Tải bản đầy đủ (.doc) (218 trang)

Quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên trong bối cảnh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 218 trang )

BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN DIỆU NGỌC

QU¶N Lý TRUYÒN TH¤NG GI¸O DôC GI¸ TRÞ
SèNG
CHO HäC SINH, SINH VIªN TRONG BèI C¶NH
HIÖN NAY

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số

: 62 14 01 14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS Đặng Quốc Bảo
2. PGS.TS Nguyễn Văn Phán


HÀ NỘI - 2017


LI CAM OAN

Tôi xin cam đoan đây
là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu và các số liệu


trong luận án là trung thực,
có nguồn gốc và xuất xứ rõ
ràng.

TC GI LUN N

Nguyn Diu Ngc


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRUYỀN THÔNG
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH,
SINH VIÊN
1.1.
Các quan điểm chủ đạo về truyền thông giáo dục giá trị sống
cho học sinh, sinh viên
1.2.
Quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên
1.3
Yếu tố tác động đến quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống
cho học sinh, sinh viên trong bối cảnh hiện nay
Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ TRUYỀN THÔNG
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH, SINH
VIÊN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
2.1.
Khái quát về các phương tiện truyền thông giáo dục ở Việt Nam

hiện nay
2.2.
Thực trạng truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh
viên trong bối cảnh hiện nay
2.3
Thực trạng quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống cho học
sinh, sinh viên trong bối cảnh hiện nay
2.4
Đánh giá chung về quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống
cho học sinh, sinh viên hiện nay
Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TRUYỀN THÔNG GIÁO
DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH, SINH VIÊN
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
3.1.
Định hướng giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên trên các
phương tiện truyền thông trước bối cảnh đổi mới giáo dục
3.2.
Hệ thống biện pháp quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống
cho học sinh, sinh viên trong bối cảnh hiện nay
Chương 4 KHẢO NGHIỆM, THỬ NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ
XUẤT
4.1.
Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp
4.2.
Tổ chức thử nghiệm
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


5
13

28
28
58
67

75
75
83
96
108

114
114
120
145
145
152
164
167
168
177


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ
TT
Bảng 2.1

Bảng 2.2

TÊN BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ
Trang
Tình hình đội ngũ cán bộ của Báo Giáo dục và Thời đại
79
Kết quả đánh giá nội dung truyền thông giáo dục giá trị 85

Bảng 2.3

sống cho học sinh, sinh viên
Tổng hợp phiếu khảo sát đánh giá công tác truyền

87

Bảng 2.4

thông giáo dục giá trị sống của bạn đọc
Các trường học đánh giá chất lượng nội dung giáo dục

88

Bảng 2.5

giá trị sống trên báo Giáo dục và Thời đại
Kết quả đánh giá thực trạng xây dựng kế hoạch truyền

97

Bảng 2.6


thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên
Kết quả đánh giá mức độ tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện

99

các nội dung truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh,
Bảng 2.7

sinh viên
Kết quả đánh giá thực trạng đổi mới hình thức, phương pháp

100

sử dụng truyền thông trong giáo dục giá trị sống cho học sinh,
Bảng 2.8

sinh viên
Kết quả đánh giá mức độ kiểm tra, giám sát và đánh giá

102

kết quả sử dụng truyền thông trong giáo dục giá trị sống
Bảng 2.9

cho học sinh, sinh viên
Tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ quan trọng của một số

106


Bảng 2.10

vấn đề đối với truyền thông giáo dục giá trị sống
Ý kiến phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên Báo Giáo dục và

107

Thời đại góp ý cho tin, bài giáo dục giá trị sống cho học sinh,
Bảng 4.1

sinh viên
Tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả 146

Bảng 4.2
Bảng 4.3

thi của biện pháp
So sánh tương quan sự cần thiết và tính khả thi
Đánh giá về nhận thức của nhóm xây dựng kế hoạch về các yếu

149
159

Bảng 4.4

tố trong nhà trường ảnh hưởng đến định hướng giá trị sống
Đánh giá về nhận thức của nhóm xây dựng kế hoạch về

160


ý nghĩa truyền thông giáo dục giá trị sống


Bảng 4.5
Biểu đồ 4.1

So sánh kết quả trước và sau thử nghiệm biện pháp
Biểu đồ so sánh tương quan giữa tính cần thiết và tính

khả thi
Biểu đồ 4.2 Thứ tự ưu tiên các biện pháp
Hình 1.1
Mô tả tác động của các giá trị sống
Hình 1.2
Mô tả 12 giá trị sống nền tảng
Hình 1.3
Mô tả cấu trúc giá trị sống
Hình 2.1
Ấn phẩm báo Giáo dục và Thời đại số ra hàng ngày
Hình 2.2
Báo Giáo dục và Thời đại Chủ nhật
Hình 2.3
Báo Giáo dục và Thời đại số đặc biệt tháng
Sơ đồ 1.1
Cơ chế tác động của báo chí và truyền thông
Sơ đồ 1.2.
Phản hồi “vòng tròn khép kín”
Sơ đồ 3.1.
Tiến trình xây dựng kế hoạch chiến lược truyền thông
Sơ đồ 3.2


giáo dục giá trị sống
Quan hệ trong tổ chức xây dựng kế hoạch truyền thông
giáo dục giá trị sống

161
148
150
33
53
57
82
83
83
37
39
127
128


5
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, việc hội nhập nhằm đi đến sự phát triển
của các quốc gia là tất yếu. Làm sao để có thể chủ động hội nhập mà không bị
đánh mất mình là vấn đề đặt ra với mỗi đất nước. Do vậy để có thể vẫn là mình
trong khi hòa vào dòng chảy chung của thế giới cần phải xây dựng một cốt cách,
một hình mẫu, một giá trị sống phù hợp của mỗi dân tộc. Chính giá trị sống đó là
chuẩn mực để các cá nhân đánh giá, soi mình, hành động góp phần vào sự ổn định
và phát triển quốc gia trong xu thế hội nhập.

