Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Đánh giá sinh trưởng bạch đàn eucalyptus urophylia s t blake trồng thuần loài tại lâm trường cao lộc, làm cơ sở chọn loài cây trồng cho rừng sản xuất tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.2 KB, 73 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ nông nghiệp và pTNT

Trường đại học lâm nghiệp

Tạ cao Quyết

Đánh giá sinh trưởng bạch đàn Eucalyptus urophylla
S.T.Blake trồng thuần loài tại Lâm trường Cao Lộc, làm
cơ sở chọn loài cây trồng cho rừng sản xuất
tỉnh Lạng Sơn

Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp

Hà Nội, năm 2008


Bộ giáo dục và đàO tạo

Bộ nông nghiệp và pTNT

Trường đại học lâm nghiệp

Tạ cao Quyết

Đánh giá sinh trưởng bạch đàn Eucalyptus urophylla
S.T.Blake trồng thuần loài tại Lâm trường Cao Lộc, làm
cơ sở chọn loài cây trồng cho rừng sản xuất
tỉnh Lạng Sơn


Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60
Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp
Hướng dẫn khoa học
PGS.Ts Nguyễn Hữu Vĩnh

Hà Nội, năm 2008


Lời cảm ơn
Luận văn được hoàn thành theo chương trình đào tạo sau Đại học khóa 13
của trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi nhận được sự
dạy bảo và sự giúp đỡ tận tình của các Thày, Cô giáo trường Đại Học Lâm
nghiệp Việt Nam và Thày giáo hướng dẫn khoa học cùng các bạn đồng nghiệp.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Thày
giáo hướng dẫn khoa học: PGS .TS Nguyễn Hữu Vĩnh, Người đã tận tình giúp
đỡ, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và những tình cảm tốt đẹp
nhất cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu, Khoa sau Đại học cùng
quý Thày, Cô giáo trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ và
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, Phòng kỹ thuật, phòng kinh
doanh, cán bộ và công nhân Lâm trường Cao Lộc - tỉnh Lạng Sơn đã nhiệt tình
giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho tôi thu thập số liệu tại cơ sở
Mặc dù đã làm việc với tất cả sự nổ lực của bản thân, nhưng do hạn chế
về trình độ và điều kiện thực hiện đề tài nên luận văn không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng quý báu của
quý Thày, Cô giáo, các nhà khoa học cùng các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn

Hà Nội, tháng 9 năm 2008.
Tác giả

Tạ Cao Quyết


Danh mục các từ viết tắt

OTC

Ô tiêu chuẩn

ODB

Ô dạng bản

PN14

Bạch đàn dòng số 14 Phù Ninh

U6

Bạch đàn E.urophylla dòng số 6

TB

Trung bình

XS


Xác suất

B.Đ hạt

Bạch đàn trồng bằng cây con thực sinh

D1.3

Đường kính ở vị trí 1,3 m thân cây kể từ gốc lên (cm)

Dtán

Đường kính tán lá (m)

Hvn

Chiều cao vút ngọn (m)

Hdc

Chiều cao dưới cành (m)

M

Trữ lượng cây đứng

N

Số cây/ha


Zd, Zh

Tăng trưởng thường xuyên về đường kính và chiều cao

Zm, Zv

Tăng trưởng thường xuyên về trữ lượng và thể tích

d, h

Tăng trưởng bình quân về đường kính và chiều cao

M, V

Tăng trưởng bình quân chung về trữ lượng và thể tích


Mục lục
Trang
Lời cảm ơn
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục biểu, biểu đồ
Đặt vấn đề........1
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu............................................3
1.1 Trên thế giới..3
1.2 ở Việt Nam.......6
Chương 2: Đối tượng, phạm vi, mục tiêu, nội dung và phương
pháp nghiên cứu..........................................................................................10
2.1 Đối tượng nghiên cứu..10
2.2 Phạm vi nghiên cứu......10

2.3 Mục tiêu nghiên cứu.10
2.4 Nội dung nghiên cứu....10
2.4.1 Sinh trưởng và tăng trưởng của rừng trồng.................10
2.4.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế thông qua các chỉ tiêu..10
2.4.3 Đánh giá sơ bộ hiệu quả sinh thái thông qua các chỉ tiêu..11
2.4.4 Đánh giá hiệu quả xã hội qua các chỉ tiêu...11
2.4.5 Đánh giá hiệu quả tổng hợp (ECT) của mô hình rừng trồng PN14, U6,
Urophylla hạt qua các chỉ tiêu..11
2.5 Phương pháp nghiên cứu..........................................................................11
2.5.1 Phương pháp luận..11
2.5.2 Phương pháp thu thập số liệu.12
2.5.3 Xử lý số liệu...15
Chương 3: Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu..21
3.1 Vị trí hành chính.......21
3.2. Địa hình......21
3.3 Đặc điểm Khí hậu ..................................21
3.4 Đặc điểm đất.......22
3.4.1 Thành phần cơ giới của đất................................................................23
3.4.2 Hàm lượng chất dễ tiêu..24
3.4.3 Hàm lượng mùn tổng số24
3.4.4 Giá trị pHKCL...25
3.4.5 Độ chua trao đổi25
3.4.6 Độ chua thuỷ phân.26


3.4.7 Tổng bazơ trao đổi và độ no bazơ..26
3.3.8 Hàm lượng cation Ca++, Mg++............................................................26
3.5 Lịch sử rừng trồng...27
Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận. ..29
4.1. Đặc điểm Sinh trưởng D1.3 và Hvn của PN14, U6, urophylla hạt ..29

