Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN THEO TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.31 KB, 115 trang )


́H

LÊ NGUYỄN PHƯỚC DUNG


́

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ho

̣c

Ki

nh

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞHẠTẦNG GIAO THÔNG
NÔNG THÔN THEO TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI
ỞHUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ

̀ng

Đ

ại

Chuyên Nghành: Quản Lý Kinh Tế


Mã Số
: 60 34 04 10

Tr

ươ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.NGUYỄN ĐĂNG HÀO

HUẾ, 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung trong luận văn này là nghiên cứu của riêng
tôi. Các thông tin, số liệu trong bài hoàn toàn trung thực và đều được trích dẫn nguồn
gốc rõ ràng.
Bất kỳ vi phạm nào của tôi sẽ bị xử lý theo quy định quy chế của Đại học Huế


́

và Trường Đại học Kinh tế Huế.

năm 2017


́H


Quảng Trị, tháng

Ki

nh

Học viên thực hiện

Tr

ươ

̀ng

Đ

ại

ho

̣c

Lê Nguyễn Phước Dung

i


LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn tôi đã nhận được sự quan tâm,
hướng dẫn, giúp đỡ của nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của Trường Đại học Kinh tế Huế đã
truyền dạy những kiến thức thiết thực để phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu và


́

ứng dụng thực tế công việc. Xin được cảm ơn đến Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị, Văn phòng điều phối


́H

CTMTQG xây dựng NTM huyện Hải Lăng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn huyện Hải Lăng, Văn phòng điều phối NTM huyện Hải Lăng, Phòng Tài chính –
Kế hoạch huyện Hải Lăng, Phòng Thống kê huyện Hải Lăng, UBND các xã: Hải

nh

Thượng, Hải Sơn, Hải An... đã hết sức giúp đỡ và tạo điều kiện cho bản thân tôi thu

Ki

thập số liệu, trao đổi các thông tin cần thiết để phục vụ hoàn thành luận văn này.
Và đặc biệt để hoàn thiện luận văn tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình,

ho

̣c


chu đáo và những ý kiến đóng góp vô cùng quý báu của PGS.TS.Nguyễn Đăng Hào,
vì vậy tôi xin được bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy.

ại

Mặc dù nhận được nhiều sự hướng dẫn giúp đỡ và bản thân tôi cũng đã rất cố
gắng nhưng do kiến thức, thời gian có hạn và công tác xây dựng CSHT GTNT trong

Đ

xây dựng NTM còn mới mẻ cho nên luận văn của tôi chắc chắn còn nhiều thiếu sót.

̀ng

Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, hướng dẫn của các Thầy, Cô giáo để
luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.

Tr

ươ

Xin chân thành cảm ơn./

Quảng Trị, tháng năm 2017
Học viên thực hiện

Lê Nguyễn Phước Dung

ii



TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên : LÊ NGUYỄN PHƯỚC DUNG
Chuyên ngành : QUẢN LÝ KINH TẾ Niên Khóa: 2015-2017
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG HÀO
Tên đề tài: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn theo tiêu
chí Nông thôn mới ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị


́

1. Tính cấp thiết của đề tài
Vai trò của cơ sở hạ tầng giao thông ở nông thôn nói chung và ở Việt Nam nói


́H

riêng là hết sức quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với sự tăng trưởng kinh tế và phát
triển toàn diện nền kinh tế, xã hội của khu vực nông thôn. Vai trò và ý nghĩa của chúng

nh

càng thể hiện đầy đủ, sâu sắc trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá chuyển
nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn từ sản xuất nhỏ sang sản xuất hàng hoá và kinh
tế thị trường. Vì vậy, việc chú trọng đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là

Ki

vô cùng cần thiết, đòi hỏi sự quan tâm của Nhà nước cùng các cấp chính quyền.

Xuất phát từ đó, tôi đã chọn tên đề tài “Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao

ho

̣c

thông nông thôn theo tiêu chí Nông thôn mới ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị”
làm luận văn Thạc sĩ.

Đ

ại

2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Thu thập tài liệu thứ cấp từ
văn phòng điều phối NTM, phòng tài chính – kế hoạch và các phòng ban khác huyện

̀ng

Hải Lăng. Thu thập số liệu sơ cấp từ điều tra 120 phiếu điều tra trong đó 90 hộ dân và
30 cán bộ xã tại 3 xã Hải Thượng, Hải Sơn và Hải An… dựa trên bảng hỏi được thiết
kế sẵn. Xử lý số liệu sử dụng phần mềm Excel. Việc phân tích số liệu sử dụng phương

ươ

pháp so sánh và thống kê mô tả …

Tr

3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn

Luận văn đạt được những kết quả nghiên cứu sau:
- Làm rõ cơ sở khoa học về đầu tư xây dựng CSHT GTNT trong chương

trình NTM.
- Phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư xây dựng CSHT GTNT trên địa bàn
huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011 – 2015
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng csht gtnt trên địa
bàn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, góp phần thực hiện thành công chương trình
MTQG XD NTM trên toàn huyện .

iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Cơ sở hạ tầng

GTNT

Giao thông nông thôn

MTQG

Mục tiêu quốc gia

NTM

Nông thôn mới

NSTW


Ngân sách trung ương

BCHTW

Ban chấp hành Trung ương

KTXH

Kinh tế xã hội

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

GTVT

Giao thông vận tải

VĐT

Vốn đầu tư

UBND

Ủy ban nhân dân

GTSX

Giá trọ sản xuất


CN – XD

Công nghiệp – xây dựng

TM – DV

Thương mại – dịch vụ

BCĐ XD NTM

Ban chấp hành xây dựng Nông thôn mới

TH

Tiểu học


́H

nh

Ki

̣c

ho

ại

̀ng


THPT

Trung học cơ sở

Đ

THCS


́

CSHT

Trung học phổ thông
Bổ túc Trung học phổ thông

SXKD

Sản xuất kinh doanh

CSVC

Cơ sở vật chất

BTXM

Bê tông xi măng

NSNN


Ngân sách nhà nước

GSCĐ

Giám sát cộng đồng

Tr

ươ

BTTHPT

iv


MỤC LỤC
Lời cam đoan ....................................................................................................................i
Lời cảm ơn...................................................................................................................... ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế.................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt.....................................................................................................iv
Mục lục ............................................................................................................................v