Để hình thành nên các chuẩn mực mang tính giá trị cao cho một quốc gia,
dân tộc là con đường vô cùng khó khăn, phức tạp và tốn nhiều công sức và thời
gian. Hình thành được những giá trị sống mang tính chuẩn mực xã hội đòi hỏi sự
nỗ lực rất lớn của mọi lực lượng, mọi tổ chức trong xã hội với quyết tâm cao trên
cơ sở xây dựng được chiến lược đúng đắn, toàn diện. Trong hàng loạt các nhân tố,
điều kiện... tương tác để hình thành nên giá trị sống, giáo dục ở nhà trường là một
hoạt động tác động mạnh mẽ nhất, hiệu quả nhất và nhanh nhất. Tuy nhiên, cùng
với sự thay đổi to lớn về kinh tế, chính trị thì hệ thống thang bậc giá trị trong xã
hội Việt Nam cũng thay đổi nhanh chóng. Nhiều giá trị mới được tạo dựng, một số
giá trị truyền thống khác được mở rộng về nội dung; bên cạnh những giá trị mới
được hình thành là sự mai một của các giá trị truyền thống… Điều này trở thành
nhân tố có ảnh hưởng rất quan trọng đến định hướng giá trị của mỗi cá nhân,
nhóm xã hội. Đây chính là nguyên nhân đặc thù làm thay đổi kết cấu các quan hệ
xã hội, lối sống và định hướng giá trị của người dân, đặc biệt là đối với nhóm đối
tượng thanh niên, học sinh, sinh viên. Điều này tạo nên những điều kiện và tiền đề
cho việc thay đổi nhận thức giá trị nói chung và giá trị sống nói riêng. Việc quan
trọng là một mặt phải định hình, xác định lại các giá trị đích thực của con người và
xã hội Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, mặt khác phải


6
thúc đẩy giáo dục giá trị sống như một biện pháp quan trọng nhằm đảm bảo cho
được nhận thức thống nhất trong cộng đồng.
Ở Việt Nam thời gian qua đã có nhiều người đề cập đến sự xung đột nhiễu
loạn giá trị, khủng hoảng niềm tin, mất phương hướng là nguyên nhân trực tiếp
dẫn đến rối loạn hành vi và thái độ trong những bộ phận dân cư khác nhau, đặc
biệt trong giới trẻ - làm xuất hiện nguy cơ bất ổn xã hội. Nhà trường là chủ thể
giáo dục quan trọng nhất, nhưng giáo dục giá trị sống có thể được thực hiện thông
qua nhiều biện pháp, hình thức, công cụ khác nhau, trong đó báo chí và các
phương tiện truyền thông đại chúng đang trở thành công cụ quan trọng với

phương thức đặc thù giáo dục giá trị sống, đặc biệt là với học sinh, sinh viên.
Trong bối cảnh hiện nay, truyền thông là công cụ hữu hiệu trong định hướng giá
trị, giá trị sống, củng cố niềm tin giá trị và nhanh chóng điều chỉnh định hướng
phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Vấn đề xác định giá trị sống, định hướng
giá trị sống có quan hệ chặt chẽ với việc xác định nhu cầu phát triển trong cuộc
sống nói chung. Truyền thông giáo dục giá trị sống chính là sự tương tác giữa các
yếu tố, hiện tượng, quá trình được coi là ý nghĩa đối với toàn bộ tiến trình phát
triển của con người và xã hội.
Đối tượng xác lập hệ giá trị và truyền thông giáo dục giá trị sống ở Việt
Nam hiện nay trước hết là học sinh, sinh viên, những con người sẽ quyết định
tương lai, vận mệnh dân tộc. Truyền thông đại chúng là những phương tiện
thông tin đưa các thông điệp đến với công chúng; ngày nay nó ngày càng phát
triển nhanh về số lượng và quy mô, về nội dung và hình thức, phát huy vai trò
ngày càng quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần xã hội. Truyền thông
đại chúng đã góp phần quan trọng vào việc giáo dục truyền thống tốt đẹp của
dân tộc, truyền thống cách mạng, góp phần nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao, phong phú và đa dạng về đời sống tinh thần của nhân dân.
Trong thời kỳ hội nhập, truyền thông đại chúng còn góp phần nâng cao chất
lượng thông tin đối ngoại, giới thiệu đất nước, văn hóa và con người Việt


7
Nam với bạn bè quốc tế, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa
phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế của Đảng, Nhà nước ta, nâng
cao uy tín và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
Tuy nhiên bên cạnh những vai trò tích cực như trên, truyền thông đại chúng
cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến việc giáo dục giá trị, giá trị sống. Trong
một số trường hợp, truyền thông đại chúng lại vô tình hay cố ý trở thành công cụ
để những kẻ xấu lợi dụng để phủ nhận các giá trị sống tốt đẹp, thậm chí trở thành
công cụ để lăng xê hay cổ súy cho những điều phản giá trị, phi văn hóa. Tình hình

đó đòi hỏi phải có những giải pháp quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống với
sự hợp tác, vào cuộc của các cơ quan truyền thông và nhà trường Trung học phổ
thông, trường đại học, cao đẳng - nơi giáo dục giá trị sống hiệu quả, mẫu mực cho
học sinh, sinh viên. Quá trình truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh
viên bắt đầu từ những bài học về đạo lý, đạo đức, lối sống, nhân cách và được
thực hiện đồng bộ, nhất quán trong nhà trường, gia đình và xã hội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo rất quan tâm đến truyền thông giáo dục, coi
đây là một nhiệm vụ quan trọng trong quản lý giáo dục. Năm 2014, Trung tâm
Truyền thông giáo dục được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Phòng Báo chí
Tuyên truyền thuộc Văn phòng Bộ, có chức năng phối hợp với các cơ quan
thông tấn, báo chí và các cơ sở giáo dục và đào tạo để tổ chức hoạt động
thông tin, tuyên truyền phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ trưởng và
hoạt động của ngành, hiện nhận sự chỉ đạo trực tiếp của trợ lý Bộ trưởng,
cùng đó, Bộ Giáo dục phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam triển khai kênh
VTV7 – Kênh Truyền hình Giáo dục Quốc gia nhằm mục đích dạy học, phổ
biến và nâng cao kiến thức phát sóng từ năm 2015. Đặc biệt, Báo Giáo dục và
Thời đại - cơ quan ngôn luận của Bộ Giáo dục và Đào tạo, diễn đàn toàn dân
về giáo dục – kênh truyền thông giáo dục hiệu quả - là một trong những tờ
báo đóng vai trò đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và ngành
giáo dục tới giáo viên, cán bộ ngành và toàn dân; đồng thời chuyển tải tiếng
nói từ cơ sở, cũng như phản ánh thực tế lên cấp trên và tới toàn xã hội.


