Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tiết 3 quần cư đo thị hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.32 KB, 5 trang )

GV: Ngô Thị Hồng
Ngày soạn:
Ngày dạy :

/

Trường THCS Hoàng Tân

/2017
/ /2017(7A)
/ /2017(7B)

Tiết 3

BÀI 3. QUẦN CƯ. ĐÔ THỊ HOÁ
I.

Mục tiêu.

1. Kiến thức: - HS cần nắm dược những đặc điểm cơ bản của quần cư nông thôn và
quần cư đô thị
- Biết được vài nét về lịch sử phát triển đô thị và sự hình thành các siêu đô thị.
- Biết quá trình phát triển tự phát của các siêu đô thị và đô thị mới (đặc biệt ở các nước
đang phát triển) đã gây nên những hậu quả xấu cho môi trường.
2. Kĩ năng: - Nhận biết được quần cư đô thị hay quần cư nông thôn qua ảnh chụp hoặc
trên thực tế.
- Nhận biết được sự phân bố của các siêu đô thị đông dân nhất thế giới.
- Phân tích mối quan hệ giữa quá trình đô thị hoá và môi trường.
3. Thái độ: - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường đô thị; phê phán các hành vi làm ảnh
hưởng xấu đến môi trường đô thị.
4. Kỹ năng sống.


- Tư duy: tìm kiếm và xử lí thông tin( HĐ 1,2)
- Giao tiếp: Phản hồi/lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ ý tưởng, giao tiếp , hợp tác
khi làm việc nhóm( HĐ1,2)
- Làm chủ bản thân( HĐ1)
- Thể hiện sự tự tin( HĐ1)
5. Định hướng năng lực
* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng
lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng
lực tính toán.
* Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng bản đồ, năng lực sử dụng số liệu thống kê,
năng lực sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
II. Chuẩn bị .
- Bản đồ dân cư và các đô thị trên thế giới, ảnh các đô thị Việt Nam.
III. Phương pháp.
- Đàm thoại, trực quan và thảo luận.
IV. Tiến trình bài giảng.
1. Ổn định, tổ chức lớp.(1’)
Lớp
7A
7B
Giáo án Địa 7

Sĩ số

Vắng

Năm học 2017-2018


GV: Ngô Thị Hồng


Trường THCS Hoàng Tân

2. Kiểm tra bài cũ.( 5’)
? Xác định trên bản đồ dân cư thế giới các khu vực dân cư sống tập trung đông ? Giải
thích tại sao những khu vực đó dân tập trung sinh sống đông?
? Căn cứ trên cơ sở nào để chia dân cư thế giới thành các chủng tộc? Việt Nam thuộc
chủng tộc nào? Chủng tộc này sinh sống chủ yếu ở đâu?
HS:
1) – Khu vực đông dân cư: Đá, ..nơi có khí hậu tốt, điều kiện sinh sống, giao thông
thuận tiện.
2) – Căn cứ vào màu da, mái tóc, màu mắt...
- VN thuộc chủng tộc ơ-rô-pê-ô-ít, chủng tộc này sinh sống chủ yếu ở châu á.
3. Bài giảng mới.
GV. - Bài trước các em đã được tìm hiểu về tình hình phân bố dân cư thế giới và các
chủng tộc. Vậy loài người có các kiểu quần cư nào? Đặc điểm của các kiểu quần cư
này ra sao? Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
HĐ1. Quần cư nông thôn và quần cư đô thị (17’)
- Mục tiêu:+ HS nắm được đặc điểm của 2 kiểu quần cư.
+ Hs hình thành các năng lực sử dụng tranh ảnh
- Phương

pháp hình thành biểu tượng Địa lí

- Kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật học tập hợp tác
HĐộng của GV và HS
.
HS. Đọc thuật ngữ “Quần cư” trong bảng thuật ngữ /sgk/188.
GV. Giới thiệu thuật ngữ “dân cư”: - Dân cư là số người sinh
sống trên 1 diện tích.