́

Danh mục các bảng.........................................................................................................ix


́H


PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ...........................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................2

nh

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................3

Ki

5. Kết cấu của luận văn ...................................................................................................5

̣c

PHẦN II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................................................6

ho

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ
TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN THEO TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI.....6

ại

1.1. Nông thôn mới..........................................................................................................6

Đ

1.1.1. Khái niệm .............................................................................................................6

1.1.2. Bộ tiêu chí quốc gia về NTM.................................................................................6

̀ng

1.2. Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn.........................................................................7

ươ

1.2.1. Khái niệm ..............................................................................................................7
1.2.2. Đặc điểm của cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn..............................................10

Tr

1.2.3. Tiêu chí giao thông nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới ...............................11
1.3. Đặc điểm và nguồn vốn của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn ..
...................................................................................................................................11
1.3.1. Đặc điểm của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn ..................11
1.3.2. Nguồn vốn đầu tư phát triển ................................................................................13
1.4. Nội dung đầu tư phát triển CSHT GTNT theo tiêu chí nông thôn mới......................14
1.4.1. Sự cần thiết phải đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn.......................14
1.4.2. Lợi ích từ giao thông nông thôn ..........................................................................15

v


1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư xây dựng CSHT giao thông nông thôn...........20
1.5.1.Sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương ...................................................20
1.5.2. Cơ chế quản lý dự án ...........................................................................................21
1.5. Kinh nghiệm của một số địa phương về đầu tư phát triển CSHT GTNT theo tiêu
chí NTM ........................................................................................................................24

1.5.1. Tỉnh Bắc Ninh ....................................................................................................24


́

1.5.2. Tỉnh Hải Dương...................................................................................................25
1.5.3. Huyện Châu Thành, Tỉnh Bến Tre ......................................................................25


́H

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO
THÔNG NÔNG THÔN THEO TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ ...............................................................27

nh

2.1. Vị trí địa lý..............................................................................................................27

Ki

2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2011-2015....................................28
2.2.1. Dân số, Lao động, việc làm .................................................................................28

ho

̣c

2.2.2. Tình hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện........................29
2.3. Kết quả xây dựng NTM tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị giai đọan 2011-


ại

2015 ...............................................................................................................................32
2.3.1. Rà soát, lập quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới ..................................32

Đ

2.3.2. Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân ..........................................33

̀ng

2.3.3. Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội .......................................................................33
2.3.4. Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường .....................................34

ươ

2.3.5. Kết quả thực hiện theo Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới .........................36

Tr

2.4. Tình hình phát triển CSHT GTNT trên địa bàn huyện Hải Lăng giai đoạn 20112015 ...............................................................................................................................36
Thưc...............................................................................................................................48
2.8. Đánh giá của các bên liên quan về công tác huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng giao thông nông thôn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị....................................49
2.8.1. Người dân địa phương.........................................................................................49
2.8.2. Đánh giá của cán bộ xã........................................................................................56

vi



2.9. Đánh giá chung về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn theo tiêu
chí nông thôn mới tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. ...............................................63
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ
TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN HUYỆN HẢI LĂNG ĐẾN NĂM 2020 ....69
3.1. Mục tiêu, quan điểm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn tại
huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị....................................................................................69


́

3.1.1. Quan điểm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT đến năm 2020 .......................69


́H

3.1.2. Mục tiêu của quy hoạch phát triển GTNT huyện Hải Lăng đến năm 2020. ................70
3.1.3. Định hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT trên địa bàn huyện Hải Lăng
đến năm 2020.................................................................................................................70

nh

3.2. Giải pháp đẩy nhanh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn từ nay

Ki

đến năm 2020.................................................................................................................71
3.2.1. Giải pháp về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội..................................................71

̣c


3.2.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện ............................................................................72

ho

3.2.3. Giải pháp về huy động vốn..................................................................................73

ại

3.2.4. Về cơ chế hoàn vốn .............................................................................................84

Đ

3.3. Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. .............................................................85
3.4. Giải pháp nâng cao tổ chức quản lý các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao

̀ng

thông nông thôn. ............................................................................................................86

ươ

3.4.1. Về tổ chức............................................................................................................86
3.4.2. Về quản lý xây dựng............................................................................................87

Tr

3.5. Giải pháp chính sách phát triển CSHT GTNT. ......................................................88
3.5.1. Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và kỹ thuật...........................88
3.5.2. Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn....89

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................90
1. Kết luận......................................................................................................................90
2. Kiến nghị. ..................................................................................................................92
2.1. Đối với nhà nước, tỉnh............................................................................................92

vii


2.2. Đối với huyện Hải Lăng .........................................................................................94
2.3. Đối với chính quyền các xã. ...................................................................................94
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................95
PHỤ LỤC .....................................................................................................................99
QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ


́

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2


́H

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

Tr

ươ


̀ng

Đ

ại

ho

̣c

Ki

nh

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1:

Tiêu chí Giao thông trong bộ tiêu chí Nông thôn mới ..........................6

Bảng 1.2.

Hệ thống hóa các nhân tố và thang đo đánh giá dự án hạ tầng nông
thôn.............................................................................................. 23


Bảng 2.1:

Tình hình dân số và lao động của huyện Hải Lăng giai đoạn 2011 -


́

2015 .....................................................................................................28
Cơ cấu giá trị sản xuất của huyện Hải Lăng giai đoạn 2011 - 2015 ...30

Bảng 2.3:

Kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới.....................................36

Bảng 2.4:

Tình hình hiện trạng mặt đường giao thông nông thôn huyện Hải Lăng


́H

Bảng 2.2:

năm 2011 - 2015..................................................................................37
Cơ cấu các nguồn vốn đầu tư huy động xây dựng CSHT GTNT huyện

nh

Bảng 2.5:


Ki

Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011-2015..................................38
Bảng 2.6:

Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng CSHT GTNT huyện

ho

̣c

Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011-2015..................................45
Đặc điểm mẫu điều tra ........................................................................49

Bảng 2.8:

Tỷ lệ người dân được tham gia góp ý kiến trong xây dựng CSHT

ại

Bảng 2.7:

GTNT ....................................................................................... 50
Mức độ tiếp thu ý kiến đóng góp của người dân.................................51

Bảng 2.10:

Tỷ lệ người dân tham gia vào giám sát các hoạt động xây dựng

̀ng


Đ

Bảng 2.9:

