Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tiểu luận lý thuyết thị trường hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.39 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM

TIỂU LUẬN

LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ
Giáo viên hướng dẫn: Trương Minh Tuấn
Nhóm 04 QLNNL 18B VB2
Các thành viên:
Dương Thúy Vân
Nguyễn Thị Minh Hiền
Nguyễn Thái Châu
Trần Lê Hoàng Sơn

05/2016

DANH SÁCH THÀNH VIÊN


HỌ TÊN

SỐ THỨ TỰ

Dương Thúy Vân

19

Nguyễn Thị Minh Hiền

06


Nguyễn Thái Châu

01

Trần Lê Hoàng Sơn

13

MỤC LỤC
2

CHỮ KÝ


LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế, nguồn lực tài chính đóng vai quan trọng để tiến hành sản xuất
kinh doanh. Các nguồn lực tài chính trong kinh tế là hữu hạn nên việc phân phối
hiệu quả phải thông qua sự vận hành của cơ chế thị trường tài chính.
Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính thì bên cạnh đó các nhà
nghiên cứu cũng đưa ra nhiều lý thuyết để làm nền tảng cho việc sử dụng nguồn
lực tài chính hữu hiệu. Một trong những lý thuyết đó là “Lý thuyết thị trường hiệu
quả” (Efficient Market Hypothesis-EMH), do giáo sư Eugene Fama bảo vệ luận
văn tiến sĩ tại University of Chicago Booth School of Business đầu thập niên 1960.
Lý thuyết này được chấp nhận rộng rãi để các nhà nghiên cứu phân tích chứng
khoán, cho đến những năm 1990 thì có những nghi vấn chưa giải thích được khi so
sánh với lý thuyết mới nổi lên là: “Lý thuyết tài chính hành vi”. Để hiểu rõ hơn
tính hiệu quả và mức độ của lý thuyết này, chúng ta cần tìm hiểu nội dung của lý
thuyết, đặc điểm và vận dụng trong thị trường tài chính.


3


1. HỌC GIẢ PHÁT TRIỂN LÝ THUYẾT VÀ KHÁI NIỆM VỀ THỊ
TRƯỜNG HIỆU QUẢ
Người phát triển “Lý thuyết thị trường hiệu quả” là giáo sư Eugene Fama tại
University of Chicago Booth School of Business. Những năm thập niên 1960, ông
cùng cộng sự đã chứng minh rằng giá chứng khoán rất khó đoán trong ngắn hạn và
mức độ thông tin phản ánh giá cả chứng khoán ( ).
Thị trường hiệu quả được xét trong bài này là thị trường chứng khoán được
xem là hiệu quả đáp ứng đủ các điều kiện của nó:
-Thị trường chứng khoán hiệu quả về phương diện phân phối là thị trường cung
cấp nguồn vốn từ các nhà đầu tư đến người sử dụng vốn thuận lợi nhất.
-Thị trường chứng khoán hiệu quả về mặt chi phí giao dịch khi các chi phí cho các
nhà môi giới, các nhà tiếp thị bằng không.
-Thị trường chứng khoán hiệu quả về phương diện thông tin khi giá của chứng
khoán niêm yết đã phản ánh trung thực và đầy đủ các thông tin có liên quan đến thị
trường.
Trong lý thuyết này chú ý đến điều kiện hiệu quả về mặt thông tin và mức
ảnh hưởng của nó đến thị trường. Nên thị trường hiệu quả là thị trường trong đó
giá cả của chứng khoán đã phản ánh đầy đủ kịp thời tất cả các thông tin hiện có
trên thị trường.
2. CÁC GIẢ THIẾT TRONG THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ
-Giả thiết 1: Đối thủ cạnh tranh trong thị trường đều nhắm đến tối đa lợi nhuận và
định giá các loại chứng khoán độc lập với nhau.