4.1.1 Sàng lọc số liệu ngoại nghiệp......29
4.1.2 Kiểm tra tính thuần nhất về D1.3, Hvn...29
4.2 ảnh hưởng của loài cây đến sinh trưởng D1.3 và HVN....32
4.3 Dạng phân bố số cây theo đường kính 1.3m (N-D), số cây theo chiều cao
(N-H).33
4.4 Tương quan giữa chiều cao (Hvn) với đường kính (D1.3)38
4.5 Tương quan giữa chiều cao (Hvn) với chiều cao Hdc).41
4.6 Chiều cao dưới cành (HDC)... 42
4.7 Sinh trưởng đường kính tán lá (Dt)44
4.8 Cây bụi, thảm tươi dưới tán rừng bạch đàn e.urophylla thuần loài...45
4.9 Lượng xác thực vật dưới tán rừng 46
4.10 Sâu bệnh hại rừng trồng bạch đàn E.urophylla.. .47
4.11 Chất lượng rừng trồng bạch đàn E.urophylla..47
4.12 Tăng trưởng D1.3, Hvn, V và M.............................................. ..50
4.12.1Tăng trưởng D1.3 và Hvn.....................................................................50
4.12.2 Tăng trưởng V và M...................................................................... ..50
4.13 Đánh giá hiệu quả kinh tế...54
4.13.1 Dự toán chí phí cho một ha rừng trồng bạch đàn urophylla54
4.13.2 Dự toán thu nhập cho một ha rừng trồng bạch đàn. 55
4.14 Sơ bộ đánh giá hiệu quả sinh thái57
4.14.1 Cường độ xói mòn57
4.14.2 Chỉ số đa dạng loài...58
4.14.3 Lượng xác thực vật dưới tán rừng bạch đàn E.urophylla..58
4.15 Đánh giá hiệu quả Xã hội...58
4.15.1 Hiệu quả giải quyết công ăn việc làm..58
4.15.2 Mức độ chấp nhận của người dân.60
4.16 Hiệu quả tổng hợp (ECT) mô hình rừng trồng PN14, U6, urophylla
hạt.....................................................................................................................61
Chương 5: Kết luận - Tồn tại - Kiến nghị63
5.1 Kết luận63

5.2 Tồn tại..64
5.3 Kiến nghị..64
Tài liệu tham khảo....65
Phần phụ biểu......


danh mục biểu
Trang
Biểu 3.1: Tổng hợp yếu tố khí hậu nơi nghiên cứu ................................................ 21
Biểu 3.2: Thành phần cơ giới ................................................................................. 23
Biểu 3.3: Hàm lượng chất dễ tiêu........................................................................... 24
Biểu 3.4: Hàm lượng mùn tổng số ......................................................................... 25
Biểu 3.5: pHKCL ....................................................................................................... 25
Biểu 3.6: Độ chua trao đổi ..................................................................................... 25
Biểu 3.7: Độ chua thuỷ phân.................................................................................. 26
Biểu 3.8: Tổng bazơ trao đổi và độ no bazơ........................................................... 26
Biểu 3.9: Hàm lượng cation Ca++, Mg++ ................................................................. 27
Biêủ 4.1: Kiểm tra thuần nhất về D1.3, Hvn giữa các OTC bạch đàn E.urophylla29
Biểu 4.2: Sinh trưởng D1.3, Hvn bạch đàn E.urophylla............................................ 30
Biểu 4.3: Kiểm tra ảnh hưởng của dòng bạch đàn đến sinh trưởng D1.3 và HVN .... 32
Biểu 4.4: Xác định dòng bạch đàn cho sinh trưởng Hvn và D1.3 tốt nhất theo tiêu
chuẩn Duncan..33
Biểu 4.5:Tham số đặc trưng của dạng phân bố N-D1.3 và N-Hvn của bạch đàn
E.urophylla34
Biểu 4.6: Tương quan Hvn / D1.3 , hệ số và phương trình hồi quy38
Biểu 4.7: Tương quan Hvn / Hdc , hệ số và phương trình hồi quy.41
Biểu 4.8: Chiều cao dưới cành của bạch đàn E.urophylla...43
Biểu 4.9:Sinh trưởng đường kính tán lá (Dt)...........................................................44
Biểu 4.10: Thực bì dưới tán rừng bạch đàn E.urophylla ........................................ 45
Biểu 4.11: Lượng xác thực vật dưới tán rừng bạch đàn E.urophylla...................... 46

Biểu 4.12: Tỷ lệ, mức độ bệnh hại và chỉ số bệnh của PN14, U6, uro hạt......47
Biểu 4.13: Chất lượng rừng trồng48
Biểu 4.14: Tăng trưởng D1.3, Hvn của PN14, U6, urophylla hạt............................. 49
Biểu 4.15: Tăng trưởng V và M của PN14, U6, urophylla hạt ..52
Biểu 4.16: Dự toán chi phí đầu tư 1 ha rừng trồng PN14, U6, urophylla hạt.54
Biểu 4.17: Dự toán thu nhập 1 ha rừng trồng PN14, U6, urophylla hạt 55
Biểu 4.18: Dự toán hiệu quả kinh tế 1 ha rừng trồng bạch đàn cho 1 chu kỳ ........ 56


Biểu 4.19: Cường độ xói mòn theo độ dốc với K=356.457
Biểu 4.20: Nhân công trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác gỗ, củi...................... 59
Biểu 4.21: Mức độ chấp nhận của người dân về trồng bạch đàn PN14, U6, urophylla
hạt.60
Biểu 4.22: Hiệu quả tổng hợp (ECT) của mô hình rừng trồng PN14, U6, uro hạt61
danh mục các hình
Hình 3.1: Biểu đồ khí hậu Gausenwalter.. .......................................................22
Hình 4.1: Biểu đồ sinh trưởng chiều cao của PN14, U6, urophylla hạt...........31
Hình 4.2:Sinh trưởng D1.3 của PN14, U6, urophylla hạt..31
Hình 4.3: Phân bố N-D1.3 của bạch đàn PN14. .............................................35
Hình 4.4: Phân bố N-D1.3 của bạch đàn U6. ....................................................35
Hình 4.5: Phân bố N-D1.3 của bạch đàn urophylla hạt. ....................................36
Hình 4.6: Phân bố N-Hvn của bạch đàn PN14...............................................36
Hình 4.7: Phân bố N-Hvn của bạch đàn U6. .....................................................37
Hình 4.8: Phân bố N-Hvn của bạch đàn urophylla hạt.....................................37
Hình 4.9: Tương quan D1.3- Hvn của bạch đàn PN14........................................39