CSHT GTNT ......................................................................................51

Tr

ươ

Bảng 2.11:

Mức độ ý kiến của người dân được tiếp thu khi tham gia giám sát các
hoạt động xây dựng CSHT GTNT ......................................................52

Bảng 2.12:

Mức độ đóng góp vốn của người dân vào xây dựng CSHT NTM......53

Bảng 2.13:

Hình thức người dân muốn đóng góp nhất cho xây dựng CSHT GTNT . 54

Bảng 2.14:

Chất lượng sử dụng của các công trình CSHT GTNT sau khi hoàn
thành ............................................................................................ 55

Bảng 2.15:


Đánh giá của người dân về tác động của việc xây dựng CSHT GTNT
đến đời sống của người dân.................................................................56

Bảng 2.16:

Thông tin chung về mẫu điều tra cán bộ xã ........................................57

ix


Bảng 2.17:

Tình hình tổ chức các hoạt động tuyên truyền ....................................58

Bảng 2.18:

Hình thức tuyên truyền về Chương trình xây dựng CSHT GTNT .....59

Bảng 2.19:

Nguồn lực được huy động và sử dụng cho xây dựng CSHT GTNT...59

Bảng 2.20:

Nhân tố làm hạn chế đầu tư của nhà nước cho thực hiện các mục tiêu
xây dựng CSHT GTNT .......................................................................60

Bảng 2.21:


Nguyên nhân hạn chế huy động nguồn lực từ người dân để xây dựng

Bảng 2.22:


́

CSHT GTNT .......................................................................................61
Hình thức chính quyền địa phương sử dụng để tiếp thu ý kiến đóng

Bảng 2.23:


́H

góp của người dân ...............................................................................62
Đánh giá của cán bộ xã về mức độ ý kiến của người dân được tiếp thu
khi tham gia giám sát các hoạt động xây dựng CSHT GTNT ............62
Nhu cầu vốn huy động xây dựng GTNT giai đoạn 2016-2020...........71

Bảng 3.2:

Huy động vốn xây dựng CSHT GTNT giai đoạn 2016-2020.............73

Tr

ươ

̀ng


Đ

ại

ho

̣c

Ki

nh

Bảng 3.1:

x


PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong nhiều thập kỷ qua, các tác giả phương Tây khi nghiên cứu sự phát triển của
các nước thế giới thứ ba đã đưa ra các nhận xét rằng các nước này muốn phát triển phải
có sự đầu tư thích đáng vào yếu tố mà mình có thế mạnh. Trong đó, khi xem xét sự phát


́

triển của khu vực nông thôn, các tác giả đặc biệt chú trọng và đã đưa ra nhiều nhận xét
tập trung vào lĩnh vực giao thông nông thôn. Adam Smith cho rằng “Giao thông là một



́H

yếu tố quan trọng, nó dẫn tới các thị trường, nối liền các khu nguyên vật liệu thô, các khu
vực có tiềm năng phát triển và kích thích khả năng sản xuất”. Rostow mở rộng lý luận này
và nâng cao vai trò của sự cần thiết phải đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông ở nông thôn

nh

“Điều kiện tiên quyết cho giai đoạn cất cánh của khu vực nông thôn”. Giao thông nông

Ki

thôn là một phần gắn bó không thể tách rời trong hệ thống giao thông vận tải chung, là
nhân tố tác động đến mọi ngành sản xuất và là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển

ho

̣c

của moị vùng nông thôn cũng như toàn xã hội.

Đối với Việt Nam, là một nước với gần 80% dân số làm nghề nông, để đạt được

ại

mục tiêu “đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp có trình độ khoa học công
nghệ tiến” thì nhất thiết phải có sự đầu tư vào nông nghiệp mà nhất là phát triển cơ sở

Đ


hạ tầng và trên hết là cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn (CSHT GTNT). Trong các

̀ng

Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc cũng như các hội nghị Phát triển Nông nghiệp Nông
thôn, đều đã nhận định đầu tư phát triển CSHT GTNT là vô cùng cần thiết trong điều

ươ

kiện hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Giao thông là mạch máu của tổ

Tr

chức kinh tế, giao thông tốt thì mọi việc đều dễ dàng…” (Tư tưởng Hồ Chí Minh về
Giao thông vận tải).
Xây dựng CSHT đặc biệt là CSHT GTNT là một trong những nội dung lớn và

quan trọng xác định hiệu quả của chương trình Nông thôn mới (NTM). Đầu tư xây
dựng CSHT GTNT là yếu tố quan trọng nhất để đổi mới bộ mặt nông thôn, tạo đà cho
phát triển kinh tế - xã hội. Đây là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh,
mạnh và bền vững.

1


Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, từ năm 2011 đến nay, huyện
Hải Lăng đã huy động mọi nguồn lực xây dựng CSHT thiết yếu. Trong giai đoạn 2011
- 2015, tổng nguồn lực hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương

và lồng ghép, huy động từ nhiều nguồn lực khác từ các tổ chức, đoàn thể, doanh
nghiệp, hợp tác xã, hệ thống ngân hàng…và người dân để xây dựng GTNT là 7.148,4
triệu đồng. Nhờ vậy, trong thời kỳ 2011-2015, trên địa bàn huyện đã có trên 70 km


́

trục đường thôn 50 km đường thôn xóm và 46,94 km đường nội đồng đã được được
nhựa hóa hoặc bê tông hóa. Hệ thống giao thông nông thôn phát triển cả về số lượng


́H

và chất lượng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và
thu hút các lĩnh vực đầu tư về khu vực nông thôn, tạo công ăn việc làm, xóa đói, giảm
nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.

nh

Tuy vậy, quá trình phát triển GTNT vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. So với mục tiêu

Ki

quốc gia về NTM, tiêu chí về GTNT trên địa bàn huyện về trục đường thôn mới chỉ
đạt 50,24%, đường ngõ xóm đạt 28,05% và đường nội đồng chỉ đạt 22,89%. Bên cạnh

ho

̣c


đó đầu tư cơ sở hạ tầng GTNT còn bộc lộ hàng loạt các bất cập như quy hoạch không
đồng bộ, thiếu sự tham gia và giám sát của cộng đồng, chất lượng công trình thấp,

ại

nhanh hư hỏng, xuống cấp...