4


-Giả thiết 2: Thông tin mới về chứng khoán được công bố ngẫu nhiên, tự động và

thời điểm công bố độc lập nhau.
-Giả thiết 3: Các nhà đầu tư thay đổi giá chứng khoán thật nhanh với thông tin nắm
được nhằm tối đa hoá lợi nhuận cạnh tranh với nhau.
-Giá thiết 4: Giá chứng khoán điều chỉnh theo thông tin luôn được cập nhật và
công bố rộng rãi ở mọi thời điểm nên cũng bao gồm rủi ro nắm giữ chứng khoán.
Vậy qua những giả thiết trên, các nhà đầu tư không thắng được thị trường hay có tỷ
suất sinh lời phù hợp với rủi ro phải gánh chịu chứng khoán đó.
3. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ
Thị trường hiệu quả có các đặc điểm sau:
-Mọi thông tin trên thị trường đều chính xác và nhanh cập nhật đến các nhà đầu tư
trên thị trường.
-Giá cả chứng khoán trên thị trường luôn được thể hiện đúng, chính xác với các
thông tin liên quan đến chứng khoán đó.
-Mọi cố gắng để có thu nhập tăng thêm do khai thác các thông tin trên thị trường
hiệu quả đều đem lại thu nhập thấp hơn so với chi phí bỏ ra. Tức là không có hiện
tượng làm giá hoặc kiếm lời qua thông tin bất cân xứng. Thị trường luôn công
bằng với tất cả mọi người.
-Giá cả của chứng khoán thay đổi (tăng hay giảm) chỉ do nguyên nhân duy nhất là
giá chứng khoán phản ánh bởi thông tin mới xuất hiện trên thị trường. Do những
thông tin rất nhiều và không thể dự đoán được nên giá cả của chứng khoán cũng
thay đổi ngẫu nhiên trong thị trường hiệu quả. Nhưng chúng ta cũng cần phân biệt
tính ngẫu nhiên của giá chứng khoán với sự bất hợp lý khi cấu thành của giá. Trong
thị trường hiệu quả với giá chứng khoán hình thành một cách hợp lý thì thông tin
mới làm nó thay đổi.
5


4. CÁC HÌNH THÁI CỦA THỊ TRƯỜNG
Căn cứ vào mức độ thông tin nhận được của thị trường có thể sắp xếp thành
ba mức độ của thị trường:

Hình thái yếu (weak form): Giá cả của chứng khoán đã phải ánh đầy đủ
thông tin (giá quá khứ, tỷ suất sinh lợi (phần 7), khối lượng giao dịch…) đã công
bố trong quá khứ. Các nhà đầu tư dựa vào các thông tin này không thể kiếm lợi
nhuận trên thị trường.
Hình thái trung bình (semi-strong form): Giá cả chứng khoán chịu tác động
của thông tin đã công bố trong quá khứ và ngay cả thông tin hiện tại. Các nhà đầu
tư không kiếm lời được khi dựa trên thông tin cũ và thông tin vừa công bố xong.
Hình thái mạnh (strong form): Các thông tin đã công bố trong quá khứ, vừa
công bố xong và thông tin nội bộ đã phản ánh đầy đủ trong giá của chứng khoán
trên thị trường.
Ví dụ: Ở Mỹ có dạng nhà đầu tư bên trong (Insider), tức là những nhà đầu tư
có nguồn thông tin ảnh hưởng đến giá cả của thị trường chưa được công bố ra bên
ngoài. Những người đầu tư này luôn kiếm được lợi nhuận nhờ dựa vào thu thập,
cung cấp thông tin này mà không phụ thuộc vào giá cả thay đổi của chứng khoán
thị trường (Kiyosaki, 2003).