Hình 4.10:Tương quan Hvn- D1.3 của bạch đàn U6.40
Hình 4.11: Tương quan Hvn- D1.3 của bạch đàn urophylla hạt .......................40
Hình 4.12: Tương quan Hvn-Hdc của bạch đàn PN14. ......................................41
Hình 4.13: Tương quan Hvn- Hdc của bạch đàn U6 ........................................42

Hình 4.14: Tương quan Hvn- Hdc của bạch đàn urophylla hạt ........................42
Hình 4.15:Sinh trưởng đường kính tán lá của PN14, U6, urophylla hạt..44
Hình 4.16: Tăng trưởng trữ lượng bạch đàn PN14...........................................53
Hình 4.17: Tăng trưởng trữ lượng bạch đàn U6...............................................53
Hình 4.18:Tăng trưởng trữ lượng bạch đàn urophylla hạt ...............................53



1

Đặt vấn đề
Trồng rừng là một hoạt động sản xuất quan trọng hàng đầu của ngành lâm
nghiệp, nhằm khôi phục rừng, tái sản xuất mở rộng tài nguyên rừng và cải thiện
môi trường.
Từ thập niên 40 của thế kỷ XX đến nay, rừng của nước ta do nhiều nguyên
nhân đã suy giảm nghiêm trọng về số lượng, chất lượng và đa dạng sinh học, năm
1943 độ che phủ của rừng đã chiếm tới 43% diện tích cả nước, năm 1976 độ che
phủ của rừng giảm xuống chỉ còn 33.8%, đến năm 2004 mới chỉ đạt 36.7%
(Thống kê diện tích rừng Bộ NN&PTNT, năm 2004-2005).
Trong những năm qua chúng ta đã đẩy mạnh công tác trồng rừng, từ ngày
28 tháng 11 năm 1959 Bác Hồ đã phát động tết trồng cây, Chương trình 327,
Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng...Tuy nhiên từ năm 1990 trở về trước,
mục tiêu trồng rừng chủ yếu nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cung cấp gỗ
củi với phương thức chủ yếu là trồng rừng quảng canh nên tỷ lệ thành rừng thấp,
thường chỉ đạt 50-60%, năng suất rừng trồng thường chỉ đạt 7-10 m3/ha/năm,
thậm chí nhiều nơi chỉ đạt 4-5m3/ha/năm. Từ năm 2000 đến nay, diện tích rừng
trồng tăng nhanh, chủ yếu trồng rừng tập trung nhằm cung cấp gỗ nguyên liệu
cho công nghiệp giấy sợi, ván dăm, ván xẻ...Với phương thức trồng rừng thâm
canh, nên năng suất rừng trồng thường đạt 20 m3/ha/năm (Nguyễn Huy Sơn,
2004).

Các loài cây nọc nhanh được sử dụng để gây trồng rừng ở nước ta, trong đó
cây bạch đàn được công nhận là một trong những loài cây chủ yếu của Lâm
nghiệp. Tuy nhiên cho đến nay Bạch đàn đã phải trải qua những bước thăng trầm,
có thể chia ra 3 giai đoạn: từ năm 1977-1983 do quan niệm trồng bạch đàn làm
xấu đất, cạn kiệt nguồn nước, vì vậy ở giai đoạn này bạch đàn bị bài trừ mạnh


2

nhất, diện tích trồng chỉ còn 2000-3000 ha/năm, nhiều vườn ươm cây con bị vứt
bỏ. Từ năm 1984-1986 là giai đoạn phục hồi, diện tích trồng bạch đàn hàng năm
không ngừng tăng lên. Từ năm 1987 đến nay là giai đoạn phát triển mạnh nhất,
cây bạch đàn được tôn vinh và được xếp vào hàng đứng đầu trong các loài cây
trồng của Lâm nghiệp.
Bạch đàn E.urophylla S.T.Blake là cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh, phân bố
tự nhiên ở ngoài châu lục Australia được dẫn giống vào nước ta và trồng thử
nghiệm ở nhiều nơi trong đó có tỉnh Lạng Sơn. Hai dòng bạch đàn E.urophylla là
dòng PN14 và U6 do Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Phù Ninh và Công ty
giống lâm nghiệp và trồng rừng Trung ương tuyển chọn và đã được Bộ
NN&PTNT công nhận giống giống chuẩn Quốc gia tại Quyết định số 3645/QĐBNN-KHCN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 28/12/1998, trên
thực tế các tên PN14, U6 là tên viết tắt của tên đầy đủ là dòng Bạch đàn
urophylla số 14 và dòng Bạch đàn urophylla số 6.
Bạch đàn PN14, U6 và bạch đàn urophylla hạt được trồng lần đầu tiên tại
Lâm trường Cao Lộc - tỉnh Lạng Sơn, hiện tại rừng trồng đã được 7 tuổi. Tuy
nhiên cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá sinh trưởng,
sản lượng, chất lượng rừng trồng để làm cơ sở chọn dòng bạch đàn urophylla có
hiệu quả kinh tế cao nhất tại tỉnh Lạng Sơn.
Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất, chúng tôi thực hiện đề
tài :'' Đánh giá sinh trưởng bạch đàn E.urophylla S.T.Blade trồng thuần loài
tại Lâm trường Cao Lộc, làm cơ sở chọn loài cây trồng cho rừng sản xuất tỉnh

Lạng Sơn''.