Xuất phát từ thực tế đó, việc đánh giá thực trạng phát triển và tìm ra giải pháp

Đ

để hoàn thiện CSHT GTNT là hết sức cần thiết. Từ thực tế trên, đề tài “Đầu tư xây

̀ng

dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn theo tiêu chí Nông thôn mới ở huyện Hải
Lăng, tỉnh Quảng Trị” đã được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ.

ươ

2. Mục tiêu nghiên cứu

Tr

Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng đầu tư xây dựng CSHT GTNT trên địa bàn huyện Hải

Lăng để đề xuất giải pháp đẩy mạnh đầu tư xây dựng CSHT GTNT nhằm hoàn
thành chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng
Trị cho giai đoạn từ nay đến năm 2020.

Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư xây dựng CSHT GTNT
trong chương trình NTM.

2


- Phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư xây dựng CSHT GTNT trên địa bàn
huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011 - 2015
- Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh đầu tư xây dựng CSHT GTNT trong
chương trình NTM trên địa bàn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, góp phần thực hiện
thành công Chương trình MTQG xây dựng NTM trên toàn huyện.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu


́

Đối tượng nghiên cứu


́H

Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
đầu tư xây dựng CSHT GTNT.

- Phạm vi nghiên cứu: Đầu tư xây dựng CSHT GTNT là một phạm trù rất rộng

nh

nên trong khuôn khổ của luận văn, nội dung nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi

các vấn đề liên quan đến sự tham gia của cộng đồng dân cư và việc huy động vốn đầu

Ki

tư xây dựng CSHT GTNT.

- Phạm vi không gian: nghiên cứu thực trạng đầu tư xây dựng CSHT GTNT ở

ho

̣c

các xã tham gia Chương trình NTM, tập trung trên địa bàn huyện Hải Lăng, tỉnh
Quảng Trị

ại

- Phạm vi thời gian: nghiên cứu thực trạng đầu tư xây dựng CSHT GTNT

Đ

NTM trong giai đoạn 2011 - 2015. Từ đó, đề xuất giải pháp huy động vốn đầu tư
xây dựng CSHT GTNT, hoàn thành chương trình MTQG xây dựng NTM cho giai

̀ng

đoạn từ nay đến năm 2020.

ươ


4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu

Tr

+ Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn, Cục Thống kê, Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây
dựng NTM tỉnh Quảng Trị, Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng
NTM huyện Hải Lăng, Uỷ ban nhân dân các xã và các tài liệu liên quan đến đề tài
nghiên cứu đã được đăng tải, công bố.
- Số liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn đã được thiết
kế sẵn cho các xã trên địa bàn huyện.

3


Chọn điểm điều tra: Nghiên cứu này được thực hiện dựa theo nguyên tắc chọn
mẫu phân tầng. Trong tổng số 19 xã trên địa bàn huyện, 3 xã có tính chất đại diện cho 3
vùng cát nội đồng, đồng bằng và bãi ngang đã được lựa chọn để tiến hành điều tra. Dựa
trên việc thảo luận nhóm với Ban điều hành Chương trình NTM của huyện, 3 xã được
chọn là xã Hải Thượng (xã điểm xây dựng NTM của huyện, đã đạt tiêu chí số 2, giao
thông), xã Hải An (xã đại diện cho vùng bãi ngang, chưa đạt tiêu chí số 2, giao thông) và


́

xã Hải Sơn (xã đại điện cho vùng đồng bằng, đã đạt tiêu chí số 2 giao thông).
Chọn mẫu điều tra: Căn cứ vào tình hình kinh tế, vị trí địa lý, phạm vi nghiên



́H

cứu và thời gian nghiên cứu, các hộ gia đình đã được lựa chọn một cách ngẫu nhiên
dựa trên danh sách các hộ ở các thôn. Do hạn chế về mặt thời gian và kinh phí, tổng số
phiếu được phỏng vấn là 120 phiếu và được phân bố trên địa bàn 03 xã Hải Thượng,

nh

Hải An và Hải Sơn, trong đó 90 phiếu điều tra phỏng vấn người dân (mỗi xã 30 phiếu
điều tra, đây là các hộ đại diện cho các ngành nghề kinh tế khác nhau có liên quan đến

Ki

vấn đề sự tham gia của người dân trong đầu tư xây dựng CSHT GTNT trên địa bàn xã)

̣c

và 30 phiếu điều tra phỏng vấn cán bộ xã (mỗi xã 10 phiếu điều tra phỏng vấn các cán

ho

bộ chủ chốt của xã: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã,
Phó Chủ tịch HĐND xã, Chủ tịch UBMTTQVN, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ, Chủ

Đ

Hồ Chí Minh xã).

ại


tịch Hội cựu chiến binh, Chủ tịch Hội nông dân xã, Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản
Sau khi chuẩn bị bảng hỏi điều tra, tôi đã tiến hành phỏng vấn thử một số hộ,

̀ng

sau đó sẽ điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế và cuối cùng là điều tra phỏng

ươ

vấn toàn bộ số mẫu đã chọn.
Một số thông tin cơ bản về mẫu điều tra: tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, nghề

Tr

nghiệp, thu nhập... của người được điều tra; những hiểu biết của họ về Chương trình
xây dựng CSHT GTNT theo tiêu chí NTM; sự tham gia, đóng góp của họ trong việc
xây dựng CSHT GTNT ở địa phương; ý kiến, nhận xét của họ về ý nghĩa, tầm quan
trọng và hiệu quả của việc xây dựng CSHT GTNT trong thời gian qua…
- Phương pháp tổng hợp, phân tích
Dùng để nghiên cứu lý luận và thực tiễn về khả năng huy động nguồn vốn đầu tư
xây dựng CSHT GTNT phát triển NTM.

4


Trên cơ sở số liệu, thông tin được thu thập từ các cơ quan chức năng, các cấp chính
quyền trên địa bàn nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu,
thông tin để rút ra các nhận định, đánh giá, các kết quả nghiên cứu của luận văn.
- Phương pháp thống kê mô tả: như đã trình bày ở phần trên, cơ sở dữ liệu sơ

cấp của luận văn được thu thập thông qua phương pháp điều tra, khảo sát tại một số xã
trên địa bàn huyện Hải Lăng. Để thiết lập một hệ thống thông tin, số liệu phục vụ cho


́

đề tài, góp phần gia tăng tính thực tiễn và thuyết phục của các kết luận, đánh giá, các
kết quả nghiên cứu.


