Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Mootj số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.4 KB, 12 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:

Hoạt động chuyên môn ở các trường học nói chung và trường phổ thông là nhiệm
vụ quan trọng nhất của một Nhà trường. Hoạt động chuyên môn chiếm phần lớn thời
gian của thầy và trò, nó ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động giáo dục khác. Trong các
hoạt động chuyên môn thì hoạt động dạy học có thể coi là quan trọng nhất, nó quyết
định kết quả đào tạo của một Nhà trường, quyết định sự thành công hay thất bại về
việc thực hiện nhiệm vụ của một nhà giáo và sự phấn đấu học tập của học sinh.
Trong Nhà trường, người cán bộ quản lý là người chỉ đạo đội ngũ giáo viên hoàn
thành tốt nhiệm vụ, là người xây dựng kế hoạch hoạt động, kiểm tra, đánh giá, bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, quan tâm đến
chế độ ưu đãi đối với giáo viên, quản lý mọi hoạt động của giáo viên. Giáo viên là
người trực tiếp thực hiện hoạt động dạy học, là người quyết định kết quả đào tạo lớp
mình phụ trách, góp phần quyết định chất lượng của Nhà trường.
Thực tế tại trường THCS N, hoạt động chuyên môn được coi trọng. Nhiều giáo viên
tâm huyết với nghề, với học sinh , đã đầu tư nhiều công sức cho việc thực hiện nhiệm
vụ và thu được những kết quả nhất định. Bên cạnh đó, vẫn còn những giáo viên chưa
coi trọng hoạt động chuyên môn, làm theo nhiệm vụ, không có sáng tạo, không cầu
tiến, chưa chăm lo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nên kết quả dạy học chưa cao.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “ Một số biện pháp
tăng cường quản lý hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở
trường THCS N”
2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Trên cơ sở lý luận và thực trạng công tác dạy học và quản lý hoạt động chuyên môn
tại trường THCSN, đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động chuyên môn
nhằm nâng cao chất lượng dạy học của Nhà trường.
3.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp tăng cường quản lý hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất
lượng dạy học ở trường THCSN


3.2.Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu về hoạt động chuyên môn và các biện pháp tăng cường hoạt
động chuyên môn tại trường THCS N, với số lượng giáo viên là 55 người và 770 học
sinh.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:
Việc quản lý chuyên môn ở trường THCSN trong những năm qua đã tiến hành có kế
hoạch và mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên việc vận dụng các thành tựu khoa
học hiện đại vào công tác quản lý chuyên môn, cũng như các biện pháp nhằm kích
thích tính tích cực và trách nhiệm của mỗi giáo viên vẫn còn một số hạn chế. Nếu tăng
cường quản lý hoạt động chuyên môn một cách khoa học và phù hợp thì chất lượng
dạy học sẽ tăng lên.
5.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
5.1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường
phổ thông.
5.2. Nghiên cứu thực trạng các biện pháp quản lý công tác chuyên môn tại trường
THCS N.
1


5.3.Đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lý hoạt động chuyên môn nhằm nâng
cao chất lượng dạy học .
6.THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:
Từ tháng 09/2010- 03/2015
7.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
7.2. Phương pháp quan sát.
7.3.Phương pháp thống kê toán học.
7.4. Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn.
7.5. Phương pháp điều tra viết.
8.DỰ BÁO NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

- Đề tài chỉ ra được những ưu điểm, tồn tại của công tác quản lý hoạt động chuyên
môn ở trường THCS. Đồng thời nêu các giải pháp tăng cường quản lý hoạt động
chuyên môn nâng cao chất lượng dạy học tại trường.
- Nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn được thực
hiện trong đề tài sẽ nâng cao được chất lượng dạy học, công tác bồi dưỡng đội ngũ
được tăng cường, quy chế chuyên môn thực hiện tốt, hồ sơ lưu giữ phản ánh các hoạt
động khoa học, rõ ràng, tạo chuyển biến trong giáo viên về ý thức, trách nhiệm, đạo
đức nghề nghiệp.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.Một số khái niệm:
1.1.1.Quản lý và chức năng của nó:
1.1.1.1. Khái niệm về quản lý:
Quản lý là loại hình đặc biệt , phát sinh từ tính chất xã hội hóa lao động. Mác viết
“Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào trên quy mô tương đối
lớn thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và
thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể, khác
với sự vận động những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự điều
khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì phải cần nhạc trưởng.
Theo tác giả Nguyễn Quang: “ Quản lý là sự kết hợp giữa tri thức, sức lao động và
sự lãnh đạo, sự kết hợp đó tốt thì xã hội đó phát triển và ngược lại kết hợp không tốt
thì sự phát triển sẽ chậm lại làm cho xã hội rối ren, sự kết hợp được thể hiện trước hết
là cơ chế, chế độ, chính sách, biện pháp quản lý”.
Có tác giả quan niệm: “ Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đíchcủa chủ thể
quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các
tiềm năng, các cơ hội để dạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi
trường”.
Như vậy có thể kết luận: Quản lý là sự tác động có ý thức để chỉ huy, điều khiển xã
hội, hướng dẫn các qua trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới

mục đích đề ra và phù hợp với quy luật khách quan.
1.1.1.2. Hệ thống các chức năng quản lý
* Chức năng kế hoạch hóa:
Kế hoạch hóa là chức năng xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai
của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích
đó. Kế hoạch hóa là một quá trình nhằm thực hiện ba nhiệm vụ chủ yếu sau:
2


+ Xác định, hình thành mục tiêu đối với tổ chức
+ Xác định và đảm bảo về các nguồn lực để đạt được các mục tiêu quản lý đề ra.
+ Quyết định những hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu đó.
*Chức năng tổ chức:
Khi người quản lý đã lập xong kế hoạch, họ cần phải chuyển hóa những ý tưởng
ấy thành hiện thực. Xét về chức năng quản lý, tổ chức là quá trình hình thành nên các
cấu trúc và quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm
làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ
chức trên cơ sở các nguyên tắc và quy tắc quản lý của hệ thống tổ chức.
*Chức năng chỉ đạo:
Chỉ dạo là hoạt động liên kết, liên hệ với người khác và động viên họ hoàn thành
một nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tỏ chức.
Nội dung chức năng chỉ đạo gồm:
+ Nắm quyền uy, điều hành hành công việc
+ Hướng dẫn cách làm.
+ Theo dõi, giám sat tiến trình công việc.
+ Điều chỉnh, sữa chữa, can thiệp khi cần thiết.
*Chức năng kiểm tra:
Kiểm tra là qua trình thiết lập và thực hiệ các cơ chế thích hợp để thu thập và xử lý
thông tin nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức. Quá trình này được diễn ra như
sau:

+ Người quản ly đặt ra những chuẩn mực thành đạt của hoạt động.
+ Người quản lý đối chiếu đo lường kết quả so với chuẩn mực đặt ra.
+ Người quản lý tiến hành điều chỉnh những sai lệch.
+ Người quản lý hiệu đính, sửa lại chuẩn mực.
1.1.2. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội của nhà
qunar lý tới đối tượng quản lý dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm đạt tới mục tiêu giáo
dục đề ra.
1.1.3. Quản lý nhà trường
Theo từ điển giáo dục, 2001-NXB từ điển bách khoa: “ Quản lý nhà trường là
thực hiện hoạt động quản lý giáo dục trong tổ chức nhà trường. Hoạt động quản lý
nhà trường do chủ thể quản lý nhà trường thực hiện bao gồm hoạt động quản lý bên
trong nhà trường như: Quản lý giáo viên, quản lý học sinh, quản lý quá trình dạy học,
giáo dục, quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, quản lý lớp học, những nhiệm
vụ giáo viên, quản lý mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng”.
Theo GSVS Phạm Minh Hạc: “ Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo
dục của Đảng trong phạm vi nhà trường, tực là đưa nhà trường vận hành theo nguyên
lý giáo dục, mục tiêu đào tạo với nhganhf giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học
sinh.
Tóm lại, quản lý nhà trường là tác động một cách có mục đích và có kế hochj mà
toàn bộ các lực lượng giáo dục nhằm tổ chức và phối hợp hoạt động các lực lượng
này, sử dụng một cách đúng đắn các nguồn lực và phương tiện đảm bảo thực hiện có
kết quả những chỉ tiêu và phát triển về số lượng, chất lượng của sự nghiệp giáo dục
theo phương hướng của mục tiêu giáo dục.
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
3


