Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Đặc điểm thơ Nguyễn Hoa (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

VŨ THANH HUYỀN

ĐẶC ĐIỂM THƠ NGUYỄN HOA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

VŨ THANH HUYỀN

ĐẶC ĐIỂM THƠ NGUYỄN HOA
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã ngành: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Bích Thu

THÁI NGUYÊN - 2017


i



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến người hướng dẫn
khoa học - PGS.TS Nguyễn Thị Bích Thu, cô đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Đặc biệt, tôi cũng xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới nhà thơ Nguyễn Hoa và gia đình đã hết sức tạo điều
kiện, quan tâm giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Luận văn này là kết quả của một quá trình học tập và nghiên cứu. Vì
vậy, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thầy, người cô đã giảng dạy
các chuyên đề cao học cho lớp Văn học Việt Nam K9 (2015 - 2017) tại
trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những người thân đã
luôn ủng hộ động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn

Vũ Thanh Huyền


ii


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
MỤC LỤC ........................................................................................................ ii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 2

3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu ............................................................ 5
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 5
5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 5
6. Cấu trúc của luận văn ................................................................................ 6
7. Đóng góp của luận văn.............................................................................. 6
Chương 1. THƠ NGUYỄN HOA TRONG DÒNG CHẢY CỦA THƠ
VIỆT NAM TỪ SAU 1975 ĐẾN NAY ...................................... 7
1.1. Khái lược thơ Việt Nam từ sau 1975 đến nay ....................................... 7
1.1.1. Những tiền đề lịch sử thẩm mĩ ........................................................ 7
1.1.2. Sự đổi mới trong tư duy thơ Việt Nam sau 1975............................ 8
1.2. Hành trình thơ Nguyễn Hoa ................................................................. 17
1.2.1. Vài nét về cuộc đời ....................................................................... 17
1.2.2. Hành trình thơ Nguyễn Hoa .......................................................... 19
1.3. Quan niệm về thơ ................................................................................. 23
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 28
Chương 2. CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO VÀ HÌNH TƯỢNG CÁI TÔI
TRONG THƠ NGUYỄN HOA ............................................... 29
2.1. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Nguyễn Hoa .......................................... 29
2.1.1. Cảm hứng về Tổ quốc, về người lính ........................................... 30
2.1.2. Cảm hứng về quê hương, về mẹ, về đất đai .................................. 41
2.1.3. Cảm hứng về thiên nhiên .............................................................. 48


iv

2.2. Hình tượng cái tôi trong thơ Nguyễn Hoa ........................................... 51
2.2.1. Cái tôi chân thật, trong trẻo, giản dị, chân thành. ......................... 53
2.2.2. Cái tôi đầy trách nhiệm, giàu niềm tin khao khát vươn lên khẳng
định mình ................................................................................................ 59
2.2.3 Cái tôi suy tư, chiêm nghiệm ......................................................... 62

Tiểu kết chương 2............................................................................................ 73
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM THƠ NGUYỄN HOA NHÌN TỪ NGÔN NGỮ,
CẤU TỨ, THỂ THƠ................................................................. 74
3.1. Ngôn ngữ .............................................................................................. 74
3.1.1. Sử dụng lớp từ ngữ, hình ảnh đơn giản, bình dị, quen thuộc. ...... 75
3.1.2. Sử dụng lớp từ ngữ, hình ảnh tinh tế, biểu cảm, mới mẻ,
sáng tạo ................................................................................................... 77
3.2. Cấu tứ ................................................................................................... 79
3.2.1. Cấu tứ theo dòng tâm trạng ........................................................... 80
3.2.2. Cấu tứ theo mạch triết lí ................................................................ 82
3.3. Thể thơ ................................................................................................. 86
3.3.1. Thơ dài .......................................................................................... 86
3.3.2. Thơ ngắn ....................................................................................... 91
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 96
KẾT LUẬN .................................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 100


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đại thắng mùa xuân 1975 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nhân dân ta:
đất nước thống nhất, non sông liền một dải, một kỉ nguyên mới mở ra cho dân tộc.
Cùng với sự đổi thay của đất nước là sự phát triển đổi mới của văn học, trong đó thể
loại xung kích bao giờ và trước hết cũng là thơ ca. Sau 1975, do tự thân phát triển
của thơ, do nhu cầu đổi mới của nhà thơ, thơ ca đã phát triển mạnh mẽ và đạt được
nhiều thành tựu đáng kể. Đặc biệt từ năm 1986, sự nghiệp đổi mới diễn ra ở mọi cấp
độ đã làm thay đổi diện mạo đất nước, ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm
và tư duy sáng tạo nghệ thuật của các nhà thơ cũng như các văn nghệ sĩ nói chung.

Chính điều này đã tạo nên một diện mạo mới, phong phú, phức tạp nhưng cũng rất
ấn tượng, độc đáo của thơ. Có thể nói, thơ sau 1975 đến nay vẫn là một mảnh đất
màu mỡ để người đọc thỏa sức khám phá và trải nghiệm.
Trong đội ngũ các nhà thơ xuất hiện đông đảo sau 1975, Nguyễn Hoa là một
trong số đó. Đọc thơ Nguyễn Hoa, ta đã gặp được những bài thơ, câu thơ hay, xúc
động mà giản dị, ta thấy cảm mến một con người vừa có tài, có tâm, có vốn sống
dày dặn và lao động nghệ thuật nghiêm túc. Gần 50 năm làm thơ, Nguyễn Hoa với
những bước đi lặng lẽ mà bền bỉ cho thấy ở ông một sự thủy chung gắn bó máu thịt
với công việc làm thơ. Nguyễn Hoa yêu thơ, đam mê thơ và với ông viết dường như
chỉ để trải lòng mà không hề suy tính thiệt hơn, thậm chí không mong chờ vào sự
vinh danh.
Dù tuổi không còn trẻ, và đã đi hết gần quãng đời thăng trầm của một thi sĩ
nhưng Nguyễn Hoa vẫn mải miết với những trang thơ, mải miết cống hiến và chắt
lọc tinh hoa cho đời. Với một lớp vỏ bọc khá giản dị về ngôn từ nhưng những vần
thơ của Nguyễn Hoa lại mang nhiều suy tư chiêm nghiệm. Đó là những vần thơ “tụ
gom thành nhị và lặng lẽ tỏa hương” [6]. Ông đã nhận được những giải thưởng
đáng kể, cần phải nhắc đến: Giải thưởng Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội
VHNT Việt Nam năm 2002, giải C với tập thơ Mùa xuân không bị bỏ quên; Giải
thưởng Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam 2013 với tập thơ
Thắp xanh niềm tôi; Giải thưởng Văn học nghệ thuật, báo chí 5 năm (2009-2014),
giải C với tập thơ Máy bay đang bay và những bài thơ khác. Với những thành tựu