́H

Những dữ liệu thu thập được từ thực địa sẽ được mô tả lại thông qua các chỉ
tiêu như tần suất (frequency), số bình quân (mean), giá trị lớn nhất (max), giá trị nhỏ
nhất (min), phương sai (varian), độ lệch chuẩn (Standard Deviation) và phân tích biểu

nh

đồ đơn giản. Từ đó có cơ sở, có cái nhìn và bức tranh tổng quát chung cho vấn đề

Ki

nghiên cứu.

- Phương pháp so sánh

ho

Phương pháp chuyên gia


̣c

- Phương pháp kiểm định: one-sample t – test, independent samples t-test

ại

Thực hiện thảo luận và phỏng vấn mở với các cán bộ Văn phòng Ban điều hành

Đ

Chương trình NTM huyện Hải Lăng và một số lãnh đạo địa phương, những người có
vai trò trong Ban chỉ đạo Chương trình NTM của các xã về những nội dung liên quan

̀ng

đến luận văn.

ươ

Công cụ xử lý và phân tích: Phần mềm Excel và SPSS 20.0
5. Kết cấu của luận văn

Tr

Bao gồm phần mở đầu, nội dung nghiên cứu, kết luận và kiến nghị, danh mục

tài liệu tham khảo và phụ lục. Phần nội dung nghiên cứu có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư xây dựng Cơ sở hạ tầng Giao

thông Nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới

Chương 2: Thực trạng đầu tư xây dựng Cơ sở hạ tầng Giao thông Nông thôn
theo tiêu chí Nông thôn mới ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011-2015
Chương 3: Giải pháp đẩy nhanh xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn theo tiêu
chí nông thôn mới tại huyện Hải lăng đến năm 2020

5


PHẦN II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG
GIAO THÔNG NÔNG THÔN THEO TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI
1.1. Nông thôn mới


́

1.1.1. Khái niệm
Nghị quyết số 26 của BCHTW khóa X xác định: NTM là khu vực nông thôn có


́H

kết cấu hạ tầng KTXH hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý,
gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội
nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh

nh

thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần của người dân

ngày càng được nâng cao, tạo nền tảng KTXH và chính trị vững chắc cho sự nghiệp

Ki

CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

̣c

1.1.2. Bộ tiêu chí quốc gia về NTM

ho

Bộ tiêu chí quốc gia về NTM bao gồm 19 tiêu chí, được khái quát thành 5 nhóm
nội dung:

ại

Nhóm 1: Quy hoạch:1 tiêu chí (Quy hoạch);

Đ

Nhóm 2: Hạ tầng KTXH: 8 tiêu chí (Giao thông; Thủy lợi; Điện; Trường học;

̀ng

Cơ sở vật chất văn hóa; Chợ nông thôn; Bưu điện; Nhà ở dân cư);
Trong đó GTNT thuộc tiêu chí số 2 trong bộ tiêu chí. Ta có nội dung đánh giá

ươ


tiêu chí giao thông như sau:

Tr

Bảng 1.1: Tiêu chí Giao thông trong bộ tiêu chí Nông thôn mới

Nội dung tiêu chí

Chỉ
Đồng
TDMN
tiêu
bằng
phía
chung
sông
Bắc
Hồng

1. Tỷ lệ km đường trục xã, liên
xã được nhựa hóa hoặc bê tông
100%
hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật
của Bộ GTVT
2. Tỷ lệ km đường trục thôn,
xóm được cứng hóa đạt chuẩn 70%
theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT

Chỉ tiêu theo vùng
Duyên

Bắc
Đông
hải
Tây
Trung
Nam ĐBSCL
Nam Nguyên
bộ
bộ
TB

100%

100% 100% 100%

100%

100%

100%

50%

100%

70%

100%

50%


6

70%

70%


Đông
Nam ĐBSCL
bộ
100%
cứng
hóa

100%
(30%
cứng
hóa)

100%

50%


́

Chỉ tiêu theo vùng
Chỉ
Đồng

Duyên
TDMN
Bắc
Nội dung tiêu chí
tiêu
bằng
hải
Tây
phía
Trung
chung
sông
Nam Nguyên
Bắc
bộ
Hồng
TB
3. Tỷ lệ km đường ngõ, xóm
100%
100% 100% 100%
100%
sạch và không lầy lội vào mùa
(50%
(70% (70% (50%
100%
cứng
mưa.
cứng
cứng cứng
cứng

hóa
hóa)
hóa)
hóa)
hóa)
4. Tỷ lệ km đường trục chính nội
đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi 65%
50% 100% 70% 70%
70%
lại thuận tiện

Nguồn: Bộ tiêu chí quốc gia về NTM


́H

Nhóm 3: Kinh tế và tổ chức sản xuất: 4 tiêu chí (Thu nhập; Tỷ lệ hộ nghèo; Cơ
cấu lao động; Hình thức tổ chức sản xuất);

Nhóm 4: Văn hóa - Xã hội - Môi trường: 4 tiêu chí (Giáo dục; Y tế; Văn hóa;

nh

Môi trường);

Ki

Nhóm 5: Hệ thống chính trị: 2 tiêu chí (Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững
mạnh và An ninh, trật tự xã hội).


̣c

1.2. Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn

ho

1.2.1. Khái niệm
1.2.1.1. Cơ sở hạ tầng

ại

CSHT chính là kết cấu hạ tầng hiểu theo nghĩa hẹp, hay nói cách khác, là một

Đ

trong số những thành phần của kết cấu hạ tầng.

̀ng

1.2.1.2. Cơ sở hạ tầng nông thôn
Cơ sở hạ tầng nông thôn là một bộ phận của tổng thể cơ sở hạ tầng vật chất – kỹ

ươ

thuật nền kinh tế quốc dân. Đó là những hệ thống thiết bị và công trình vật chất – kỹ

Tr

thuật được tạo lập, phân bố, phát triển trong các vùng nông thôn và trong các hệ thống
sản xuất nông nghiệp, tạo thành cơ sở, điều kiện chung cho phát triển kinh tế, xã hội ở

khu vực này và lĩnh vực nông nghiệp.
Nội dung tổng quát của cơ sở hạ tầng nông thôn có thể bao gòn những hệ thống
cấu trúc, thiết bị và công trình chủ yếu sau:
- Hệ thống các công trình thủy lợi, thủy nông, phòng chống thiên tai, bảo vệ và
cải tạo đất đai, tài nguyên, môi trường trong nông nghiệp nông thôn như: đê điều, kè
đập, cầu cống và kênh mương thủy lợi, các trạm bơm.

