... 36
Bảng 3.9. Kết quả khảo sát độ đúng của phương pháp đối với triclosan trên nền nước
rửa tay ................................................................................................................... 37
Bảng 3.10. Kết quả khảo sát độ lặp lại của phương pháp đối với triclosan trên nền
kem đánh răng ....................................................................................................... 37
Bảng 3.11. Kết quả khảo sát độ lặp lại của phương pháp đối với triclocarban trên nền
kem đánh răng ....................................................................................................... 38
Bảng 3.12. Kết quả khảo sát độ lặp lại của phương pháp đối với triclosan trên nền
nước rửa tay .......................................................................................................... 38

Bảng 3.13. Kết quả khảo sát độ lặp lại của phương pháp đối với triclocarban trên nền
nước rửa tay .......................................................................................................... 39
Bảng 3.14. Kết quả khảo sát độ chính xác trung gian của phương pháp đối với
triclosan trên nền kem đánh răng ........................................................................... 39


Bảng 3.15. Kết quả khảo sát độ chính xác trung gian của phương pháp đối với
triclocarban trên nền kem đánh răng ...................................................................... 40
Bảng 3.16. Kết quả khảo sát độ chính xác trung gian của phương pháp đối với
triclosan trên nền nước rửa tay............................................................................... 40
Bảng 3.17. Kết quả khảo sát độ chính xác trung gian của phương pháp đối với
triclocarban trên nền nước rửa tay ......................................................................... 41
Bảng 3.18. LOD và LOQ của TCS và TCS............................................................ 41
Bảng 3.19. Kết quả phân tích một số mẫu kem đánh răng và nước rửa tay............. 44


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3.1. Sắc ký đồ hỗn hợp chuẩn với hệ pha động methanol-nước ..................... 25
Hình 3.2. Sắc ký đồ hỗn hợp chuẩn với hệ pha động ACN-đệm phosphat và ACNnước ...................................................................................................................... 26
Hình 3.3. Sắc ký đồ độ đặc hiệu với TCS, TCC trên nền kem đánh răng ............... 29
Hình 3.4. Sắc ký đồ độ đặc hiệu với TCS, TCC trên nền mẫu nước rửa tay ........... 30
Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa diên tích pic và nồng độ triclosan.32
Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa diên tích pic và nồng độ triclocarban
.............................................................................................................................. 33
Hình 3.7. Sắc ký đồ thu được khi phân tích các mẫu kem đánh răng ...................... 42
Hình 3.8. Sắc ký đồ thu được khi phân tích một số mẫu nước rửa tay .................... 43


ĐẶT VẤN ĐỀ
Kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao nên mỹ

phẩm trở thành sản phẩm tiêu dùng quen thuộc. Mỹ phẩm là loại sản phẩm, hàng
hóa có lợi nhuận cao nên khó tránh khỏi việc sản xuất, kinh doanh, buôn bán mỹ
phẩm kém chất lượng, không an toàn vì lợi nhuận. Do đó việc đảm bảo chất lượng
các sản phẩm mỹ phẩm cần được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là với các cơ quan
quản lý.
Kem đánh răng, nước rửa tay là hai sản phẩm thiết yếu của tất cả các hộ gia
đình, nó được sử dụng hàng ngày, cho nên việc kiểm soát độ an toàn của hai chế
phẩm này rất quan trọng.
Triclosan (TCS) và Triclocarban (TCC) là hai hợp chất có đặc tính kháng
khuẩn khá tốt, hoạt phổ rộng, do vậy một số nhà sản xuất đã đưa hai chất này vào
trong kem đánh răng và nước rửa tay với mục đích làm tăng tác dụng sát khuẩn của
chế phẩm, giúp loại bỏ đáng kể một số vi khuẩn có hại trên cơ thể người tiêu dùng
khi sử dụng.
Dù chưa có bằng chứng đầy đủ nhưng một số nghiên cứu chỉ ra rằng nếu sử
dụng hai hợp chất này mà không kiểm soát được nồng độ thì có thể ảnh hưởng xấu
tới người sử dụng như gây dị ứng, gây ung thư và ảnh tới sự cân bằng hormon, ảnh
hưởng tới chức năng sinh sản.
Để đảm bảo lợi ích cho người Việt sử dụng được chế phẩm kem đánh răng và
nước rửa tay và để cung cấp một bằng chứng để cơ quan quản lý quản lý tốt hơn về
nhóm hàng kem đánh răng và nước rửa tay, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
định tính, định lượng triclosan và triclocarban trong kem đánh răng và nước rửa tay
bằng HPLC” nhằm 2 mục tiêu sau:
1. Xây dựng quy trình phân tích triclosan và triclocarban trong kem đánh răng
và nước rửa tay.
2. Áp dụng phương pháp xây dựng được để kiểm tra một số mẫu kem đánh răng
và nước rửa tay trên thị trường nhằm sơ bộ đánh giá có việc lạm dụng hai chất này
trong chế phẩm kem đánh răng và nước rửa tay hay không.