? Phân biệt sự khác nhau giữa 2 thuật ngữ đó?
? Quan sát 2 ảnh H3.1 và H3.2/sgk/10 Dựa vào hiểu biết của
mình, cho biết mật độ dân số, nhà cửa, đường sá ở nông thôn
và thành thị có gì khác nhau? (HĐộng nhóm)
GV. Chia lớp thành 4 nhóm:
- Nhóm 1, 3: Tìm hiểu về quần cư đô thị.
- Nhóm 2, 4: Tìm hiểu về kiểu quần cư nông thôn.
+ Thảo luận theo nội dung: - Cách tổ chức sinh sống ?
- Mật độ, lối sống ?
- Hoạt động kinh tế ?
HS. Các nhóm trình bày và nhận xét - giáo viên chuẩn kiến
thức bằng bảng phụ.
Giáo án Địa 7

Nội dung
1. Quần cư nông thôn và
quần cư đô thị.

Năm học 2017-2018


GV: Ngô Thị Hồng

Các yếu tố
Cách tổ
chức
sinh sống
Mật độ
Lối sống


Quần cư nông thôn
Nhà cửa xen ruộng
đồng tập hợp thành
làng, xóm.
Dân cư thưa
Dựa vào truyền thống
gia đình, dòng họ, làng
xóm, có phong tục tập
quán, lễ hội cổ truyền.

Trường THCS Hoàng Tân

Quần cư đô thị
Nhà cửa xây
thành
phố,
phường.
Dân cư tập trung
đông
Cộng đồng có tổ
chức, mọi người
tuân thủ theo
pháp luật quy
định và nếp sống
văn minh, trật tự,
bình đẳng.
Công nghiệp dịch vụ.

Hoạt động Nông - lâm - ngư
kinh tế

nghiệp
Liên hệ
? Nơi em và gia đình đang cư trú thuộc kiểu quần cư nào ?
? Với thực tế địa phương em cho biết kiểu quần cư nào
đang thu hút số đông dân tới sinh sống và làm việc? (Tỉ lệ
người sống trong các đô thị ngày càng tăng trong khi ở nông
thôn ngày càng giảm...)
Chuyển ý: Tỉ lệ người sống ở nông thôn có xu hướng giảm,
ngược lại tỉ lệ người sống trong các đô thị có xu hướng tăng.
Do đô thị hóa là xu thế tất yếu của thế giới hiện nay. Chỳng ta
sẽ tìm hiểu vấn đề đô thị hoá và các siêu đô thị trong mục 2 sau
đây.

HĐ2. Đô thị hoá, các siêu đô thị (15’)
Mục đích: +Tìm hiểu về đô thị hóa và siêu đô thị
+ HS hình thành năng lực sử dụng tranh ảnh
- Phương pháp hình thành biểu tượng Địa lí, phương pháp bản đồ
- Kỹ thuật đặt câu hỏi.
HĐộng của GV và HS
HĐộng cặp đôi- chia sẻ.
? Đô thị xuất hiện sớm nhất vào lúc nào và ở đâu ?
Giáo án Địa 7

Nội dung
2. Đô thị hoá, các siêu đô thị.
- Ngày nay số người sống trong
Năm học 2017-2018


GV: Ngô Thị Hồng

HS. Vào thời kì cổ đại ở Trung Quốc, Ấn Độ, La Mã.
? Xuất hiện đô thị do nhu cầu gì của xã hội loài
người?
HS. Trao đổi hàng hoá, và có sự phân công lao động
giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
? Đô thị phát triển nhất khi nào ?
-Thế kỷ XIX do kinh tế bắt đầu phát triển . Quá trình
phát triển đô thị gắn liền với quá trình phát triển
thương nghiệp, thủ công nghiệp và công nghiệp

Trường THCS Hoàng Tân
các đô thị chiếm 50% dân số thế
giới.
- Đô thị xuất hiện rất sớm và
phát triển mạnh nhất ở thế kỉ
XIX – là lúc công nghiệp phát
triển.

- Số siêu đô thị ngày càng tăng ở
GV giới thiệu : Siêu đô thị là những đô thị tập trung các nước đang phát triển châu Á
từ 8 triệu dân trở nên
và Nam Mỹ.
GV. Quá trình phát triển đô thị gắn liền với quá trình
phát triển thương nghiệp, thủ công nghiệp và công
nghiệp.
? Đọc hình 3.3 cho biết:
? - Có bao nhiêu siêu đô thị trên thế giới ? (23).
? - Châu lục nào có nhiều siêu đô thị nhất ? Kể tên ?
(Châu á : 12).
- Các siêu đô thị phần lớn thuộc nhóm nước nào ?