7


- Hệ thống và các công trình giao thông vận tải trong nông thôn: cầu cống,
đường xá, kho tầng bến bãi phục vụ trực tiếp cho việc vận chuyển hàng hóa, giao lưu
đi lại của dân cư.
- Mạng lưới và thiết bị phân phối, cung cấp điện, mạng lưới thông tin liên lạc.
- Những công trình xử lý, khai thác và cung cấp nước sạch sinh hoạt cho dân cư
nông thôn.


́

- Mạng lưới và cơ sở thương nghiệp, dịch vụ cung ứng vật tư, nguyên vật liệu,
mà chủ yếu là những công trình chợ búa và tụ điểm giao lưu buôn bán.
trạm tại sản xuất và cung ứng giao giống cây vật nuôi.
1.2.1.3. Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn


́H

- Cơ sở nghiên cứu khoa học, thực hiện và chuyển giao công nghệ kỹ thuật;


nh

Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là một bộ phận của cơ sở hạ tầng nông

Ki

nghiệp, bao gồm cơ sở hạ tầng các loại đường (đường sông, đường nhựa, đường bê
tông, đường đất…) phục vụ việc vận chuyển và đi lại trong nội bộ khu vực nông thôn,

̣c

nhằm phát triển sản xuất phục vụ sản xuất và phục vụ giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội

ho

của cáclàng, xã, thôn xóm. Hệ thống này nhằm bảo đảm cho các phương tiện cơ giới
loại trung, nhẹ và xe thô sơ qua lại.

ại

Hệ thống giao thông nông thôn bao gồm: cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn,

Đ

phương tiện vận tải và người sử dụng. Như vậy, cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
không chỉ là sự di chuyển của người dân nông thôn và hàng hóa của họ, mà còn là các

̀ng

phương tiện để cung cấp đầu vào sản xuất và các dịch vụ hỗ trợ cho khu vực nông thôn


ươ

của các thành phần kinh tế quốc doanh và tư nhân. Đối tượng hưởng lợi ích trực tiếp
của hệ thống giao thông nông thôn sau khi xây dựng mới, nâng cấp là người dân nông

Tr

thôn, bao gồm các nhóm người có nhu cầu và ưu tiên đi lại khác nhau.
Đường giao thông nông thôn bao gồm đường trục xã, đường liên xã, đường

trục thôn; đường trong ngõ xóm và các điểm dân cư tương đương; đường trục chính
nội đồng. Đường giao thông nông thôn chủ yếu là đường bộ, cầu cống, bến cảng phục
vụ cho nông nghiệp, nông thôn. Có thể nói đường giao thông nói chung, đường giao
thông nông thôn nói riêng là huyết mạch sống còn của lưu thông hàng hoá. (Theo
Thông tư 32/2014/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn về quản lý, vận
hành khai thác đường giao thông nông thôn)

8


Đường giao thông nông thôn là đường thuộc khu vực nông thôn, được định nghĩa
là loại đường giá tương đối thấp, lưu lượng xe ít, các đường nhánh, các đường phục vụ
chủ yếu cho khu vực nông nghiệp nối với hệ thống đường chính, các trung tâm phát triển
chủ yếu hoặc các trung tâm hành chính và nối tới các làng mạc các cụm dân cư dọc tuyến,
các chợ, mạng lưới giao thông huyết mạch hoặc các tuyến cấp cao hơn.
1.2.1.4. Phân loại đường giao thông nông thôn


́


- Theo Luật giao thông đường bộ, có quy định rõ tiêu chí xác định đường huyện
và đường xã, cụ thể như sau:


́H

+ Đường huyện: Là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm
hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị
trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

nh

+ Đường xã: Là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp,

Ki

bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường có vị trí quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã.

quốc gia về nông thôn mới:

ho

̣c

- Theo Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí

ại


+ Đường trục xã: là đường nối trung tâm hành chính xã đến trung tâm các thôn;
+ Đường trục thôn: là đường nối trung tâm thôn đến các cụm dân cư trong thôn;

Đ

+ Đường ngõ, xóm: là đường nối giữa các hộ gia đình trong các cụm dân cư;

̀ng

+ Đường trục chính nội đồng: là đường chính nối từ khu dân cư đến khu sản xuất
tập trung của thôn, xã.

ươ

Hệ thống đường giao thông nông thôn: Là một hệ thống các con đường bao

Tr

quanh làng bản, thôn xóm. Nó bao gồm các tuyến đường từ trung tâm xã, đến các trục
đường quốc lộ, trung tâm hành chính huyện, đường liên xã, liên thôn, đường làng ngõ
xóm và đường chính ra đồng ruộng xây dựng thành một hệ thống giao thông liên
hoàn. (Theo Quyết định 167 về quản lý mạng lưới đường giao thông nông thôn được
các cán bộ cấp huyện và xã quản lý)
Hệ thống này nhằm đảm bảo cho các phương tiện cơ giới loại trung, nhẹ và xe
thô sơ qua lại. Bao gồm hệ thống các tuyến đường nối liền từ trung tâm hành chính
huyện đến các trục đường quốc lộ, trung tâm xã; hệ thống đường xã, đường thôn,

9



đường làng ngõ xóm và đường trục chính ra đồng ruộng phục vụ sản xuất, được nối
tiếp thành một hệ thống giao thông liên hoàn.
1.2.2. Đặc điểm của cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
1.2.2.1. Tính hệ thống, đồng bộ
Tính chất đồng bộ, hợp lý trong việc phối, kết hợp các yếu tố hạ tầng giao
thông không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, mà còn có ý nghĩa về xã hội và nhân văn. Các


́

công trình giao thông thường là các công trình lớn, chiếm chỗ trong không gian. Tính

tích cực đến các sinh hoạt của dân cư trong địa bàn.
1.2.2.2. Tính định hướng


́H

hợp lý của các công trình này đem lại sự thay đổi lớn trong cảnh quan và có tác động

nh

Đặc trưng này xuất phát từ nhiều khía cạnh khác nhau của vị trí hệ thống giao
thông nông thôn: Đầu tư cao, thời gian sử dụng lâu dài, mở đường cho các hoạt động