2
nhất định, thơ Nguyễn Hoa đã được người đọc và giới phê bình quan tâm. Đã có
nhiều bài viết nhận xét, đánh giá về thơ Nguyễn Hoa, chủ yếu đó là tình cảm yêu
mến của những người bạn từng đọc thơ và hiểu về tâm hồn thơ của tác giả. Tuy
nhiên cho đến nay vẫn còn thiếu những công trình nghiên cứu mang tính chuyên sâu
về thơ Nguyễn Hoa. Đây chính là lí do để chúng tôi lựa chọn đề tài Đặc điểm thơ
Nguyễn Hoa với mong muốn ghi nhận những thành công nhất định về nội dung và

nghệ thuật trong thơ Nguyễn Hoa cùng những đóng góp của thơ ông trong đời sống
thi ca Việt Nam từ 1975 đến nay.
2. Lịch sử vấn đề
Sáng tác thơ của Nguyễn Hoa đã được giới phê bình và khá nhiều bạn yêu
thơ biết đến. Nhìn chung các bài viết đều thống nhất đánh giá tài năng và ghi nhận
những đóng góp của Nguyễn Hoa trong dòng thơ đương đại.
Trong Nguyễn Hoa và thơ [51], Nguyễn Trọng Tạo nhận thấy đọc thơ
Nguyễn Hoa “mà hình dung ra cả con đường đầy nhọc nhằn gian khó của đời lính,
đời thơ, đời sông, đời núi. Những bài thơ trải lòng nhà thơ sau những cuộc đi dài,
sau những chiêm nghiệm đời người đêm trắng, sau những gian lao được mất sống
còn”, đó là “một Nguyễn Hoa trăn trở suy nghĩ ghi ghi chép chép, trang trải nợ
đời”. Nguyễn Hoa đã từng nói: “Tôi có lòng chân thành không biết sợ”, và Nguyễn
Trọng Tạo cho rằng: “ Đó chính là lòng chân thành của thi sĩ đã trổ lá, trổ hoa lên
cái cây ngôn ngữ”, và đó cũng là “ cái gốc của người thơ, cái gốc của thơ” [51] .
Đọc thơ Nguyễn Hoa, tác giả Đoan Trang cảm nhận: “Thế giới trong thơ
Nguyễn Hoa là thế giới của cái đẹp, của những mảnh hồi ức, những kỉ niệm ngọt
ngào, những cảnh sắc quê hương … luôn ăm ắp sự sống và tâm trạng. Cảm thức về
cuộc sống và triết lí nhân sinh luôn xuất hiện trong thơ Nguyễn Hoa. Chúng đồng
hành và đan xen nhau gây nên những hiệu quả bất ngờ về cảm xúc và gây ấn
tượng.”… “Có lẽ những tháng năm gia nhập quân ngũ cùng với niềm đam mê triết
học đã trang bị cho Nguyễn Hoa một kinh nghiệm sống khá dày dặn, vì thế trong
những câu thơ của anh, ta có cảm giác như vừa gặp sự tri âm, những lời tự sự được
bật lên bởi những chiêm nghiệm, những suy tư và khát vọng cần được chia sẻ trong
mỗi cuộc đời”… “Cảm hứng chủ đạo và bao trùm trong các bài thơ của Nguyễn
Hoa chính là sự đằm thắm, sâu lắng của cảm xúc, hướng về tình yêu đối với con
người và quê hương” [56].


3
Bước vào thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Hoa, nhà nghiên cứu Hồ Thế Hà

phát hiện: Thơ Nguyễn Hoa là những mảnh vỡ thời gian và nỗi nhớ buốt nhức nỗi
niềm nhân thế, chúng có khả năng vẫy gọi liên chủ thể tiếp nhận và đồng cảm. Nó
như ước muốn của nhà thơ: Ước muốn tôi bài thơ không lặp lại.” [20].
Tác giả Hồ Sĩ Vịnh trong bài viết: Thơ Nguyễn Hoa- Nguồn thơ sáng tạo,
đánh giá: “Thơ Nguyễn Hoa như một cuốn nhật kí của một người lính, sống với quê
hương sông Chu, trải nghiệm với chiều dài đất nước, nhưng tứ thơ của ông không
miên man, kể lể, miêu thuật sự kiện mà đi tìm tâm lí của sự kiện” [59].
Nét độc đáo trong quá trình sáng tác của Nguyễn Hoa chính là thơ ngắn. Nói như
Hồ Sĩ Vịnh “Thơ ngắn có thể là một sở trường của Nguyễn Hoa”. Đã có khá nhiều ý
kiến nhận xét trước những vần thơ lạ, kiệm lời của nhà thơ. Nguyễn Trọng Tạo viết:
“Anh (Nguyễn Hoa) muốn thơ phải tốc độ và anh đã viết ngắn lại những bài thơ có thể
viết dài. Anh không quan niệm tình cảm phải nhiều nước mắt, nên thơ anh là thứ thơ
“nước mắt lặn vào trong”. Và anh trở thành một nhà thơ trọng chữ, kiệm lời.” [51].
Trịnh Thanh Sơn cũng có những đánh giá tương tự về thơ ngắn Nguyễn Hoa:
“Anh kiệm lời trong giao tiếp đã đành, đến kiệm chữ trong thơ mới thực là riết róng
… Vì kiệm lời nên Nguyễn Hoa có ý thức dụng công tinh lọc chữ … Trong những
trường hợp thành công, chữ của Nguyễn Hoa như những tín hiệu, lại như bấm
huyệt, khiến người đọc ngạc nhiên đến sững sờ” [47].
Trần Hoài Anh trong bài viết của mình đã nhận thấy: “với Nguyễn Hoa, chữ
trong thơ không chỉ là kết quả của sự cày xới, mà đó chính là một thân phận, một số
kiếp, một duyên nghiệp được anh gọi là kiếp chữ ... Với Nguyễn Hoa, chữ là hiện
thân của thơ và thơ là hóa thân của chữ” [3].
Nhân đọc thơ ngắn Nguyễn Hoa, Nguyễn Văn Tông nhận xét: “đúng như tên
gọi của tập thơ, gồm toàn những bài thơ ngắn, khổ thơ ngắn và đa phần câu thơ
ngắn, chắt lọc ngôn từ, biến tấu linh hoạt, giàu cảm hứng, thẩm sâu ý tứ, nhà thơ
muốn tạo dựng phong cách mới, rất riêng của mình.” [52].
Tác giả Mai Bá Ấn trong bài viết “Thơ Nguyễn Hoa- Tụ gom thành nhị và
lặng lẽ tỏa hương” (Tạp chí Văn nghệ Hội VHNT Vĩnh Phúc số 11+12 năm 2013) đã
nhận xét: “Thơ Nguyễn Hoa không chú tâm đến màu sắc của những cánh hoa mà
anh chỉ chú tâm đến cái nhị hoa khuất sau những cánh hoa khoe sắc, nơi tụ gom tinh

túy hoa để lặng lẽ tỏa hương dịu dàng trong gió”, “Đọc thơ Nguyễn Hoa, bất luận là
thơ ngắn hay thơ dài, ta vẫn dễ dàng nhận ra những câu thơ, đoạn thơ mà bản thân