3

Chương I
Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1. Trên thế giới:
Bạch đàn Eucaluptus là một chi thực vật thuộc họ Sim (Myrtaceae) bao
gồm 664 loài, phân bố tự nhiên ở Australia, Indonesia, Philippines, Papua
newGuinea, Timor
Bạch đàn do phong phú về loài, biên độ sinh thái rộng, ít sâu bệnh, dễ
gây trồng, sinh trưởng nhanh, năng suất cao, giá trị kinh tế cao và được sử dụng
cho nhiều mục đích như: nguyên liệu giấy sợi, gỗ ván dăm, ván nhân tạo, cột
điện, trụ mỏ, củi đun v.v. Do đó bạch đàn nhanh chóng trở thành cây trồng rừng
của cả thế giới, ngày nay đã có trên 100 nước gây trồng loài cây này, năm 1975
thế giới chỉ mới trồng được 700.000 ha, năm 1979 lên tới 4 triệu ha, năm 1985
đạt 6 triệu ha, năm 1990 đã lên tới 10 triệu ha [22], [28].
Bạch đàn mặc dù có rất nhiều loài, song chỉ có một số ít loài và xuất xứ
được chọn để gây trồng trên diện tích rộng, hiện trên thế giới có khoảng 200 loài
được đưa vào khảo nghiệm, song chỉ có 10 loài được đưa vào gây trồng rộng rãi:
E.urophylla, E.camaldulensis, E.tereticornis, E.globulus v.v [22].
Gây trồng bạch đàn các nhà khoa học đều quan tâm đến cải thiện giống và
cho cải thiện giống là một trong những biện pháp kỹ thuật hàng đầu, một khâu
mang tính đột phá để nâng cao năng suất rừng trồng, vấn đề này nhiều nước trên
thế giới đã nhận rõ và đi trước chúng ta nhiều năm . ở Công Gô đã tạo được
giống bạch đàn lai Eu hybrids đạt năng suất 35 m3/ha/năm ở giai đoạn 7 tuổi,
Brazil đã chọn lọc nhân tạo được giống bạch đàn Eu.Grandis đạt 35 m3/ha/năm
vào tuổi 7 (Panley, 1983), Zimbabwe chọn được giống Eu.urophylla đạt trung



4

bình 55 m3/ha/năm (Campinhus và Ikemori, 1998) . Năm 1980 Chew.T.K đã
khảo nghiệm 10 loài bạch đàn tại 3 địa điểm khác nhau trên bán đảo Malaysia,
sau 10 năm cho thấy Eu.urophylla là một trong những loài có triển vọng tốt [9].
Các giống bạch đàn lai tự nhiên và nhân tạo cho đến nay các nhà chọn
giống đều cho rằng chúng có những đặc tính ưu trội hơn bố mẹ như sinh trưởng
nhanh hơn, năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn, hình dáng đẹp hơn và sức
chống chịu với khô hạn, sâu bệnh cao hơn v.v. do đó từ năm 1978 đến nay các
giống lai Eu.urophylla, Eu.Grandis, Eu.urophylla, Eu.pelita được sử dụng rộng
rãi để trồng rừng công nghiệp [30] . Năm 1989 Viện nghiên cứu Lâm nghiệp
nhiệt đới Trung Quốc đã tạo ra được 204 cây lai từ Eu.urophylla với các loài
Eu.tereticornis,Eu.camaldulensis,

Eu.exserta,

Eu.Grandis,

Eu.saligna



Eu.pelita trong đó tổ hợp lai giữa Eu.urophylla x Eu.camaldulensis và
Eu.Eu.urophylla x Eu.tereticornis cho cây lai sinh trưởng vượt trội về thể tích so
với bố mẹ là 120.7% và 84.9% [29]. Tuy nhiên cũng cần nhận rõ cây lai có thể
vượt trội theo chiều dương và theo chiều âm so với bố mẹ của chúng, do đó trong
sản xuất trước khi gây trồng rộng rãi cần phải qua tuyển chọn, khảo nghiệm.
Trước đây bạch đàn được gây trồng chủ yếu bằng cây hạt với nguồn giống
chưa được cải thiện cho nên năng suất, chất lượng của rừng bạch đàn không cao,

trong nhiều năm qua nhờ kết quả nghiên cứu và khảo nghiệm mà trồng rừng bạch
đàn bằng cây mô, hom đã qua khảo nghiệm và tuyển chọn, kết hợp với phương
thức trồng thâm canh đã làm cho năng suất, chất lượng của rừng tăng lên rõ rệt.
Cùng với cải thiện nguồn giống, hệ thống biện pháp kỹ thuật lâm sinh được áp
dụng đồng bộ theo chiều sâu như chọn lập địa, làm đất, trồng, bón phân, chăm
sóc, quản lý bảo vệ rừng cho tới khi khai thác đã tạo ra những rừng trồng có năng
suất, chất lượng cao và môi trường sinh thái được cải thiện [9].


5

Chọn lập địa thích hợp yêu cầu sinh thái loài cây là một biện pháp kỹ thuật
quan trọng. Bạch đàn urophylla sống thích hợp với lập địa có vĩ độ nam từ 8-100,
ở độ cao so với mặt biển dưới 3000 m, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, hơi ẩm, cận
nhiệt đới, lượng mưa khoảng 1000- 1500mm, mưa tập trung vào mùa hè, mùa
khô từ 1-5 tháng, nhiệt độ trung bình tối cao tháng nóng nhất là 290C, tháng lạnh
nhất là 8-120C [12].
Nghiên cứu rừng trồng ở các nước nhiệt đới tổ chức Nông lương thế giới
(FAO, 1984) đã rút ra nhận xét là khả năng sinh trưởng của rừng trồng, đặc biệt
là rừng nguyên liệu công nghiệp, phụ thuộc chặt chẽ và rõ rệt với 4 yếu tố chủ
yếu của lập địa đó là khí hậu, đất, địa hình và thực bì.
Nghiên cứu đặc điểm đất ở Châu phi Laurie (1974) nhận thấy đất ở vùng
nhiệt đới rất khác nhau về độ dầy tầng đất mặt, thành phần cơ giới, hàm lượng
dinh dưỡng khoáng, độ pH v.v. vì thế khả năng sinh trưởng của rừng trồng trên
các loại đất khác nhau cũng khác nhau. Kết quả khảo sát của Panley (1983) ở các
điều kiện lập địa khác nhau cho thấy rừng trồng bạch đàn E.camaldulensis trồng
ở vùng nhiệt đới khô với chu kỳ 10-20 năm thường năng suất chỉ đạt 5-10
m3/ha/năm, nhưng ở vùng nhiệt đới ẩm có thể đạt 30 m3/ha/năm.
Nghiên cứu sản lượng rừng trồng bạch đàn ở Brazil Golcalves J.L.M
(2004) còn chỉ rõ giới hạn của sản lượng rừng trồng bạch đàn có liên quan đến