-1-



CHƯƠNG I

TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ TRICLOSAN
1.1.1. Đặc điểm chung

Triclosan (TCS, 5-cloro-2-(2,4-diclorophenoxy) phenol) là một chất thuộc
nhóm kháng khuẩn hóa học, có hoạt phổ kháng khuẩn rộng [16]. Ngay từ khi phát
minh ra nó đã được sử dụng khá rộng rãi trong các sản phẩm thiết yếu của các hộ
gia đình, các sản phẩm chăm sóc cá nhân [9, 41, 42, 50].
Lượng tiêu thụ TCS trên toàn thế giới vào năm 1998 vào khoảng 1500 tấn,
trong đó đáng chú ý khoảng 350 tấn được sử dụng ở châu Âu và hơn 450 tấn đã
được sử dụng ở Mỹ [25, 56].
Bảng 1.1. Tính chất của TCS [29]
Một số tính chất

Thông số

Công thức phân tử

C12H7Cl3 O2

Khối lượng mol

289,54
Bột kết tinh màu trắng

Thể chất
Áp suất hơi (mmHg)


5,2.10 -6 (25 oC)

Nhiệt độ nóng chảy

56,5 oC

Nhiệt độ sôi

434,57 o C

Độ tan trong nước (25 oC)

12 mg.l-1

Hằng số phân ly (pKa) (20 oC)

8,14

Hệ số phân tán octanol/nước (log Kow)

4,76

Thời gian bán hủy (t1/2 )

Trong môi trường nước: 41 phút
Trong môi trường đất: 18 ngày

-2-



TCS thường được sử dụng đóng vai trò làm chất kháng khuẩn trong các sản
phẩm như kem đánh răng, nước rửa tay, xà phòng tiệt khuẩn, chế phẩm khử mùi,
dầu gội đầu, nước súc miệng và một số chế phẩm tẩy rửa khác.
Theo phân loại, TCS là một halogen thơm, trong cấu trúc phân tử của nó có
chứa chức phenol, diphenyl ether, polycloro biphenyl (PCB) [7, 8].
TCS ít tan trong nước, tan tốt trong methanol, ethanol và một số dung môi hữu
cơ khác như ether, cloroform.
1.1.2. Ứng dụng của triclosan
TCS có tác dụng ức chế sự phát triển vi khuẩn ở nồng độ thấp và có tác dụng
tiêu diệt vi khuẩn ở nồng độ cao, ngoài ra nó còn chống lại nhiều loại vi nấm nên
thường được sử dụng với hai mục đích chính sau: bảo quản sự ổn định của chế
phẩm và để tiệt khuẩn, khử trùng, tẩy uế [34].
Cơ chế hoạt động của TCS hiện nay vẫn chưa được xác định đầy đủ. Nhiều
nghiên cứu chỉ ra TCS ức chế hoạt động của enzym Enoyl-acyl carrier protein
reductase (ENR) do đó làm suy giảm sự sản xuất lipid của vi khuẩn. Vì thế màng tế
bào của vi khuẩn không được hoàn thiện và vi khuẩn sẽ ngừng nhân lên.
TCS đóng vai trò là thành phần có hoạt tính trong các sản phẩm nha khoa từ
năm 1980 ở Châu Âu và ở năm 1990 ở Mỹ [23].
Năm 1989, theo định hướng mỹ phẩm của cộng đồng các nước châu Âu đã
phê chuẩn TCS được sử dụng làm chất bảo quản trong mỹ phẩm và các chế phẩm
vệ sinh lên đến 0,3 % [25].
Theo FDA, lượng TCS được khuyến cáo sử dụng trong các sản phẩm thuốc
kháng khuẩn chăm sóc sức khỏe, các loại xà phòng kháng khuẩn lên đến 1 %, và
trong kem đánh răng là 0,3 % [22].
Trong vòng 30 năm qua, TCS cũng đã được sử dụng làm chất sát khuẩn khá
thành công cho các bệnh viện, nó giúp kiểm soát thành công sự bùng phát
Staphylococcus aureus kháng Methicillin (MRSA), ngoài ra nó còn khá nhạy cảm
với các loại vi khuẩn không điển hình và vi nấm như Plasmodium falciparum và
Toxoplasma gondii [34, 43, 54, 64].