4
nó có thể trở thành một đơn vị thơ độc lập, ẩn chứa những thông tin thẩm mỹ đầy
khơi gợi.”; nhận xét về thơ ngắn, tác giả bài viết cũng khẳng định: “Thông thường
những người làm được thơ ngắn hay, tất nhiên họ đã phải trải qua một quá trình liên
tưởng chiêm nghiệm dài cả một đời người. Chính trường liên tưởng rộng này đã đưa
đến cho Nguyễn Hoa những bài thơ ngắn, những đoạn thơ, câu thơ mang tính chắt
lọc cao”, Mai Bá Ấn phát hiện ra “còn có một Nguyễn Hoa thơ văn xuôi, thơ dài bên
cạnh những dòng thơ ngắn với một khả năng liên tưởng rộng…”[6].
Ngoài trường liên tưởng, Mai Bá Ấn đã cho rằng: “Thơ Nguyễn Hoa dễ đọc
và cũng dễ tìm thấy những tứ thơ đọng lại.”[6].
Tác giả Bùi Xuân trong bài viết Như muối ướp nỗi đau tươi mãi, đã khẳng
định: Cái làm nên bản sắc những bài thơ ngắn Nguyễn Hoa chính là sự gắn kết ba
trong một: ý, tứ, chữ. Chữ trong thơ Nguyễn Hoa không làm kiếp phu chữ bình
thường mà hóa thân vào ý và tứ, đồng hành cùng ý và tứ, làm nên giá trị của câu
thơ, bài thơ” [61].
Trong bài viết nhân đọc Thắp xanh niềm tôi (tập thơ của Nguyễn Hoa, NXB
Hội Nhà văn 2013), tác giả Trần Hoàng Vy có nhận xét:Tập thơ mỏng, 65 trang, nhưng
đầy ắp nội lực của một cây bút thơ đã nửa thế kỉ làm thơ chan chứa những tình cảm
sâu lắng, hàm súc những ngôn từ với những ẩn dụ thơ có khi như huyễn mộng nhưng
có khi cũng thực là đời… Năm mươi tư bài thơ, nhà thơ Nguyễn Hoa không lẩy ra
những câu thơ làm đề từ song lại đưa ra ở bìa 4 của tập thơ như một lập ngôn: “Hoa
trong vườn ngủ hết/ Còn thức hoa bóng đèn/ Sương gió lùa điệp điệp/ Vẫn đốt lòng
mình lên”… Nguyễn Hoa “Vẫn đốt lòng mình lên qua hình tượng một loại hoa gọi tên
là “hoa bóng đèn” (hoa đăng) để soi tỏ cõi mình, cõi đời và cõi thơ”[ 60].
Không chỉ thành công ở thơ ngắn, Nguyễn Hoa còn viết khá nhiều thơ dài.
Hồ Sĩ Vịnh đã phát hiện: “Nguyễn Hoa có nhiều tiền đề, thi hứng để viết trường

ca” [59]…Tập thơ Máy bay đang bay và những bài thơ khác là một tập thơ được
khá nhiều bạn yêu thơ chú ý. Tác giả Hà Đức Ái trong bài viết Máy bay đang bay
hay người bay.. đã cảm nhận: “thật ngỡ ngàng, sửng sốt khi đọc tập thơ mới của
Nguyễn Hoa… Chỉ gói gọn trong 20 bài thơ mà có đến 118 trang in. Bài thơ dài
nhất 19 trang, còn bài ngắn nhất 2 trang nhưng có đến 30 câu…”
Tác giả Bùi Xuân cũng đã nhận xét về tập thơ này: “Tôi thấy Nguyễn Hoa như
có sẵn một niềm tin vững chắc, như anh tin “đường thơ còn dài”. Đọc bài thơ “Máy
bay đang bay” như thấy được cái bỡ ngỡ, dễ thương khi ngồi trong khoang bay, nhưng


5
cuối cùng là một Nguyễn Hoa minh triết, giàu bản lĩnh và đức tin.” Ngoài ra, tác giả
còn nhận thấy Nguyễn Hoa là người sống rất thực với những bài thơ của mình. Nhịp
điệu những bài thơ tự do của anh có lúc nhanh, nhưng thường là chậm, đằm và chắc,
cứ như dòng sông đã về qua đồng… Những bài thơ tự do của Nguyễn Hoa đã vượt lên
bão, để đồng hành cùng chủ nhân của nó trên … máy bay đang bay” [61].
Qua khảo sát có thể thấy, những nhận xét, đánh giá của các tác giả yêu thơ, các
nhà phê bình là khá thống nhất trong việc khẳng định, đề cao tài năng và tâm huyết thơ
Nguyễn Hoa. Với chúng tôi, những bài nhận xét, đánh giá này có ý nghĩa tham chiếu
quan trọng và trên cơ sở những gợi ý của các tác giả, luận văn hi vọng có thể tìm hiểu
một cách hệ thống hơn, phân tích lí giải sâu hơn về thơ Nguyễn Hoa.
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đặc điểm thơ Nguyễn Hoa
3.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Luận văn tập trung tìm hiểu và nhận diện những nét đặc sắc trong thơ
Nguyễn Hoa trên cả hai phương diện nội dung và cách thức biểu hiện, trên cơ sở đó
khẳng đinh thành tựu cùng những đóng góp của thơ Nguyễn Hoa với nền thơ ca
Việt Nam đương đại.
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu

4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu thơ Nguyễn Hoa trong bối cảnh thơ Việt Nam đương đại.
- Tìm hiểu đặc điểm thơ Nguyễn Hoa trên phương diện cảm hứng, đề tài và
hệ thống hình tượng.
- Tìm hiểu đặc điểm thơ Nguyễn Hoa trên phương diện ngôn ngữ, cấu tứ, thể thơ.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân loại thống kê.
- Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
5. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát và tìm hiểu thơ Nguyễn Hoa qua các tập thơ:
- Dưới mặt trời (tập thơ 1988, NXB Quân đội nhân dân).
- Vàng của mùa thu (tập thơ 1989, NXB Hà Nội)


6
- Ngôi sao số phận tôi (tập thơ 1991, NXB Thanh niên)
- Con Tổ quốc (tập thơ 1992, NXB Quân đội nhân dân)
- Sấm lành (tập thơ 1993, NXB Hội nhà văn)
- Sơn ca (tập thơ 1994, NXB Văn hóa thông tin)
- Từ một đến tám (tập thơ 1997, NXB Văn hóa thông tin)
- Trở về (tập thơ 1997, NXB Quân đội nhân dân)
- Mùa xuân không bị bỏ quên (tập thơ 2002, NXB Văn hóa thông tin)
- Bên con (tập thơ 2002, NXB Hội Nhà văn)
- Ánh mắt tươi (tập thơ 2005, NXB Hội nhà văn)
- Lặng lẽ tôi (tập thơ 2007, NXB Hội Nhà văn)
- Lửa mát (tập thơ 2009, NXB Hội Nhà văn)
- Thắp xanh niềm tôi (tập thơ 2014, NXB Hội nhà văn)
- Máy bay đang bay và những bài thơ khác (tập thơ 2011, NXB Hội nhà văn)

- Thơ Nguyễn Hoa (tuyển tập thơ, NXB Hội Nhà văn, 2014).
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận
văn gồm 3 chương.
Chương 1: Thơ Nguyễn Hoa trong dòng chảy của thơ Việt Nam từ sau 1975
đến nay.
Chương 2: Cảm hứng chủ đạo và hình tượng cái tôi trong thơ Nguyễn Hoa
Chương 3: Đặc điểm thơ Nguyễn Hoa trên phương diện ngôn ngữ, cấu tứ,
thể thơ.
7. Đóng góp của luận văn
- Luận văn là công trình chuyên biệt đầu tiên tìm hiểu và nhận diện đặc điểm
về nội dung và nghệ thuật thơ Nguyễn Hoa, góp phần ghi nhận giá trị thẩm mỹ
trong thơ Nguyễn Hoa. Trên cơ sở đó khẳng định tài năng cùng những đóng góp
của nhà thơ với đời sống thi ca đương đại nói riêng và rộng ra với văn học Việt
Nam từ sau đổi mới đến nay.