2.1. Vài nét về tình hình chung
Trường THCS N đóng trên địa bàn thị trấn, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn

hóa của Huyện. So với các xã trong huyện, đây là nơi có trình độ dân trí cao, thu nhập
bình quân đầu người khá đồng đều. Tập trung chủ yếu ở thị trấn Nlà cán bộ công chức
nhà nước, gia đình sản xuất tiểu thủ công nghiệp, buôn bán, một phần là nông dân. Vì
vậy nhận thức về sự nghiệp giáo dục ở đây cũng được nâng cao. Ngoài sự đóng góp
xây dựng của phụ huynh học sinh, trường THCS Ncòn nhận được sự quan tâm đặc
biệt của UBND Huyện, của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự chỉ đạo sát sao
của ngành, trường THCS N là một trong những trường đạt chuẩn quốc gia đầu tiên của
Huyện.
Thị trấn N là nơi có truyền thống hiếu học, thể hiện trong từng gia đình, từng dòng
họ, phụ huynh học sinh động viên khuyến khích con em chăm chỉ học tập, vượt khó,
hỗ trợ và tạo điều kiện dạy tốt, học tốt cho nhà trường. Cơ sở vật chất nhà trường đảm
bảo khá tốt cho việc dạy học; có đủ phòng thực hành, thư viện thiết bị dạy học khá đầy
đủ tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy chính khóa và công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém.
Đội ngũ giáo viên khá đồng đều, hầu hết đều là giáo viên giỏi cấp tỉnh, cấp huyện
nhiều năm, tâm huyết với nghề, nỗ lực cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh đó, trường THCS N cũng gặp không ít những khó khăn. Trường đóng ở khu
vực Thị trấn, kinh tế xã hội phát triển, mạng lưới công nghệ thông tin phát triển, tuy
nhiên mặt trái của nó tác động không nhỏ đến một bộ phận học sinh trong nhà trường.
Một số học sinh đua đòi, sao nhãng học hành. Hơn một nửa học sinh trong nhà trường
theo đạo Thiên Chúa giáo, là con em các gia đình đông con, chưa coi trọng việc học
của con em . Một số phụ huynh do nhận thức, do hoàn cảnh khó khăn nên việc chăm
lo, đầu tư cho con cái học hành còn hạn chế. Trong hội đồng Nhà trường vẫn còn có
một số giáo viên chưa ý thức cao trong công việc, chất lượng giảng dạy còn thấp so
với mặt bằng chung của trường. Đồ dùng dạy học cấp phát chất lượng thấp.
Với sự nỗ lực cố gắng, phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, trong những năm
qua chất lượng giáo dục toàn diện của trường THCS N ngày càng được khẳng định:
Nhiều năm liền trường đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh, có nhiều SKKN trong
giảng dạy đạt bậc 3, 4 cấp Tỉnh, cấp Huyện.; Chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng
được nâng cao.

2.2.Thực trạng hoạt động dạy học ở trường THCS:
Hầu hết giáo viên đều có nhận thức cao về nhiệm vụ của mình, đặc biệt là nhiệm vụ
dạy học, chất lượng dạy học, tích cực trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, có tinh thần,
trách nhiệm cao, gần gũi, động viên học sinh tham gia học tập tốt, chất lượng dạy học
ngày càng được khẳng định.
Bên cạnh đó vẫn còn những giáo viên nhận thức chưa tốt về nhiệm vụ dạy học. Chỉ
coi là một nghề nhưng chưa yêu nghề, chỉ làm nhiệm vụ được phân công, không có ý
thức trau dồi chuyên môn. Một số trình độ tay nghề chưa vững nhưng ý thức học hỏi
kém. Vì thế ở một số lớp, một số bộ môn chất lượng dạy học chưa cao.
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động chuyên môn ở trường THCS N:
Công tác quản lý hoạt động chuyên môn ở trường THCS N nhiều năm nay đã thực
hiện có hiệu quả. Nề nếp, quy chế chuyên môn thực hiện tốt. Chất lượng dạy học cơ
bản tương xứng với trường chuẩn Quốc gia, trường tiên tiến xuất sắc cấp Tỉnh.
Tuy nhiên, công tác quản lý chuyên môn vẫn còn một số hạn chế nhất định:
4


-Việc phân công nhiệm vụ cho giáo viên có lúc chưa phù hợp với năng lực, chưa
cân đối.
-Xây dựng các tiêu chí thi đua đôi chỗ chưa phù hợp, chưa coi trọng công vệc
chuyên môn.
- Hồ sơ theo dõi quy chế chuyên môn chưa khoa học: Tách riêng hồ sơ kiểm tra,
hồ sơ theo dõi sau kiểm tra; dẫn đến nhiều nội dung phải viết lặp đi, lặp lại, khó
theo dõi.
- Công tác bồi dưỡng đội ngũ còn hình thức, ít các chuyên đề thiết thực, ít các tiết
dạy thể nghiệm, tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên còn hạn chế, công tác dự giờ
của giáo viên, của Ban giám hiệu, công tác tư vấn sau dự giờ, sau kiểm tra chưa
thực sự hiệu quả.
- Công tác thi đua, khen thưởng chưa đổi mới phần nào làm ảnh hưởng đến tinh
thần, thái độ làm việc của giáo viên.