8
Truyền thông đại chúng, trong đó có báo Giáo dục và Thời đại ngày
càng có vai trò quan trọng và đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Vì
nhiều lý do, hiệu quả công tác truyền thông giáo dục giá trị sống cho học
sinh, sinh viên trên các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung và
báo Giáo dục và Thời đại nói riêng vẫn còn có hạn chế, bất cập trước các
yêu cầu của tình hình mới. Tuy nhiên, chưa có một đề tài nào nghiên cứu

sâu về quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên
trong bối cảnh hiện nay.
Thực tế này đã thôi thúc tác giả lựa chọn hướng nghiên cứu với đề tài:
“Quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên trong bối
cảnh hiện nay”, làm luận án tiến sĩ của mình với mong muốn đưa ra những
biện pháp nhằm phát huy tối đa hiệu quả của truyền thông báo chí trong giáo
dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên hiện nay.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích luận giải sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn
quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên hiện nay, từ
đó đề xuất những biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông
giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên, góp phần giáo dục nhân cách
cho thế hệ trẻ trong bối cảnh hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống
cho học sinh, sinh viên.
Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống
cho học sinh, sinh viên trong bối cảnh hiện nay.
Đề xuất biện pháp quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống cho học
sinh, sinh viên trong bối cảnh hiện nay.
Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp và thử
nghiệm 01 biện pháp đề xuất.
3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học


9
* Khách thể nghiên cứu
Hoạt động truyền thông giáo dục giá trị sống trong bối cảnh hiện nay.
* Đối tượng nghiên cứu

Quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên trong
bối cảnh hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án chủ yếu bàn đến quản lý sử dụng truyền thông
như công cụ chủ yếu để giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ
thông, sinh viên trong bối cảnh hiện nay trên báo Giáo dục và Thời đại.
Các đối tượng như mầm non, tiểu học, trung học cơ sở chưa được đặt ra ở
luận án này.
Về không gian: Nghiên cứu về truyền thông giáo dục giá trị sống cho
học sinh, sinh viên trong bối cảnh hiện nay; xác định vai trò, yêu cầu, biện
pháp quản lý của các chủ thể trong giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh
viên thông qua phương tiện truyền thông.
Về thời gian: Nghiên cứu công tác quản lý truyền thông giáo dục giá
trị sống cho học sinh, sinh viên trên báo Giáo dục và Thời đại từ tháng
3/2013 đến nay.
* Giả thuyết khoa học
Quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên
đang là vấn đề cấp thiết hiện nay, tuy vậy, lĩnh vực này còn một số bất cập:
Nhận thức của cấp quản lý chưa được hoàn thiện, các chức năng quản lý
chưa được bao quát một cách toàn diện, do vậy nếu đề xuất được các biện
pháp quản lý vừa nâng cao nhận thức cho cấp chỉ đạo, vừa tác động vào đội
ngũ tác nghiệp, vừa giúp quản lý tốt các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết
bị máy móc phục vụ cho công tác này, thì công tác truyền thông giáo dục giá
trị sống cho học sinh, sinh viên sẽ tăng cường và đạt hiệu quả.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu


10
* Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài luận án được nghiên cứu dựa trên sự quán triệt phép biện chứng

duy vật của triết học Mác – Lê nin, quan điểm tư tưởng giáo dục và quản lý
giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng thời vận
dụng các quan điểm tiếp cận hệ thống - cấu trúc, lịch sử - lôgic, tiếp cận giá
trị, tiếp cận chức năng và tiếp cận thực tiễn trong thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu của đề tài luận án đã xác định.
* Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành công trình nghiên cứu, tác giả luận án đã phối hợp sử
dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục như sau:
Các phương pháp nghiên cứu lý luận:
Bao gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát
hóa những vấn đề lý luận, tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu qua hệ
thống sách, báo và tài liệu tham khảo...
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Tác giả đã sử dụng các phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng
vấn đối với phóng viên, biên tập viên; cán bộ quản lý giáo dục các trường
trung học phổ thông, đại học…để thu thập thông tin về công tác truyền thông
giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên.
Tọa đàm trao đổi với lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên, cán bộ quản
lý giáo dục các trường trung học phổ thông, đại học, học sinh, sinh viên, đánh
giá hiệu quả truyền thông giáo dục giá trị sống trên báo Giáo dục và Thời đại.
Tổng kết kinh nghiệm quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống của đội ngũ
lãnh đạo Báo.
Quan sát quy trình xuất bản nội dung truyền thông giáo dục giá trị
sống tại tòa soạn Báo Giáo dục và Thời đại, cách thức tổ chức giáo dục giá
trị sống trong đó có nội dung tuyên truyền, truyền thông cho hoạt động tại
Trường Đại học Đồng Tháp, trường Đại học Nguyễn Trãi, trường Trung
học phổ thông Tháp Mười, trường Trung học phổ thông Lomônôxốp Hà


11

Nội, Trường Trung học phổ thông số 1 Bố Trạch (Quảng Bình). Nội dung
quan sát tập trung vào phương pháp quản lí chỉ đạo, thái độ trách nhiệm
của các lực lượng có liên quan; cách thức lên kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo,
kiểm tra đánh giá hoạt động tuyên truyền giáo dục giá trị sống tại tòa soạn
và các nhà trường.
Nghiên cứu những báo cáo tổng kết giáo dục, đào tạo nói chung, các nội
dung về tuyên truyền giáo dục giá trị sống tại tòa soạn và các nhà trường.
Nghiên cứu các sản phẩm giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên
trên các Báo, Đài, Truyền hình..., đặc biệt là báo Giáo dục và Thời đại.
Phân tích thống kê và xử lý số liệu: Phân tích và thống kê các bài báo
cũng như các phản hồi từ thông tin của báo từ cơ sở và từ cấp trên.
Phương pháp hỏi ý kiến các chuyên gia: Trao đổi với tổng biên tập,
phóng viên, biên tập viên, thư ký tòa soạn, các trường ban có kinh nghiệm
lâu năm trong hoạt động truyền thông giáo dục, các hiệu trưởng, giáo viên,
bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở các nhà trường trung học
phổ thông, đại học. Xin ý kiến một số nhà khoa học và chuyên gia về lĩnh
vực giáo dục giá trị sống.
5. Những đóng góp mới của luận án và luận điểm bảo vệ
* Những đóng góp mới của luận án
Bổ sung làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý truyền thông giáo dục
giá trị sống cho học sinh, sinh viên.
Đánh giá chính xác, khách quan thực trạng quản lý truyền thông giáo
dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên, trên cơ sở đó đề xuất hệ thống biện
pháp quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên có tính
cần thiết và khả thi cao, góp phần định hướng giá trị sống và hoàn thiện nhân
cách cho học sinh, sinh viên trong bối cảnh hiện nay.
* Những luận điểm bảo vệ