Weak form
Semi strong form
Strong form

Hình 1: Mô tả các hình thái thị trường
6


5. SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH TRONG CÁC DẠNG THỊ
TRƯỜNG HIỆU QUẢ
5.1. CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH
Phân tích kỹ thuật: Cách phân tích dựa vào công tác theo dõi quá trình thay
đổi của chứng khoán trong quá khứ cũng như hiện tại để tìm ra sự vận động mang
tính chu kỳ để dự đoán hay đưa giả thuyết có thể xảy ra trong tương lai để ra quyết

định trên thị trường.
Phân tích cơ bản là phương pháp định giá các cổ phiếu trên cơ sở nghiên cứu
và phân tích các triển vọng của công ty có cổ phiếu thông qua các chỉ tiêu như:
Thu nhập, dự đoán lãi suất thị trường…Chúng tôi tạm gọi là “Báo cáo tài chính”.
Mục đích là định giá trị cổ phiếu để so sánh chúng với thị giá chứng khoán đó. Nếu
giá trị của chúng vượt quá thị giá thì các nhà đầu tư sẽ mua loại cổ phiếu đó và
ngược lại
5.2. ÁP DỤNG TRONG CÁC HÌNH THÁI THỊ TRƯỜNG
-Hình thái yếu: Trong hình thái này các nhà đầu tư sử dụng phân tích kỹ thuật
không thu được lợi nhuận, các nhà đầu tư có thể dùng phân tích cơ bản để xác định
thị giá của cổ phiếu để từ đó kiếm lợi nhuận siêu ngạch. Các nhà đầu tư sử dụng
phân tích cơ bản dựa trên những dữ liệu ở hiện tại thì có khả năng kiếm được lợi
nhuận khi chọn được đúng loại chứng khoán đã bị thị trường đánh giá thấp.
-Hình thái trung bình: Ở hình thái này cả hai công cụ phân tích cơ bản và phân tích
kỹ thuật đều bị vô hiệu hoá. Các nhà đầu tư muốn thu được lợi nhuận chỉ có thể
tìm kiếm loại chứng khoán phản ứng chậm với thông tin đã công bố ở hiện tại
trong ngắn hạn (trong dài hạn thì thị trường sẽ phản ánh đúng giá trị chứng khoán),
bằng cách thiết lập danh mục đầu tư đa dạng hoá như: Cổ phiếu, trái phiếu, bất
động sản…
-Hình thái mạnh: Thị trường trở nên hiệu quả mạnh, không ai kiếm được lợi nhuận
trên thị trường này hay không thể đánh bại được thị trường.
7


Thông qua việc áp dụng các công cụ vào các thị trường cụ thể, các nhà đầu
tư cần xác định thị trường đầu tư thuộc dạng nào. Vì thị trường luôn có những biến
động ngẫu nhiên không thể xác định được nên có những tranh luận về sự phân chia
các hình thái trong lý thuyết thị trường hiệu quả.
6. CÁC TRANH LUẬN VỀ GIẢ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ
Có nhiều nghi vấn về tính đúng đắn của “Lý thuyết thị trường hiệu quả”:

-Đầu tiên: Khi các nhà đầu tư đều tiếp cận mức động thông tin như nhau có ảnh
hưởng đến thị trường. Nhưng cuối cùng kết luận của các nhà đầu tư về giá trị các
loại cổ phiếu lại rất khác nhau nên việc chắc chắn xem một cổ phiếu đáng giá như
thế nào trong thị trường hiệu quả là không thể.
-Thứ nhì: Trong thị trường hiệu quả, không có nhà đầu tư nào đạt lợi nhuận siêu
ngạch trong thị trường. Trên thực tế có nhiều ví dụ các nhà đầu tư đánh bại thị
trường do dự đoán được xu hướng của thị trường để đón đầu.
-Thứ ba: Lý thuyết thị trường hiệu quả tỏ ra đúng với một vài chứng khoán riêng
mà chưa chắc đối với toàn bộ thị trường. Trên thị trường từng có xuất hiện nhiều
biến động đảo ngược, các nhà kinh tế học cho rằng đó là do tâm lý xu hướng chung
của nhà đầu tư chứ không phải do thông tin công bố rộng rãi.
Lý thuyết thị trường hiệu quả vẫn còn nhiều khuyết điểm, nhưng trên thực tế
vẫn có vài yếu tố đúng đắn có thể làm tham khảo cho nhà đầu tư. Hiện nay, công
việc đầu tư đã được điện tử hoá nhưng vẫn có các khoản chưa đúng đắn được bù
đắp bằng kỹ thuật của nhà đầu tư và họ luôn tìm kiếm công cụ chắc chắn hơn để
đạt lợi nhuận cao hơn trung bình.
7. KIỂM CHỨNG THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ
Lý thuyết thị trường hiệu quả là một trong những lý thuyết nền tảng của
ngành tài chính. Nó còn là kim chỉ nam cho nhiều học giả phân tích chứng khoán.
Vậy trên thực tế thị trường có thực sự hiệu quả không? Và nếu có thì thị trường
8