-3-


Do vậy, một số cơ sở y tế đã cho bệnh nhân có da mang MRSA tắm với dung
dịch 2 % triclosan, tuy nhiên người ta nhận ra rằng sự nhạy cảm của MRSA đã giảm
hẳn trong những năm gần đây và đã xuất hiện tình trạng đề kháng kháng sinh [17].
Năm 2009, Hiệp hội Y tế Công cộng Hoa Kỳ (APHA) đã đề xuất nên cấm sử
dụng TCS, tuy nhiên từ đó đến nay vẫn chưa có văn bản cụ thể nào về việc cấm
tuyệt đối sử dụng chất này.
1.1.3. Độc tính của triclosan
1.1.3.1. Độc tính trên người
TCS khi vào trong cơ thể người, nó được hấp thu phân bố, chuyển hóa, thải
trừ rất nhanh. Sau khi liên hợp với glucoronid và sunfur (chuyển hóa pha II tại gan)
thì nó được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu.
Hiện nay, về độc tính cụ thể trên người của TCS còn khá nhiều tranh cãi. Một
số nghiên cứu chỉ ra rằng triclosan ít độc với con người và động vật có vú khác
[48].
Ngược lại, một số nghiên cứu chỉ ra triclosan gây ra một số tác dụng bất lợi
cho con người như sau:
- Viêm da do tiếp xúc, hoặc kích ứng da: phản ứng viêm da (PACD) có thể
được kích hoạt khi da tiếp xúc với TCS và phản ứng này tăng lên nếu vùng da đó
tiếp tục được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời [53]. Theo công bố của các hãng sản
xuất khác nhau về kem đánh răng và xà phòng tiệt khuẩn có chứa TCS thì nó vẫn
tiếp tục hoạt động sau 12 giờ sử dụng. Như vậy, việc tiếp xúc kéo dài với triclosan
sẽ làm tăng phản ứng PACD. Kết quả thử nghiệm của nhiều tác giả khi nghiên cứu
test phản ứng trên da với nồng độ từ 0,5 tới 20 % của triclosan đã chỉ ra rằng việc
xuất hiện các phản ứng viêm da và khả năng gây kích ứng da là rất thấp (1 % quan
sát được trong tổng số người tình nguyện được nghiên cứu) [21].
- TCS đã được tìm thấy trong nước tiểu, huyết tương và sữa mẹ [5, 12], tuy

nhiên chưa xác định được nguồn cụ thể, mức độ TCS ở ngưỡng cao được tìm thấy ở
trên 60 % các mẫu sữa mẹ, điều này cho thấy tiềm năng hấp thu của TCS vào cơ thể
người là rất cao.

-4-


- Theo Cục khảo sát về sức khỏe và điều tra dinh dưỡng quốc tế (NHANES)
thu thập năm 2003 – 2004, TCS đã được tìm thấy trong 75 % mẫu nước tiểu của
phụ nữ và trẻ em từ 6 tới 11 tuổi [11, 12].
- Tuy nhiên cho đến nay, chưa có nghiên cứu cụ thể và toàn diện nào chỉ ra
rằng TCS đã tạo ra chất gây ung thư, gây đột biến tế bào, gây tác động quái thai của
TCS trên người.
- Một số giả thuyết cho rằng TCS làm gia tăng lượng cloroform (một chất gây
ung thư theo phân loại của Mỹ) trong nước do nó phản ứng với clo hoạt động có
trong nước máy được khử trùng bởi clo, nghiên cứu này được thực hiện bởi Fiss và
cộng sự nhưng các nghiên cứu khác nói rằng không đo lường được lượng cloroform
tạo ra trong bàn chải đánh răng thông thường khi sử dụng kem đánh răng có chứa
TCS và nước uống có chứa clo [26]. Cho đến này vấn đề này vẫn được tiếp tục
nghiên cứu và tranh luận khá sôi nổi ở Anh nhưng vẫn chưa có kết luận cụ thể [18].
1.1.3.2. Độc tính trên động vật và các vi sinh vật khác
- Ảnh hưởng tới quá trình sản xuất hormon tuyến giáp, gây hạ thân nhiệt, gây
trầm cảm, tác động xấu tới hệ thần kinh trung ương ở chuột. Tiếp xúc với lượng
0,03 mg/l có thể gây ra các biểu hiện biến đổi gen ở nòng nọc, gây ra tình trạng quá
sản, loạn sản tế bào [66].
- Theo nghiên cứu của Kumar và cộng sự, việc tiếp xúc và phơi nhiễm lâu dài
với TCS có thể làm giảm sản xuất tinh trùng, ảnh hưởng tới chức năng sinh sản ở
chuột đực [32].
- Do có cấu trúc tương tự với estrogen, vì thế nó ức chế enzym Estrogen
sulfotransferase trong bào thai cừu và nó có thể gây quái thai [28].