7
Chương 1
THƠ NGUYỄN HOA TRONG DÒNG CHẢY
CỦA THƠ VIỆT NAM TỪ SAU 1975 ĐẾN NAY
1.1. Khái lược thơ Việt Nam từ sau 1975 đến nay
1.1.1. Những tiền đề lịch sử thẩm mĩ
Dân tộc Việt Nam đã trải qua 30 năm trường kì gian khổ chiến đấu chống
thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Đại thắng mùa xuân 1975 đã mở ra kỉ nguyên độc lập
tự do, thống nhất đất nước. Tuy nhiên, đời sống hậu chiến cũng đặt ra rất nhiều cam
go, thách thức với những người vừa bước ra khỏi chiến tranh. Cuộc sống thời bình
với những quy luật của nó đã tác động mạnh mẽ đến lối sống, cách nghĩ của con
người, buộc họ phải nhận thức lại nhiều vấn đề về cuộc sống cũng như các mối
quan hệ nhân sinh, xã hội. Nguyễn Trọng Tạo đã từng viết: “Thời tôi sống có bao

nhiêu câu hỏi/ Câu trả lời thật không dễ dàng chi…” (Tản mạn thời tôi sống). Như
vậy, sau 1975, ta có thể thấy rõ những chuyển biến và đổi thay phức tạp, đa chiều
trong trạng thái tinh thần xã hội.
Sau 1986, cùng với Đại hội Đảng lần thứ VI, đất nước chuyển sang thời kì Đổi
mới. Nội dung quan trọng nhất của sự nghiệp đổi mới là định hướng vì con người:
“Phát huy yếu tố con người và lấy việc phục vụ con người là mục đích của mọi hoạt
động”[13]. Điều này đã kéo theo những chuyển biến tích cực và to lớn trên nhiều
phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng… Riêng về lĩnh vực văn nghệ,
Nghị quyết 5 của Bộ Chính Trị đã nêu rõ: “Đổi mới và nâng cao sự lãnh đạo về quản
lý văn hóa văn nghệ lên một bước cao hơn”[13]. Nghị quyết đã khẳng định rõ vai trò
tự do sáng tạo của mỗi văn nghệ sĩ chính là điều kiện sống còn để tạo nên giá trị đích
thực trong văn hóa, văn nghệ và để phát triển tài năng. Đại hội Đảng VI là sự đáp ứng
hết sức kịp thời và mạnh mẽ yêu cầu của dân tộc và thời đại vào thời điểm lịch sử đó.
Tinh thần dân chủ được phát huy trên nhiều lĩnh vực của đời sống, đã tiếp
thêm nghị lực và sức mạnh cho toàn thể dân tộc trong thời kì đổi mới. Bối cảnh ấy
thúc đẩy sự thức tỉnh ý thức cá nhân, đòi hỏi sự quan tâm đến từng số phận con
người. Bên cạnh đó, việc nhà nước chủ trương mở cửa hội nhập với thế giới tạo nên
những hoạt động giao lưu văn hóa, văn học rộng rãi, cởi mở. Sự phát triển của đời
sống kinh tế xã hội, tinh thần dân chủ và ý thức “nhìn thẳng vào sự thật”, nói rõ sự
thật là những động lực cơ bản của văn học Đổi mới. Trong quan niệm về chức năng


8
văn học, mối quan hệ giữa văn học và đời sống, nhà văn và bạn đọc cũng như sự
tiếp nhận văn học v.v có những thay đổi tích cực. Việc tìm kiếm, thể nghiệm cách
tiếp cận thực tại về các thủ pháp và bút pháp nghệ thuật đã được phát huy mạnh mẽ.
Đồng thời cá tính và phong cách cá nhân của nhà văn cũng được chú ý, đề cao.
Tóm lại, chiến thắng mùa xuân năm 1975 đã mở ra một thời kì mới với lịch
sử dân tộc, đồng thời cũng mở ra một chặng đường mới của nền văn học Việt Nam.
Sự chuyển biến lớn của đất nước sau năm 1975, đặc biệt sau Đại hội Đảng lần thứ

VI đã tác động sâu sắc, mạnh mẽ tới sinh hoạt vật chất và tinh thần của nhân dân,
trong đó có văn học nghệ thuật. Tất cả đã tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển tích
cực của nền văn học Việt Nam hiện đại.
1.1.2. Sự đổi mới trong tư duy thơ Việt Nam sau 1975
1.1.2.1. Tương ứng với sự thay đổi của bối cảnh lịch sử- xã hội, tình hình phát triển
của thơ Việt Nam sau 1975 có nhiều thay đổi so với giai đoạn trước đó. Trong giai
đoạn 1945- 1975, tương ứng và chi phối bởi một hoàn cảnh lịch sử có tính đặc thù,
những giá trị văn hóa xã hội cơ bản đã được thiết lập trên cơ sở cộng đồng, tập thể,
dân tộc; cảm hứng chủ đạo của nền văn học cách mạng là Chủ nghĩa yêu nước, khát
vọng độc lập tự do và lí tưởng xã hội chủ nghĩa. Văn học thời kì này hướng đến
những sự kiện và biến cố lớn lao, trọng đại có liên quan trực tiếp đến sự tồn vong
của dân tộc, của cộng đồng, những xung đột gay gắt về ý thức hệ, nội dung cảm
hứng thiên về cái cao cả hào hùng với thái độ ngợi ca:
Thơ ta ơi! Hãy cất cao tiếng hát
Ca ngợi trăm lần Tổ quốc chúng ta
(Mùa thu mới - Tố Hữu)
Người nghệ sĩ đồng hành với Cách mạng qua bao gian lao, thăng trầm lịch sử
và đã tạo nên một diện mạo văn học đặc thù, mang đậm dấu ấn của một giai đoạn
lịch sử dữ dội mà hào hùng. Hướng đến và đề cao giá trị cộng đồng, dân tộc với
những phẩm chất truyền thống, nhiệm vụ cơ bản của sáng tác văn học giai đoạn này
là tuyên truyền, cổ vũ cho Cách mạng, cho các nhiệm vụ chính trị. Do đó, hình
tượng trung tâm của nền văn học này là những hình tượng mang tính sử thi như Tổ
quốc, Nhân dân, Lãnh tụ, Người lính… Những hình tượng này hiện lên đẹp đẽ, rực
rỡ, muôn người như một. Vai trò cá nhân mờ nhạt, ít được nói đến trong văn học,
cái riêng hòa vào cái chung của cộng đồng. Ta có thể thấy trong những câu thơ nổi
tiếng của Tố Hữu:


9
Mà nói vậy: Trái tim anh đó

Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ, và phần để em yêu…
(Bài ca xuân 61)
Sau năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, bối cảnh đó đã tác động sâu
sắc, mạnh mẽ tới toàn bộ sinh hoạt vật chất và tinh thần của dân tộc, trong đó có
lĩnh vực văn học nghệ thuật. Đặc biệt từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng, “với tinh
thần đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào sự thật” đã tạo cơ sở tư tưởng cho hướng dân
chủ hóa trong văn học được khơi dòng và phát triển mạnh mẽ. Dân chủ hóa đã thấm
sâu và được thể hiện ở nhiều cấp độ và bình diện của đời sống văn học. Điều này
đòi hỏi người nghệ sĩ phải tích cực đổi mới quan niệm về hiện thực, về bản chất
hoạt động sáng tạo cũng như vai trò trách nhiệm của mình trong điều kiện lịch sử xã
hội mới. Đây chính là động lực quan trọng tạo nên nguồn cảm hứng sáng tạo mới
trong thơ Việt Nam sau 1975.
Trước 1975, do hoàn cảnh lịch sử xã hội gắn liền với cuộc chiến tranh vệ
quốc dẫn đến việc đề cao quá mức thuộc tính phản ánh hiện thực. Vấn đề hình thức
nghệ thuật bị hiểu một cách phiến diện, hẹp hòi, cũng như sự tìm tòi sáng tạo của cá
nhân nghệ sĩ bị coi nhẹ. Do quan niệm phản ánh ấu trĩ và thô sơ này mà bản chất
hiện thực chưa được khai thác thể hiện một cách sâu sắc và phong phú như vốn có.
Đời sống nội tâm, tinh thần của con người cá nhân không được chú ý đúng mức,
thậm chí những biểu hiện của tình cảm riêng tư có khi còn bị đồng nhất với chủ
nghĩa cá nhân cực đoan. Nói cách khác, ở thời kì này, thơ đã không phản ánh được
một cách toàn vẹn và khách quan hiện thực tâm hồn con người. Bên cạnh đó, do bị
chi phối bởi hoàn cảnh lịch sử đặc thù, trong văn học nghệ thuật nói chung, thơ ca
nói riêng, những mặt tiêu cực, hạn chế trong xã hội chưa được đề cập, nhiều nội
dung hiện thực bị né tránh: những điều ngang trái, bất công trong xã hội, những bi
kịch, mất mát, đau thương trong chiến tranh, những tình cảm riêng tư, những khao
khát bản năng trong đời sống cá nhân… Tóm lại, trong một thời gian dài trước năm
1975, con người được chú ý nhiều hơn trong mối quan hệ với lịch sử, dân tộc, thời
đại, ngược lại phần riêng tư, cá nhân, cá tính, số phận riêng ít được chú ý đề cập.

Nói cách khác, văn học thời kì này quan tâm đến vấn đề “con người trong lịch sử”
hơn là “lịch sử trong con người”.


10
Sau năm 1975, tinh thần đổi mới đã trỗi dậy mạnh mẽ trong thơ ca nói riêng,
trong văn học nói chung, nhằm hướng tới một quan niệm đầy đủ, sâu sắc và toàn
diện hơn về hiện thực. Nhận thức này là tất yếu, bởi nó gắn với những thay đổi
mạnh mẽ của bối cảnh hậu chiến, và khi bên cạnh đời sống lịch sử, cộng đồng, đời
sống cá nhân đã được đặt ra như một vấn đề xã hội cần thiết. Do vậy, bản chất của
thơ cũng như mối quan hệ giữa thơ ca và hiện thực đã được nhận thức lại. Giờ đây,
thơ có quyền nói tới cả những vấn đề mà mà trước đây người ta ít quan tâm, thậm
chí cả những vấn đề mà trước đây bị xem là “húy kị”. Hiện thực được phản ánh
trong văn học nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng phải là một hiện thực toàn
vẹn, được nhìn nhận trong mối quan hệ đa chiều phong phú và phức tạp như chính
bản thân đời sống. Đó không chỉ là hiện thực bên ngoài mà còn là hiện thực bên
trong, hiện thực của đời sống tư tưởng, tình cảm, cảm xúc… của con người. Trách
nhiệm của người nghệ sĩ phải nói lên được cái toàn vẹn, cái đa chiều đó. Như vậy,
sự thức tỉnh trở lại của ý thức cá nhân đã mở ra cho văn học nhiều đề tài và chủ đề
mới, làm thay đổi quan niệm về con người. “Văn học ngày càng đi tới một quan
niệm toàn vẹn và sâu sắc hơn về con người mà nền tảng triết học hạt nhân cơ bản
của quan niệm ấy là tư tưởng nhân bản”[42].
Giờ đây con người được xem là điểm xuất phát, là đích cuối cùng của văn học,
là điểm quy chiếu, vừa là thước đo của mọi vấn đề trong xã hội, cho nên tư tưởng thời
đại đòi hỏi người nghệ sĩ phải có sự đổi mới mạnh mẽ trong cách cảm, cách nghĩ với
quan niệm dấn thân vào cuộc đời và tôn trọng sự thật. Nhà văn Nga I. Turghenhev từng
nói: “Nghệ sĩ mà bị tước mất khả năng nhìn thấy cái trắng và cái đen - cả ở bên phải
và bên trái - thì có nghĩa anh ta đang đứng bên lằn ranh của cái chết”. Một nền thơ
nhân đạo, mang tính hiện thực không thể né tránh sự thật, mặc dù để làm được điều đó,
đòi hỏi rất nhiều trách nhiệm, bản lĩnh cũng như lương tri của người cầm bút. Từ góc

nhìn của mĩ học, nhà lí luận Lê Ngọc Trà khẳng định: “Trong cuộc chạy đua ồ ạt của
nhân loại về tương lai, nhà văn không được quyền chỉ vỗ tay hoan hô mà còn phải
cảnh tỉnh, không có quyền chỉ chào đón những người anh hùng đang có đầy triển vọng
mà còn phải nhìn thấy trước báo động về nguy cơ cái xấu đang về đích trước hay
cùng lúc với cái đẹp. Đó là nghĩa vụ xã hội của văn học”


11
Lưu Quang Vũ đã từng khẳng định:
Thơ không bao giờ câm lặng
Như nhịp đập của trái tim trung thực
Là nhân chứng của anh
Là ngọn lửa trắng trong
Trên lịch sử tối tăm, trên tro bụi.
Cùng quan điểm trên, Thanh Thảo đã tuyên bố:
Cái đẹp là sự thật
Hơn cả tắm trong lửa, trong nước, là tắm trong những ý nghĩ trung thực.
Xuất phát từ một ý thức xã hội thẩm mỹ mới, đầy tính trách nhiệm công dân
của người nghệ sĩ trước hiện thực, thơ ca giờ đây không chỉ là những “chữ đẹp”,
những chữ “ngọt ngào” đã dùng “quen tay đến nhẵn mòn sờn rách” mà phải là
“những chữ lấm lem đứng dậy từ đời thực” (thơ Lưu Quang Vũ). Thơ sau 1975, do
vậy, mang đậm màu sắc duy lý, với cảm hứng chủ đạo giàu tính nhân bản, đó là
thức tỉnh lương tri, lòng nhân ái và khát vọng của con người.
1.1.2.2. Trước 1975, ý thức cộng đồng dường như trùm lấp cả ý thức cá nhân. Cả
nền thơ thống nhất trong ý thức cái tôi trữ tình chính trị. Dù nhà thơ muốn hay
không, tác phẩm của họ cũng phải đại diện cho quan điểm thẩm mỹ của một thời
kỳ lịch sử nhất định, một bộ phận xã hội nhất định, xuất phát từ ý thức chính trị
nhất định.
Đất nước trong 10 năm (1975 - 1985) thời kì hậu chiến, cảm hứng lớn trong
thơ vẫn là cảm hứng ngợi ca. Khi đất nước có chiến tranh, chính các nhà thơ đã

từng nếm trải những gian lao thử thách, hy sinh và tự nguyện, tự giác hòa chung
một giọng điệu, cất cao lời thơ ca ngợi đất nước do những yêu cầu tất yếu của lịch
sử. Vì vậy, sang thời kì hậu chiến, hoàn cảnh đất nước còn những tương đồng, tâm
trạng vẫn chưa thôi những xúc động về Tổ quốc, nhân dân. Và nhà thơ vẫn đóng vai
trò là người cổ vũ, động viên quần chúng. Có điều cảm hứng ca ngợi đã khác trước.
Trầm tĩnh mà ca ngợi, bớt đi cái sôi nổi, dõng dạc, chính luận một thời, cũng có
nghĩa niềm vui đã lắng lại, nỗi đau mất mát đã thấm sâu, gợi lên những suy tư,
chiêm nghiệm. Viết về chiến tranh, về sự hồi sinh của đất nước, về lao động, xây
dựng, các nhà thơ hướng tới ca ngợi con người. Con người ở nhiều thế hệ, nhiều
hoàn cảnh, tâm trạng với những tâm thế khác nhau. Con người hiện lên đúng như nó