hiệu quả ở hình thái nào? Có phản ánh đầy đủ mọi thông tin cho các thành viên và
bất kỳ thời điểm nào hay không? Nên kiểm chứng thị trường hiệu quả là xem xét,
đánh giá mức độ hiệu quả của thị trường. Ở thị trường chứng khoán là hiệu quả thì
không có lợi nhuận cao trên trung bình hay lợi nhuận siêu ngạch.
Đầu tiên chúng ta cần định nghĩa về tỷ suất sinh lời của chứng khoán:
rt = (Pt-P(t-1))/P(t-1)
rt: tỷ suất sinh lời ở thời điểm t.

Pt: Giá chứng khoán tại thời điểm t.
P(t-1): Giá chứng khoán tại thời điểm (t-1).
7.1. KIỂM CHỨNG THỊ TRƯỜNG DẠNG YẾU
Có hai phương pháp kiểm chứng thị trường hiệu quả dạng yếu:
-Phương pháp kiểm định thống kê về tính độc lập.
-Phương pháp kiểm định quy tắc giao dịch.
7.1.1. PHƯƠNG PHÁP KIỂM ĐỊNH THỐNG KÊ VỀ TÍNH ĐỘC LẬP
Giả thiết thị trường hiệu quả cho rằng tỷ suất sinh lợi chứng khoán sẽ độc
lập với tỷ suất sinh lợi chứng khoán qua thời gian sẽ độc lập với tỷ suất sinh lợi
chứng khoáng khác vì thông tin mới đến thị trường một cách ngẫu nhiên, độc lập
và giá chứng khoán điều chỉnh một cách nhanh chóng theo các thông tin mới này.
Chúng ta sẽ kiểm định sự tương quan giữa tỷ suất sinh lợi hiện tại của một cổ
phiếu và tỷ suất sinh lợi trong quá khứ của cổ phiếu đó.
rt = β0+ β 1r(t-1)+ε
Trong đó:
rt: tỷ suất sinh lợi chứng khoán ở ngày t
r (t-1): tỷ suất sinh lợi chứng khoán ở ngày t-1
9


β0, β 1: hằng số.
ε: sai số dự tính trong giai đoạn (t-1) đến t.
Nếu giữa các biến số có tương quan, tức tỷ suất sinh lợi biến động theo các
quy luật trong quá khứ Thị trường chứng khoán không hiệu quả.
Nếu giữa các biến không có sự tương quan, tức tỷ suất sinh lợi từ chứng
khoán trong tương lai không tuân theo quy luật của quá khứThị trường hiệu quả
dạng yếu.
7.1.2. KIỂM ĐỊNH QUI TẮC GIAO DỊCH
Phương pháp này thực hiện các giao dịch chứng khoán dựa vào việc sử dụng
thông tin trong quá khứ để thu lợi nhuận. Nếu lợi nhuận này là siêu ngạch thì thị

trường hiệu quả, ngược lại là thị trường hiệu quả dạng yếu.
Chúng ta kiểm định với giả thiết:
H0: μ =0; thị trường hiệu quả.
H1: μ # 0; thị trường không hiệu quả.
Thu thập thông tin:
Bước 1: Xác định ngày đưa ra thông tin thông báo.
Bước 2: Tập hợp giá chứng khoán liên quan tới thông tin được công bố trước 10
ngày và sau khi công bố thông tin.
Bước 3: Tính tỷ suất sinh lợi vào ngày t của chứng khoán đó.
Bước 4: Tính tỷ suất sinh lợi trung bình r.
Bước 5: Tính phương sai các mẫu.
Bước 6: tính giá trị