12

Luận điểm 1: Truyền thông giáo dục giá trị sống là nhiệm vụ quan trọng
và cấp thiết của sự nghiệp giáo dục. Hoạt động này được tiến hành tại các nhà
trường, gia đình, song có một kênh đắc lực là các cơ quan báo chí của ngành.
Luận điểm 2: Truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên
dù tiến hành bằng phương thức nào cũng cần được quản lý một cách hệ thống.
Luận điểm 3: Quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống trong bối cảnh
đổi mới giáo dục phải quán triệt sự đồng bộ, nâng cao nhận thức cho những
người có trách nhiệm, đồng thời bám sát vào chức năng quản lý bao gồm các
việc: Kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
* Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần hoàn thiện, bổ sung và phát triển một số vấn đề lý
luận về quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên; xác
định rõ vai trò, yêu cầu của quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống cho học
sinh, sinh viên. Hệ thống biện pháp quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống
cho học sinh, sinh viên trong bối cảnh hiện nay do tác giả đề xuất đã được
khảo nghiệm có tính cần thiết, tính khả thi cao và thử nghiệm hiệu quả trên
thực tế, do đó có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu.
* Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo và vận
dụng ngay vào thực tiễn quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh,
sinh viên; trên cơ sở đó góp phần nâng cao chất lượng quản lý truyền thông giáo
dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên trong bối cảnh hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Kết cấu của luận án gồm: Phần mở đầu; tổng quan tình hình nghiên cứu
có liện quan đến đề tài; 4 chương, kết luận, kiến nghị; danh mục các công
trình khoa học của tác giả; tài liệu tham khảo và phụ lục.


13

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
QUẢN LÝ TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
CHO HỌC SINH, SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
Trong những năm gần đây, giáo dục giá trị sống, và truyền thông giáo
dục giá trị sống là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà lý luận thể hiện
trong nhiều công trình trong và ngoài nước.
1. Các công trình nghiên cứu ở ngoài nước liên quan đến đề tài
1.1. Về giáo dục giá trị, giá trị sống ở một số quốc gia
Nghiên cứu về giáo dục giá trị sống trong các trường học Mỹ [91] với báo
cáo trình bày tại Hội nghị Giáo dục Đại học Kutztown. (Kutztown, PA, 16/
9/1994) nhấn mạnh xu hướng nổi bật trong giáo dục các giá trị trong các
trường trung học công lập, các vấn đề quan trọng trong việc đào tạo các giá trị
tôn giáo và các chiến lược hiệu quả cho các giá trị giảng dạy trong chương
trình chính khoá. Giáo dục giá trị sống là một phần của chương trình giáo dục
của hầu như tất cả các trường ở Hoa Kỳ trong những thập niên đầu của thế kỷ
20 và được đặc biệt quan tâm. Sinh viên, học sinh Mỹ được dạy các giá trị
sống thông qua các chương trình giảng dạy chính thức, đặc biệt là trong văn
học, khoa học xã hội, và các lớp học lịch sử. Nhiều khóa học có thể được thiết
kế để dạy các giá trị sống cả trực tiếp và gián tiếp.
Tại một trong các chương trình đào tạo cho giáo viên gần đây, John
Doyle - Giám đốc hành chính của Bộ phận Khoa học Xã hội một trường học
ở Miami (Mỹ) [95] - thực hiện các khóa bồi dưỡng giáo dục giá trị sống.
Ông nhắc nhở giáo viên về sự cần thiết phải giáo dục giá trị sống khi trong
thực tiễn, học sinh đang bị nhiều yếu tố tác động đến việc xây dựng giá trị
sống cho bản thân.
Tại Australia, bằng chứng về tác động của giáo dục giá trị sống dựa
trên những nghiên cứu của Đại học Newcastle, Australia (2009) [98] cho
thấy những tác động tích cực của các giáo dục giá trị sống về mối quan hệ
nhà trường, môi trường học tập, phúc lợi học sinh và cải thiện sự siêng năng
học tập. Giáo dục giá trị sống được công nhận như là một trong các động lực

của nguồn cảm hứng đằng sau những nghiên cứu này. Giáo sư Terry Lovat


14
và các đồng nghiệp của ông tại Đại học Newcastle (Australia) đã nghiên cứu
và kết luận: Khi trường học chú trọng giảng dạy giá trị sống, sinh viên sẽ
ngày càng trở nên siêng năng khi được học tập trong một bầu không khí bình
tĩnh hơn, hòa bình hơn; mối quan hệ thầy trò được vun đắp, học sinh và phúc
lợi giáo viên được cải thiện và cha mẹ tham gia nhiều hơn trong các hoạt
động của nhà trường.
Chia sẻ về giáo dục giá trị cho học sinh, sinh viên - Kinh nghiệm từ Nhật
Bản [25] cho thấy: Chính phủ Nhật Bản thời hậu chiến đã dựa vào phẩm chất
của dân tộc với những đức tính cần cù, đoàn kết, lòng tự trọng... để đưa ra một
chính sách giáo dục rất hợp lý, đóng góp vào sự phục hưng của Nhật Bản. Để
đánh giá sự tiến bộ của học sinh, giáo viên không chỉ dựa vào điểm số thu được
từ các bài kiểm tra, bài tập mà còn có xu hướng chú trọng đánh giá học sinh
thông qua những sản phẩm mà các em tự tạo ra trong quá trình học tập.
Còn một nghiên cứu về giáo dục giá trị của giới trẻ và cha mẹ ở
Singapore [97] đã sử dụng dữ liệu điều tra về giá trị sống của thanh niên
Singapore và cha mẹ họ cho thấy học sinh, sinh viên và cha mẹ ở Singapore
rất quan tâm đến giá trị và để hình thành giá trị sống đó, nhà trường là chủ thể
rất quan trọng. 59% cha mẹ và 64% học sinh, sinh viên chọn các giá trị đạo
đức là giá trị ưu tiên hàng đầu. Họ đặc biệt quan tâm đến lòng hiếu thảo của
con cái đối với cha mẹ, tính trung thực/đáng tin cậy và hành xử đúng mực
(không vi phạm pháp luật).
Để chuẩn bị cho thế kỷ XXI, chính phủ Trung Quốc đã công bố một
loạt văn kiện quan trọng về giáo dục, trong đó chú trọng giáo dục các giá trị
đạo đức truyền thống, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, tinh thần tập thể
cho học sinh, sinh viên. Các giá trị truyền thống được kết hợp với giá trị thế
tục; giáo dục cho học sinh, sinh viên bắt đầu từ giá trị gia đình, từ nhà trường

với nội dung giáo dục lòng hiếu thảo, lễ giáo đến lòng khoan dung…[25].
1.2. Về quản lý truyền thông giáo dục
* Hệ thống thông tin quản lý giáo dục
Theo tài liệu của UNESCO [93], EMIS – Education Management
Information Systems – Hệ thống thông tin quản lý giáo dục là hệ thống thông