12
tồn tại. Con người vừa tự hào, vừa chấp nhận hy sinh, vừa yên vui, vừa lo toan, vừa
chủ động, vừa chịu đựng. Cuộc sống hiện lên trong nhiều bài thơ với cảm hứng lãng
mạn: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Trên cảng dầu khí (Xuân Hoàng), Nắng gió
Vũng Tàu (Hoài Vũ), Đàn chim di cư hát về rừng cũ (Võ Văn Trực), Trong những
chuyến xe buýt (Lê Văn Ngăn)…Các thế hệ nhà thơ cùng đứng vào dàn đồng ca, ca
ngợi để giữ niềm tin, để định hướng sống. Nhưng cũng từ dàn đồng ca lãng mạn ấy
bắt đầu đã xuất hiện giọng trầm, có dư vang. Cùng với cảm hứng ca ngợi, thơ bắt
đầu chuyển sang cảm hứng đời tư- thế sự.
Cái tôi suy tư đích thực xuất hiện trong thơ Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Ý
Nhi, Lâm Thị Mỹ Dạ, … và trở lại ở cả những nhà thơ lớn trụ cột của nền thơ cách
mạng như Tố Hữu, Chế Lan Viên, Nguyễn Khoa Điềm. Chất thế sự xuất hiện trong
thơ Tố Hữu như một nét mới trong thơ của ông:
Đêm cuối năm. Riêng một ngọn đèn
Dở hay, khôn dại những chê khen
Làm ăn, hai chữ, quen mà lạ
Thế cuộc, nhân tình, rõ trắng đen.
(Đêm cuối năm)

Đi sâu khai thác thế giới nội cảm, các nhà thơ đã tự điều chỉnh thái độ thẩm
mỹ của mình. Có nghĩa là họ chủ trương lí giải cuộc sống bằng lăng kính chủ quan,
lăng kính cá nhân, thông qua những trải nghiệm và nhận thức riêng, trên cơ sở đó
mà phân tích và cắt nghĩa về cuộc đời:
Đời ngoài tuổi năm mươi
Mong gì hương sắc lạ
Nở chùm hoa trên đá
Mùa xuân không chịu lùi
(Hoa trên đá - Chế Lan Viên)
Có thể khẳng định, sau 1975, “thơ Việt Nam từ âm hưởng anh hùng ca, thơ
chính luận, thời sự chuyển sang những suy ngẫm, trải nghiệm về cuộc đời, về nghệ
thuật” [8]. Nhà thơ Thanh Thảo, một đại diện tiêu biểu của nền thơ chống Mỹ trong
Khối vuông ru bíc, nhận thức rất rõ sự chuyển động ấy của chính mình. Nếu trước
kia ông viết về hiện thực đời sống chiến tranh bằng giọng điệu sử thi và bút pháp
lãng mạn đầy hào sảng và bay bổng thì sau 1975, thơ ông đầy chất lý sự, và tỉnh táo


13
đến rạch ròi: “Có nhà thơ tin rằng đời bây giờ tỉnh quá. Tôi ngược lại, tôi thích:
tỉnh táo, tỉnh khô, tỉnh bơ, tỉnh như sáo, vì tôi biết cái tỉnh đó chỉ là phía nhìn thấy
được của đam mê”… Những thay đổi trong quan niệm nghệ thuật đó đem lại những
sản phẩm nghệ thuật mang tinh thần đổi mới.
Từ đây xuất hiện xu hướng cảm hứng thơ quay về các đề tài thế sự và đời tư với
những suy tư cá nhân, những trăn trở đời thường. Với cảm hứng này, thơ chú ý phân
tích, lý giải con người ở nhiều bình diện, cả bề nổi lẫn bề chìm, cả mặt ổn định lẫn dao
động, biến đổi, cả phần ý thức lẫn vô thức. Nguyễn Duy trong Đánh thức tiềm lực
(1982), Bằng Việt trong Khoảng cách giữa lời (1983), Lâm Thị Mỹ Dạ trong Bài thơ
không năm tháng (1983), Xuân Quỳnh với Tự hát (1984), Ý Nhi với Người đàn bà ngồi
đan (1985), … khao khát tìm lại mình, tìm lại những giá trị đích thực trong cuộc đời, tình
yêu bằng những rung động chân thành, thông cảm, sẻ chia cùng lo toan, trách nhiệm.

Cuộc sống đất nước thời kì hậu chiến hiện ra nhiều khi xót xa, cay đắng. Con
người sẽ trở về vị trí bình thường, hằng ngày phải đối mặt với những mưu sinh. Nhà
thơ cũng ở tư thế đó để nhìn nhận, chiêm nghiệm. Nhờ vậy, chất hiện thực trong thơ
được tăng cường. Đó là cái nghèo đói nghiệt ngã, thảm thương:
Thuyền vỏ trấu mỏng manh, ba chìm bảy nổi
Khúc dân ca cũng bèo bọt, mây trôi
Đói thâm niên
Đói truyền đời
Điệu múa cổ cũng chậm buồn như đói”
(Trần Nhuận Minh)
Đời sống nhà thơ, một phần đời sống nhân dân trong thời kì hậu chiến cũng
vô vàn khó khăn, thiếu thốn:
Nhà chỉ mấy thước vuông, sách vở xếp cạnh nồi
Nếu nằm mơ em quờ tay là chạm vào thùng gạo
Căn nhà nhỏ treo tranh và phơi áo
Ta chỉ có mấy thước vuông cho hạnh phúc của mình
(Nhà chật - Lưu Quang Vũ)
Nhìn chung, thơ mười năm hậu chiến, cảm hứng ngợi ca vẫn là nổi trội. Cảm
hứng thế sự còn là mạch ngầm, khởi động nhưng chắc chắn đó là sự chuẩn bị cho
những bứt phá mạnh mẽ sau năm 1985.


14
Năm 1986, sự nghiệp đổi mới diễn ra ở mọi cấp độ đã làm thay đổi diện mạo
đất nước, ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm và tư duy sáng tạo nghệ thuật
của các nhà thơ cũng như các văn nghệ sĩ nói chung. Ở thời kì đổi mới, các nhà thơ
vẫn tiếp tục những cố gắng của thời kỳ tiền đổi mới: cái tôi nhà thơ được khẳng
định, cá tính sáng tạo được tôn trọng, con người cá nhân được đặt ở vị trí ưu tiên.
Bên cạnh giọng điệu ngợi ca, thơ mở ra và chấp nhận nhiều giọng điệu, nhiều sắc
thái tâm lý: nỗi buồn, cô đơn, tâm trạng xao xuyến không yên, … của thời mở cửa,

kinh tế thị trường phát triển.
Nét nổi bật trong thơ sau 1986 là khẳng định con người cá tính. Điều này có
thể thấy ở ngay tên gọi của nhiều tập thơ, bài thơ: Tôi vẽ mặt tôi của Lê Minh Quốc,
Tôi gọi tôi của Đinh Thị Thu Vân, Người đi tìm mặt của Hoàng Hưng. Đó là cái tôi
không giấu giếm, tìm mọi cách khẳng định mình, thể hiện mình:
Gạn lọc yêu thương uống chén đầy
Sợ mình vơi nhạt mất men say
Tự cười sao cứ đa mang thế
Quơ lấy vui buồn ôm trĩu tay.
(Trần Lê Văn)
Vẽ tôi một nét môi cười
Một dòng nước mắt một đời phù du
(Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Đó còn là cái tôi trải nghiệm, đau khổ, xót xa, triết lý; hay cái tôi nhận ra sự
nhỏ bé, hữu hạn của mình:
Tôi nhỏ nhoi tồn tại chính mình
Nhân danh một chính mình tồn tại
(Thạch Quỳ)
Cũng có khi là một cái tôi tự tin, hy vọng nhưng rất tội nghiệp:
Bởi tôi tin bản thân nỗi đau
Có bước đi riêng trong bóng tối
Lý do để tôi chờ đợi
Là một sự kiếm tìm
Một thứ ánh sáng riêng
(Đỗ Trọng Khơi)