Z=

tra bảng Zα

Nếu >Zα bác bỏ H0, chấp nhận H1, Thị trường không hiệu quả.
10


Nếu ≤ Zα chấp nhận H0, thị trường hiệu quả dạng yếu.
7.2. KIỂM CHỨNG ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ DẠNG TRUNG
BÌNH.
7.2.1. KIỂM CHỨNG THU NHẬP TĂNG THÊM KHI XUẤT HIỆN CÁC
THÔNG TIN MỚI ĐƯỢC THÔNG BÁO TRÊN THỊ TRƯỜNG
Thông tin mới trên thị trường từ các công ty có chứng khoán, đặc biệt là báo
cáo tài chính của công ty, phải được kiểm tra xem liệu thông tin trong báo cáo của
công ty có gây ra biến động đáng kể của giá chứng khoán hay không.
Nếu thị trường hiệu quả dạng trung bình thì thông tin từ báo cáo của công ty

vừa công bố sẽ không giúp các nhà đầu tư tìm được lợi nhuận cao hơn các nhà đầu
tư khác trên thị trường, ai cũng kiếm lời như nhau.
Khi thị trường đã được dự đoán chính xác các thay đổi của công ty trước
thời điểm công bố thông tin. Các nhà đầu tư sẽ quyết định mua bán chứng khoán
đó tại thời điểm đó. Khi thông tin được công bố về các công ty có chứng khoán là
tốt thì giá chứng khoán đã phản ánh sự khả quan về lợi nhuận trước đó rồi. Khi
thông tin là xấu thì giá chứng khoán của các công ty cũng đã được điều chỉnh trên
thị trường.
7.2.2. KIỂM ĐỊNH DỰA TRÊN VIỆC NGHIÊN CỨU CÁC SỰ KIỆN.
Phương pháp này căn cứ trên các sự kiện kinh tế có ảnh hưởng đến giá cả và
giá trị của chứng khoán hay không? Nếu các nhà đầu tư thu được lợi nhuận siêu
ngạch khi sử dụng thông tin có ảnh hưởng đến biến động của giá chứng khoán thì
thị trường không hiệu quả, ngược lại thị trường có thể hiệu quả dạng trung bình.

11


Thực tế thị trường đã đi trước một bước. Các điều chỉnh giá đã diễn ra trước
thời điểm thông báo được đưa ra. Nên các nhà đầu tư không thể thu lợi nhuận
nhiều hơn sau khi sử thông tin vừa công bố.
Thời điểm công bố thông tin

Khi có tin tốt

Biến động giá chứng khoán

Khi có tin xấu

Hình 2: Minh họa thông tin mới được công bố
7.3. KIỂM ĐỊNH THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ DẠNG MẠNH

Ở đây cần xác định rõ thông tin nội bộ được công bố tại thời điểm nào và có
ảnh hưởng đến giá chứng khoán hay không? Điều này thực sự khó khăn vì thông
tin ở đây dạng rời, chưa có chọn lọc nên rất khó có thể chọn thông tin nội bộ nào
ảnh hưởng đến giá chứng khoán. Nên việc kiểm định rất khó và gặp phải nhiều
tranh cãi.
8. VẬN DỤNG LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ TRONG QUẢN LÝ
DANH MỤC ĐẦU TƯ
Danh mục đầu tư là danh sách các khoản mục của nhà đầu tư bỏ vốn để đầu
tư. Đây là hình thức đa dạng hoá để hạn chế rủi ro về nguồn vốn do các biến động
xấu trên thị trường. Tức là nhà đầu tư không chỉ tập trung vào các sản phẩm riêng
12