15
tin quản lý cung cấp các thông tin về giáo dục và quản lý giáo dục cho những
người quản lý hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và quản lý các cơ quan
quản lý giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nói riêng trên hai phương diện quản lý
nhà nước về giáo dục và quản lý các cơ sở giáo dục (trong đó chủ yếu là quản
lý nhà trường).
Trong quản lý một trường học, chủ thể quản lý nhà trường không
những tận dụng các tiện ích của EMIS trên phương diện hệ thống giáo dục mà
họ còn thiết lập cách thu nhận và xử lý thông tin trong trường học thành một
hệ thống tương tự như EMIS trong nhà trường. Như vậy, EMIS không những
có ý nghĩa phục vụ cho hoạt động quản lý cả hệ thống giáo dục mà còn có ý
nghĩa đối với công tác quản lý của chủ thể quản lý của mỗi nhà trường.
Cụ thể: EMIS có giá trị và tác dụng để hoạch định chiến lược phát triển
nhà trường và điều hành các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu chiến lược;
EMIS có tác dụng và giá trị gắn kết nhà trường với các cơ quan quản lý giáo
dục cấp trên và các bên có liên quan; EMIS có giá trị và tác dụng đảm bảo
chất lượng và nâng cao hiệu quả các hoạt động của nhà trường, trong đó chủ
yếu hoạt động đào tạo.
* Truyền thông giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên
Một nghiên cứu về giáo dục quốc phòng Mỹ nhấn mạnh đến vấn đề
truyền thông phối hợp với giáo dục quốc phòng mang lại hiệu quả to lớn khi
có sự quản lý bài bản theo đúng lý thuyết quản lý: Kế hoạch, Tổ chức, Chỉ
đạo, Kiểm tra. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Bách khoa Tri thức Trung Quốc

[100] phân tích: Chính quyền Mỹ luôn coi trọng sử dụng phương tiện truyền
thông tin tức để tiến hành giáo dục chủ nghĩa yêu nước. Nếu không được
phép và sự phối hợp tích cực của chính quyền, giới truyền thông không thể
nào có được tin tức chiến trường và có một bộ lọc kiểm tra các tin tức đăng tải
định hướng này của Bộ Quốc phòng Mỹ. Hình thức truyền thông giáo dục giá
trị yêu nước, cống hiến cho đất nước của Bộ Quốc phòng Mỹ cũng rất đa
dạng, không chỉ là các bài viết, mà còn tổ chức trò chơi online, làm phim
chiếu rạp. Quân chủng Hải quân và Hải quân đánh bộ đã từng đầu tư 1,2 triệu
USD, hợp tác quay một bộ phim để tôn tạo hình tượng quân chủng, đây là bộ


16
phim tuyên truyền cho quân đội đầu tiên được chiếu ở các rạp chiếu bóng kể
từ Đại chiến thế giới lần thứ hai đến nay. Lục quân cũng đầu tư hơn 6 triệu
USD, xây dựng trang Web, thu hút 1,3 triệu người truy cập tham gia trò chơi
game online Lục quân Mỹ. Như vậy Lục quân có thể tiềm nhập vào máy tính
của các đối tượng sẽ được trưng binh sau này, những người chơi game có thể
liên hệ trực tiếp với các nhân viên tuyển mộ lính của Lục quân.
Trong nghiên cứu tác động của giáo dục giá trị, dựa trên những nghiên
cứu của Đại học Newcastle, Australia (2009) [96], việc thực hiện có hiệu quả
các giáo dục giá trị sống được đặc trưng bởi một số yếu tố chung, đáng chú ý
trong đó có nhấn mạnh: Giáo dục giá trị sống được giảng dạy một cách rõ
ràng trong và ngoài lớp học và thông qua các phương tiện truyền thông (ví dụ
như lễ hội, thể thao, trò chơi hợp tác, bộ phim, bài hát, báo chí...); Giáo dục
giá trị sống được tăng cường thông qua phương tiện truyền thông trực quan
tích cực cũng như phù hợp, khuyến khích và ghi nhận bằng lời nói. Từ năm
2004, sau khi nghiên cứu, Chính phủ Úc cung cấp kinh phí 29,7 triệu USD
trong vòng bốn năm để giúp tăng cường truyền thông giáo dục giá trị thông
qua các công cụ truyền thông, trong đó có: Diễn đàn giáo dục giá trị trường
trong tất cả các trường tại Úc; Diễn đàn giáo dục thuộc trong từng trường

Trong nghiên cứu về Truyền thông mạng và đời sống xã hội, Tác giả
John A Bargh và Kate Y.A McKenna - Đại học tổng hợp New York [99]
nghiên cứu vai trò của truyền thông mạng đối với tâm lý con người, sự hình
thành các giá trị, các mối quan hệ cá nhân, các nhóm, tính chất xã hội và khả
năng tương tác cộng đồng. Tác giả nhận định: Truyền thông mạng được coi
như phương tiện truyền thông hiện đại nhất trong lịch sử các phương tiện giao
tiếp của loài người sau sự tồn tại của điện tín, điện thoại, radio và truyền hình.
Nó chứa đựng và bao hàm toàn bộ các khía cạnh truyền thông của các kênh
truyền thông đã có trước đó, vượt qua khoảng cách và tiếp cận với đại bộ
phận xã hội. Truyền thông mạng có đặc tính là người dùng có thể tạo lập nhân
thân ảo và tham gia vào các nhóm xã hội có cùng lợi ích và giá trị, tạo ra các
cộng đồng, các mối quan hệ xã hội, xây dựng các giá trị chung của các nhóm
và ảnh hưởng đến tâm sinh lý người sử dụng, truyền thông mạng có ảnh