các yếu tố nước, dinh dưỡng khoáng và độ dầy tầng đất mặt theo thứ tự mức độ
quan trọng như sau: nước > dinh dưỡng> độ dầy tầng đất mặt.
Các công trình nghiên cứu trên cho thấy xác định lập địa thích hợp với
bạch đàn là một trong những yếu tố quyết định đến sinh trưởng, năng suất, chất
lượng của rừng trồng [10], [18].
Bón phân cho rừng trồng cũng là một trong những biện pháp kỹ thuật
được nhiêù nhà khoa học quan tâm, Melo (1976) nghiên cứu bón phân cho bạch


6

đàn và nhận thấy tại Brazil ở công thức không bón phân, bạch đàn sinh trưởng
khá tốt, song ở công thức có bón phân NPK năng suất rừng trồng tăng lên trên
50%. Schonau (1985) nghiên cứu ở Nam phi bón phân cho bạch đàn Eu. Grandis
đã rút ra nhận xét: bón 150 gam NPK/gốc với tỷ lệ 3.2.1 có thể nâng chiều cao
trung bình của rừng trồng sau 1 năm lên gấp 2 lần [10], [18].
1.2. ở Việt Nam:
ở Việt Nam công tác cải thiện giống từ 1980 mới thực sự được tiến hành,
thời gian đầu chủ yếu khảo nghiệm loài và xuất xứ cho bạch đàn và một số loài
cây khác. Sau đó là chọn lọc cây trội, xây dựng các rừng giống, vườn giống, sau
1990 các hoạt động cải thiện giống cây rừng được nâng cao, gần đây Trung tâm
nghiên cứu giống cây rừng đã lai giống nhân tạo thành công cho bạch đàn và một
số loài cây khác (Lê Đình Khả, 2003) [8].
Khoảng 10 năm gần đây có nhiều giống đã được công nhận là giống quốc gia
như các dòng Bạch đàn urophylla U6, PN14, GU8, W5 (Vụ khoa học công nghệ
và chất lượng sản phẩm, 2001). Nhiều công trình nghiên cứu, trong đó nổi bật là
công trình nghiên cứu của Lê Đình Khả và cộng sự, của Viện nghiên cứu cây
nguyên liệu giấy Phù Ninh, đã chọn lọc được một số giống bạch đàn urophylla
4-5 tuổi đã đạt được năng suất 20-25 m3/ha/năm (Huỳnh Đức Nhân, 2005). Công
ty giống Lâm nghiệp và trồng rừng Trung ương đã khảo nghiệm thành công bạch

đàn Eu.urophylla dòng số 6 ở Đông Nam bộ, 7 tuổi đạt năng suất 25 m3/ha/năm
(Trần Văn Sâm, 2005).
Công tác cải thiện giống cây rừng, còn phải kể đến những thành tựu về
nhân giống vô tính. Trong sản xuất lâm nghiệp, chúng ta đều biết nhân giống vô
tính sẽ rút ngắn thời gian từ khảo nghiệm xuất xứ đến sản xuất đại trà, nâng cao
được chất lượng cây ươm và chất lượng rừng trồng, song ở Việt Nam cho tới
những năm 1990 nhân giống vô tính cho bạch đàn mới thực sự được quan tâm


7

(Lê Đình Khả và cộng sự, 1990). Năm 1990 Lê Đình Khả đã công bố kết quả
nghiên cứu nhân giống bạch đàn bằng sử dụng 2 chất kích thích sinh trưởng là
AIA và AIB. Cũng vào thập niên 90 Xí nghiệp giống thành phố Hồ Chí Minh và
Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Phù Ninh nhân giống thành công bằng
nuôi cấy mô các dòng bạch đàn PN2, PN14, U6 [8].
Lựa chọn lập địa thích hợp cho bạch đàn ở nước ta trong những năm gần
đây đã được quan tâm. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Sơn và cộng sự
(2006) cho thấy bạch đàn urophylla tỏ ra thích hợp với nhiều vùng lập địa khác
nhau như Đông Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam bộ v.v. các dòng bạch đàn
urophylla được tuyển chọn và qua khảo nghiệm đều có tỷ lệ sống cao, năng suất,
chất lượng cao và ít sâu bệnh. Nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm và cộng sự (1994)
đã đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp vùng Đông Nam bộ có tới 7080% diện tích thích hợp trồng cây lâm nghiệp trong đó có bạch đàn urophylla
[17].
Kết quả nghiên cứu xác định tiêu chuẩn phân chia lập địa cho trồng rừng
công nghiệp tại một số vùng sinh thái ở nước ta. Ngô Đình Quế và cộng sự
(2001) đã nhận xét có 4 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng rõ rệt tới sinh trưởng của rừng
trồng công nghiệp bao gồm: loại đất và đá mẹ, độ dầy tầng đất và tỷ lệ đá lẫn, độ
dốc và thảm thực vật chỉ thị [16].
Đánh giá năng suất rừng trồng bạch đàn Eu.urophylla trên 3 loaị đất khác

nhau ở Tây Nguyên, Nguyễn Huy Sơn và cộng sự (2004) đã chỉ rõ Bạch đàn
urophylla trồng trên đất xám Granit ở An Khê và K' Bang, rừng 4-5 tuổi có thể
cho năng suất 20-24 m3/ha/năm, nhưng ở đất nâu đỏ phát triển trên đá mẹ
Macma acid ở MangYang 6 tuổi cho năng suất 12m3/ha/năm, trên đất đỏ badan
thoái hoá ở Pleiku 4 tuổi chỉ cho năng suất 11 m3/ha/năm [18].