- Người ta nhận thấy rằng tiếp xúc lâu dài với TCS làm tăng khả năng gây ung
thư gan ở chuột. Do đặc tính thân dầu nên TCS tích tụ trong các mô của chuột và
hoạt hóa yếu tố tăng trưởng gây ung thư [59, 62].
- Nghiên cứu của Trutter (1993) cho thấy khi chuột đực tiếp xúc với liều ≥ 25
mg/kg/ngày và chuột cái là ≥ 75 mg/kg/ngày trong 90 ngày thì giảm đáng kể lượng
hồng cầu, hemoglobin và hematocrit.

-5-


- Nghiên cứu của James và cộng sự cho thấy độc tính của TCS với động vật
thủy sinh là rất cao, các giá trị độc tính cấp dao động từ 1,4 tới 3000 mg/l. Chính vì
nồng độ TCS ngày càng cao trong môi trường, nên xuất hiện nhiều chủng vi sinh
vật kháng lại TCS, đó là mối hiểm họa rất lớn cho con người [52].
1.1.4. Sự đề kháng của vi khuẩn với TCS và kháng sinh
Việc lạm dụng TCS đã không những làm gia tăng khả năng đề kháng của vi
khuẩn với TCS mà còn làm gia tăng đề kháng của vi khuẩn với một số loại kháng
sinh.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự phát triển của vi khuẩn kháng kháng sinh
sau khi tiếp xúc với TCS, Pseudomonas aeruginosa sau khi phơi nhiễm với TCS đã
kháng lại TCS và ciprofloxacin [15].
M. tuberculosis sau khi phơi nhiễm với triclosan đã giảm nhạy cảm đối với
isoniazid [35].
Người ta nhận thấy rằng những người sử dụng chế phẩm vệ sinh răng miệng
lâu dài có chứa TCS đã làm giảm đáng kể khả năng nhạy cảm của chủng
Streptococci với các nhóm kháng sinh [37].
Như vậy, việc kháng chéo của các vi khuẩn đối với kháng sinh khi phơi nhiễm
đối với triclosan ngày càng tăng, do vậy việc sử dụng triclosan trong các chế phẩm
cần được tuân thủ một cách nghiêm ngặt hơn.
1.1.5. Một số nghiên cứu về phân tích triclosan trong mỹ phẩm

Ở Việt Nam, cho tới nay chưa tìm thấy nghiên cứu nào nói về việc phân tích
triclosan nói chung và phân tích triclosan trong mỹ phẩm nói riêng.
Đã có một số nghiên cứu phân tích triclosan trên thế giới như:
- Phân tích triclosan trong sản phẩm chăm sóc cá nhân với LC-MS [12] với:
Điều kiện LC:
- Cột Agilent LC – 18.
- Pha động: hỗn hợp acetonitril – nước với tỷ lệ (60 : 40)(v/v).
- Tốc độ dòng pha động: 0,4 ml/phút.
- Thời gian sắc ký: 30 phút.

-6-


- Thể tích tiêm: 5 µl.
- Nhiệt độ cột: 40 oC.
Điều kiện MS: ESI – MS:
- Nhiệt độ nguồn phun ion: 300 o C.
- Nebulier: 8 psi.
- Hiệu điện thế nguồn phun ion: 3000 V.
- Ion mẹ có m/z = 288,54.
- Ion con có m/z = 227,11.
- Khoảng tuyến tính: 10 ppm – 4740 ppm.
- Hệ số R2 = 0,96.
- Phân tích đồng thời triclosan và triclocarban trong các sản phẩm mỹ phẩm bằng
HPLC [38] với :
- Cột Agilent SB-C8 (250 x 4,6mm, 5m).
- Pha động: Hỗn hợp methanol và đệm phosphat 0,01 mol/l (pH = 3,0) tỷ
lệ (72 : 28)(v/v).
- Tốc độ dòng: 1 ml/phút.
- Detector UV – VIS, bước sóng 280 nm.

- Khoảng tuyến tính: 0 – 110 g/ml
- Hệ số R2 = 0,999.
- Xác định hàm lượng triclosan trong một số chế phẩm chăm sóc cá nhân bằng
HPLC với các loại detector khác nhau [4] với:
- Cột C-18.
- Pha động: hỗn hợp acetonitril và đệm TEA phosphat (70 mM; pH 3,5)
với tỷ lệ (55 : 45)(v/v).
- Detector UV – VIS với bước sóng 230 nm và 280 nm.
- Nhiệt độ cột: 60 oC.
- Thời gian chạy sắc ký: 15 phút.
- Detector mảng diod DAD.
- Khoảng nồng độ tuyến tính 0,008 – 0,06 mg/ml.

-7-


- Hệ số R2 = 0,9995.
- LOD = 2 g/ml.
Với detector ESI – MS/MS:
- Nhiệt độ nguồn phun ion: 180 o C.
- Ion mẹ có m/z = 288,4 và 289,5.
- Ion con có m/z = 270,3 và 252,5.