- Chưa có những hoạt động tạo chuyến biến về nhận thức của giáo viên về chất
lượng dạy học.
Khảo sát thực trạng nhận thức của giáo viên về hoạt động chuyên môn
khi chưa triển khai thực hiện đề tài
(Số liệu khảo sát năm học 2010-2011)
Nhận thức của GV về hoạt động
Nhận thức của GV về quản lý
Năm học
chuyên môn
hoạt động chuyên môn
Quan
Bình
Không quan
Quan
Bình
Không
trọng
thường
trọng
trọng
thường quan trọng
201040%
48%
12%
47%
53%
10%
2011
Từ thực trạng hoạt động dạy học, thực trạng quản lý hoạt động chuyên môn ở
trường THCS N, những năm gần đây, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, hoạt động chuyên

môn ở trường chúng tôi đã thực sự mang lại hiệu quả cao.
Vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp tăng cường quản lý hoạt động chuyên
môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS
3.MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN
MÔN NHÀ TRƯỜNG ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
3.1. Xây dựng kế hoạch dạy học và triển khai thực hiện kế hoạch
Ngay vào đầu năm học, sau khi có các văn bản chỉ đạo của Bộ GD, Sở GD, Phòng
GD, căn cứ vào tình hình cụ thể của Nhà trường: Cơ cấu đội ngũ, số lớp học sinh, chất
lượng dạy học năm trước liền kề, cơ sở vật chất nhà trường, thiết bị phục vụ dạy học,
tôi xây dựng kế hoạch chuyên môn cho năm học. Trong kế hoạch phải nêu rõ được các
mục tiêu, giải pháp thực hiện các mục tiêu đó. Triển khai kế hoạch chuyên môn Nhà
trường đến các tổ chuyên môn, đến từng cán bộ giáo viên. Trên cơ sở đó, tôi yêu cầu
các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch chuyên môn của tổ, có trình duyệt BGH; giáo
viên xây dựng kế hoạch cá nhân, trình duyệt tổ trưởng.
Kế hoạch chuyên môn trong năm học của Nhà trường, tổ chuyên môn, cá nhân cụ
thể hóa thành chương trình hành động từng học kỳ, từng tháng và hàng tuần.
Trên cơ sở trình độ tay nghề của giáo viên, phân công chuyên môn phù hợp.
3.2. Xây dựng các tiêu chí thi đua trong chuyên môn:

5


Đây chính là biện pháp ràng buộc giáo viên vào một quỹ đạo chung một cách
nghiêm túc với mục đính phấn đấu rõ ràng; đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên
theo các tiêu chí này vào cuối mỗi đợt: Tháng, học kỳ, năm học.
Vào đầu mỗi năm học, tôi tham mưu với Hiệu trưởng Nhà trường họp lãnh đạo
mở rộng xây dựng các tiêu chí thi đua (Thành phần ban lãnh đạo mở rộng gồm: BGH ,
tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, tổng phụ trách Đội, Bí thư chi đoàn giáo viên, BCH
công đoàn), đưa các tiêu chí thi đua về các tổ thảo luận trong sinh hoạt tổ chuyên môn,
các tổ góp ý bằng văn bản cụ thể. Sau khi thư ký tổng hợp, trình BGH điều chỉnh (nếu