15
Với cách hiểu đầy đủ mang tính nhân văn nhất, con người phải chứa đựng
những tâm tư tình cảm sâu lắng, những vui buồn đau khổ và ngay cả những bi kịch

cá nhân. Nhìn nhận con người từ nhiều phía, mỗi nhà thơ có cái nhìn riêng, độc đáo,
bộc lộ được độ sâu của chính bản thân mình, từ đó tạo nên sự đa dạng, phong phú,
sinh động cho thơ. Nhiều tập thơ đã khai thác nỗi buồn, nỗi cô đơn. Người thì buồn
vì xa nhau, buồn vì sự trôi chảy của thời gian, buồn vì sự lẻ loi, lạc lõng, buồn vì thế
thái nhân tình, buồn vì số phận làm người chưa trọn vẹn ngay cả đến lúc sắp chết
vẫn không đành lòng nhắm mắt:
Nhà làm chưa xong
Vợ học chưa xong
Con học chưa xong
Nhiều cái chưa xong
Và chết cũng không đành lòng nhắm mắt.
(Ta chết đây- Phùng Khắc Bắc)
Cùng với nỗi buồn là sự cô đơn. Đó là hai trạng thái tình cảm thường đi liền
với nhau. Nguyễn Thị Hồng Ngát cô đơn khi đối mặt với đời thường:
Con gà đi kiếm mồi vất vả
Trời tối rồi cũng về ổ nghỉ ngơi
Còn riêng em, anh ơi
Em biết trốn vào đâu cho khỏi khổ
Nỗi cô đơn năm tháng cứ giày vò
Em thấy sợ mỗi bận về nhà
Mở cửa ra
Anh vắng
(Đối mặt đời thường)
Tóm lại, chưa bao giờ khát vọng tìm diện mạo riêng, giọng điệu riêng lại da
diết như hiện nay. Các nhà thơ, mỗi người đều cố gắng đổi mới và khẳng định
phong cách cá nhân của mình. Những đổi mới trong quan niệm về vai trò của chủ
thể sáng tạo đem lại những thay đổi tích cực trong cách nhìn nhận về đời sống cũng
như hình thức nghệ thuật diễn tả trong thơ Việt Nam sau 1975. Đây cũng sẽ là động
lực làm xuất hiện và mài sắc cá tính sáng tạo của nghệ sĩ.



16
1.1.2.3. Thơ ca trước 1975 chủ yếu sáng tác theo thi pháp truyền thống. Đó là
những quy phạm nghệ thuật, những nguyên tắc thẩm mỹ đã được hình thành từ
trước đó và trở nên bền vững qua nhiều thời kì văn học. Giọng điệu trong thơ chủ
yếu nghiêng theo xu hướng mượt mà, êm ái, du dương và đến nay, điều đó vẫn chi
phối trong dòng chủ lưu của thơ ca đương đại. Sau 1975, trong văn học Việt Nam
nói chung, thơ trữ tình nói riêng trỗi lên nhu cầu tìm kiếm một lối viết mới tương
ứng với những thay đổi trong nhận thức, quan niệm về thơ. Do đó, ý thức cách tân,
đổi mới về hình thức nghệ thuật ở nhiều tác giả hết sức mạnh mẽ, quyết liệt. Nhà
thơ Nguyễn Lương Ngọc, trong một sáng tác của ông đã khẳng định:
Có gì không ổn
Có gì như bệnh tật
Khi mồ hôi vẫn ê a thiên chức nghệ sĩ
Anh không muốn nhìn những gì mình đã vẽ
Chính nước mắt hay máu tứa ra từ cái nhìn bền bỉ
Đã cho anh chiếc lăng kính này đây.
Để anh đủ sức đập vụn mình ra mà ghép lại
Nung chảy mình ra mà tìm lõi
Xé toang mình ra mà kết cấu
(Hội hoa lập thể)
Tuy nhiên, sự cách tân hình thức ấy không phải là sự chối bỏ tuyệt đối kinh
nghiệm thơ truyền thống. Vừa tiếp nối thơ truyền thống, đồng thời bằng vốn sống
thẩm mĩ phong phú tích lũy trong quá trình sáng tạo cá nhân, các nhà thơ không
ngừng tìm tòi và nỗ lực cách tân thi pháp thơ. Đây là thời kì thơ đổi mới trên nhiều
phương diện hình thức: thể loại, kết cấu, giọng điệu, ngôn ngữ, biểu tượng … Tiêu
biểu như các sáng tác của Trần Dần, Lê Đạt, Mai Văn Phấn, Nguyễn Lương Ngọc…
Trước đây, câu thơ êm ái, du dương. Bây giờ chủ yếu là thơ tự do không vần, lắm lúc
câu thơ theo lối vắt dòng tự nhiên, kêu gọi sự tiết chế và gia tăng chất trí tuệ, tư tưởng
trong thơ, sử dụng thủ pháp, cách viết mới. Sự sáng tạo làm mới cho thơ, đòi hỏi

người nghệ sĩ phải nắm vững truyền thống và đồng thời biết phá vỡ quy phạm truyền
thống. Trên cơ sở đó, bản sắc cá nhân của nghệ sĩ được khẳng định.


17
Chính những đổi mới trong tư duy nghệ thuật đã tạo nên sự chuyển biến
mạnh mẽ và tích cực của thơ Việt Nam từ sau 1975. Đó là một dòng thơ mang tiếng
nói cá nhân, đi sâu vào nội cảm, đời tư của con người. Sự thay đổi của lịch sử xã
hội dẫn đến sự thay đổi lớn trong văn học. Mỗi người nghệ sĩ đều cố gắng tìm tòi
cho mình một lối đi riêng và góp phần phát triển thơ ca dân tộc.
1.2. Hành trình thơ Nguyễn Hoa
1.2.1. Vài nét về cuộc đời
Nguyễn Hoa tên khai sinh là Nguyễn Hoa Kỳ (Tên khác là Nguyễn Hồng Kỳ),
Sinh ngày 12 tháng 2 năm 1947, quê ở xã Nhật Tân, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Nếu cuộc đời mỗi con người được ví như dòng sông chia nhiều khúc thì
dòng sông cuộc đời Nguyễn Hoa chia làm ba khúc rành rẽ. Khúc đầu là tuổi thơ ở
quê nhà với những năm tháng đói khổ, vật vã:
Để nhớ
Một lần trắng tay
Mẹ gồng gánh anh em chạy loạn
Cha đi trường kì kháng chiến.
(Để nhớ)
Hòa bình lập lại, nhà thơ cùng mẹ gắn bó với đồng ruộng, quê hương:
Tôi là tôi: tuổi chín, mười
cánh đồng làng: rộn tiếng cười, bước chân
Áo quần nâu cứ cộc dần
trời xanh trên nón lá gần xuống thêm
Trang sách mở nhẹ, đặt lên
tôi như lúa chín: mùa, chiêm ngợp trời…
(Tuổi tôi)