.

- Xác định hàm lượng triclosan trong chế phẩm khử mùi và xà phòng tiệt khuẩn
bằng HPLC [51] với :
- Cột CH-8 (250 x 4 mm, 5 m; Merck, Darmstadt, Germany).
- Pha động: hỗn hợp methanol, acetonitril, tetrahydrofuran, nước với tỷ lệ
(35 : 25 : 10 : 30)(v/v/v/v).

- Tốc độ dòng: 1,1 ml/phút.
- Khoảng nồng độ tuyến tính: 5 – 100 g/ml.
- Nhiệt độ cột: 40 oC.
- Hệ số R2 = 0,999.
- Phân tích triclosan trong các mẫu nước sông bằng UHPLC [30] với :
- Cột BEH C-18 (50 mm x 2,1 mm, 1,7 m).
- Detector TUV.
- Thể tích tiêm: 5,0 µl.
- Nhiệt độ cột: 25 – 30 oC.
- Nồng độ tuyến tính: 0,0500 – 100 µg/l.
- Giới hạn phát hiện (LOD): 2,08 µg/l.
- Pha động: theo chế độ gradient với kênh A là đệm pH = 9 của acid
boric và kênh B là acetonitril.
- Bước sóng phát hiện: 283 nm.
- Phân tích triclosan trong các mẫu nước thải bằng HPLC với các loại detector
khác nhau [29]:
- Cột SB C – 18 (100 mm x 3 mm, 18 µm).

-8-


- Pha động: theo chế độ gradient với kênh A là methanol và kênh B là
nước.
- Detector UV – VIS, bước sóng 280 nm.
- LOD và LOQ lần lượt là 1,2 ng/l và 4,1 ng/l.
Với detector ESI – MS/MS:
- Nhiệt độ nguồn phun ion: 350 o C.
- Nebulizer: 50 psi.
- Hiệu điện thế nguồn phun ion: 3500 V.
- Ion mẹ có m/z = 287.

- Ion con có m/z = 35,1.
- Phân tích triclosan trong đất và một số chất rắn sinh học bằng HPLC với detector
UV – VIS sử dụng cột C-18 SPE có chất hấp phụ chọn lọc TCS là một polymer
(MIP) cho kết quả LOQ 300 g/kg, việc sử dụng MIP làm sạch mẫu đã làm giảm chi
phí phân tích do tính chọn lọc cao và khả năng tái sử dụng lên đến 35 lần [58].
1.2. TỔNG QUAN VỀ TRICLOCARBAN
1.2.1. Đặc điểm chung

Triclocarban (TCC, 3-(4-clorophenyl)-1-(3,4-diclorophenyl) ure) là một chất
thuộc nhóm kháng khuẩn hóa học, có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, hoạt phổ kháng
khuẩn khá rộng [19]. Từ khi tìm ra cho đến nay nó được sử dụng khá rộng rãi trong
các sản phẩm chăm sóc cá nhân, các sản phẩm thiết yếu của hộ gia đình và một số
chất tẩy uế, khử trùng dùng trong y khoa [10, 55, 60].
Người ta ước tính rằng, trung bình mỗi năm có khoảng 454.000 kg
triclocarban được sử dụng ở Hoa Kỳ. Thêm vào đó Hoa Kỳ hằng năm chi gần 1 tỷ
USD cho việc sử dụng các sản phẩm có chứa TCC [3, 31, 33]. TCC có thể được tìm

-9-


thấy trong xà phòng tiệt khuẩn, sản phẩm khử mùi, kem đánh răng, nước súc miệng,
và một số dung dich sát khuẩn khác [10, 55].
Theo phân loại, triclocarban thuộc nhóm chất hydroclocarbon thơm, có cấu
trúc tương tự các hợp chất carbanilid khác được tìm thấy trong một số hóa chất bảo
vệ thực vật và một số thuốc khác, trong phân tử có chứa 2 vòng cloro phenyl [34].
TCC tan rất ít trong nước, tan được trong methanol và một số dung môi hữu
cơ khác như ether, cloroform.
Bảng 1.2. Một số tính chất của triclocarban [29]
Một số tính chất


Thông số

Công thức phân tử

C13H9 Cl3 N2O

Khối lượng mol

315,6
Bột kết tinh hay tinh thể màu trắng

Thể chất
Áp suất hơi (mmHg)

3,45.10 -13 (25 o C)

Nhiệt độ nóng chảy

255,3 o C

Nhiệt độ sôi

373,62 oC

Độ tan trong nước (25 o C)

11 mg.l-1

Hằng số phân ly (pKa ở 20o C)


12,7

Hệ số phân tán octanol/nước

4,9

Thời gian bán hủy (t1/2 )