có) thì các tiêu chí thi đua được được thông qua hội nghị cán bộ giáo viên đầu năm
trên tinh thần dân chủ. Sau mỗi năm, căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của cấp trên, căn
cứ vào kế hoạch năm học để xây dựng các tiêu chí thi đua phù hợp.
Các tiêu chí thi đua cơ bản đã dược áp dụng có hiệu quả trong một số năm học:
1. Thực hiện ngày giờ công đầy đủ:
10 điểm
- Vắng 1 buổi có lý do trừ 0,25 điểm
- Chậm giờ 2 lần/tháng trừ 4 điểm
- Tự ý bỏ giờ, bỏ tiết hạ bậc thi đua cuối kỳ, cuối năm
2. Thực hiện QCCM nghiêm túc, đầy đủ: 10 điểm
- Ghi điểm chậm, BGH, BKTNB phải nhắc nhở trừ 0,5 điểm/lần
- Chữa điểm sai quy chế trừ 0,5 điểm/lỗi
- Ghi sổ đầu bài không kịp thời (hoặc ghi sai phải chữa) trừ 0,25 điểm/ lỗi
- Lên kế hoạch dạy học không kịp thời trừ 1,0 điểm/lần
- Dự giờ ảo trừ 5 điểm/lần
- Thiếu 1 tiết dự giờ trừ 0,5 điểm/tiết
3.Chất lượng giảng dạy: 15 điểm
a.Giờ dạy thao giảng:
Giỏi 8-10 điểm
Khá 6,5 – 7, 9 điểm
Trung bình 5-6,4 điểm
b.Hiệu quả giảng dạy:
- KSCL: tăng(hay giảm) điểm trung bình/học sinh của các lớp do từng
GVgiảng dạy so với tăng (hay giảm) điểm TB của toàn khối. Cụ thể:
+ Tăng (giảm) 0,5 điểm: Cộng (trừ) 2 điểm
+ Tăng (giảm) 1,0 điểm: Cộng (trừ) 4 điểm
+ Tăng (giảm) 2,0 điểm: Cộng (trừ) 6 điểm
-Điểm tổng kết cuối kỳ, cuối năm: Tính chung tất cả các lớp cho từng giáo viên
giảng dạy.
- Học sinh loại khá, giỏi 45 % trở lên GV được cộng khuyến khích 2 điểm.

4.Hồ sơ chuyên môn: 10 điểm
Tốt 8-10 điểm
Khá 6,5 – 7, 9 điểm
Trung bình 5-6,4 điểm
5.Công tác kiêm nhiệm:
a.Giáo viên chủ nhiệm:
Xếp thứ từ 01-10 : Cộng 2 điểm
Xếp thứ từ 11-20 : Không cộng, trừ điểm
Xếp thứ > 20
: Trừ 2 điểm
b. Đoàn thể, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn: Đạt xuất sắc cộng 2 điểm
6.Tinh thần trách nhiệm:
- Tự giác nhận nhiệm vụ : 5 điểm
- Miễn cưỡng nhận nhiệm vụ: 2 điểm
6


- Từ chối khi được giao việc: trừ 5 điểm
7. Điểm khuyến khích:
- Giáo viên giỏi huyện: Thưởng 10 điểm
- Giáo viên giỏi Tỉnh: Thưởng 15 điểm
- Hiến máu nhân đạo: Thưởng 10 điểm
- Đội tuyển HSG xếp thứ nhất huyện: Thưởng10 điểm
- Đội tuyển HSG xếp thứ Nhì huyện, đội tuyển đậu 100%: Thưởng 5 điểm
- Đội tuyến HSG xếp thứ 3 Huyện, đội tuyển đậu 75% trở lên: Thưởng 3 điểm
- SKKN đạt bậc 3,4 cấp huyện: Thưởng 4 điểm
- SKKN đạt bậc 3, 4 cấp Tỉnh: Thưởng 8 điểm.
Lưu ý:
Giáo viên đạt LĐTT mục 2 đạt 9 điểm trở lên, điểm b mục 3 đạt 13 điểm trở lên.
3.3. Tăng cường công tác bồi dưỡng đội ngũ