8

Biện pháp làm đất đến năng suất rừng trồng, công trình nghiên cứu của Đỗ
Đình Sâm và cộng sự (2001) áp dụng cơ giới cày ngầm để trồng rừng Bạch đàn
urophylla trên đất thoái hoá ở Phù Ninh, Phú Thọ cho thấy làm đất bằng cày
ngầm, rừng 8 tuổi đạt năng suất 16 m3/ha/năm, làm đất thủ công chỉ đạt 5
m3/ha/năm. Tuy nhiên các tác giả lưu ý cày ngầm chỉ phát huy tác dụng tốt trong
điều kiện đất và địa hình thích hợp.
ảnh hưởng của bón phân đến năng suất của rừng trồng, trong khoảng 1015 năm gần đây biện pháp bón phân cho rừng trồng nhằm bổ sung dinh dưỡng
cho đất và hỗ trợ cho cây trồng sinh trưởng nhanh trong giai đoạn đầu sau khi
mới trồng đã được thực hiện rộng khắp, mang lại hiệu quả nhanh. Công trình
nghiên cứu trên đất chua phèn ở Thanh Hoá, Long An của Phạm Thế Dũng
(2003) đã thử nghiệm bón lót cho bạch đàn Eu.camaldulensis, Eu.tereticornis với
liều lượng 50 - 100 gam NPK +5-100 gam P/gốc đã làm tăng lượng sinh trưởng
về chiều cao từ 31-36% ở 42 tháng tuổi so với đối chứng. Nguyễn Đức Minh và
cộng sự (2004) nghiên cứu trên 14 ô tiêu chuẩn rừng trồng bạch đàn urophylla
1.5-5 tuổi ở 6 địa điểm khác nhau đã cho thấy hiệu lực của phân NPK bao giờ
cũng cao hơn bón phân vi sinh hữu cơ hoặc phân supe lân bón riêng rẽ.
Ngô Đình Quế và cộng sự (2004) đã xây dựng được quy phạm kỹ thuật
bón phân cho 4 loài cây, trong đó có Bạch đàn urophylla [9]. Nhìn chung bón
phân cho rừng trồng đều được các tác giả thống nhất nhận xét có ảnh hưởng rõ
rệt đến tỷ lệ sống, sinh trưởng và năng suất rừng trồng, đặc biệt là rừng trồng
công nghiệp.

Vấn đề sâu bệnh hại rừng trồng ở nước ta được quan tâm nghiên cứu rất
sớm. Nghiên cứu các loài sâu hại bạch đàn vườn ươm của Nguyễn Đình Hanh
(1965), các loài mối hại bạch đàn của Nguyễn Đức Khảm (1970), đặc biệt là
công trình nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Nghĩa và cộng sự (2004) đã chọn được


9

2 giống bạch đàn kháng bệnh SM23, SM16 và đã được công nhận là giống tiến bộ
kỹ thuật, đây là hướng nghiên cứu hoàn toàn mới ở nước ta.
Tóm lại, nghiên cứu bạch đàn urophylla ở trong và ngoài nước nhằm nâng
cao năng suất rừng trồng đã đạt được nhiều kết quả trong nhiều khâu từ chọn
giống, chọn lập địa đến trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Vấn đề còn tồn tại cần
tiếp tục nghiên cứu ở nước ta là xác định lập địa và mật độ trồng cho phù hợp yêu
cầu sinh thái của dòng Bạch đàn urophylla đã được tuyển chon.


10

Chương 2
Đối tượng, phạm vi, mục tiêu, nội dung và phương pháp
nghiên cứu.
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Hai dòng bạch đàn E.urophylla U6, PN14 (trồng bằng cây hom), và bạch
đàn E.urophylla hạt (trồng bằng cây con thực sinh), trồng thuần loài, 7 tuổi.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Đánh giá sinh trưởng và tăng trưởng bạch đàn PN14, U6 và urophylla hạt
trồng thuần loài 7 tuổi, trên đất Feralít phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét tại
Lâm trường Cao Lộc - tỉnh Lạng Sơn.
2.3. Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá sinh trưởng, tăng trưởng và hiệu quả kinh tế của các dòng bạch
đàn, từ đó xác định được dòng bạch đàn có sinh trưởng, tăng trưởng và hiệu quả
kinh tế cao nhất để làm cơ sở chọn loài cây trồng cho rừng sản xuất của tỉnh
Lạng Sơn.
2.4. Nội dung nghiên cứu
2.4.1. Sinh trưởng và tăng trưởng của rừng trồng:
- Sinh trưởng, tăng trưởng về đường kính ngang ngực (D1.3), chiều cao vút ngọn
(Hvn), thể tích thân cây (V) và trữ lượng rừng trồng (M).
- Sinh trưởng chiều cao dưới cành (Hdc) và sinh trưởng đường kính tán lá (Dt)
- Đánh gía chất lượng rừng trồng bằng tỉ lệ cây tốt, trung bình, xấu. Tình hình
sâu bệnh hại, lượng xác thực vật, thảm tươi dưới tán rừng.