17
hưởng đặc biệt tới việc xây dựng các giá trị sống cho một con người khi nó
tác động mạnh đến tâm lý, quan hệ xã hội, nhận thức của người dùng.
Nghiên cứu của Sproull & Kiesler's (1985) [97] về ảnh hưởng của giao
tiếp qua máy tính; nghiên cứu của Spears và đồng sự (Spear et al 2002 và
Reicher et al 1995) ; Khảo sát bởi Cumming et al ( 2002 p104) về giao tiếp
mạng trong xây dựng mối quan hệ của giới trẻ; dự án HomeNet của Kraut et
al (1998) và khảo sát quy mô lớn của Nie & Erbring (2000; Nie 2000) đều
nhấn mạnh tầm quan trọng của thông tin trên truyền thông mạng và giá trị
giáo dục hiệu quả của truyền thông mạng đến lớp trẻ.
Về các mối quan hệ hình thành trên truyền thông mạng, nghiên cứu của
Park & Floyd và nghiên cứu của Brewer 1988, Croker & Major 1989 và Kang
2000 khẳng định truyền thông mạng tạo dựng nên các nhóm giá trị khác nhau
trong xã hội. Khi mối quan hệ trên truyền thông mạng đủ bền vững, con người
sẽ mang vào đó cả đời thực của mình hoặc mang mối quan hệ trên truyền thông

mạng thành đời thực. Theo đó, truyền thông giáo dục giá trị sống thông qua
internet, báo chí điện tử, mạng xã hội có tác động đặc biệt đến con người.
Để thấy rằng các phương tiện truyền thông: Hình thức truyền thống như
báo giấy, báo nói, báo hình... và cả hình thức truyền thông số hóa: Mạng Internet
đều góp phần tạo dựng nên các nhóm giá trị khác nhau trong xã hội, là một kênh
thúc đẩy liên lạc và tạo dựng các mối quan hệ mới. Khi mối quan hệ trên các
phương tiện truyền thông đủ bền vững, con người sẽ mang vào đó cả đời thực - cả
tích cực và tiêu cực. Kiểm soát ảnh hưởng cực đoan đòi hỏi cơ quan lập pháp cần
can thiệp, hướng dẫn và rà soát các thông tin truyền thông, ví dự như tại Mỹ, đạo
luật cho phép rà soát kiểm duyệt thông tin truyền thông mạng để chống khủng
bố.Việc tạo ra các nhóm cùng lợi ích để hướng tới tập trung truyền thông cũng sẽ
tạo ra các đối tượng để nghiên cứu, tiếp xúc giáo dục và tác động dễ dàng hơn,..
Với các thể chế chính trị khác nhau, quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống
cũng có nhiều hình thức. Tại các nước phát triển, mỗi nhà trường có thể lập
trang web hoặc tự ra tập san, tạp chí để phục vụ cho mục đích truyền thông
giáo dục của mình, không cần phải phối hợp với các cơ quan truyền thông
chính thống. Báo chí tại các nước này còn bị chi phối bởi các tập đoàn truyền


18
thông. Hiện nay, thị trường thông tin của Mỹ nằm trong tay một số ít siêu tập
đoàn truyền thông. Những tập đoàn này đang từng bước làm thay đổi nền
chính trị và định hướng các giá trị xã hội.
2. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài
Tại Việt Nam, trong vài năm trở lại đây, đã có nhiều nhà khoa học quan
tâm nghiên cứu về giáo dục giá trị sống và truyền thông giáo dục giá trị
sống… Nhiều công trình nghiên cứu, đề tài khoa học, hội thảo, bài báo, báo
cáo khoa học được công bố, tài liệu tham khảo có liên quan đến vấn đề này.
2.1. Các công trình nghiên cứu về giáo dục giá trị, giá trị sống
Các tác giả có các công trình nghiên cứu này đã được xuất bản thành

các sách hoặc được chuyển tải dưới dạng chuyên đề cho đào tạo tiến sỹ, cao
học quản lý giáo dục như: Phạm Minh Hạc: Về phát triển toàn diện con
người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa [26]; Giá trị học – Cơ sở lý
luận góp phần đúc kết, xây dựng hệ giá trị chung của con người Việt Nam
thời nay [25]; Giáo dục giá trị xây dựng văn hóa học đường [27]; Hay tác
phẩm tác giả Phạm Minh Hạc cùng viết với tác giả Thái Duy Tuyên: Định
hướng giá trị con người Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập [24] đề cập
đến vấn đề khá rộng: Tổng quan tình hình nghiên cứu giá trị và định hướng
giá trị; Điều tra, khảo sát định hướng giá trị con người Việt Nam trong thời
kỳ đổi mới và hội nhập; Xử lý các số liệu điều tra... Trong đó, qua điều tra,
khảo sát và nghiên cứu nhiều năm, các tác giả cho rằng định hướng giá trị của
con người Việt Nam hiện nay có lẽ đang nằm về phía con người đạo đức –
tinh thần. Điều đó thể hiện ở chỗ giá trị đạo đức còn được đề cao, giá trị kinh
tế còn ở vị trí thấp. Tuy nhiên, định hướng giá trị của con người Việt Nam,
đặc biệt là thanh niên, đang có xu thế vận động về phía kinh tế - vật chất, thể
hiện ở chỗ hướng về lợi ích cá nhân, về các nhu cầu kinh tế, thực dụng. Vì
vậy, một mặt phải duy trì bảo vệ các giá trị đạo đức, mặt khác phải thúc đẩy
sự phát triển các giá trị kinh tế. Muốn tăng giá trị kinh tế mà không vi phạm
đạo đức thì phải có trí thức khoa học. Vì vậy, phải phát triển giáo dục, tăng
cường tri thức toàn xã hội, đào tạo nhân tài...


19
Đáng quan tâm là công trình nghiên cứu của tác giả Hồ Sĩ Qúy
(2010) [64], Mấy vấn đề triết học giá trị và sự biến đổi giá trị trong bối
cảnh toàn cầu hóa. Tác giả cho rằng, trong đời sống xã hội, kể cả xã hội
đương đại cũng như những xã hội đã từng tồn tại trong lịch sử, hầu hết,
nếu không muốn nói là tất cả những vấn đề thời sự nhất, cấp bách nhất
được đặt ra đối với con người, rốt cuộc lại đều là những vấn đề thời sự và
cấp bách về mặt giá trị.