Đầu năm học tôi xây dựng kế hoạch Bồi dưỡng đội ngũ. Kế hoạch cụ thể cho cả
năm, từng tháng, từng tuần trong năm học. Nội dung bồi dưỡng gồm: Bồi dưỡng tư
tưởng chính trị, đạo đức nghề nghiệp, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ (kiến thức,
phương pháp dạy học), công tác chủ nhiệm lớp (Phương pháp theo dõi, quản lý học
sinh, giáo dục học sinh cá biệt, xử lý tình huống trong giáo dục,..), BDTX theo chương
trình bồi dưỡng của Bộ giáo dục. Ngoài việc động viên giáo viên tự học, tự bồi dưỡng,
tham gia các chuyên đề bồi dưỡng lý luận chính trị, đạo đức nghề nghiệp, bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ do cấp trên tổ chức, chúng tôi đã áp dụng một số hình thức bồi
dưỡng hiệu quả:
*Bồi dưỡng thông qua việc tổ chức các chuyên đề thiết thực: Mỗi nhóm chuyên môn
triển khai 1 chuyên đề thiết thực/ tháng, sau chuyên đề mỗi nhóm sinh hoạt thảo luận,
đánh giá về tính thiết thực, những vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung, phạm vi áp dụng
nội dung chuyên đề và đưa vào áp dụng thực tế dạy học.
*Bồi dưỡng thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn và các tiết dạy thể nghiệm:
Đầu năm học tôi chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch của tổ, sinh hoạt tổ
chuyên môn đảm bảo 2 lần/ tháng, nội dung sinh hoạt tập trung bàn sâu vào chuyên
môn tập trung vào giải quyết các vấn đề khó trong chuyên môn, đặc biệt là những bài
được xem là dạy khó thành công. Các thành viên trong tổ, nhóm trao đổi, cùng nhau
tháo gỡ, cùng xây dựng một giáo án khả thi, dạy thể nghiệm, rút kinh nghiệm và thống
nhất hướng giải quyết.
*Bồi dưỡng thông qua dự giờ thăm lớp:
Công tác dự giờ thăm lớp là hết sức quan trọng đối với từng giáo viên, qua dự giờ
giáo viên rút kinh nghiệm cho bản thân mình. Mỗi tuần, chúng tôi yêu cầu giáo viên
báo kế hoạch dự giờ (theo mẫu) cho tổ trưởng, có sự theo dõi, kiểm tra đột xuất của tổ
trưởng, BGH về việc triển khai thực hiện kế hoạch của từng giáo viên.
ĐĂNG KÝ DỰ GIỜ TUẦN
TTHọ và tên người dự giờ Tổ CM

Họ và tên người dạy


Tiết

Thứ Lớp Môn Ghi chú

7


Bản thân tôi luôn sắp xếp công việc một cách khoa học để dành nhiều thời gian
thường xuyên dự giờ thăm lớp, cùng dự giờ với tổ trưởng chuyên môn, với giáo viên ở
các bộ môn. Đặc biệt dự giờ các đồng chí có tay nghề chưa cao, góp ý chân thành đề
giúp giáo viên có những điều chỉnh phù hợp, giảng dạy hiệu quả hơn.
*Bồi dưỡng thông qua hội thi giáo viên giỏi cấp trường:
Hàng năm, tôi tham mưu với Hiệu trưởng, phối hợp với BCH công đoàn tổ chức
hội thi giáo viên giỏi cấp trường, hầu hết giáo viên tham gia tích cực. Hội thi thực hiện
đúng quy chế của nghành. Giáo viên dự thi bắt buộc phải tham gia 3 vòng thi: Thi kiến
thức, thi SKKN và thi giảng. Sau mỗi lần thi, giáo viên chững chạc hơn, tự tin hơn
trong giảng dạy, đặc biệt kiến thức phục vụ giảng dạy được nâng lên, phương pháp
dạy học, hiệu quả giảng dạy tốt hơn. Một số giáo viên chưa đạt giáo viên giỏi cấp
trường thì rút kinh nghiệm cho bản thân, tăng cường học hỏi hơn. Qua hội thi, Nhà
trường chọn được những giáo viên có thành tích cao tham gia hội thi giáo viên giỏi
huyện.
*Bồi dưỡng thông qua việc NCKH, viết SKKN và phổ biến kinh nghiệm trong tổ,
nhóm chuyên môn:
Hàng năm, dưới sự chỉ đạo của nghành, tổ chức phát động phong trào nghiên cứu
khoa học, viết SKKN. Khuyến khích, động viên giáo viên có đề tài SKKN bằng cả vật
chất và tinh thần. Hội đồng khoa học tổ cức chấm, chọn những SKKN chất lượng tốt
dự thi cấp Huyện. Những SKKN có tính ứng dụng cao được triển khai trong những lần
sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn.
3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá:
3.4.1. Quản lý việc thực hiện chương trình:

Trước khi bước vào năm học mới, tôi triển khai cho các tổ, nhóm chuyên môn xây
dựng chương trình giảng dạy bộ môn trên cơ sở khung PPCT của BGD, phù hợp với
nhà trường. Việc thực hiện chương trình được quản lý thông qua sổ đầu bài, giáo án và
bài giảng hàng ngày. Tiến hành kiểm tra đột xuất 1 lần/tuần, kiểm tra đinh kỳ 1 lần/2
tháng. Sau kiểm tra, phát hiện sai sót, nhắc nhở và kiểm điểm kịp thời.
3.4.2. Kiểm tra việc ghi sổ đầu bài, sổ điểm
Cuối mỗi tuần tôi tiến hành kiểm tra việc ghi sổ đầu bài của giáo viên, phát hiện cá
sai sót và yêu cầu sữa chữa kịp thời. Thông báo kết quả kiểm tra vào thứ 2 mỗi tuần,
kiểm tra lại vào thứ 3 mỗi tuần. Ghi chép theo mẫu sau:
KẾT QUẢ KIỂM TRA SỔ ĐẦU BÀI VÀ THEO DÕI XỬ LÝ SAU KIỂM TRA
Ngày:
Lớp Tuần Môn Thứ Nội dung sai sót GV dạy Hình thức xử lý Theo dõi sau xử lý Ghi chú