11

2.4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng thông qua các chỉ tiêu:
- Xác định chi phí đầu tư cho 1 ha rừng trồng
- Xác định thu nhập cho 1 ha rừng trồng
2.4.3. Đánh giá sơ bộ hiệu quả sinh thái thông qua các chỉ tiêu:
- Xác định cường độ xói mòn, chỉ số đa dạng loài và lượng xác thực vật dưới tán
rừng trồng PN14, U6 và urophylla hạt.
2.4.4. Đánh giá hiệu quả xã hội: xem xét khả năng tạo ra việc làm cho người
dân và mức độ chấp nhận của người dân về kinh doanh cây bạch đàn urophylla.
2.4.5 Đánh giá hiệu quả tổng hợp (ECT) của mô hình rừng trồng PN14, U6,
urophylla hạt:
2.5 Phương pháp nghiên cứu
2.5.1 Phương pháp luận
Sinh trưởng là một trong những biểu hiện quan trọng của động thái rừng
Sinh trưởng quyết định năng suất và hiệu quả kinh doanh rừng. Sinh trưởng của
cây rừng nói chung là sự tăng kích thước về đường kính ngang ngực, chiều cao

vút ngọn, thể tích thân câyHay nói cách khác đó là sinh trưởng của một thực
thể sinh học. Nó chịu sự tác động của các nhân tố môi trường và các nhân tố nội
tại trong bản thân mỗi một cá thể và quần thể. Vì vậy, khi nghiên cứu sinh trưởng
không thể tách rời ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố đó.
Sinh trưởng cuả cá thể và của quần thể (lâm phần) tuân theo những quy
luật nhất định, các quy luật này bị chi phối bởi đặc tính di truyền, điều kiện lập
địa và các biện pháp kỹ thuật tác động, trong đó loài cây trồng và đất là những
yếu tố cơ bản nhất. Cá thể và Quần thể cây rừng là hai vấn đề khác nhau nhưng
có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sinh trưởng của lâm phần gồm toàn bộ sự tăng
khối lượng vật chất được tích luỹ bởi từng cá thể và vật chất bị mất đi từ những


12

bộ phận hay cá thể bị đào thải (chết hoặc bị tỉa thưa). Những đại lượng sinh
trưởng bình quân như đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn, thể tích thân
cây có vỏ, luôn phụ thuộc vào tuổi và tuân theo những qui luật nhất định. Sự
tăng lên của những chỉ tiêu này là kết quả tổng hợp của hai quá trình trên. Tuy
nhiên, ở mỗi giai đoạn trong quá trình sinh trưởng của lâm phần, sự lớn lên của
các đại lượng sinh trưởng trên đã tạo ra những biến đổi về chất của lâm phần đó
theo những nguyên lý của quy luật lượng đổi chất đổi.
Bản chất của nghiên cứu sinh trưởng rừng là định lượng được tác động của
đặc tính nội tại và những yếu tố môi trường tự nhiên, của các biện pháp kỹ thuật
tác động tới năng suất sản phẩm.
2.5.2 Phương pháp thu thập số liệu
Đơn vị điều tra nghiên cứu là các ô tiêu chuẩn (OTC) được chọn lập đại
diện cho tình hình sinh trưởng của rừng trồng E.urophylla thuần loài 7 tuổi, cho
một loại đất điển hình. Dòng bạch đàn PN14, dòng U6, bạch đàn urophylla hạt
đều được lặp lại 3 lần tại địa điểm nghiên cứu. Tổng số OTC là 9 OTC.
Diện tích OTC được xác định là 500m2 (20x25). Dung lượng mẫu quan sát

là N 50 cây cho mỗi ô tiêu chuẩn.
- Điều tra trong OTC
Trong mỗi OTC đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng theo giáo trình điều tra rừng
Vũ Tiến Hinh, Phạm Ngọc Giao, (1997) [10]
+ Đường kính ngang ngực (D1.3) đo bằng thước kẹp kính có độ chính xác
đến 0.1 cm, đo theo hai chiều Đông Tây-Nam Bắc, sau đó tính trung bình.
+ Chiều cao vút ngọn (Hvn) dùng thước Blumeleiss.
+ Đường kính tán lá (Dt) dùng thước dây có độ chính xác 0.1 dm, đo theo 2
chiều Đông Tây-Nam Bắc.


13

+ Điều tra chất lượng cây rừng: Dựa vào Hvn, D1.3 đánh gía chất lượng cây
theo 3 cấp (tốt, xấu, trung bình). Cây tốt là những cây có chiều cao vút ngọn,
đường kính 1.3m lớn hơn D1.3, Hvn của những cây trung bình, không sâu bệnh,
tỉa thưa tự nhiên tốt, thân thẳng, độ thon thân cây đồng đều. Cây xấu là những
cây có các chỉ tiêu về sinh trưởng D1.3, Hvn bé hơn cây trung bình.
Dựa vào số liệu đo đếm thu thập được về D1.3 và Hvn của từng cây, nơi
nghiên cứu chọn cây tiêu chuẩn trung bình để giải tích. Số cây tiêu chuẩn giải
tích là 9 cây. Cây tiêu chuẩn phải có các chỉ tiêu D1.3 và Hvn bằng hoặc gần bằng
với D1.3 và H vn của bạch đàn dòng PN14, dòng U6, và bạch đàn trồng bằng cây
con thực sinh, cây tiêu chuẩn sinh trưởng và phát triển bình thường, không lệch
tán, không bị sâu bệnh, không nằm ở bìa ô tiêu chuẩn.
Giải tích cây tiêu chuẩn, đánh dấu vị trí thớt 00, 1.3m, hướng bắc trên thân
cây. Tiến hành ngả cây, phát hết cành nhánh và vạch tiếp hướng Bắc lên ngọn
cây, đánh dấu vị trí cần cưa thớt (1m, 1.3m, 2m, 3m,). Độ dày thớt là 5cm.
Chiều dài đoạn ngọn là: l với 1m l < 3m.
Bào nhẵn các thớt gỗ, để vòng năm hiện rõ cho dễ đếm vòng năm, kẻ đường
thẳng theo hướng Đông Tây-Nam Bắc rồi đếm thứ tự các vòng năm ứng với các

tuổi. Thớt 00 đếm và ghi vòng năm từ tâm ra ngoài, các thớt khác đếm và ghi
vòng năm từ ngoài vào trong. Mọi thớt, vòng ngoài cùng đều ứng với tuổi cây
hiện tại, dùng thước khắc vặch đến cm đo đường kính các tuổi ở các thớt, ghi số
liệu đo được vào bảng ghi đường kính các tuổi ở các thớt.
+Điều ta tăng trưởng chiều cao cây: theo phương pháp giải tích bổ dọc thân
cây để xác định đỉnh sinh trưởng của từng tuổi
-Điều tra sâu bệnh hại: Điều tra theo giáo trình sâu bệnh hại của Trường Đại học
Lâm nghiệp.