Hay trong “Một số vấn đề về lối sống, đạo đức chuẩn giá trị xã hội” của
tác giả Huỳnh Khái Vinh [82] quan tâm đến biến đổi lối sống ở bình diện vĩ mô
và đặt trong mối quan hệ với đạo đức, giá trị xã hội, tác đã phác họa sự biến đổi
lối sống, giải quyết những vấn đề cơ bản của các phạm trù: lối sống, đạo đức,
chuẩn giá trị xã hội; mối quan hệ giữa lối sống, đạo đức với phát triển văn hóa và
con người. Sự tác động của các nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội tới lối sống đạo
đức, chuẩn xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa...
Cùng quan tâm đến chủ đề này, tác giả Trần Hoàng Hảo với nghiên cứu:
Những suy nghĩ về sự thay đổi thang giá trị đạo đức trong sự nghiệp công
nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay [29]. Những vấn đề xoay quanh
đạo đức đang diễn ra những biến động phức tạp thể hiện ở sự bất cập giữa lý
luận với thực tế xã hội, mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại, giữa lý trí với
tình cảm, giữa lý tưởng và hiện thực. Trong thời khắc chuyển giao giữa hai thế
kỷ, con người đã đạt được nhiều thành tựu tiến bộ trong cuộc cách mạng công
nghệ hiện đại, tạo ra những biến đổi sâu sắc trong quan niệm, nhân cách, lối
sống ở mỗi cá nhân trong thời đại mới.
Tác giả Hồ Sĩ Quý trong công trình nghiên cứu “Về giá trị và giá trị
châu Á” (2006) [64] đã nhận định Việt Nam đang từng bước theo xu thế
chung hội nhập vào các nước trong khu vực và thế giới với yêu cầu được xác
định là hội nhập nhưng không hoà tan, chúng ta đi theo xu hướng tiến bộ
chung của nhân loại mà không lệch hướng, vấn đề là giá trị chuẩn mực đạo
đức mới là gì. Lo ngại đến những chiều hướng thiếu tích cực trong định
hướng giá trị,: Vấn đề là ở chỗ, bảng giá trị định hướng hoạt động khoa học,
giáo dục hiện đang lệch lạc...


20
Bên cạnh đó, nghiên cứu về giáo dục giá trị còn có các tác giả Hà Nhật
Thăng: Giáo dục Giá trị Đạo đức – Nhân văn [69]; Đỗ Huy: Cái đẹp – Một
giá trị [32]; Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Đinh Thị Kim Thoa: Giáo dục giá trị và

Kỹ năng sống cho học sinh phổ thông [46]; Nguyễn Công Khanh và Nguyễn
Thị Kim Liên: Giáo dục Giá trị sống và phát triển kỹ năng sống [41]... nêu lên
những định nghĩa cơ bản nhất về giáo dục giá trị và cách thức tổ chức, triền
khai giáo dục giá trị cho học sinh phổ thông với các nội dung giáo dục kỹ
năng sống cụ thể.
Nghiên cứu về tầm quan trọng của giá trị, sự biến đổi giá trị và định
hướng giá trị của xã hội Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi trong 20 năm
vừa qua, có thể kể đến các công trình nghiên cứu thuộc đề tài KX - 07 - 04
“Giá trị - Định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị” của Nguyễn
Quang Uẩn, Nguyễn Thạc, Mạc Văn Trang (1995); Đề tài KX - 07- 10
“Nghiên cứu con người Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường: các quan
điểm và phương pháp tiếp cận” do Thái Duy Tuyên chủ biên (1995); Công
trình nghiên cứu của tác giả Hồ Sĩ Qúy (2010), “Mấy vấn đề triết học giá trị
và sự biến đổi giá trị trong bối cảnh toàn cầu hóa”; “Một số vấn đề về lối
sống, đạo đức chuẩn giá trị xã hội” của tác giả Huỳnh Khái Vinh [82]; tác giả
Trần Hoàng Hảo với nghiên cứu: Những suy nghĩ về sự thay đổi thang giá trị
đạo đức trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay.
[29]… đã phân tích những tác động của kinh tế, xã hội… đến việc giáo dục giá
trị hiện nay tại Việt Nam.
Một số hội thảo trong thời gian qua cũng đề cập đến vấn đề nêu trên,
điển hình là hội thảo của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Chính
trị Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Đại học Catholic Hoa
Kỳ, Hội đồng nghiên cứu giá trị và triết học, Viện Hàn lâm Khoa học Xă hội
Việt Nam, Viện Triết học với tiêu đề “Giáo dục Giá trị trong bối cảnh hội
nhập” [36], Kỷ yếu Hội thảo “Giải pháp xây dựng văn hóa nhà trường phổ
thông Hà Nội [38] hay trong các bài viết của các tác giả Nguyễn Thị Hà Lan
tham luận Hội thảo “Ảnh hưởng của xã hội hiện đại đến định hướng giá trị


21

sống của trẻ vị thành niên hiện nay; Trần Quốc Thành, Định hướng giá trị
nghề nghiệp của học sinh Trung học phổ thông một số tỉnh miền núi phía Bắc,
Vũ Thị Ngọc Tú, Một số quan niệm về giá trị, giá trị sống… cho thấy chủ đề
giáo dục giá trị, giá trị sống đang rất được quan tâm và đòi hỏi những giải
pháp đổi mới tăng cường tính hiệu quả trong giáo dục giá trị sống cho học
sinh, sinh viên.
2.2. Về truyền thông giáo dục, quản lý truyền thông giáo dục
Tác giả Tạ Ngọc Tấn chủ nhiệm đề tài “Tác động của báo chí đối với
việc xây dựng lối sống tích cực của thanh niên, sinh viên hiện nay”; cơ quan
chủ trì: Phân viện báo chí và tuyên truyền (1998) [68] đã làm rõ những biểu
hiện, chiều hướng vận động của lối sống thanh niên sinh viên hiện nay, xác
định được vai trò ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau trong đời sống xã hội,
đặc biệt là ảnh hưởng của báo chí đối với những diễn biến phức tạp trong lối
sống của thanh niên sinh viên; Xác định những cơ sở khoa học, thực tiễn và
dựa vào đó để hình thành những giải pháp đồng bộ nhằm huy động, kiểm soát
và sử dụng hiệu quả toàn bộ hệ thống báo chí vào việc giáo dục, hình thành
lối sống tích cực cho thanh niên sinh viên hiện nay.
Trong cuốn “Vai trò của truyền thông đại chúng trong giáo dục thẩm
mỹ ở nước ta hiện nay” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – 2001), tác giả
Trần Ngọc Tăng [67] khẳng định: Bên cạnh những phương thức giáo dục
thẩm mỹ truyền thống, ngày nay, truyền thông đại chúng đang trở thành một
phương thức giáo dục thẩm mỹ hùng mạnh. Nhờ ưu thế công nghệ đặc biệt
của mình, truyền thông đại chúng có thể phổ biến một cách sâu rộng, nhanh
chóng và hấp dẫn đến đông đảo công chúng mọi loại hình thông tin, trong đó
có thông tin thẩm mỹ. Bên cạnh những mặt tích cực, Hội nghị Ban chấp hành
Trung ương Đảng lần thứ năm khóa VIII đã chỉ rõ: Truyền thông đại chúng
của chúng ta vẫn còn những khiếm khuyết như: Trong một số trường hợp
thông tin thiếu chính xác; khuynh hướng “thương mại hóa”, lạm dụng quảng
cáo để thu lợi; một số ít nhà báo đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thông tin
thiếu trung thực, gây tác động xấu đến dư luận. Vì thế, nghiên cứu tìm kiếm