Khúc hai ông làm lính. Mười chín tuổi, ông bắt đầu công tác trong QĐND
Việt Nam với công việc là Kỹ thuật viên ngành quân giới, sửa chữa vũ khí khắp
vùng quân khu Ba, chủ yếu ở vùng chiến sự Hàm Rồng. Hơn 10 năm (1966-1979)
đời lính ông gắn bó với xứ Thanh như quê hương thứ hai. Từ sông Đáy, sông Châu
ông về với sông Mã, sông Chu. Đó là những ngày tháng chiến đấu, được ăn khoai ở


18
Neo, rau má ở cầu Quan, rồi những đêm ở Hàm Rồng ngắm cây cầu huyền thoại
trong ánh trăng mờ ảo, hay khi nghe câu hò sông Mã của cô dân quân Nam Ngạn
sau một ngày kịch chiến. Đây là khoảng thời gian tạo dựng nên con người Nguyễn
Hoa, bồi đắp nền tảng, lý tưởng, tâm hồn, cảm xúc nhà thơ, làm nên con người thơ
của ông sau này.
“Tuổi hai mươi tôi đi không mệt mỏi
Suốt chiều dài bom đạn dọc đời tôi”.
Khúc thứ ba trong dòng sông cuộc đời của ông là cuộc sống ổn định ở Hà
Nội. Từ 1979 đến 1982, ông học và tốt nghiệp Trường viết văn Nguyễn Du khóa I.
Sau đó ông là Phóng viên biên tập Chương trình phát thanh Quân đội nhân dân và
Xưởng phim truyện QĐND. Năm 1989 chuyển ngành về Hội Nhà văn Việt Nam
với quân hàm Đại úy. Ông nguyên là Phó ban thường trực Ban Tổ chức- Hội viên,
Bí thư chi bộ, Phó Bí thư Đảng ủy cơ quan Hội Nhà văn Việt Nam. Có thể nói,
những năm tháng bom đạn đã nuôi dưỡng tâm hồn thi sĩ để ngày hôm nay Nguyễn
Hoa như con tằm nhả tơ đẹp óng:
“Và tôi nghe trong bình minh tơ nõn
Tiếng gà cúc cu gáy gọi
Ngày mới, ngày mới, ngày mới.”
(Dự cảm)
Tiếp xúc với nhà thơ Nguyễn Hoa, người đối diện sẽ cảm nhận thật rõ ràng ở
ông một con người hiền lành, đôn hậu, nhiệt tình cởi mở. Giữa phố thị phù hoa, ồn
ào, tấp nập, ta thấy tâm hồn bình lặng khi gặp được một con người gần gũi, giản dị

biết bao. Nguyễn Hoa là vậy, ông nhẹ nhàng, hòa đồng với mọi người. Ông còn là
người sống rất nghĩa tình với bè bạn. Có thể kể đến tình bạn với Nguyễn Trọng Tạo,
Nguyễn Thụy Kha. Nguyễn Trọng Tạo đã khen Nguyễn Hoa: “Bạn đã xóa được
nhiều ràng buộc bên ngoài và đạt được nghệ thuật tự nhiên ngoài ý muốn. Tôi thấy
bạn ung dung tự tại trong chính ngôn ngữ thơ của mình”. Đó có thể xem là lời nhận
xét đúng với tính cách sống và thơ của Nguyễn Hoa.
Với công việc, Nguyễn Hoa là một cán bộ đảng viên kiên định trong suy
nghĩ, hành động của mình, ông luôn đi không mệt mỏi trên nhiều con đường, nhiều
vùng đất, và viết không ngừng. Nguyễn Hoa là ngòi bút dám tìm tòi phát hiện, bộc
lộ cá tính trong sáng tạo. Ông đã vinh dự nhận được một số giải thưởng trong hành
trình thơ ca của mình:


19
- Giải C của UB TQ LH CH VHNT Việt Nam 2001 cho tập thơ: Mùa xuân
không bị bỏ quên
- Giải thưởng văn học nghệ thuật của UB TQ LH CH VHNT Việt Nam 2008
cho các tác giả là hội viên các hội chuyên ngành TW (Hội Nhà văn Việt Nam) năm
2013 cho tác phẩm Thắp xanh niềm tôi.
- Giải thưởng văn học nghệ thuật báo chí 5 năm (2009-2014) của Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng: Giải thưởng loại C cho tập thơ Máy bay đang bay và những bài
thơ khác.
1.2.2. Hành trình thơ Nguyễn Hoa
Trước 1975, tác giả viết lẫn giữa nhiều người, cùng trang lứa thơ bộ đội.
Những vần thơ của ông đã góp tiếng nói vào dàn đồng ca chung của thơ ca Cách
mạng thời đó.
Sau năm 1975, đặc biệt từ năm 1980, thơ Nguyễn Hoa có bước chuyển
mình. Thơ ông chín dần và thuộc lớp chín muộn. Tác phẩm của ông được mọi
người biết đến đã đóng góp vào tiến trình văn học hiện đại chảy liên tục cho đến
hôm nay. Ông đã cho xuất bản gần 20 tập thơ: 1. Dưới mặt trời, NXB QĐND1988; 2. Vàng của mùa thu, NXB Hà Nội - 1989; 3. Ngôi sao số phận tôi, NXB

Thanh Niên- 1991; 4. Con Tổ Quốc, NXB QĐND - 1992; 5. Sấm lành, NXB Hội
Nhà văn - 1993; 6. Sơn ca, NXB QĐND- 1994; 7. Từ một đến tám, NXB Văn hoá Thông tin- 1997; 8. Trở về, NXB Quân đội nhân dân- 1997; 9. Mùa xuân không bị
bỏ quên, NXB Hội Nhà văn- 2000; 10. Bên con, NXB Hội Nhà văn – 2002 ; 11.
Nhận, NXB QĐND - 2003; 12. Ánh mắt tươi, NXB Hội Nhà văn - 2005; 13. Lặng
lẽ tôi, NXB Hội Nhà văn - 2007; 14. Lửa mát, NXB Hội Nhà văn - 2009; 15. Máy
bay đang bay và những bài thơ khác NXB Hội Nhà văn - 2011; 16. Thắp xanh niềm
tôi NXB Hội Nhà văn - 2013; 17. Tuyển thơ Nguyễn Hoa NXB Hội Nhà văn - 2014;
18. Thơ ngắn Nguyễn Hoa NXB Hội Nhà văn - 2015.
Gần 50 năm cầm bút, Nguyễn Hoa chỉ viết thơ. Ông bền bỉ, say đắm, lấy cần
cù làm nên tài năng. Ông không xuất hiện rực rỡ, không nhiều giải thưởng, mà thơ
như đời ông âm thầm trong dòng mạch sáng tác của mình. Nếu dòng sông cuộc đời
chia ba khúc thì dòng thơ Nguyễn Hoa chỉ một dòng trôi. Nhưng dưới bề mặt tưởng
êm đềm ấy lại là những sóng ngầm mãnh liệt tha thiết, đầy phù sa cảm xúc. Xuôi
theo dòng sông thơ Nguyễn Hoa, người đọc không khỏi ngỡ ngàng trước sự mênh
mang, đắm đuối của nhiều ý tưởng, cảm xúc.


×