HS. Phần lớn thuộc các nước đang phát triển.
Liên hệ: Quá trình phát triển đô thị của Việt Nam.
? Ở Việt Nam quá trình đô thị hóa diễn ra ntn?
HS. - ở VN đặc biệt những năm gần đây tốc độ đô thị
hóa cũng rất nhanh và tự phát.
? Tốc độ đô thị hóa phát triển tự phát quá nhanh dẫn
tới những hậu quả gì ?
HS. - Hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức
khỏe, giao thông, giáo dục, trật tự an ninh... của
người dân đô thị.
Tích hợp bảo vệ môi trường
? Cần có những giải pháp gì cho vấn đề trên ( đặc
biệt về vấn đề môi trường)?
- Cần phải quy hoạch lại đô thị, tích cực phát triển
kinh tế công nghiệp và dịch vụ...Cú ý thức giữ gỡn,
bảo vệ MT đô thị, phê phán các hành vi làm ảnh
hưởng xấu đến môi trường đô thị.
4. Củng cố.(3’)
HS đọc ghi nhớ sgk/12.
Giáo án Địa 7

Năm học 2017-2018


GV: Ngô Thị Hồng

Trường THCS Hoàng Tân

Phiếu học tập.
1. Mật độ dân số giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị:

a. Cao với quần cư nông thôn, thấp với quần cư đô thị.
b. Thấp với quần cư nông thôn, cao với quần cư đô thị.
c. Tất cả đều sai.
2. Trên thế giới, tỉ lệ người sống ở đô thị và ở nông thôn ngày càng tăng:
a. Tăng ở đô thị, giảm ở nông thôn.
b. Giảm ở đô thị, tăng ở nông thôn.
c. Tăng ở cả đô thị và nông thôn.
d. Giảm ở cả đô thị và nông thôn.
3. Siêu đô thị có số dân cao nhất thế giới hiện nay:
a. Tụ-ki-ụ.
b. Niu I-oúc.
c. Bắc Kinh.
d. Luân Đôn.
5. Hướng dẫn về nhà(4’).
- Học bài, trả lời câu hỏi và bài tập trang 12 sách giáo khoa.
- Làm bài tập trong vở bài tập, tập bản đồ Địa lí 7.
- Chuẩn bị bài 4: “Thực hành: Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi”:
+ Ôn lại cách đọc tháp tuổi, kĩ năng nhận xét và phân tích các tháp tuổi.
GV. Hướng dẫn HS làm BT2 sgk/12.
* Khai thác số liệu thống kê.
- Từng cột từ trên xuống dưới, từ trái sang phải.để rút ra sự thay đổi của 10 siêu đô thị
đông dân nhất.
+ Theo ngôi thứ:
(+) Niu I-oóc từ thứ nhất năm 1950 và 1975 xuống thứ 2 của năm 2000.
(+) Luân Đôn từ thứ 2 năm 1950 xuống thứ 7 năm 1975 ra ngoài danh sách 10 siêu đô
thị năm 2000.
(+) Tô ki ô không có tên trong danh sách siêu đô thị năm 1950 lên thứ 2 năm 1975 và
thứ nhất năm 2000.
+ Theo châu lục:
(+) Năm 1950 có 1 ở Bắc Mĩ, 1 ở châu Phi, 1 ở châu Âu.

(+) Năm 1975 có 3 ở Bắc Mĩ, 2 ở châu Âu, 3 ở châu á, 2 ở Nam Mĩ.
(+) Năm 2000 có 3 ở Bắc Mĩ, châu Âu không có, 6 ở châu á, 1 ở Nam Mĩ.
+ Theo số dân:






(+) Số dân của siêu đô thị đông nhất từ 12
20
27 triệu người
tăng dần.
* Nhận xét: Số siêu đô thị ngày càng tăng ở các nước đang phát triển thuộc châu á, và


Nam Mĩ. Dân số của siêu đô thị đông nhất tăng từ 12
27 triệu người.
V. Rút kinh nghiệm.
……………………………………………………………………………………….………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………
……………….

Giáo án Địa 7

Năm học 2017-2018




×