Ki

kinh tế, xã hội phát triển …

ho


chú trọng những vấn đề chủ yếu:

̣c

Đặc điểm này đòi hỏi trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn phải

- Cơ sở hạ tầng giao thông của toàn bộ nông thôn, của vùng hay của làng, xã

ại

cần được hình thành và phát triển trước một bước và phù hợp với các hoạt động kinh

Đ

tế, xã hội. Dựa trên các quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội để quyết định việc xây
dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn. Đến lượt mình, sự phát triển cơ sở hạ tầng

̀ng

giao thông về quy mô, chất lượng lại thể hiện định hướng phát triển kinh tế, xã hội và

ươ

tạo tiền đề vật chất cho tiến trình phát triển kinh tế – xã hội.
1.2.2.3. Tính địa phương, tính vùng và khu vực

Tr

Việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở nông thôn phụ thuộc


vào nhiều yếu tố như địa lý, địa hình, trình độ phát triển … Do địa bàn nông thôn rộng,
dân cư phân bố không đều và điều kiện sản xuất nông nghiệp vừa đa dạng, phức tạp lại
vừa khác biệt lớn giữa các địa phương, các vùng sinh thái.
Vì thế, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn mang tính vùng và địa
phương rõ nét. Điều này thể hiện cả trong quá trình tạo lập, xây dựng cũng như trong
tổ chức quản lý, sử dụng chúng.

10


Yêu cầu này đặt ra trong việc xác định phân bố hệ thống giao thông nông thôn,
thiết kế, đầu tư và sử dụng nguyên vật liệu, vừa đặt trong hệ thống chung của quốc gia,
vừa phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng địa phương, từng vùng lãnh thổ.
1.2.2.4. Tính xã hội và tính công cộng cao
Tính xã hội và công cộng cao của các công trình giao thông ở nông thôn thể
hiện trong xây dựng và trong sử dụng:


́

Trong sử dụng, hầu hết các công ttrình đều được sử dụng nhằm phục vụ việc đi
lại, buôn bán giao lưu của tất cả người dân, tất cả các cơ sở kinh tế, dịch vụ.
từ tất cả các thành phần, các chủ thể trong nền kinh tế.


́H

Trong xây dựng, mỗi loại công trình khác nhau có những nguồn vốn khác nhau
1.2.3. Tiêu chí giao thông nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới


Ki

cấp kỹ thuật của Bộ GTVT. Chỉ tiêu : 100%

nh

Tỷ lệ km đường trục xã,liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo

Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của

̣c

bộ GTVT. Chỉ tiêu : 75%

ho

Tỷ lệ km đường ngõ xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa. Chỉ tiêu 100%
(70% cứng hóa)

Đ

tiện. Chỉ tiêu : 70%

ại

Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại phải thuận

̀ng


1.3. Đặc điểm và nguồn vốn của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông
thôn

ươ

1.3.1. Đặc điểm của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
Hoạt động đầu tư phát triển có những đặc điểm khác với các hoạt động đầu tư

Tr

khác, cần phải nắm bắt để quản lý đầu tư sao cho có hiệu quả, phát huy được tối đa các
nguồn lực.
Đầu tư phát triển luôn đòi hỏi một lượng vốn lớn và nằm khê đọng trong suốt
quá trình thực hiện đầu tư. Vòng quay của vốn rất dài, chi phí sử dụng vốn lớn là cái
giá phải trả cho hoạt động đầu tư phát triển. Vì vậy, việc ra quyết định đầu tư có ý
nghĩa quan trọng. Nếu quyết định sai sẽ làm lãng phí khối lượng vốn lớn và không
phát huy hiệu quả đối với nền kinh tế xã hội. Trong quá trình thực hiện đầu tư và vận

11


hành kết quả đầu tư cần phải quản lý vốn sao cho có hiệu quả, tránh thất thoát, dàn trải
và ứ đọng vốn. Có thể chia dự án lớn thành các hạng mục công trình, sau khi xây dựng
xong sẽ đưa ngay vào khai thác sử dụng để tạo vốn cho các hạng mục công trình khác
nhằm tăng tốc độ chu chuyển vốn.
Hoạt động đầu tư phát triển có tính dài hạn thể hiện ở: thời gian thực hiện đầu
tư kéo dài nhiều năm tháng và thời gian vận hành kết quả đầu tư để thu hồi vốn rất dài.


́


Để tiến hành một công cuộc đầu tư cần phải hao phí một khoảng thời gian rất lớn để
nghiên cứu cơ hội đầu tư, lập dự án đầu tư, tiến hành hoạt động đầu tư trên thực địa


́H

cho đến khi các thành quả của nó phát huy tác dụng. Thời gian kéo dài đồng nghĩa với
rủi ro càng cao do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bất định và biến động về tự nhiên- kinh
tế- chính trị- xã hội. Vì vậy, để đảm bảo cho công cuộc đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế

nh

xã hội cao đòi hỏi phải làm tốt công tác chuẩn bị. Khi lập dự án đầu tư cần phải tính

Ki

toán kỹ lưỡng các rủi ro có thể xảy ra và dự trù các phương án khắc phục.
Thành quả của hoạt động đầu tư phát triển là rất to lớn, có giá trị lớn lao về kinh

ho

̣c

tế- văn hoá- xã hội cả về không gian và thời gian. Một công trình đầu tư phát triển có
thể tồn tại hàng trăm năm, hàng ngàn năm thậm chí tồn tại vĩnh viễn như các công

ại

trình kiến trúc, các kỳ quan nổi tiếng thế giới như: Kim Tự Tháp Ai Cập, Vạn Lý

Trường Thành ở Trung Quốc, Ăngco Vát của Campuchia...