Trong môi trường nước: 12 giờ
Trong môi trường đất: 108 ngày

1.2.2. Ứng dụng của triclocarban
Triclocarban có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn nếu ở nồng độ
thấp, ở nồng độ cao có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh. Triclocarban khá nhạy cảm
đối với vi khuẩn Gram (+) (vi khuẩn có thành tế bào dày) hơn vi khuẩn Gram (-)
[27, 37, 44, 45].
Cơ chế hoạt động của triclocarban hiện nay vẫn chưa được xác định đầy đủ.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng TCC ức chế hoạt động của enzym Enoyl-acyl carrier
protein reductase (ENR) do đó làm suy giảm sự sản xuất lipid của vi khuẩn. Vì thế

-10-


màng tế bào của vi khuẩn không được hoàn thiện và vi khuẩn sẽ ngừng nhân lên
[27), 44, 54].
Từ những năm 1960, TCC được sử dụng như một chất có vai trò kháng khuẩn
và kháng nấm trong rất nhiều các loại xà phòng (kể cả xà phòng dung dịch và xà
phòng thanh, bánh) ở Mỹ [44].
Theo Ủy ban khoa học và sản phẩm mỹ phẩm ở châu Âu quy định thì
triclocarban được phép làm chất bảo quản trong các sản phẩm lên tới 0,2 % [19,

55].
Ngay từ năm 1957-1958, TCC đã được sử dụng ở các nước châu Âu với nồng
độ lên tới 1,5 % trong xà phòng thanh [49].
Năm 1986, Ủy ban khoa học về sản phẩm mỹ phẩm và các sản phẩm không
phải là thực phẩm được sử dụng cho người tiêu dùng (Scientific Committee on
Cosmetic Products and Non-Food Products intended for Consumers, SCCNFP) quy
định nồng độ TCC được sử dụng với mục đích bảo quản cho phép là 0,2 % [19].
Năm 1999, Ủy ban châu Âu quy định nồng độ TCC an toàn được sử dụng
trong nước rửa tay và các sản phẩm chăm sóc cơ thể lên đến 1,5 % [19].
Triclocarban là khá hiệu quả đối với những bệnh nhân nhiễm trùng niêm mạc
ban đầu, đồng thời nó còn làm giảm thiểu khả năng nhiễm siêu vi khuẩn của một số
bệnh nhiễm trùng khác [20].
Các nghiên cứu được công bố trong y văn cho thấy TCC khá nhạy cảm đối với
các chủng Staphylococcus, Streptococcus và Enterococcus. Nồng độ ức chế tối
thiểu đối với các dòng này khá thấp từ 0,5 đến 8 mg/l [20].
Đặc biệt nó khá nhạy cảm đối với Staphylococcus aureus, một chủng khá phổ
biến trên bề mặt da, do vậy triclocarban có tác dụng hiệp đồng trong điều trị các
nhiễm khuẩn trên bề mặt da khá tốt [44].
Với nhiều lợi ích như vậy, các nhà sản xuất đã sử dụng triclocarban để đưa
vào chế phẩm của mình một cách tràn lan. Nhận thấy tình hình này, vào tháng 12
năm 2013, FDA (Food and Drug Administration) yêu cầu các công ty phải chứng

-11-


minh rằng các sản phẩm của mình có chứa triclocarban thì phải vô hại đối với người
tiêu dùng.
Trong những năm gần đây, các công ty Jonhson & Jonhson, Procter &
Gamble, Colgate – Palmolive và Avon đã bắt đầu loại bỏ việc sử dụng hóa chất này
do mối quan ngại về sức khỏe.

1.2.3. Độc tính của triclocarban
1.2.3.1. Độc tính trên người
- Phản ứng dị ứng:
Triclocarban có thể gây kích ứng nhẹ cho mắt nhưng không gây kích ứng cho
da.
Một số phương pháp thử nghiệm về tính kích ứng của triclocarban đã được
tiến hành:
- Phương pháp Draize thử nghiệm TCC (1,5 % và 10 %) áp dụng ở phần trên
cánh tay của nam giới.
- Phương pháp thử lặp lại của Shelanski Repultured Insult Patch sử dụng
miếng dán có chứa 50 mg TCC.
- Phương pháp Marzulli và Maibach thử nghiệm tác dụng gây kích ứng của
TCC dưới tác dụng của ánh sánh mặt trời.
Tất cả các phương pháp này đều cho kết quả TCC không gây kích ứng đối với
da người bình thường. Tuy nhiên nó có thể gây kích ứng da và viêm da đối với
những đối tượng nhạy cảm với nó [21, 24, 30].
- Rối loạn nội tiết:
Cơ chế tác động gây rối loạn nội tiết chưa thực sự rõ ràng. Có rất nhiều giả
thiết cho rằng triclocarban hoạt động tương tự như các chất đồng kết hợp hoặc đồng
tác động điều chỉnh hoặt động của các thụ thể estrogen và thụ thể androgen. Các thí
nghiệm cho thấy triclocarban kích hoạt receptor Constitutive Androgen và receptor
Estrogen alpha cả in vitro và invivo. Do đó là tăng cường hoạt động của các hormon
testosteron, estrogen và một số hormon có bản chất steroid khác như cortisol, do đó
nó làm rối loạn cân bằng nội tiết của cơ thể [6, 61, 63].