14

- Điều tra lượng xác thực vật:
Trên mỗi ô tiêu chuẩn lập 5 ô dạng bản, 4 ô ở 4 góc, 1 ô ở giữa, mỗi ô dạng bản
có diện tích 1m2. Thu thập toàn bộ cành khô lá rụng trong ô dạng bản, cân 3 lần
rồi lấy trị số trung bình, độ chính xác 0.1kg. Từ đó suy ra lượng xác thực vật trên
1 ha.
- Điều tra thảm tươi cây bụi:
Trên mỗi ô tiêu chuẩn lập 5 ô dạng bản, 4 ô ở 4 góc, 1 ô ở giữa , mỗi ô
dạng bản có diện tích 1m2. Điều tra các chỉ tiêu về thảm tươi theo giáo trình lâm
sinh Trường Đại Học Lâm Nghiệp.
- Khí hậu: thu thập số liệu khí hậu ở trạm khí tượng Cao Lộc Lạng Sơn.
- Điều tra phân tích đất
Tại địa điểm nghiên cứu chúng tôi đào 3 phẫu diện đất, mỗi phẫu diện lấy
2 mẫu đất để phân tích, độ sâu lấy mẫu: 0-20cm và 20cm 50cm. (Theo giáo
trình đất Trường Đại Học Lâm Nghiệp).
Những mẫu đất lấy xong đựơc bảo quản, đưa về phòng phân tích đất thuộc
bộ môn Đất Lâm Nghiệp của Trường Đại Học Lâm Nghiệp để phân tích.
Xác định thành phần cơ giới đất trong môi trường nước.
Xác định độ pHKCL bằng máy pH mét.

Xác định độ chua thuỷ phân theo phương pháp Kapen
Xác định độ chua trao đổi theo phương pháp Xôkhôlốp
Xác định hàm lượng mùn theo phương pháp ChiuRin
Xác định hàm lượng P2O5 theo phương pháp Kiecxanốp
Xác định hàm lượng NH4+ theo phương pháp so mầu bằng chỉ thị Nesle.
Xác định hàm lượng K2O theo phương pháp độ đục với thuốc thử
Na3Co(N0)6.


15

- Phương pháp dự toán chi phí, thu nhập một ha rừng trồng
Thu thập tài liệu ở văn phòng Lâm trường về chi phí đầu tư (trồng, chăm
sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ), và dự toán đầu ra cho một ha bạch đàn E.urophylla
dòng PN14, dòng U6, Bạch đàn hạt.
Điều tra về mức độ chấp nhận của người dân trồng rừng bạch đàn theo
phương pháp điều tra nhanh nông thôn.
Đánh giá hiệu quả tổng hợp ECT theo công thức W.P.Rola
2.5.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu điều tra thu thập ngoại nghiệp được xử lý thông qua chương trình
phần mềm excel và phần mềm SPSS trên máy vi tính của Gs.Ts. Nguyễn Hải
Tuất, PGs.Ts Ngô Kim Khôi (2005-2006) [24], [25] để:
Sàng lọc số liệu nhằm loại bỏ những trị số đặc thù có thể ảnh hưởng đến
kết quả nghiên cứu bằng phần mềm SPSS, các trị số này được loại bỏ là căn cứ
vào mức độ chênh lệch giữa chúng với trị số trung vị của dãy quan sát.
- Kiểm tra tính thuần nhất về D1.3, và Hvn của 3 OTC trong cùng một dòng
bạch đàn nơi nghiên cứu: Dùng tiêu chuẩn phi tham số của Kruskal và Wallis,
tiêu chuẩn này dựa vào phương pháp xếp hạng các số liệu quan sát ở các mẫu
theo công thức:
H


Trong đó:

1
12
Ri 2
3(n 1)
n( n 1) n n i

n = ni với ni là dung lượng của mẫu i
Ri là tổng hạng của mẫu i
L là số mẫu quan sát

So sánh H với 20.5 với bậc tự do K=l-1.

(2.1)


16

Nếu H>205 thì các mẫu không thuần nhất
Nếu H205

thì các mẫu là thuần nhất, có nghĩa là các mẫu có

nguồn gốc từ một tổng thể duy nhất, cho phép gộp dữ liệu thu thập ở 3 OTC của
cùng một dòng thành mẫu lớn để tính toán.
+Tính giá trị bình quân, sai tiêu chuẩn, hệ số biến động về D1.3 , Hvncủa các mẫu
+Dùng phân tích phương sai một nhân tố với hai biến số bằng bảng phân tích
phương sai (ANOVA) để kiểm tra sự ảnh hưởng của bạch đàn PN14, U6, bạch

đàn hạt đến sinh trưởng của rừng trồng.
+ Các chỉ tiêu khác như: Đường kính tán, lượng xác thực vật, thảm tươi tính
theo bình quân cộng
X

Xi
n

(2.2)

Trong đó: X là gía trị trung bình
Xi trị số quan sát thứ i
n dung lượng quan sát
- Xác định phân bố N-D1.3 , N-Hvn thông qua vẽ sơ đồ và chọn ra dạng phân bố..
- Xác định tương quan Hvn-D1.3, Dtán- D1.3: sử dụng phương trình hồi qui thường
dùng trong lâm nghiệp để thăm dò tương quan Hvn-D1.3 và Dtán- D1.3 từ đó chọn ra
phương trình có hệ số xác định R2.
- Kiểm tra chất lượng rừng trồng bằng tiêu chuẩn 2
c r

f ij2
Công thức: Ts
1

i 1 i 1 Tai Tbj
2
n

(2.3)


Trong đó: fij là tần số quan sát tương ứng từng mẫu và từng cấp chất lượng.
Ts là tổng số quan sát toàn thí nghiệm
Bặc tự do K= (a-1)(b-1)


×