Đ

Tất cả các công trình đầu tư phát triển sẽ hoạt động ở ngay tại nơi nó được tạo

̀ng

dựng nên. Do đó, các điều kiện về địa lý- xã hội có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực
hiện đầu tư cũng như tác dụng sau này của các kết quả đầu tư. Ví dụ như khi xây dựng

ươ

các dự án khai thác nguồn nguyên nhiên liệu (than, dầu mỏ, khí đốt...) cần phải quan

Tr

tâm đến vị trí địa lý (xem có gần nguồn nguyên nhiên liệu và thuận tiện trong việc vận
chuyển không) và quy mô, trữ lượng để xác định công suất dự án. Đối với các nhà
máy thuỷ điện, công suất phát điện tuỳ thuộc vào nguồn nước nơi xây dựng công trình.
Không thể di chuyển nhà máy thuỷ điện như di chuyển những chiếc máy tháo dời do
các nhà máy sản xuất ra từ điạ điểm này đến địa điểm khác. Để đảm bảo an toàn trong
quá trình xây dựng và hoạt động của kết quả đầu tư đòi hỏi các nhà đầu tư phải quan
tâm đến địa điểm đầu tư, các ngoại ứng tích cực và tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp đến việc triển khai dự án

12


1.3.2. Nguồn vốn đầu tư phát triển

Ở mỗi quốc gia, nguồn vốn đầu tư trước hết và chủ yếu là từ tích luỹ của nền
kinh tế, tức phần tiết kiệm không tiêu dùng đến (gồm tiêu dùng của cá nhân và tiêu
dùng của Chính Phủ) từ GDP. Nguồn tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, xét về lâu dài là
nguồn bảo đảm cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế một cách ổn định, là điều kiện
đảm bảo tính độc lập và tự chủ của đất nước trong lĩnh vực kinh tế cũng như các lĩnh


́

vực khác. Ngoài nguồn vốn tích luỹ từ trong nước, các quốc gia còn có thể và cần huy
động vốn đầu tư từ nước ngoài để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.


́H

Từ đây, ta có thể chỉ ra các hướng chính trong nguồn đầu tư phát triển :

+ Nguồn trong nước: bao gồm tích luỹ từ ngân sách, vốn tích luỹ của các
doanh nghiệp, tiết kiệm của dân cư.

+ Nguồn vốn từ nước ngoài.

Ki

hoàn lại, vốn tự có, vốn liên doanh, liên kết.

nh

+ Nguồn vốn đầu tư của các cơ sở: bao gồm vốn ngân sách cấp, viện trợ không


ho

̣c

Trong cả ba nguồn trên thì vốn huy động từ nước ngoài đóng vai trò quan trọng
trong những bước đi đầu tiên, nó chính là những cái “hích” đầu tiên cho sự phát triển,

ại

tạo tích luỹ cho nền kinh tế để phát triển đất nước. Nhưng nếu xét về lâu dài, nguồn
vốn đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế một cách liên tục, đưa đất nước đến sự phồn

Đ

thịnh một cách chắc chắn và không phụ thuộc lại là nguồn vốn trong nước. Đây chính

̀ng

là nền tảng để tiếp thu và phát huy tác dụng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Đề cập
đến sự phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung và phát triển CSHT GTNT nói

ươ

riêng trong giai đoạn hiện nay có nhiều khía cạnh cần phải quan tâm: Sự tiếp cận các

Tr

công trình xây dựng, khả năng đáp ứng nhu cầu, vốn, con người...trong đó vốn là một
trong những nhân tố hết sức quan trọng, như tiền đề không thể thiếu được. Thiếu vốn
sẽ không có cơ hội, không có tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế nói chung và phát

triển CSHT GTNT nói riêng. Vì vậy, thu hút tăng cường nguồn vốn và sử dụng một
cách đúng đắn sao cho nâng cao hiệu quả đầu tư, đảm bảo khả năng bảo toàn, phát
triển của đồng tiền vốn là một việc vô cùng cần thiết.

13


1.4. Nội dung đầu tư phát triển CSHT GTNT theo tiêu chí nông thôn mới
1.4.1. Sự cần thiết phải đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
Trong 5 thập kỷ qua, các tác giả phương Tây khi nghiên cứu sự phát triển của
các nước thế giới thứ ba đã đưa ra các nhận xét. Các nước này muốn phát triển phải có
sự đầu tư thích đáng vào yếu tố mà mình có thế mạnh. Khi nghiên cứu các nước thế
giới thứ ba, các tác giả đã chú trọng xem xét sự phát triển của khu vực nông thôn và đã


́

đưa ra nhiều nhận xét tập trung vào lĩnh vực giao thông nông thôn. ADam. Smith cho
rằng “Giao thông là một yếu tố quan trọng, nó dẫn tới các thị trường, nối liền các khu


́H

nguyên vật liệu thô, các khu vực có tiềm năng phát triển và kích thích khả năng sản
xuất”. Rostow mở rộng lý luận này và nâng cao vai trò của sự cần thiết phải đầu tư cho
CSHT GTNT “Điều kiện tiên quyết cho giai đoạn cất cánh của khu vực nông thôn”.

nh

Giao thông nông thôn là một phần gắn bó không thể tách rời trong hệ thống giao thông


Ki

vận tải chung, là nhân tố tác động đến mọi ngành sản xuất và là yếu tố quan trọng thúc
đẩy sự phát triển của moị vùng nông thôn cũng như toàn xã hội.

ho

̣c

Đối với Việt Nam, là một nước với gần 80% dân số làm nghề nông, để đạt được
mục tiêu “đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp có trình độ khoa học công

ại

nghệ tiến” thì nhất thiết phải có sự đầu tư vào nông nghiệp mà nhất là phát triển cơ sở
hạ tầng và trên hết là cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn. Trong các Đại hội đại biểu

Đ

toàn quốc cũng như các hội nghị phát triển nông nghiệp nông thôn, đều đã nhận định

̀ng

đầu tư phát triển CSHT giao thông ở nông thôn là vô cùng cần thiết trong điều kiện
hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Giao thông là mạch máu của tổ chức

ươ

kinh tế, giao thông tốt thì mọi việc đều dễ dàng…”- trích Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự


Tr

nghiệp giao thông vận tải.
Trong điều kiện nông nghiệp nước ta hiện nay, các CSHT GTNT còn rất lạc

hậu, số xã chưa có đường đến trung tâm xã vẫn còn tại hầu hết các tỉnh thành, chất
lượng đường kém, chủ yếu là đường đất và đường cấp phối. Về lý luận cũng như
những bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình đầu tư xây dựng, nâng cấp giao thông
nông thôn cần thiết phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn. Cơ sở hạ tầng
GTNT phát triển sẽ tác động đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh của khu
vực nông thôn, tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh, tăng sức thu hút vốn đầu tư nước

14


×