-12-


Gần đây người ta còn tìm ra một cơ chế gây rối loạn nội tiết khác thông qua sự
kích thích tổng hợp nhiều chất trung gian hóa học làm tăng cường sự hoạt động của

các hormon có bản chất steroid và gây rối loạn nội tiết [13].
Việc triclocarban gây rối loạn nội tiết ảnh tới tới chức năng sinh sản và phát
triển của cơ thể được thể hiện rất rõ. Cụ thể đối với nam: chậm phát triển cơ quan
sinh dục, chậm phát triển xương, giảm sản xuất tinh trùng; đối với nữ: chậm phát
triển cơ thể, rối loạn kinh nguyệt, chậm dậy thì [9, 33].
Triclocarban còn làm tăng hoạt động của kênh RyR1, làm phá vỡ cân bằng nội
môi canxi trong một số loại tế bào (tế bào cơ xương, tim, thần kinh, tế bào miễn
dịch) làm thay đổi sự hoạt động của các tế bào này [24, 46].
- Độc tính sinh ung thư :
Chưa có nghiên cứu cụ thể về khả năng sinh ung thư trên người. Một số
nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng TCC nếu tiếp xúc lâu có thể làm gia tăng nguy
cơ ung thư.
Ung thư tuyến tiền liệt: tác động làm tăng sinh tế bào LNCaP và C4-2B là các
tế bào góp phần gây ung thư tuyến tiền liệt [21].
Ung thư vú: do sự khuếch đại quá mức hormon giới tính do vậy nó có thể làm
gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú ở cả nam giới và nữ giới [36].
Trên gan: nó được chứng minh là kích hoạt PXR và CAR, dẫn đến khởi phát
của mỗi gen Cyp2b10, điều này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người [14].
Trên thận: người ta thấy rằng phơi nhiễm lâu dài với TCC có thể là giảm trọng
lượng thận.
Ngoài ra, TCC còn làm suy giảm trọng lượng lách, suy giảm khả năng sản
xuất các loại tế bào tham gia vào chức năng miễn dịch [32].
1.2.3.2. Độc tính trên động vật và các vi sinh vật khác
Triclocarban tích tụ ở một số sinh vật như giun đất, tích lũy nhanh trong tảo và
ốc sên, tích lũy với lượng khá cao trong động vật thủy sinh [47].
Khả năng triclocarban tích tụ sinh học trong thực vật đã được khai thác trong
việc xây dựng các vùng đất ngập nước để giúp loại bỏ triclocarban khỏi nước

-13-



thải. Những vùng đất ngập nước này được coi là một phương pháp hiệu quả để loại
bỏ PPCPs, bao gồm triclocarban và triclosan, từ nước thải sinh hoạt. Các hợp chất
như vậy có xu hướng tập trung vào rễ cây trồng ở đầm lầy. Do đó việc tiếp xúc lâu
dài của các hệ sinh thái đất ngập nước với nước thải có chứa triclocarban như là một
giải pháp chính cho xử lý ô nhiễm nước thải vẫn đang được hướng tới [65].
Khi triclocarban được tìm thấy ở nồng độ cao trong môi trường nước, có
những lo ngại về tính độc của nó đối với các loài thủy sinh. Cụ thể, triclocarban đã
được chứng minh là độc đối với lưỡng cư, cá, động vật không xương sống và thực
vật thủy sinh. Dấu vết của hợp chất này đã được tìm thấy ở cá heo Atlantic [10].
Hoạt tính kháng khuẩn của triclocarban có thể phá vỡ các hormon quan trọng đối
với quá trình phát triển và nội tiết trong động vật hoang dã. Các hệ thống thần
kinh và sinh sản đặc biệt bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với hợp chất này. Ví dụ,
triclosan và triclocarban hiệu quả gấp 100 – 1000 lần trong việc ức chế và giết tảo,
cá nhám và các loài cá khác so với việc tiêu diệt vi khuẩn. Triclocarban và triclosan
cũng đã được tìm thấy ở nhiều sinh vật, bao gồm tảo, giun sán dưới nước, cá heo và
các loài cá khác [63].
1.2.4. Mối đe dọa về gia tăng tình trạng kháng kháng sinh khi phơi nhiễm
triclocarban
Việc tiếp xúc với các sinh vật như cá, tảo và người ở mức thấp của các hóa
chất kháng khuẩn triclocarban và các chất kháng khuẩn khác sẽ giết chết các vi
khuẩn yếu và cho phép những dòng vi khuẩn kháng mạnh mẽ hơn tăng lên. Khi các
vi khuẩn chia sẻ gen, các dòng vi khuẩn kháng này nhân lên rất mạnh. Hậu quả là
một nhóm vi khuẩn kháng thuốc mới xuất hiện.
Khi vi khuẩn kháng được tiếp xúc với thuốc kháng sinh, chúng tăng sự biểu
hiện các gen đề kháng. Nguy cơ kháng kháng sinh kháng sinh đã được nghiên cứu
bằng cách theo dõi định lượng sự phong phú của gen tetQ trong nước thải. Vì tetQ
là gen kháng phổ biến nhất trong môi trường. Việc bổ sung triclocarban đã làm tăng
sự biểu hiện của gen tetQ này.