22
kiếm các giải pháp khắc phục những khiếm khuyết, nâng cao hiệu quả của
truyền thông đại chúng với tư cách là một phương thức giáo dục thẩm mỹ,
trong điều kiện hiện nay, vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn.
Đề cập đến một vấn đề còn tương đối mới ở Việt Nam – phương tiện
truyền thông mới (điện thoại di động, internet) và những thay đổi văn hóa xã hội
ở Việt Nam, tác giả Bùi Hoài Sơn [65] đã nghiên cứu trong 2 năm với sự đóng
góp của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước, mục đích phác thảo cho những
thay đổi văn hóa - xã hội đang diễn ra ở Việt Nam dưới tác động của các phương
tiện truyền thông mới. Tất nhiên, tác giả cuốn sách không nghĩ rằng mình đã đề
cập đến mọi thay đổi diễn ra dưới tác động của các phương tiện truyền thông
mới. Tác giả viết rằng, đối với các phương tiện truyền thông mới, sự thay đổi
diễn ra vô cùng nhanh chóng. Thuật ngữ thế hệ giờ được tính toán theo các thế
hệ công nghệ, ít theo lứa tuổi con người như trước kia.
Trong kỷ yếu Hội thảo Giáo dục Giá trị trong bối cảnh hội nhập, [36]
tác giả Phạm Thị Hoa đã nhận định ở nước ta, trong những năm qua, truyền
thông đại chúng đã thể hiện được vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục
giá trị. Bên cạnh đó, truyền thông đại chúng cũng có những ảnh hưởng tiêu
cực đến việc giáo dục giá trị, giá trị sống. Trong một số trường hợp, truyền
thông đại chúng lại vô tình hay cố ý trở thành công cụ để những kẻ xấu lợi
dụng để phủ nhận các giá trị sống tốt đẹp, thậm chí trở thành công cụ để lăng
xê hay cổ súy cho những điều phản giá trị, phi văn hóa. Tình hình đó đòi hỏi
phải có những giải pháp khắc phục kịp thời.
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, đã có nhiều đề tài liên quan đến các
hoạt động như: truyền thông giáo dục sức khỏe, truyền thông đến công tác an
toàn giao thông, truyền thông đến các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt….. và
nếu seach trên trang mạng Google.com sẽ thấy trong 0,36 giây có khoảng
1.120.000 kết quả có từ khóa liên quan đến truyền thông giáo dục. Tuy nhiên,

nếu seach từ khóa “quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống” thì không có
kết quả liên quan. Có thể thấy hiện nay việc nghiên cứu đề tài liên quan đến


23
quản lý truyền thông giáo dục giá trị sống với sự kết hợp giữa quản lý giáo
dục và quản lý truyền thông trên báo chí chưa có đề tài nghiên cứu.
2.3. Một số nghiên cứu về học sinh, sinh viên và xu hướng giá trị của
học sinh, sinh viên hiện nay
Nhóm tác giả Trung ương Hội sinh viên Việt Nam đã nêu khái niệm về
thanh niên sinh viên là những công dân có độ tuổi từ mười tám đến ba mươi
đang học tập bậc đại học, cao đẳng [77]. Công trình nghiên cứu cũng phân
tích một số đặc điểm tâm lý nhân cách điển hình của thanh niên sinh viên, và
dự báo về tình hình và xu hướng giá trị của thanh niên sinh viên; Đó là:
Thanh niên sinh viên luôn giữ được giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
có tinh thần xung phong tình nguyện, ý thức chia sẻ, tinh thần tương thân
tương ái, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ, khát khao sống có ích cho xã
hội. Bên cạnh đó, một bộ phận sinh viên có khuynh hướng xa rời các giá trị
truyền thống tốt đẹp, du nhập thiếu chọn lọc các giá trị, lối sống từ bên ngoài
không phù hợp với văn hóa dân tộc. Thanh niên sinh viên sẽ hướng đến sự
hòa hợp các giá trị tốt đẹp của nhân loại, biểu hiện rõ nhất là xu hướng tiếp
nhận các giá trị cũng như lối sống tích cực, chủ động trong quan hệ xã hội.
Tuy nhiên, một số sinh viên có biểu hiện lệch lạc về nhận thức, giá trị của
cuộc sống, nhất là các giá trị trong quan hệ giữa con người với con người.
Thanh niên sinh viên hướng đến tính cá nhân trong sự hòa hợp cộng đồng,
biểu hiện rõ nhất là sinh viên chủ động, tích cực tham gia các hoạt động tập
thể, cộng đồng nhưng với tinh thần trách nhiệm cá nhân cao hơn. Bên cạnh
đó, một bộ phận sinh viên đề cao cá nhân, tách mình khỏi tập thể. Các xu
hướng này không tách biệt mà hòa hợp, kết hợp trên một thể thống nhất.
Còn tác giả Phạm Hồng Tung trong bài viết “Văn hóa và lối sống của

thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế: Một số vấn
đề về khái niệm và cách tiếp cận” [72] đã tập trung làm sáng tỏ những khía cạnh
lý thuyết khoa học và cách tiếp cận đối với ba khái niệm công cụ quan trọng nhất
trong nghiên cứu về thanh niên, đó là “thanh niên”, “văn hóa thanh niên” và “lối
sống thanh niên”. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất cách tiếp cận văn hóa thanh niên
với tính cách là một bộ phận hữu cơ, đặc biệt của văn hóa dân tộc...


×