8


Đối với sổ gọi tên và ghi điểm, tôi tiến hành kiểm tra 2 lần/tháng. Thông báo những
nội dung sai sót sau 1 ngày và tiến hành kiểm tra lại sau 2 ngày, ghi chép theo mẫu:
KẾT QUẢ KIỂM TRA SỔ GỌI TÊN GHI ĐIỂM VÀ THEO DÕI XỬ LÝ SAU KIỂM TRA
Ngày:
Lớp Môn

Nội dung sai sót

GV dạy Hình thức xử lý Theo dõi sau xử lý

Ghi chú

3.4.3.Kiểm tra toàn diện, chuyên đề giáo viên:
Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra nội bộ đầu năm học của nhà trường, tiến hành kiểm

tra toàn diện, chuyên đề giáo viên và đặc biệt tổ chức tư vấn cho giáo viên sau kiểm
tra. Công tác kiểm toàn diện, chuyên đề giáo viên cũng được ban kiểm tra nội bộ nhà
trường tổ chức theo dõi sự tiến bộ của giáo viên sau tư vấn.
THEO DÕI KIỂM TRA TOÀN DIỆN, CHUYÊN ĐỀ GIÁO VIÊN
Nội dung
Theo dõi
TT Họ và tên
Nhận xét
Nội dung tư vấn
kiểm tra
sau tư vấn

Ghi chú

3.4.4.Quản lý việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết dạy của giáo viên
Ngoài việc quản lý công tác sử dụng thiết bị dạy học qua sổ ghi chép của cán bộ
phụ trách, chúng tôi tiến hành kiểm tra tại các tiết học đã đăng ký sử dụng thiết bị dạy
học, phát hiện những giáo viên chưa sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả các thiết bị
dạy học. Cán bộ phụ trách báo cáo tình hình sử dụng thiết bị dạy học vào cuối mỗi
tuần (theo mẫu) để bộ phận chuyên môn nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời những cá nhân
vi phạm.
BÁO CÁO VIỆC SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VÀ DẠY TẠI PHÒNG HỌC BỘ MÔN
Tuần: …..
Sử dụng đồ dùng dạy học Dạy tại phòng học bộ môn
TT

Họ và tên giáo viên

Số lượt đăng
ký sử dụng


Số lượt
sử dụng

Số lượt
đăng ký

Số lượt
sử dụng

Ghi chú

3.4.5. Kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giáo viên:
Chỉ đạo các tổ chuyên môn kiểm tra hồ sơ chuyên môn giáo viên định kỳ
1lần/2 tháng và tối thiểu kiểm tra đột xuất 1 lần/tháng/giáo viên. Riêng đối với kế
hoạch dạy học kiểm tra 1 lần/tuần. Có hình thức xử lý kịp thời với những cá nhân vi
phạm quy định.
3.4.6. Kiểm tra chất lượng dạy học:
9


Ngoài việc theo dõi chất lượng theo sổ gọi tên, ghi điểm, tôi chỉ đạo các tổ trưởng
chuyên môn theo dõi sự tăng tiến về chất lượng qua khảo sát lớp giảng dạy của mỗi
giáo viên từng học kỳ và cuối năm học so với sự tăng tiến của toàn khối đối với từng
bộ môn. Công khai chất lượng ở bảng công khai. Đây cũng chính là động lực để giáo
viên có những chấn chỉnh sai sót, đổi mới phương pháp dạy học kịp thời nhằm nâng
cao chất lượng dạy học.
3.5.Đổi mới công tác thi đua khen thưởng:
Tôi tham mưu với Nhà trường trong việc thực hiện chế độ khen thưởng cho giáo
viên cả về vật chất và tinh thần, thưởng cho giáo viên có thành tích xuất sắc theo từng

mảng công việc: Giáo viên giỏi tỉnh, giáo viên giỏi huyện, giáo viên có SKKN bậc 3,
bậc 4 cấp tỉnh, huyện; giáo viên có học sinh giỏi tỉnh; đội tuyển HSG xếp thứ nhất,
nhì, ba cấp huyện; đội tuyển HSG đậu 100%, đậu 70% trở lên,…Đây là biệp pháp làm
cho giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao thấy rằng họ thực sự được quan tâm, tạo
động lực để giáo viên làm việc hiệu quả hơn.
Ngoài các nội dung khen thưởng nói trên, được sự phối hợp thống nhất của công
đoàn Nhà trường và quản lý chuyên môn, tổ chức khen thưởng kịp thời cho giáo viên
sau từng đợt thi đua: Thao giảng chào mừng 20/10, 20/11, 08/03,… Thi giáo viên giỏi
cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh, CSTĐ các cấp,…