lẻ trên thị trường mà tập hợp các khoản đầu tư như: cổ phiếu, trái phiếu, bất động
sản… Để giảm rủi ro và kỳ vọng thu được lợi nhuận.
Lý thuyết thị trường hiệu quả cho rằng giá chứng khoáng trên thị trường
luôn phản ánh đầy đủ và chính xác với mọ thông tin sẵn có trên thị trường, giao
dịch chứng khoán trên thị trường làm tăng chi phí cho các hoạt đột môi giới mà
không có khả năng tạo thu nhập thêm cho các nhà đầu tư.
Dựa trên điều này nên việc quản lý danh mục đầu tư theo chiến lược chủ
động chỉ là vô ích. Qua đó khuyến khích cho chiến lược quản lý danh mục đầu tư
thụ động, nhờ vào danh mục đa dạng hoá đầu tư. Để chọn các khoản mục đưa vào
danh sách cần cân nhắc bằng quỹ chỉ số.
Quỹ đầu tư chỉ số là một danh mục đầu tư được xây dượng với số lượng và
cơ cấu chứng khoáng để hình thành nên một chỉ số giá nào đó. Các hoạt động giao
dịch chỉ nhằm thay đổi cơ cấu của danh mục đầu tư trong quỹ đầu tư chỉ số này.
9. KẾT LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ
Thị trường hiệu quả có các đặc trưng như sau:
-Giá chứng khoán thay đổi kịp thời và chính xác với những thông tin mới ảnh
hưởng đến chứng khoán đó.

-Mọi sự thay đổi của giá chứng khoán xuất phát từ các sợ kiện đều là ngẫu nhiên
không dự đoán được.
-Thị trường hiệu quả dựa vào mức độ phản ánh thông tin được phân chia ra ba hình
thái: Yếu, trung bình, mạnh. Hai hình thái yếu và trung bình có các nguyên tắc để
kiểm định, riêng về hình thái mạnh cách kiểm định rất khó xác định.
-Danh mục đầu tư được lập ra để hạn chế rủi ro trong hoạt động đầu tư. Trong thị
trường được xem là hiệu quả thì quản lý theo chiến lược chủ động không thu được
lợi nhuận trên mức trung bình. Do đó “Lý thuyết thị trường hiệu quả” khuyến
13


khích quản lý theo chiến lược thụ động. Các quỹ đầu tư chỉ số mang tính tham
khảo cho nhà đầu tư thay đổi danh mục đầu tư của mình.
-“Lý thuyết thị trường hiệu quả” làm nền tảng hướng dẫn cho các học giả kinh tế
tiếp tục tìm ra các công cụ đánh giá kinh tế hiệu quả hơn.

PHỤ LỤC

14


CÁC LÝ DO ĐỂ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ
Thực tế các nhà đầu tư luôn tốn chi phí để lựa chọn chứng khoán đưa vào
danh mục đầu tư của mình mặc dù thị trường ngày càng hiệu quả hơn. Đây là các
lý do chính:
-Mỗi loại chứng khoán chứa đựng các mức độ rủi ro khác nhau. Khi đa dạng hoá
danh mục đầu tư sẽ giảm thiểu rủi ro ở mức phù hợp.
-Quản lý danh mục đầu tư liên quan đến tâm lý xu hướng của xã hội. Như người
lớn tuổi ưa thích danh mục đầu tư an toàn cao, người trẻ tuổi thích mạo hiểm.
-Hiện nay nhà nước các quốc gia tìm cách đánh thuế lên các khoản đầu tư nên khi

đa dạng hoá sẽ có những thu nhập vừa phải bù vào những khoản nhà nước đánh
thuế cao.
Trong điều kiện thị trường hiệu quả, quản lý danh mục đầu tư vẫn có vai trò rất
quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu của công chúng. Các nhà đầu tư có tâm lý quản
lý công việc và giảm thiểu rủi ro.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
15


/>%E1%BB%8B_tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_hi%E1%BB%87u_qu%E1%BA
%A3. (“Lý thuyết thị trường hiệu quả”…)
/> />Robert T. Kiyosaki, Rich Dad & Poor Dad #3, NXB Trẻ, 2003.
HẾT

16



×