-14-


Biểu hiện gen tetQ trong vi khuẩn cũng tăng lên đáng kể khi nhiều chất như
tetracyclin, triclosan và triclocarban được thêm vào hệ thống thí nghiệm cùng một
lúc. Tính chất phức tạp của các cộng đồng vi sinh vật và vô số các kháng sinh có
trong môi trường nước thường dẫn đến các mô hình kháng kháng sinh được thấy ở
các vi khuẩn trong tự nhiên [57].
1.2.5. Một số nghiên cứu về phân tích triclocarban trong mỹ phẩm
Ở Việt Nam chưa thấy có công bố nào về việc phân tích TCC trong mỹ phẩm
cũng như các sản phẩm khác.
Có khá nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới, cụ thể như sau:
- Phân tích đồng thời triclosan và triclocarban trong các sản phẩm mỹ phẩm bằng
HPLC [38] với:
- Cột Agilent SB – C8 (250 x 4,6 mm, 5 µm).
- Pha động: Hỗn hợp Methanol và đệm phosphat 0,01mol/l (pH = 3,0) tỷ
lệ (72 : 28)(v/v).
- Tốc độ dòng: 1 ml/phút.
- Detector UV – VIS, bước sóng 280 nm.
- Khoảng tuyến tính: 0 – 110 µg/ml.
- Hệ số R2 = 0,999.
- Phân tích triclocarban trong mỹ phẩm bằng HPLC sử dụng detector UV – VIS
[39] với:
- Cột Merck Superspher 100 RP 18 endcapped column (250,0 × 4,6 mm,
4 µm).
- Pha động: hỗn hợp ACN và nước, chạy theo chế độ gradient.
- Detector UV – VIS, bước sóng 265 nm.
- Nhiệt độ: 25 oC.
- Phân tích triclocarban trong các sản phẩm mỹ phẩm bằng RP-HPLC [40] với:
- Cột Merck Superspher 100 RP 18 (250,0 mm × 4,6 mm, 4 m) cùng với

cột bảo vệ Chrompack C18 (3,0 mm × 4,6 mm, 5 m).
- Pha động: hỗn hợp acetonitril và nước, chạy theo chế độ gradient.

-15-


- Tốc độ dòng: 1 ml/phút.
- Detector UV – VIS.
- Kết quả R2 = 0,9965, LOD = 0,095 mg/l, LOQ = 0,318 mg/l.
- Phân tích triclocarban trong mỹ phẩm và chế phẩm chăm sóc cá nhân bằng LCMS [37] với :
Điều kiện LC:
- Cột ACQUITY UPLC BEH C18 (1,7 m, 2,1 x 50 mm).
- Nhiệt độ cột: 40 oC.
- Pha động: chạy theo chế độ gradient với kênh A là nước có 0,1 % acid
formic và kênh B là methanol có 0,1 % acid formic.
- Tốc độ dòng: 0,6 ml/phút.
- Thể tích tiêm: 5 l.
Điều kiện MS:
- Nhiệt độ nguồn phun ion: 450 o C.
- Hiệu điện thế nguồn phun ion: 15000 V.
- Ion mẹ có m/z = 315,0.
- Hệ số R2 > 0,99.
- Phân tích triclocarban trong nguồn nước mặt sử dụng HPLC [35] với:
- Cột: Develosil RP Aqueous AR – 5RP – 30.
- Pha động: hỗn hợp methanol và nước với tỷ lệ (90 : 10)(v/v).
- Detector : mảng diod với bước sóng phát hiện 265 nm.
- Tốc độ dòng: 1 ml/phút.
- Khoảng nồng độ tuyến tính: 0,3 – 20 g/ml.
- LOD = 0,17 µg/ml và LOQ = 0,50 µg/ml.


-16-


×