KẾT QUẢ
Hàng năm, chúng tôi tiến hành các giải pháp trên một cách đồng bộ với phương
châm kế thừa, sửa đổi, bổ sung, rút kinh nghiệm, thực sự đã mang lại hiệu quả cao.
Sau thanh tra của Sở giáo dục, Phòng giáo dục, trường luôn được đánh giá cao về việc
thực hiện quy chế chuyên môn, thực hiện kế hoạch giảng dạy, chất lượng dạy học,
quản lý hoạt động chuyên môn Nhà trường. Phong trào viết SKKN, thi giáo viên giỏi,
học sinh giỏi luôn dứng thứ hạng cao trong toàn huyện. Chất lượng tuyển sinh vào lớp
10 THPT ngày càng chuyển biến tốt. Trong nhiều năm qua trường luôn đạt danh hiệu
tiên tiến xuất săc cấp Tỉnh, năm 2014 trường đạt chuẩn Quốc gia sau 10 năm.

Năm học

2010-2011

Chuyển Kết quả xếp loại Kết quả xếp loại học lực
hạnh kiểm HS
HS
biến về
nhận thức
của GV Tốt, TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu

khá
Khá
78% 20% 2% 3% 30% 62% 5%

GVG
Tỉnh,
huyện

SKKN
bậc 3,4
Tỉnh,
huyện

3

12

13

3%

35%

57%

5%

3

12


13

5%

40%

51%

4%

4

12

15

42% 49,5% 3%

8

13

17

42%

9

2011-2012


Khá

80% 18%

2012-2013

Tốt

85% 14,5% 0,5%

2013-2014

Tốt

90% 10%

0%

5,5%

Học kỳ I
2014-2015

Tốt

92%

0%


8%

8%

2%

HSG
Tỉnh

47%

3%

10


KẾT LUẬN
Nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là nhiệm vụ cơ bản nhất của Nhà
trường. Để thực hiện được điều đó vấn đề cần quan tâm đó là nâng cao chất lượng dạy
học. Hơn ai hết, người giáo viên trực tiếp giảng dạy là người quyết định chất lượng
dạy học của lớp phụ trách và tham gia vai trò là người quyết định chất lượng dạy học
của một nhà trường. Muốn nâng cao chất lượng dạy học, nhất thiết phải nâng cao công
tác quản lý hoạt động chuyên môn có hiệu quả.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng về hoạt
động chuyên môn và quản lý hoạt động chuyên môn tại Nhà trường, tôi đã tìm tòi,
học hỏi, rút kinh nghiệm, tìm ra “Một số biện pháp tăng cường hoạt động chuyên
môn nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS” và áp dụng thành công cho đơn
vị mình. Tuy nhiên, với phạm vi nghiên cứu hẹp sẽ không tránh khỏi những thiếu sót,
rất mong sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp đề hoàn
thiện đề tài một cách tốt nhất.


KHUYẾN NGHỊ
1.Với các cấp quản lý giáo dục:
- Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên bằng các chuyên đề
thiết thực.
- Phổ biến các kinh nghiệm có tính ứng dụng cao trong giảng dạy đến từng giáo viên
các nhà trường.
2. Đối với giáo viên:
- Không ngừng học tập, trau dồi tư tưởng, đạo đức, chính trị, nhân cách, chuyên môn,
nghiệp nâng cao chất lượng dạy học.
- Thực hiện tốt các quy định chung của trường, ngành.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Giáo dục học, NXB Giáo dục – 2000
Điều lệ trường THCS, THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học - 2011
Hoạt động giáo dục ở trường THCS, Hà Nhật Thăng. NXB giáo dục -1999
Khoa học quản lý, NXB kỹ thuật Hà Nội – 1999
Tâm lý học, Nhà xuất bản lý luận chính trị - 2006
Từ điển giáo dục, NXB từ điển bách khoa - 2001


12



×